Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN THUYẾT MINH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨ...

Tài liệu MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN THUYẾT MINH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH LỚP 10

.DOC
37
1728
116

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT BÌNH MINH BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC Giáo viên: Dương Thị Thu Trang Bộ môn: Ngữ Văn Tổ: Văn – Sử - Địa - GDCD Bình Minh, tháng 01/2015 Trang 1 Phiếu thông tin về giáo viên dự thi - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình - Trường THPT Bình Minh - Địa chỉ: Khối 6 – tt Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình - Điện thoại: 0303 863 507 - Email:[email protected] - Họ và tên giáo viên: Dương Thị Thu Trang Môn: Ngữ Văn Điện thoại:0974220848 Email: [email protected] Trang 2 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN THUYẾT MINH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH LỚP 10 2. Mục tiêu dạy học Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin định hướng một số thao tác tích hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý , văn hóa địa phương vào bài văn thuyết minh về nhân vật lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa... quê hương. Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, văn hóa vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn thuyết minh. Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, văn hóa để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra. 3. Đối tượng dạy học của bài học Đối tượng học sinh: học sinh khối 10, trường THPT Bình Minh số lượng:115 em, thuộc các lớp 10A, 10B, 10H 4. Ý nghĩa của bài học Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. 5. Thiết bị dạy học, học liệu -Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: SGK, máy chiếu, tranh ảnh minh họa, tài liệu sưu tầm của HS. - Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: dùng máy chiếu để trình chiếu các tranh ảnh và tài liệu minh họa. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Một số biện pháp cụ thể: Trang 3 Tôi nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau: * Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử,về nhân vật lịch sử. . . để thuyết minh về nhân vật lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương. * Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương. * Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi thuyết minh về một loại hình ca nhạc, một nét đẹp trong phong tục truyền thống,một thể loại văn học( ngâm khúc, hát nói…), có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. * Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương,… GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn danh lam thắng cảnh ấy để tái hiện bằng tranh vẽ. Định hướng tích hợp: Thực tế trong khi dạy văn thuyết minh, GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau: 6.1 Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học ( bài mới ). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi. 6.2 Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách công phu bài bản). Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV có thể vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp . 6.3 Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trị hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy – học. Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú, hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất nhiều. 6.4 Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . . Khi dạy văn thuyết minh có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. 6.5 Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà ) Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh. 6.6 Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá GV cần lưu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, 2 tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp. Cấu trúc của một bài kiểm tra thường có 2 phần. - Phần I ( trắc nghiệm ) Phần này chiếm 30 % số điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu về tiếng Việt. - Phần II ( tự luận ) phần này chiếm 70 % số điểm nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tập làm văn qua một bài hoặc một đoạn văn ngắn. Trang 4 6.7 Tích hợp gắn với đời sống xã hội Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Dạy văn thuyết minh, GV cần rèn luyện kĩ năng nhìn nhận đánh giá về các tác phẩm văn học cũng như các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn 8. Các sản phẩm của học sinh Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa,bản đồ Ninh Bình, các bài báo, tài liệu lịch sử- địa lí, văn hóa địa phương, bài thu hoạch, bài làm văn của các em. Trang 5 Giảng dạy phần văn thuyết minh theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử - địa lý –văn hóa địa phương Trước khi dạy phần văn thuyết minh, tôi cho học sinh làm một bài tập lớn như sau: Giả sử có tình huống sau: Một đoàn khách đến Ninh Bình để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Ninh Bình? Hãy chuẩn bị một tài liệu để thuyết minh về quê hương Ninh Bình. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1:thu thập tài liệu GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu các nội dung sau: - Nhóm 1: Thiên nhiên và con người Ninh Bình: điều kiện tự nhiên, khí hậu, sông ngòi, dân cư,các danh nhân văn hóa... -Nhóm 2: Di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch tiêu biểu ở Ninh Bình: Chùa bái Đính, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,Nhà thờ Đá Phát Diệm... -Nhóm 3: Một số lễ hội truyền thống ở Ninh Bình: lễ hội đền Trần, lễ hội Trường Yên,... -Nhóm 4: Đặc sản Ninh Bình,nghề thủ công truyền thống ở Ninh Bình... -Nhóm 5: Nguyễn Công Trứ và công cuộc khẩn hoang huyện Kim Sơn Học sinh có thể thu thập tài liệu qua mạng internet, qua sách báo, truyền hình...hoặc có thể đến trực tiếp để quan sát các dịa danh, phục vụ cho bài tập lớn. Thời gian thực hiện: HS thu thập trong vòng 1 tháng, hoàn thành trước khi bước sang học kì 2. Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa,bản đồ Ninh Bình, các bài báo, tài liệu lịch sử- địa lí địa phương,bài thu hoạch của các em. Nếu học sinh có điều kiện đi tham quan thì tôi yêu cầu các em mang theo sổ tay ghi chép, điện thoại để quay phim, chụp ảnh( nếu có).Giáo viên thu sản phẩm của học sinh, kiểm tra, chọn lọc, sau đó giao lại cho các em làm tư liệu sử dụng trong quá trình học. Bước 2:Từ các kiến thức đó, học sinh áp dụng vào các bài học về kĩ năng làm văn thuyết minh trong SGK Bước 3: sử dụng các kiến thức đã thu thập, viết bài văn thuyết minh về nhân vật lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa ẩm thực...ở quê hương Ninh Bình. Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lý- Văn hóa địa phương vào bài học là một việc làm phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó tôi thực hiện trong nhiều tiết học.các tư liệu thu thập của các em cũng sẽ được sử dụng trong nhiều tiết học về văn thuyết minh +Khi soạn giáo án bài các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, ngoài các ngữ liệu SGK, tôi sử dụng những tư liệu mà các em đã thu thập. Học sinh tìm hiểu kết cấu của các văn bản“Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm” “Cơm cháy Ninh Bình”. Trang 6 Mục đích của việc tích hợp: giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình. Việc sử dụng những tài liệu thu thập của học sinh vào bài học sẽ giúp các em có hứng thú học hơn. +Khi dạy bài tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài văn thuyết minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn. + Trong bài: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, GV có thể yêu cầu HS viết đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa, một nghề truyền thống của quê hương. Đối với học sinh trường THPT Bình Minh-Kim Sơn,có thể yêu cầu các em vận dụng kiến thức thực tế để viết đoạn văn thuyết minh về nghề truyền thống ở Kim Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu rượu…), học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú. Trang 7 Soạn giáo án theo hướng tích hợp: Tiết 55: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: A.Mục đích yêu cầu Gíup HS: -Trình bày và phân tích các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian, kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp. -Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. - Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lí của địa phương trong bài học: -“Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm” -“Cơm cháy Ninh Bình” -Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình. B. Phương tiện - SGK, SGV, TL tham khảo. - Thiết kế bài giảng. C. Phương pháp - Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành. D. Tiến hành 1. Ổn định lớp 2. kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Đọc đọan mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô” và phân tích 3. bài mới Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sử- Địa lí, văn hóa của địa phương HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV tổ chức cho lớp thảo luận chia I.Phân tích kết cấu văn bản làm 4 nhóm Nhóm 1: Trả lời câu hỏi a Nhóm 2: Trả lời câu hỏi b Nhóm 3: Trả lời câu hỏi c Nhóm 4: Trả lời câu hỏi d Sau 6 phút cử đại diện trình bày GV điều chỉnh, bổ sung PV: Tìm các ý chính tạo thành nội dung văn bản thuyết minh? PV: Cách sắp xếp ý? PV: Cơ sở của sự sắp xếp? DG: Sự việc xảy ra thường có mở đầu, phát triển và kết thúc.Tôn trọng sự thật, cốt để người đọc, người nghe hình dung đầy đủ và mạch lạc một lễ hội Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm a.Mục đích của văn bản:Giới thiệu về Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm: Địa điểm, thời gian, diễn biến và ý nghĩa lễ hội đối với đời sống tinh thần của Giáo dân Phát Diệm b.Các ý chính tạo thành nội dung văn bản -Địa điểm lễ hội -Thời gian lễ hội: -diễn biến lễ hội -Ý nghĩa lễ hội đối với đời sống nhân dân C. Cách sắp xếp ý -Theo thời gian, diễn biến của sự việc -Kết hợp lời kể & miêu tả -Lời kể là chủ yếu d.Các hình thức kết cấu chủ yếu đã được sử dụng trong văn bản thuyết minh: theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc. PV: Các hình thức kết cấu chủ yếu? II.Phân tích hình thức kết cấu văn bản “Cơm cháy Ninh Bình” Trang 8 HS đọc văn bản, tiếp tục thảo luận nhóm và trình bày kết quả. GV nhận xét,định hướng, điều chỉnh, bổ sung. HS đọc ghi nhớ SGK trình bày lại bằng lời nói của mình PV: Thuyết minh bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão chọn hình thức kết cấu thuyết minh nào? Tại sao? BTVN: HS chia làm 4 nhóm theo 4 tổ mỗi tổ thuyết minh một danh lam, thắng cảnh ở Ninh Bình theo các gợi ý: -Mục đích thuyết minh? -Chọn danh lam thắng cảnh nào? -Lựa chọn hình thức kết cấu nào là phù hợp? Giải thích lí do lựa chọn. -Trình bày trước lớp. (gv trình chiếu hình ảnh, tư liệu của HS lớp 10B: Chùa bái Đính, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,Nhà thờ Đá Phát Diệm ) a.Giới thiệu một đặc sản nổi tiếng: b. Các ý chính c.Các ý sắp xếp theo quan hệ kết hợp -Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong -Quan hệ logic: Các phương diện khác nhau của cơm cháy: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị ... -Quan hệ nhân quả III.Ghi nhớ: SGK IV.Luyện tập 1.BT1 Ta nên kết hợp trình tự logic: Sự vật, sự việc theo cácmối quan hệ: nhân-quả, chung-riêng, liệt kê các mặt các phương diện . 2.BT2 3. BT3,4: GV hướng dẫn HS về nhà làm E. Củng cố Trình bày các hình thức của văn bản thuyết minh? . Dặn dò Học bài Soạn bài: “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” G. Rút kinh nghiệm: Trang 9 Tiết 59 TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: A.Mục đích yêu cầu Gíup HS -Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. -Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn. -Sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài văn thuyết minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn. B. Phương tiện - SGK, SGV, TL tham khảo. - Thiết kế bài giảng. C. Phương pháp - Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành. D. Tiến hành 1.Ổn định lớp 2.kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Đọc đọan mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô” và phân tích 3.bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS HS đọc SGK PV: Tại sao trong văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác? Trở lại bài tập lớn của học sinh: Giả sử có tình huống sau: Một đoàn khách đến Ninh Bình để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ NỘI DUNG BÀI HỌC I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp bảo đảm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh -Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho hiểu bíêt của người đọc, người nghe thêm chính xác và phong phú→Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của văn bản thuyết minh. -biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác: +Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết, tôn trọng thực tế khách quan +Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, cập nhật tài liệu…→cơ sở khoa học giới thiệu gì về Ninh Bình. Hãy chuẩn bị một tài liệu để thuyết minh về quê hương Ninh Bình. PV: Để đạt được sự chuẩn xác chúng ta cần chú ý sử dụng những tư liệu nào? →định hướng: sử dụng những tài liệu đáng tin cậy, những số liệu chính xác, mang tính thời sự về Ninh Bình 2.Luyện tập G V hướng dẫn HS đối chiếu với a.-Trong chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có VHDG Trang 10 mục lục sách Ngữ Văn 10 để thấy được những điểm chưa chuẩn xác trong các câu văn đã nêu trong bài tập. HS đọc SGK Pv: Tại sao văn bản thuyết minh phải có tính hấp dẫn? PV: Có những biện pháp nào để tạo nên tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh? Khi thuyết minh về quê hương Ninh Bình,chúng ta cần sử dụng những kiến thức lịch sử, Địa lí,những hình ảnh, con số cụ thể như thế nào để bài văn hấp dẫn người đọc? Định hướng: các kiến thức về : -Di tích lịch sử -văn hóa, danh -Trong chương trình Ngữ văn 10 về phần VHDG không phải chỉ có ca dao, tục ngữ. -Trong chương trình Ngữ văn 10 về phần VHDG không có tục ngữ. b.Câu nêu ra chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ “thiên cổ hùng văn”→áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây một ngàn năm. c.Văn bản dẫn trong bài tập khong thể sử dụng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư các một nhà thơ . II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh 1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh -Văn bản thuyết minhg không hấp dẫn người ta sẽ không đọc, văn bản không có tác dụng→tính hấp dẫn vô cùng quan trọng -Biện pháp tạo nên sự hấp dẫn: +Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng mơ hồ. +So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người nghe, người đọc. +Kết hợp và sử dung các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu. +Khi cần nên phối hợp nhiều kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ mọi mặt. lam thắng cảnh, địa điểm du lịch tiêu biểu ở Ninh Bình: Chùa bái Đính, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,Nhà thờ Đá Phát Diệm... -Một số lễ hội truyền thống ở Ninh Bình: lễ hội đền Trần, lễ hội Trường Yên,... -Đặc sản Ninh Bình GV trình chiếu hình ảnh, tư liệu của lớp 10A Phát phiếu học tập cho HS Cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK & hướng dẫn HS thực hành. HS đọc SGK sau đó nhắc lại GV hướng dẫn HS về nhà làm Phần việc về nhà: từ những tư liệu mà các em đã thu thập được 2.Luyện tập a. “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” là luận điểm khái quát.Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng…để làm sáng tỏ luận điểm→cụ thể, dễ hiểu. Sự thuyết minh vì thế mà hấp dẫn, sinh động. b.HS tự làm III. Ghi nhớ Trang 11 về lịch sử, địa lí,văn hóa Ninh Bình, chọn lọc những văn bản chính xác, hấp dẫn, những kiến thức bổ ích để sử dụng trong bài văn sau này. (SGK) IV.Luyện tập E. Cñng cè, dÆn dß - Hệ thống kiến thức đ· học - So¹n bµi theo ph©n phèi ch¬ng tr×nh G. Rót kinh nghiÖm: Trang 12 Tiết: 63 Ngày soạn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu - Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã được học, đồng thời thấy được mối liên hệ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý. - Luyện viết đoạn văn thuyết minh. -Sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình để viết đoạn văn thuyết minh về nghề truyền thống ở Kim Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu rượu…) B. Phương tiện - SGK, SGV, TL tham khảo. - Thiết kế bài giảng. C. Phương pháp - Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành. D. Tiến hành 1 Ổn định lớp 2 kiểm tra bài cũ 3 bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học I. Đoạn văn thuyết minh HS làm bài tập theo nhóm, mỗi nhóm viết về một đề tài. Đề bài: thuyết minh về nghề truyền thống ở Kim Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu rượu…) II. Viết đoạn thuyết minh 1. Dàn ý đại cương 2. Viết đoạn văn. a. Lựa chọn đoạn để viết. b. lựa chọn phương pháp thuyết minh c. Viết và sửa chữa: (?) Em sẽ lựa chọn đoạn nào để viết ? (?) Giữa 2 đoạn em cần có sự chuyển ý ntn ? (?) Sắp xếp theo trình tự ntn ? để đảm bảo 3. Kết luận. tính chặt chẽ, mạch lạc của đoạn văn ? - Nắm vững kiến thức về đoạn văn thuyết minh (?) Phương pháp thuyết minh và các khái niệm viết đoạn. Yêu cầu h/s viết đoạn văn ra nháp rồi - Có đủ những tri thức cấn thiết và chuẩn xác …. - Sắp xếp ý theo thứ tự rõ ràng … kiểm tra qua các câu hỏi SGK. Các nhóm chấm điểm cho nhau, GV nhận - Vận dụng đúng và sáng tạo các phương pháp … xét, kiểm tra lại kết quả. III. Ghi nhớ: SGK. (?) Để viết được một đoạn văn thuyết IV. Luyện tập. Bài tập : Viết 1 đoạn văn nối tiếp ý đoạn mà vừa minh cần phải làm gì hoàn thành. GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. E. Cñng cè, dÆn dß - Hệ thống kiến thức đ· học - So¹n bµi theo ph©n phèi ch¬ng tr×nh G. Rót kinh nghiÖm: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng tích hợp: Trang 13 Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn TiÕt 64 Ra đề bài làm văn số 5 A. Môc tiªu 1. BiÕt vËn dông c¸c kiến thức ®· häc ®Ó lµm bµi v¨n thuyết minh 2. Tr×nh bµy vµ diÔn ®¹t néi dung bµi viÕt s¸ng sña, ®óng quy t¾c. 3. Cã høng thó ®äc v¨n vµ viÕt v¨n. 4.Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương. B. Ph¬ng ph¸p, ph¬ng tiÖn - Tæ chức c©u hái theo tõng møc ®é, phï hîp ®Æc ®iÓm tõng líp. C. TiÕn tr×nh d¹y häc HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Giao đề cho hs về nhà làm: Giới thiệu về Nhà thờ đá Phát Diệm Định hướng sử dụng tư liệu: chọn lọc những tài liệu đã thu thập về Nhà thờ đá Phát Diệm để viết bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn. Hướng dẫn làm bài 1. Mở bài: Giới thiệu về Nhà thờ đá Phát Diệm. 2. Thân bài: - Giới thiệu đặc điểm, khung cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm - Giới thiệu về thời gian tồn tại và hình thành của Nhà thờ đá Phát Diệm - Giới thiệu về ý nghĩa tồn tại của di tích. 3. Kết luận: Khái quát lại toàn bộ khung cảnh, ý nghĩa của di tích D. Cñng cè, dÆn dß ChuÈn bÞ bµi tiÕp theo. E. Rót ra KN: KẾT LUẬN Trên đây là một vài trao đổi của tôi về phương pháp dạy phần văn thuyết minh theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử- địa lý- văn hóa địa phương. Trang 14 Tổng hợp trung bình chất lượng giữa phương pháp cũ và phương pháp mới tôi thấy sau khi vận dụng đúng phương pháp mà tôi đã trình bày, chất lượng học môn Ngữ Văn của các lớp có sự tiến bộ như sau: Kết quả phương pháp cũ Phương pháp theo hướng tích hợp Giỏi : 3% Khá : 10 % Trung bình : 52 % Yếu : 25 % Kém : 10 % Giỏi : 6% Khá : 15 % Trung bình : 69 % Yếu : 10 % Kém : 0% Đây là những nghiên cứu, những suy nghĩ của tôi, đã được vận dụng trong dạy học. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, để hiệu quả giáo dục cao hơn, đạt chất lượng tốt hơn, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các thầy cô. Phụ lục 1 Trang 15 Một số sản phẩm thu thập của học sinh được sử dụng trong quá trình dạy học tài liệu sưu tầm của HS lớp 10A về nhà thờ đá Phát Diệm Trang 16 Trang 17 Tài liệu thu thập của HS lớp 10B về lịch sử, địa lý, văn hóa Ninh Bình: Vị trí Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung.     Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, Phía tây giáp Thanh Hóa, Phía nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Địa hình Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Nơi đây có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ. Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%. Tỉnh Ninh Bình Ninh Bình có 2 thành phố và 6 huyện (147 đơn vị hành chính cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn). Ninh Bình Tỉnh Địa lý Tọa độ: 20°15′03″B 105°58′29″ĐTọa độ: 20°15′03″B 105°58′29″Đ Trang 18 Diện tích 1.376,7 km² Dân số (2012) Tổng cộng 915.900 người[4] Mật độ 665 người/km² Dân tộc Việt, Mường [hiện] Vị trí Ninh Bình trên bản đồ Việt Nam Hành chính Quốc gia Việt Nam Vùng Đồng bằng sông Hồng Tỉnh lỵ Thành phố Ninh Bình Chủ tịch UBND Bùi Văn Thắng Chủ tịch HĐND Nguyễn Tiến Thành Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Phân chia hành chính 2 thành phố, 6 huyện. Mã hành chính VN-18 Mã bưu chính 43xxxx Mã điện thoại 30 Biển số xe 35 Website http://www.ninhbinh.gov.vn/ Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện/thị thuộc Ninh Bình 180px Tên Diện tích Dân số Mật độ Tên Diện tích Dân số Huyện Kim Bản đồ Thành phố 46,70 106.280 2.276 213,30 175.462 Ninh Bình Sơn Ninh Thành phố Tam Huyện Nho 106,80 55.188 517 458,60 149.322 Bình Điệp Quan Huyện Gia Viễn 178,50 119.284 Huyen Hoa Lu tinh Ninh Binh 102,90 67.435 Huyện Yên 137,90 143.131 Khánh Huyện Yên 655 144,40 120.160 Mô 668 Mật độ 823 326 1.038 832 Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thông kê Ninh Bình năm 2008.    Diện tích:1.400 km² Dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009) Mật độ dân số 642 người/km². Trang 19 Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo. 15% dân số theo đạo Thiên chúa. Khoáng sản Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.    Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc. Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh. Tài nguyên than bùn: Trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Lịch sử - Văn hóa Lịch sử Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An. Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi là châu Đại Hoàng Giang[7]. Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên. Đời Trần Thuận Tông, năm Quang Thắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan. Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình. Đời Lê Thái Tổ lại gọi là trấn. Năm Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc thừa tuyên Sơn Nam, gọi chung là Sơn Nam hạ lộ. Đời Lê Trung hưng đặt thuộc Thanh Hoa, gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ: phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi là Yên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan) gồm 3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan