Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề về dân số và phát triển...

Tài liệu Một số vấn đề về dân số và phát triển

.PDF
22
1512
116

Mô tả:

Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Mục lục Mở đầu 1. Một số khái niệm 2 3 1.1. Dân số 4 1.2. Sức Khỏe 1.3. Y tế 2. Vai trò của y tế và chăm sóc sức khỏe 4 5 3. Tác động của dân số tới hệ thống y tế 5 3.1 Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống y tế 6 3.2. Tác động của cơ cấu dân số tới hệ thống y tế 7 3.3. Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế 7 3.4. Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế 4. Tác động của y tế đối với dân số 4.1. Y tế tác động đến mức sinh 4.2 Y tế tác động đến mức chết 4.3. Tác động của y tế đối với di dân 5. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế 8 8 8 10 10 11 5.1. Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế 11 5.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ 12 5.3. Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số 12 6. Các chỉ tiêu đánh giá về y tế và sức khỏe 12 7. Hiện trạng vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe trên thế giới và Việt Nam 15 7.1. Mức bình quân đảm bảo y tế 7.2. Tình trạng thể lực của người dân 7.3. Các tệ nạn xã hội KẾT LUẬN 16 17 19 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 1 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Mở đầu Sức khỏe con người là một trong những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Alma Ata (năm 1978) Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo (năm 1994), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe đối với việc phát triển chất lượng dân số và ổn định quy mô, cơ cấu dân số. Ở Việt Nam, trong Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 đã khẳng định: “Dân số là một phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công cuộc CNHHĐH đất nước”. Chiến lược về dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện chiến lược này cần đến sự đóng góp quan trọng của ngành Y tế, bởi dân số và hoạt động chăm sóc sức khỏe có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Chính vì lí do trên, em đã chọn nội dung: Vấn đề dân số với y tế để làm đề tài tiểu luận. 2 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 1. Một số khái niệm 1.1. Dân số Một hiện tượng đặc sắc trên Trái đất là có loài người sinh sống. Tập hợp những con người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó. Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ Trái Đất... Chẳng hạn: Dân cư Hà Nội, dân cư Việt Nam, dân cư châu Phi... Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như: Lịch sử, Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khi nghiên cứu một dân cư nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết, thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó, tức là tổng số người hay là tổng số dân. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê, tính toán. Tuy tất cả thành viên của một cư dân nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam và nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính, độ tuổi… Do lịch sử hình thành và điều kiện sinh sống khác nhau nên con người cư trú trên các vùng lãnh thổ cũng rất khác nhau, theo nghĩa: nơi thì nhiều và đông đúc, chỗ lại ít và thưa thớt. Sự phân chia tổng số dân theo từng địa phương, từng vùng gọi là phân bố theo lãnh thổ. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Do đó, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm), trạng thái động (trong một thời kỳ). Nội hàm của khái 3 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN niệm Dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm Dân số. 1.2. Sức Khỏe Đề cập đến sức khoẻ, chúng ta thường nghe những câu phổ biến như : “Sức khoẻ là vàng” “Sức khoẻ quý hơn vàng” “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là có sức khoẻ” “Mất sức khoẻ là mất tất cả” “Sức khoẻ là trụ cột của cuộc sống”… Chúng ta có thể đã quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của sức khoẻ nhưng “Sức khoẻ là gì” thì dường như có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau tuỳ theo trình độ hiểu biết của mỗi người. Đến nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa chuẩn về sức khoẻ như sau : " Health is state of complete physical, mental and social well being and not merely the absent of desease or infirmity" “Sức khoẻ không chỉ là tình trạng không bệnh, tật của cơ thể, mà còn là trạng thái tinh thần bình an, tâm lý thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống”. Điều đó có nghĩa sức khoẻ được cho là bao gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn định nghĩa về sức khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”. Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người, là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, là tương lai của mỗi dân tộc. 1.3. Y tế Là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 4 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Y tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển củ dân số, tác động tới dân số thông qua mức sinh tử và di dân. 2. Vai trò của y tế và chăm sóc sức khỏe Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người. Sức khoẻ tốt là cơ sở để lao động có năng suất cao, có tinh thần trách nhiệm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển. Sức khoẻ là khái niệm khó xác định. Y học là ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Y tế là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật để dự phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Y học và y tế là hai mặt hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Y học đi sâu vào vấn đề nghiên cứu lý thuyết, y tế đi sâu vào cá c biện pháp tổ chức, chỉ đạo, thực hiện cụ thể phòng chữa bệnh trong cuộc sống. Mối quan hệ giữa dân số và y tế có tính chất tương hỗ. Một mặt, ngày nay y tế tác động đến toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số, mặt khác sự "bùng nổ dân số" cũng đang tạo sức ép mạnh mẽ đối với ngành y tế. 3. Tác động của dân số tới hệ thống y tế Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, khoa học- kỹ thuật...) + Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái) + Sự phát triển dân số (quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số) + Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực...). Như vậy dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố 5 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN khác, nó qui định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu của ngành y tế. 3.1 Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống y tế Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy qui mô dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế. Nếu gọi H là tỷ lệ người có khám và chữa bệnh trong tổng dân số, trong năm (Năm 2008, tỷ lệ này ở Việt Nam là H = 34,2%). D là tổng số lượt người khám và chữa bệnh trong năm đó (tổng cầu về dịch vụ y tế của một nước trong một năm). Ta có D = P.H Rõ ràng, nếu H không đổi thì tổng cầu D tỷ lệ thuận với số dân (P) và gia tăng theo tỷ lệ gia tăng của quy mô dân số. Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng lên và do đó làm cho tổng cầu (D) tăng lên. Thật vậy, dân số tăng nhanh lại tập trung ở nước nghèo, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh dẫn đến nhà ở thêm chật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kém và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Mặt khác, nhiều người không có việc làm, quản lý xã hội khó khăn nên tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tăng lên. Những nguyên nhân này cũng góp phần làm tăng bệnh tật và thương tật. Dân số tăng nhanh dẫn đến việc đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình, do đó cũng nâng cao số cầu đối với y tế. Ngược lại, những nơi có mật độ dân số quá thấp, thường là những nơi có phong tục tập quán lạc hậu, không vệ sinh, chữa bệnh không theo khoa học. Như vậy, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp đến nhu cầu khám và chữa bệnh. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô của hệ thống y tế (số bệnh viện, số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y bác sỹ...) cũng phải phát triển với một tốc độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám và chữa bệnh cho người dân. Trên thực tế hiện nay, những nước nghèo sự 6 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN phát triển của hệ thống y tế không theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh do tốc độ tăng dân số cao. Chính vì vậy chất lượng chăm sóc y tế thường thấp. Tóm lại quy mô và tốc độ gia tăng dân số tác động tới hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất, nó đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân mà ngành y tế phải đáp ứng; thứ hai, cùng những nhân tố khác nó tạo những gánh nặng về bệnh tật mà đòi hỏi ngành y tế phải đáp ứng. 3.2. Tác động của cơ cấu dân số tới hệ thống y tế Sức khỏe, tình trạng mắc bệnh, mức chết phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, giới tính của dân số. Mỗi độ tuổi, giới tính có các đặc trưng về sức khỏe và bệnh tật khác nhau. Do vậy cơ cấu tuổi và giới tính của dân số ảnh hưởng đến cơ cấu của hệ thống y tế. Lứa tuổi thanh niên, trung niên có sức khoẻ tốt hơn và do đó có tỷ lệ mắc bệnh và mức chết thấp hơn so với trẻ em và người già. Nhu cầu kế hoạch hoá gia đình cũng cao hơn các nhóm tuổi khác. Cơ cấu dân số theo giới cũng có tác động đến y tế. Do các đặc điểm tâm lý, sinh lý và các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống nên tình trạng ốm đau, bệnh tật, nhu cầu kế hoạch hoá gia đình của phụ nữ khác nam giới. Như vậy, tương tự các bảng tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cũng có thể xây dựng các bảng phản ánh tỷ suất mắc các bệnh nói riêng và nhu cầu dịch vụ y tế nói chung theo từng lứa tuổi, từng giới. Các bảng này cùng với quy mô, cơ cấu dân số sẽ xác định nhu cầu dịch vụ y tế trong năm. Đó là cơ sở hình thành quy mô và cơ cấu của hệ thống y tế. 3.3. Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ví dụ: Ở vùng đồng bằng, vùng ven biển miền Bắc Việt Nam thì các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh biếu cổ lại là bệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và lây lan như giang mai, hoa liễu, AIDS... thường tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao. 7 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế. Ở những nơi có mật độ dân số quá thấp, một cán bộ hay một cơ sở y tế chỉ phục vụ được một số ít dân nên hiệu quả không cao. Ngược lại, nếu mật độ dân số quá cao, không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết thì xảy ra tình trạ ng ngược lại. Nhiều bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng lên. Mật độ dân số quá thấp hoặc quá cao đều trở ngại cho công tác dự phòng của y tế. 3.4. Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế Mức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện nhu cầu KHHGĐ và hình thành bộ phận dịch vụ KHHGĐ trong ngành y tế. Theo thời gian, bộ phận này đã và sẽ ngày càng phát triển vì số lượng người sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng. Cùng với việc thực hiện dịch vụ có tính kỹ thuật, các cán bộ y tế còn phải tuyên truyền trong nhân dân về DS/SKSS/KHHGĐ. Ngành y tế cũng đã tiến hành sản xuất và phân phối rộng rãi các PTTT. Sức ép của gia tăng dân số đã làm biến đổi cơ cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế. Chỉ có hiểu biết và dự đoán được xu hướng vận động của số cầu và cơ cấu của nó đối với hệ thống y tế mới có thể xây dựng một hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu và hoạt động có hiệu quả. 4. Tác động của y tế đối với dân số Với những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói riêng, ngày nay con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ. Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn bộ quá trình t ái sản xuất dân số, giúp cho quá trình này chuyển nhanh tới giai đoạn cân bằng hợp lý. 4.1. Y tế tác động đến mức sinh Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ống nghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ động của loài người trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề đạo 8 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN đức, pháp lý, xã hội. Song khối lượng công việc to lớn nhất mà ngành dân số thực hiện trong lĩnh vực này là mỗi năm chăm sóc cho hàng triệu bà mẹ mang thai, hỗ trợ hàng triệu trẻ em ra đời và phục vụ ngày càng nhiều người có nhu cầu KHHGĐ. Có thể nói, trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục tuyên truyền, hành chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến ý thức, chỉ có y tế mới giúp đỡ trực tiếp hoạt động hạn chế sinh đẻ. Nếu không có sự đóng góp của y tế thì mọi giải pháp cùng lắm chỉ nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ con người về vấn đề này. Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Hiện nay, các phương pháp, phương tiện KHHGĐ khá phong phú, bao gồm các PTTT tạm thời (dụng cụ tử cung, bao cao su...) và các phương pháp tránh thai vĩnh viễn (đình sản nữ, đình sản nam...). Ngành y tế thế giới đang cố gắng đa dạng hoá phương tiện và phương pháp tránh thai để có thể đa dạng hoá kênh phân phối và mở rộng sự lựa chọn, tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất cho người sử dụng. Ý nghĩa trực tiếp và quyết định của y tế trong việc giảm mức sinh đã được nhiều công trình ghi nhận thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư. Chẳng hạn, năm 1985, căn cứ vào số liệu của 32 nước phát triển, người ta đã ước lượng mối quan hệ giữa CBR, TFR và CPR theo công thức: CBR= 48,4 - 0,44CPR và TFR= 7,34 - 0 ,07CPR Trên thực tế ở các nước thành công trong lĩnh vực KHHGĐ, công tác tuyên truyền vận động và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp tránh thai được coi là một giải pháp cơ bản. Công tác chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh cũng đã gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân thúc đẩy các bà mẹ đẻ nhiều là dự phòng khi con bị chết. Khi điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, khả năng chết 9 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN của trẻ em thấp thì các bà mẹ yên tâm không cần đẻ dự phòng nữa. Việc tăng cường các điều kiện xã hội chăm sóc tuổi già trong đó có sự đóng góp của y tế cũng góp phần làm giảm nhu cầu dựa vào con, do đó dẫn đến giảm sinh. Như vậy, muốn giảm mức sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ thống chuyên ngành dịch vụ KHHGĐ nói riêng. 4.2. Y tế tác động đến mức chết Nếu sự tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người trong độ tuổi sinh đẻ thì việc tác động làm giảm mức chết liên quan đến mọi người, mọi lứa tuổi. Ngày nay trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như: sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Nhờ vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong quá khứ như lao, sốt rét, uốn ván... Từ đó hạ thấp mức chết, nâng cao tuổi thọ trung bình của dân số. Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát triển nhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả đạt rất cao. Do tỷ suất chết thô giảm mạnh mẽ sau đại chiến thế giới II, đến mức nhiều học giả cho rằng đây là thành tựu riêng của y tế. Theo họ có thể làm giảm mức chết mà không cần chờ tiến bộ của kinh tế, chỉ cần Nhà nước lưu tâm cấp kinh phí thích đáng cho ngành y tế. Ý kiến trên đây chưa thật chính xác, nhưng rõ ràng là y tế góp phần rất quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hiệu quả và hợp lý. 4.3. Tác động của y tế đối với di dân Ngoài việc tác động rõ rang tới mức sinh và mức chết, y tế còn tác động không nhỏ đến quá trình di, biến động dân số. Trong nền kinh tế thị trường, làm tang sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền; giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn, trong đó có sự đầu tư và trình độ y tế. Điều đó đã góp phần làm tang di dân tự do từ nông thôn đến thành thị, từ nông thôn đến nông thôn đề hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn với điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 10 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Để bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương để người dân định cư lâu dài ở vùng biên giới, hải đảo… Muốn để người dân an tâm định cư lâu dài cần phải đảm bảo chăm sóc y tế cho đồng bào và quyền lợi được học hành cho con em họ. Rõ ràng, các đặc điểm về dân có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống y tế. Và ngược lại, y tế cũng có những tác động nhất định đến các đặc điểm của dân số. Như đã trình bày ở trên, y tế có vai trò quan trọng trong quá trình sinh đẻ của một con người, đặc biệt là trong việc hạn chế mức sinh. Bên cạnh đó những tiến bộ của y học cũng đã đẩy lùi nhiều bệnh dịch hiểm nghèo, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, từ đó đã làm cho tỉ suất sinh thô giảm, giúp nâng cao tuổi thọ bình quân đầu người.. Ngoài ra, sự đầy đủ hay thiếu hụt cũng như chất lượng cao hay thấp của hệ thống dịch vụ y tế cũng là nhân tố tạo nên lực hút hoặc lực đẩy đối với quá trình di dân. Tóm lại, giữa dân số và y tế có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại. Y tế chỉ thực sự phát triển khi tốc độ gia tăng dân số chậm hơn và phù hợp với tốc độ phát triển của ngành y tế; hệ thống y tế phát triển sẽ góp phần làm tăng chất lượng dân số và ngược lại. 5. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế 5.1. Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi mạnh: Tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi đã cao hơn tỷ lệ dân số các nhóm tuổi (0-4); (5-9) và (10-14). Nếu năm 1979, tỷ lệ nhóm dân số (0-4) tuổi là 14,62%, còn tỷ lệ nhóm người cao tuổi là 6,9% thì đến năm 2009, các tỷ lệ này, tương ứng là 8,48 và 9%. Điều này cho thấy, xu hướng phát triển nhi khoa và lão khoa cần khác nhau. Mặt khác, nếu trước đây tỷ lệ các cặp vợ chồng KHHGĐ thấp, mức sinh cao, thì ngày nay ngược lại, tỷ lệ các cặp vợ chồng KHHGĐ cao, mức sinh thấp. Tuy nhiên, mức sinh, tình trạng KHHGĐ không đồng đều giữa các vùng. Khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng có mức sinh thấp, các vùng còn lại mức sinh khá cao… Rõ ràng các nhóm dân số, khối lượng các dịch vụ dân số đã thay đổi và khác 11 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN nhau theo vùng. Những thay đổi này cần được tính đến trong kế hoạch phát triển ngành y tế để đảm bảo cân đối cung cầu. 5.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ Nhu cầu KHHGĐ ở nước ta khá lớn. Năm 2002, tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT đã lên đến 76,9%. Từ đó, tỷ lệ này được duy trì và năm 2010, đã tăng lên 77,7% tương ứng với trên 12,5 triệu cặp vợ chồng áp dụng BPTT. Như vậy, về số lượng cung cấp BPTT đã đủ đạt mức sinh thay thế. Do đó, hiện nay cần tập trung nâng cao chất lượng loại dịch vụ này, thông qua: (1)Đảm bảo lựa chọn rộng rãi các BPTT, (2)Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cho khách hàng một cách khách quan, khoa học, (3)Đảm bảo kỹ thuật và cung cấp phương tiện tránh thai thuận tiện, an toàn, hiệu quả, (4)Đảm bảo sự tin cậy của khách hàng đối với người cung cấp dịch vụ, (5)Cơ chế theo dõi động viên khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng BPTT, (6)Đáp ứng kịp thời và thuận tiện nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ thích ứng. 5.3. Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số Để nâng cao chất lượng giống nòi góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dân số cần kiểm soát chất lượng dân số ngay từ khi các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn. Đó là tư vấn về đời sống vợ chồng, mang thai, sinh con và nuôi, dạy con… Mở rộng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sau sinh nhằm phòng, tránh, chữa bệnh tật bẩm sinh. Đây là nội dung lớn của Chiến lược Dân số và Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011-2020. 6. Các chỉ tiêu đánh giá về y tế và sức khỏe Trình độ phát triển của hệ thống y tế có thể được đánh giá thông qua một số các tiêu chí sau: - Số cán bộ ý tế / 1 vạn dân: bao gồm bác sĩ/1 vạn dân; số y tá, y sĩ/1 vạn dân. - Số giường bệnh /1 vạn dân. 12 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN - Chỉ tiêu cho y tế (%GDP). - Tuổi thọ trung bình của người dân. Ngoài ra, còn có rất nhiều hỉ tiêu khác trong tổng số 28 chỉ tiêu y tế của nước ta, chú ý đến là tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, chỉ tiêu này phản ánh trung thực chất lượng dịch vụ y tế, chế độ dinh dưỡng… cho bà mẹ và trẻ em. Trong đó số cán bộ y tế/1 vạn dân và số giường bệnh/1 vạn dân phải đầy đủ mới đảm bảo được chất lượng khám chữa bệnh. Chỉ tiêu cho y tế cao thể hiện quan tâm đầu tư ngân sách nhà nước lớn, dân cư có cơ hội được chăm sóc, khám chữa bệnh đầy đủ; ngược lại, chi tiêu cho y tế thấp thì người dân ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh hơn. Hiện nay, trên thế giới có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm nước về 1 vài tiêu chí y tế, như bình quan bác sĩ/1 vạn dân, bình quân y tá/ 1 vạn dân và ngân sách dành cho y tế. Bảng 1: Một vài chỉ tiêu về y tế thế giới Nhóm nước Bình quân tính trên 1 vạn dân Ngân sách dành cho y tế (%GDP) Bác sĩ Y tá Thế giới 12,2 24,1 2,5 Thu nhập thấp 1,4 2,6 1,3 Thu nhập trung bình 7,6 8,5 3,1 Thu nhập cao 28,7 78,0 6,2 Các nước có bình quân bác sĩ/1 vạn dân, bình quân y tá/1 vạn dân và ngân sách dành cho y tế cao nhất, vượt mức trung bình thế giới đều thuộc nhóm nước có thu nhập cao. Hệ thống y tế và dịch vụ y tế của các nhóm nước này rất phát triển, vì vậy sức khỏe của người dân được quan tâm chăm sóc, tuổi thọ trung bình của người dân cao, đạt mức 76 tuổi (so với trung bình thế giới là 67 tuổi). Trong khi đó hầu hết các chỉ tiêu ý tế ở nhóm có thu nhập thấp và trung bình đều thấp hơn mức trung bình của thế giới. Điều này cho thấy các thước có 13 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN thu nhập trung bình bước đầu đã quan tâm đến đầu tư phát triển hệ thống y tế tuy nhiên còn chưa hiệu quả, số lượng bác sĩ và y tá phục vụ công tác khám chữa bệnh ở các quốc gia này còn hạn chế, tuổi thọ trung bình của ngườn dân còn chưa cao. Rõ rang hiện đang có sự chênh lệch khá lớn về y tế giữa các nhóm nước. Ở Việt Nam, một số chỉ tiêu về y tế như bình quân bác sĩ/1 vạn dân, y tá và y sĩ/1 vạn dân, giường bệnh/1 vạn dân và ngân sách dành cho y tế trong giai đoạn 1990-2010 có sự thay đổi đáng kể. Bảng 2: Một vài chi 3 tiêu về y tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2010 Năm Bình quân tính trên 1 vạn dân Bác sĩ Y tá + y sĩ Giường bệnh Ngân sách dành cho y tế (%GDP) 1990 3,6 17,8 31,1 0,5 1995 4,3 12,9 26,7 1,0 2000 5,1 12,5 24,7 0,8 2005 6,3 12,2 23,7 0,9 2010 7,2 15,5 28,3 1,7 Trong giai đoạng 1990-2010, bình quân bác sĩ/1 vạn dân và ngân sách dành cho y tế ờ nước ta có sự tăng lên rõ rệt, tuy nhiên còn chậm và ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Các chỉ tiêu về bình quân y tá và y sĩ/1 vạn dân, bình quân giường bệnh/1 vạn dân không ổn định và có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, trong thời gian qua đất nước ta có quan tâm phát triển hệ thống y tế, thể hiện ở tỉ trọng ngân sách dành cho y tế tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành y tế chưa theo kịp tốc độ tăng dân số nên dẫn đến tình trạng số lượng cán bộ y tế, số giường bệnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, dẫn đến tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế ở nước ta hiện nay. 14 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 7. Hiện trạng vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe trên thế giới và Việt Nam Tình hình y tế nước ta hiện nay nổi lên ba vấn đề cơ bản, đó là mức bình quân đảm bảo y tế so với thế giới, tình trạng thể lực của người Việt Nam và các tệ nạn xã hội. Bảng 3: Số lượng đơn vị Y tế phân theo loại hình tổ chức Tính đến thời điểm điều tra có 913 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, gấp gần 3,2 lần so với 289 DN của năm 2007. Cả nước có 1067 bệnh viện trong đó có 157 bệnh viện thuộc quản lý của các doanh nghiệp, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Đông nam Bộ. Số cơ sở SXKD cá thể hoạt động dịch vụ y tế năm 2012 cũng tăng 20% so với năm 2007. 15 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Số lượng trạm y tế cấp xã/phường thời điểm 1/7/2012 là 11121, đạt tỷ lệ xấp xỉ 100% xã/phường có trạm y tế tính đến thời điểm điều tra. Hệ thống y tế xã/phường đóng góp tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như góp phần thực hiện các hoạt động y tế cộng đồng. 7.1. Mức bình quân đảm bảo y tế So với mức bình quân đảm bảo y tế/1 vạn dân của thế giới (12,2 bác sĩ, 24,1 y tá) thì Việt Nam mới chỉ bằng một nửa với 5,6 bác sĩ và 13,2 y tá. Hiện nay số chỉ tiêu về y tế giữa các vùng ở nước ta có sự khác biệt. Nhìn chung, những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thường sẽ có hệ thống y tế phát triển hơn như Đông Nam Bộ, Đồng bằng song Hồng; thể hiện rõ ở chỉ tiêu bình quân giường bệnh/1 vạn dân và bình quân bác sĩ/1 vạn dân tương đối cao, nhất là Đông Nam Bộ với các giá trị tương ứng là 26,7; 5,8 và 21,6; 6,5. Ngược lại; các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khan hơn thì hệ thống y tế còn hạn chế thể hiện ở chỉ tiêu bình quân giường bệnh/1 vạn dân và bình quân bác sĩ/1 vạn dân các vùng như Tây Nguyên (25,0; 5,7), Đồng bằng sông Cửu Long (24,1; 5,4). Bảng 4: Hiện trạng một số tiêu chí y tế phân theo vùng ở nước ta năm 2013 Vùng Bình quân tính trên 1 vạn dân Giường bệnh Bác sĩ Cả nước 27,3 5,9 ĐBSH 26,7 5,8 TDMNBB 34,1 7,1 BTB & DHNTB 28,5 5,2 Tây Nguyên 25,0 5,7 Đông Nam Bộ 26,1 6,4 ĐBSCL 24,1 5,4 Tuy nhiên ở một số vùng có điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển như Trung du miền núi Bắc Bộ có bình quân giường bệnh/1 vạn dân và bình quân 16 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN bác sĩ/1 vạn dân cao nhất cả nước và Bắc Trung Bộ có bình quân giường bệnh/1 vạn dân cao thứ 2 cả nước là do đây là vùng được ưu tiên đầu tư và nhận được sự hỗ trợ của hệ thống quân và dân y. Hiện nay, mức bình quân đảm bảo y tế trên địa bàn cả nước thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới. 7.2. Tình trạng thể lực của người dân Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể như tuổi thọ tăng liên tục, tỉ suất chết giảm và ở mức thấp; nhưng tầm vóc và thể trạn của người dân còn nhiều hạn chế. Theo số liệu năm 2014, riêng về chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164cm – thấp hơn 13 cm so với mức chuẩn, nữ thanh niên cao trung bình 153cm – thấp hơn 10,7cm so với mức chuẩn. So với tầm vóc của các nước châu Á như Nhật Bản, Xin-ga-po, Thái Lan thì tầm vóc thanh niên Việt Nam đều kém hơn, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với mức chuẩn quốc tế. Ngoài vấn đề chiều cao và trọng lượng cơ thể thấp hơn so với những người cùng lứa tuổi trên thế giới thì ở nước ta tỉ lệ người gầy còn cao (20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng), đặc biệt tỉ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Hình 1: Tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (2000-2013) 17 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Hình 2: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em <5 tuổi năm 2011 (Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2011) Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người như ở: Hà Giang, Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai…. Những nơi có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…. Qua đây chúng ta thấy được rằng hệ thống y tế có sự phân bố rất không đều giữa các tỉnh thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với trẻ em. Song song với tình trạng trên là xuất hiện hiện tượng thừa cân, béo phì ở các đô thị. Kết quả điều tra dinh dưỡng của các đối tượng trong độ tuổi từ 25 18 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN đến 64 trên cả nước cho thấy tỉ lệ béo phì và thừa cân (BMI >23) là 16,3%, trong đó tỉ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng theo tuổi, ở nữ giới cao hơn nam giới, thành thị cao hơn nông thôn. Bảng 5: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI Tình trạng dinh dưỡng Thiếu năng lượng trường diễn Bình thường Thừa cân Tiền béo phì Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 BMI BMI < 18,5 18,5 < BMI < 22,9 BMI ≥ 23 23 ≤ BMI < 24,9 25 ≤BMI < 29,9 BMI ≥ 30 Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về các bệnh mãn tính không lây trong cộng đồng. 7.3. Các tệ nạn xã hội Các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, nghiện rượu, đặc biệt là HIV/AIDS chưa được kiểm soát. Từ ca nhiễm HIV đầu tiên tại nước ta được phát hiện năm 1990, đến năm 2012 cả nước có gần 218.000 người nhiễm HIV/AIDS và tổng số người chết do AIDS là trên 69.000 người. Tỉ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70% số người bị bệnh. Tỉ lệ người nhiễm HIV giữa các địa phương cũng khác nhau. 19 Tiểu luận môn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Hình 3: Tỉ lệ trường hợp nhiễm HIV/100.000 dân năm 2012 (Nguồn: Niêm giám thống kê Y tế năm 2012) Đứng đầu về tỉ lệ số người nhiễm HIV thuộc về các thành phố lớn và vùng gần biên giới như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp sau đó là một số tỉnh như Điện Biên, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh… Như vậy, ngoài những thành tựu đã đạt được như nâng cao tuổi thọ của người dân và hạ thấp tỉ suất tử thì y tế nước ta còn phải đối mặt với việc các cơ sở y tế đang hoạt động quá tải cùng vấn đề nâng cao thể lực cho người dân và kiểm soát các tệ nạn xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan