Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số phương pháp tính năng lượng của phản ứng hạt nhân...

Tài liệu Một số phương pháp tính năng lượng của phản ứng hạt nhân

.PDF
15
67
86

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Vật Lí là một trong những môn học cơ bản và quan trọng trong trường THPT. Đây là một trong ba môn của tổ hợp bài thi KHTN, đồng thời là một trong ba môn tổ hợp xét tuyển của các trường ĐH, CĐ. Đối với môn Vật Lí, theo lộ trình về cách thức gia đề thi của Bộ GD & ĐT thì hiện tại nội dung kiến thức chỉ nằm trong chương trình Vật Lí 12. Là giáo viên giảng dạy khối 12, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi ra các phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, trong thời điểm hiện nay, hình thức thi TNKQ ( thời gian làm bài rút ngắn hơn so với năm 2016 ) được áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia nên việc đưa ra các phương pháp giải nhanh, tối ưu hóa các bước tính toán là rất tốt và thiết thực để các em có thể đạt được kết quả cao trong các kỳ thi đó. Khi dạy phần phản ứng hạt nhân, tôi nhận thấy học sinh rất lúng túng khi làm bài tập. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy giúp các em học tốt phần này là rất cần thiết. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Một số phương pháp tính năng lượng của phản ứng hạt nhân ”. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI a. Mục đích nghiên cứu Phân loại các dạng bài tập về tính năng lượng của một phản ứng hạt nhân, phương pháp giải quyết các dạng bài tập đó ở mức tối ưu, các bước làm cụ thể, quy chuẩn, giúp các em học sinh vận dụng giải quyết tốt phần này. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về phản ứng hạt nhân, xây dựng phương pháp giải quyết. Vận dụng các công thức quy chuẩn xây dựng được cách giải các dạng bài tập xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ đưa ra phần lý thuyết và các dạng bài tập về tính năng lượng trong phản ứng hạt nhân ở chương trình Vật Lí THPT. Đối tượng áp dụng: Tất cả học sinh dự thi THPT Quốc Gia dự thi bài KHTN. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Nghiên cứu lý thuyết Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phần phản ứng hạt nhân. b. Nghiên cứu thực tiễn Dự giờ bài “ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối ” và bài “ Phản ứng hạt nhân ” của đồng nghiệp ở một số lớp 12C4, 12C5, 12C6. Chọn một lớp dạy bình thường theo SGK và một lớp dạy theo kinh nghiệm đúc rút được. So sánh đối chiếu kết quả giờ dạy và rút ra bài học kinh nghiệm. 1 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Chương hạt nhân nguyên tử là chương 9 của chương trình Vật Lí 12 nâng cao. Phần tính năng lượng trong phản ứng hạt nhân có kiến thức liên quan thuộc bài “ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối ” và bài “ Phản ứng hạt nhân ”. Nội dung kiến thức của phần phản ứng hạt nhân trong SGK Vật Lí 12 như sau. A. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân. A A A A Z X1 + Z X2  Z X3 + Z X4 hoặc là A + B  C + D Có hai loại phản ứng hạt nhân + Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền thành các hạt nhân khác ( phóng xạ ). + Phản ứng tương tác giữa các hạt nhân với nhau dẫn đến sự biến đổi thành các hạt nhân khác. [2] B. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN a. Định luật bảo toàn số nuclon ( số khối A) Trong phản ứng hạt nhân, tổng số nuclon của các hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm. A1 + A2 = A3 + A4 b. Định luật bảo toàn điện tích ( nguyên tử số Z ) Tổng đại số điện tích của các hạt tương tác bằng tổng đại số điện tích của các hạt sản phẩm. Z1 + Z2 = Z3 + Z4 Quy ước : Hạt electron có Z = - 1 Hạt pozitron có Z = +1 c. Định luật bảo toàn động lượng Véc tơ tổng động lượng của các hạt tương tác bằng véc tơ tổng động lượng của các hạt sản phẩm. P1 + P2 = P3 + P4 d. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm. 1 2 3 4 1 2 3 4  m A  mB  c 2  K A  K B   mC  mD  c 2  K C  K D C. NĂNG LƯỢNG TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Xét phản ứng hạt nhân A A A A Z X1 + Z X2  Z X3 + Z X4 Đặt : Khối lượng các hạt trước phản ứng m0 = m1 + m2 Khối lượng các hạt sau phản ứng m = m3 + m4 Năng lượng của phản ứng được tính như sau. 1 2 3 4 1 2 3 4 E   m1  m2  m3  m4  c 2   m0  m  c 2 Nếu m0 > m, E >0 Phản ứng tỏa năng lượng 2 Nếu m0 < m, E <0 Phản ứng thu năng lượng [1] 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nếu giáo viên chỉ dạy theo SGK, không tìm tòi sáng tạo thêm những cái mới thì sẽ không gây được hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng khi làm bài tập. Vì lượng kiến thức trong SGK chỉ là kiến thức cơ bản, chưa đào sâu mở rộng. Trong quá trình nghiên cứu đề thi đại học và THPT Quốc Gia những năm gần đây tôi đã thống kê thấy một số dạng bài tập của phần phản ứng hạt nhân như sau. Bài 1. Tổng hợp hạt nhân heli 42 He từ phản ứng hạt nhân : 11 H  37 Li  24 He  X . Mỗi phản ứng trên toả năng lượng 17,3MeV. Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 0,5 mol heli là. A. 1,3.1024MeV. B. 2,6.1024MeV. C. 5,2.1024MeV. D. 2,4.1024MeV. ĐA: B ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2012) 14 Bài 2. Dùng một hạt  có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân 7 N đang đứng yên gây ra phản ứng  147 N 11 p 178 O . Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt . Cho khối lượng các hạt nhân: m = 4,0015u; mP = 1,0073u; mN14 = 13,9992u; mO17=16,9947u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt nhân 17 8 O là A. 2,075 MeV. B. 2,214 MeV. C. 6,145 MeV. D. 1,345 MeV. ĐA: A ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2014) Bài 3. Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt  có khối lượng m . Tỷ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt  ngay sau phân rã bằng. 2 m  A.  B  .  m  mB B. m .  2 m  C.    .  mB  m D. m . B ĐA: D ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2008) Bài 4. Cho phản ứng hạt nhân : D + T   + n. Biết độ hụt khối của các hạt nhân D, T và  lần lượt là mD  0, 0024u  ; mT  0, 0087u  ; m  0, 0305u . 1uc2 = 931MeV. Phản ứng này toả hay thu bao nhiêu năng lượng. A. Toả năng lượng 921MeV. B. Toả năng lượng 18,0614MeV. C. Thu năng lượng 18,0614MeV. D. Thu năng lượng 957,2MeV. ĐA: B ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2011) Bài 5. Dùng một proton có động năng 5,58MeV bắn phá hạt nhân 23 11 Na đứng yên sinh ra hạt  và hạt nhân X và không kèm theo bức xạ  . Biết năng lượng tỏa ra trong phản ứng chuyển hết thành động năng của các hạt tạo thành, động năng của hạt  là 6,6MeV và động năng hạt X là 2,648MeV. Cho khối lượng các hạt tính theo u bằng số khối. Góc tạo bởi hướng chuyển động của hạt  và hướng chuyển động của hạt proton là. A. 147o. B. 148o. C. 150o. D. 120o. ĐA: C ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2015) 3 Bài 6. Hạt  có động năng 5MeV bắn vào một hạt nhân 94 Be đứng yên, gây ra phản ứng tạo thành một hạt C12 và một hạt notron. Hai hạt sinh ra có véc tơ vận tốc hợp với nhau một góc 800. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 5,6MeV. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Động năng của hạt nhân C có thể bằng. A. 7 MeV. B. 0,589MeV. C. 8 MeV. D. 2,5 MeV. ĐA: B ( Đề thi tuyển sinh ĐH 2013) Trên đây chỉ là một số rất ít các ví dụ về một số dạng bài tập xuất hiện trong đề thi tuyển sinh ĐH những năm vừa qua. Rõ ràng ta nhận thấy rằng, nếu chỉ với các kiến thức được trang bị trong SGK mà gặp những bài tập này trong đề thi, thì giải quyết được nó là nhiệm vụ bất khả thi đối với các em. 2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trước thực trạng nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đúc rút được kinh nghiệm khi giảng dạy phần phản ứng hạt nhân như sau. - Cần giúp cho học sinh nhớ lại các kiến thức cũ có liên quan đến bài học như động lượng, động năng, năng lượng toàn phần, định luật bảo toàn năng lượng… - Cần hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức cũ và kiến thức mới để viết được dạng tường minh của định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. - Cần hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính năng lượng của phản ứng hạt nhân dưới nhiều dạng khác nhau. - Cần giúp học sinh nhận dạng được các bài tập A. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Các hạt thường gặp trong phản ứng hạt nhân Proton : 11 p 11H ; Notron: 01 n ; Heli: 24 He 24  ; Electron: 10 e    ; Poziton: 0  2 2 3 3 1 e   ; Hidro nặng ( Đơ tê ri ) : 1 H  1 D ; Hidro siêu nặng ( Triti ): 1 H  1T . Với việc nhắc lại các kiến thức này, giúp học sinh nhớ lại và tự tin hơn với các kiến thức đã học qua đó học sinh xác định được các hạt trong phản ứng hạt nhân và làm bài tập về phản ứng hạt nhân tốt hơn. B. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Ngoài kiến thức trong SGK khi dạy phần này tôi bổ xung thêm các kiến thức sau: a. Định luật bảo toàn động lượng P1 + P2 = P3 + P4 b. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần  m A  mB  c 2  K A  K B   mC  mD  c 2  K C  K D Chú ý : Liên hệ giữa động lượng và động năng là : 2 mv P = m.v  p2 = m2.v2 = 2.m. = 2mK. Hay K = 2 p2 2m . C. CÁC CÁCH TÍNH NĂNG LƯỢNG TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN A A A A Xét phản ứng hạt nhân : Z X1 + Z X2  Z X3 + Z X4 1 2 3 4 1 2 3 4 4 Ngoài công thức tính năng lượng như đã nêu trong SGK ở trên, tôi bổ xung thêm các cách tính năng lượng như sau. Cách thứ 1 : Nếu đề bài cho khối lượng các hạt nhân, ta sử dụng công thức của SGK. Đặt : Khối lượng các hạt trước phản ứng m0 = m1 + m2 Khối lượng các hạt sau phản ứng m = m3 + m4 Năng lượng của phản ứng được tính như sau. E   m1  m2  m3  m4  c 2   m0  m  c 2 Nếu m0 > m, E >0 Phản ứng tỏa năng lượng Nếu m0 < m, E <0 Phản ứng thu năng lượng Cách thứ 2 : Nếu đề bài cho độ hụt khối của các hạt nhân Xuất phát từ công thức : E   m1  m2  m3  m4  c 2 Ta biến đổi : E   m1  m2  m3  m4  c 2 = (( Z 3 m p   A3  Z 3  mn  m3 ) + Z 4 m p   A4  Z 4  mn  m4 ) - ( Z 1 m p   A1  Z 1  m n  m1 ) - ( Z 2 m p   A2  Z 2  mn  m 2 ))c2 = =  m3  m4  m1  m2  c 2 . ( Cách thứ 3 : Nếu đề bài cho động năng của các hạt trong phản ứng hạt nhân Xuất phát từ định luật BTNL toàn phần :  m1  m2  c 2  K1  K 2   m3  m4  c 2  K 3  K 4 Ta biến đổi :  m1  m2  c 2 -  m3  m4  c 2 = K + K 4 - K 1 3 K2 = E . Cách thứ 4 : Nếu đề bài cho năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân Từ công thức tính năng lượng liên kết riêng : m  ER = W LK A = m.c 2 A  A.E R . c2 Kết hợp với : E =  m3  m4  m1  m2  c 2 . Ta suy ra công thức E = A3 E 3 R + A4 E 4 R - A1 E1R - A2 E 2 R = W3LK + W4LK – W1LK – W2LK. [3] Việc tìm ra các cách tính trên và đưa vào giảng dạy là rất quan trọng. Nắm bắt được các công cụ này học sinh sẽ giải được các bài tập về phản ứng hạt nhân nhanh chóng dễ ràng, tốn ít thời gian, phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vận dụng những kiến thức nêu trên vào một số loại bài tập thường gặp về tính năng lượng trong phản ứng hạt nhân 27 30 Al  15 P + Bài 1. Bắn hạt  vào hạt nhân Al đứng yên gây ra phản ứng :  + 13 n. Phản ứng này thu năng lượng E  2,7 MeV . Biết hai hạt sinh ra có cùng véc tơ vận tốc, tính động năng của hạt  ( coi khối lượng hạt nhân đo bằng đơn vị u, xấp sỉ bằng số khối của nó ). [4] 5 K m P P Hướng dẫn. Ta có : K  m  30  n n - Theo ĐLBT động lượng : m v - Tổng động năng của hai hạt : = 30 K n  ; với E = KP =  m P  mn  v  KP + Kn = v m v  m P  mn  1  m P  mn  v 2 2 = K P + K n - K  m P  mn  2 2 m K  1 m v  = m  m  2 m P  mn  P n m K  - Thay vào phương trình trên : - 2,7 =  m  m  P n = 3,1MeV. K  - 2,7 = 4K  30  1 .  m v   m P  mn - K    2 =  K Bài 2. Người ta dùng hạt proton có động năng Kp = 2,69MeV, bắn vào hạt nhân Li đứng yên thu được hai hạt  có cùng động năng. Cho mp = 1,0073u; mLi = 7,0144u ; m = 4,0015u ; 1u = 931MeV/c2. Tính động năng của mỗi hạt  tạo thành. [5] Hướng dẫn. Năng lượng của phản ứng hạt nhân : E   m H  m Li  2m  c2 = 17,4097 MeV. E  K H + Mặt khác : E  2K  - KH  K  = = 10,049MeV. 2 Bài 3. Một notron có động năng Kn = 1,1MeV, bắn vào hạt nhân Li đứng yên gây ra phản ứng: 01 n  36Li  X  24He . Biết hạt nhân He bay ra vuông góc với hạt nhân X. Cho mn = 1,00866u; mX = 3,01600u; mHe = 4,0016u; mLi = 6,00808u. Tính động năng của hạt X và hạt He. [8] Hướng dẫn. + Năng lượng của phản ứng hạt nhân : E   mn  m Li  m X  mHe  c 2 = - 0,8MeV. + Theo ĐLBT động lượng : Pn  PHe  PX vì P  PX  Pn2  P2  PX2  mnKn = m K  + mXKX + Mặt khác : E = KX + KHe – Kn = -0,8. K K  0,3 He X Ta có hệ phương trình 4 K  3K  1,1  X   K = 0,2MeV; KX = 0,1MeV. Bài 4. Cho phản ứng hạt nhân: 12 D  31T  24 He  X . Cho biết mT  0,009106u ; m D = 0,002491u; m = 0,030382u; 1u = 931,5MeV/c2. Tính năng lượng của phản ứng hạt nhân. [7] Hướng dẫn. Vận dụng cách 2: E = ( m - m D - mT )c2 = 17,498MeV >0. Phản ứng tỏa năng lượng. 6 Bài 5. Tìm năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân 234 92 U phóng xạ tia  và tạo thành đồng vị Thori 230 90 Th. Cho biết, năng lượng liên kết riêng của hạt  là 7,1MeV; của U234 là 7,63MeV; của Th230 là 7,7MeV. [4] Hướng dẫn. Vận dụng cách 4: E = A3 E 3 R + A4 E 4 R - A1 E1R - A2 E 2 R = 230. 7,7 + 4.7,1 – 234.7,63 = 13,98MeV. Bài 6. Cho phản ứng hạt nhân 31T  12D 24 He  X  17,6MeV . Tính năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2 gam khi Heli. [8] Hướng dẫn. + Năng lượng tỏa ra khi 1 hạt Heli được tạo thành: E = 17,6MeV. m.N A 2.6,02.10 23 = = 3,01.1023 nguyên tử 4 A N. E = 3,01.1023. 17,6 = 5,2976. 1024 MeV. + Số nguyên tử khí Heli: N = + Năng lượng tỏa ra là: E = Bài 7. Cho phản ứng hạt nhân 12 D  31T  01 n 24He . Cho biết mD = 2,0136u; mT = 3,0160u; mn = 1,0087u; mHe = 4,0015u; 1u = 931MeV/c2. a. Phản ứng trên thu hay tỏa bao nhiêu năng lượng. b. Nước thiên nhiên có chứa 0,015% nước nặng D 2O. Hỏi nếu dùng toàn bộ Đơ tê ri có trong 1m3 nước để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là bao nhiêu ( tính theo KJ ), khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Hướng dẫn. a. Năng lượng của phản ứng hạt nhân: E   m D  mT  mn  m X  c 2 = 18,0614 MeV. E > 0, phản ứng tỏa năng lương. b. + Khối lượng nước nặng D2O có trong 1m3 nước: m = 1.1000.0,015%.1000 = 150g. + Số hạt D có trong 150g nước nặng: N = m . N A .2 A = 9,0345,1024 hạt. + Năng lượng thu được từ 1m3 nước là: E = N. E = 9,0345,1024. 18,0614. 1,6.103 . 10-3 = 2,61.1010 (KJ). Bài 8. Dùng chùm Proton có động năng KH = 5,75MeV bắn phá hạt nhân 49 Be đứng yên tạo ra hạt  và hạt nhân X. Hạt  chuyển động theo phương vuông góc với vận tốc của hạt Proton và có động năng 4MeV. Tính động năng của hạt X. Phản ứng thu hay tỏa bao nhiêu năng lượng. Coi khối lượng hạt nhân đo bằng đơn vị u xấp sỉ bằng số khối của nó. [3] Hướng dẫn. + Phương trình phản ứng: 11 H  49Be 24 He 36Li . + Áp dụng ĐLBT động lượng: PH  P  PX vì PH  P  PX2  P2  PH2  2 m X K X = 2 m K  + 2 m H K H  6KX = 4.4 + 1.5,75  KX = 3,625MeV. + Năng lượng của phản ứng hạt nhân: E = KX + K  - KH = 1,875 MeV. E >0, phản ứng tỏa năng lượng. 7 Bài 9. Bắn hạt  có động năng 4MeV vào hạt 147 N đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân:  + 147 N  178 O + 11 H . Biết động năng của hạt proton là 2,09MeV và hạt proton chuyển động theo hướng hợp với hướng chuyển động của hạt  góc 600. Phản ứng thu hay tỏa bao nhiêu năng lượng. [7] Hướng dẫn. Ta có: P = PO + PH  P - PH = PO . Bình phương hai vế, rút gọn. mHKH + m K  - 2.cos60. m H K H .m K  = m0.K0; thay số 1.2,09 + 4.4 - 1.2,09.4.4 = 17K0  K0 = 0,7239MeV Năng lượng của phản ứng hạt nhân: E = K0 + KH - K  = -1,1861 MeV. Phản ứng thu năng lượng. Bài 10. Hạt Notron có động năng 2MeV bắn phá hạt nhân 36 Li đứng yên gây ra phản ứng tạo thành hạt  và hạt T. Các hạt  và T bay theo các hướng hợp với hướng tới của hạt Notron những góc tương ứng bằng 150 và 300. Bỏ qua bức xạ  . Phản ứng thu hay tỏa bao nhiêu năng lượng ( coi tỷ số khối lượng hạt nhân bằng tỷ số số khối của chúng ). [3] Hướng dẫn. + Sơ đồ phản ứng: 01 n + 36 Li  24 He + 31T + Sử dụng hàm số Sin P Sin30 0 = Pn Sin135 0 = m K PT   2 = 0  Sin30 Sin15 mn K n  Sin135 2 = mT K T  Sin15 2  4K  Sin30  2 = 1 .2  Sin135 2 = + Sử dụng cách 3: E = ứng thu năng lượng. 3.K T  Sin15 2 K  K  = 0,25 MeV; KT = 0,0893 MeV. + KT – Kn = 0,25 + 0,0893 – 2 = - 1,6607MeV. Phản Bài 11. Hạt  có động năng 5MeV bắn vào hạt 49 Be đứng yên, gây ra phản ứng tạo thành một hạt C12 và một notron. Hai hạt sinh ra có véc tơ vận tốc hợp với nhau góc 800. Cho phản ứng tỏa ra năng lượng 5,6MeV. Coi khối lượng hạt nhân đo bằng đơn vị u xấp sỉ bằng số khối. Tính động năng của hạt C12. [3] Hướng dẫn. + Sơ đồ phản ứng: 24 He + 49 Be  126 C + 01 n + Theo ĐLBT động lượng: P = Pn + PC + Bình phương hai vế: P2 = Pn2 + PC2 + 2.PC.Pn.cos800  8 m K  = mC .K C + m n .K n +2 mC .K C .mn .K n .cos800. Mặt khác E = KC + Kn - K 4.5  12 K C  1..K n  2 12.K C .1.K n . cos 80 0   Kn 5 , 6  K  K  5 C n  phương trình 11KC + 2cos800. 12 K C .10,6  K C   9,4 = 10,6 - KC. Thay vào ta có  KC = 0,5889MeV. 23 Na đứng yên Bài 12. Dùng hạt Proton có động năng 5,58MeV bắn phá hạt nhân 11 sinh ra hạt  và hạt X. Coi phản ứng không kèm theo bức xạ  . a. Tính năng lượng của phản ứng trên. b. Biết năng lượng tỏa ra trong phản ứng chuyển hết thành động năng của các hạt tạo thành. Động năng của hạt  là 6,6MeV. Tính động năng của hạt X. c. Xác định góc tạo bởi hướng chuyển động của hạt  và hạt Proton. Cho mP = 1,0073u; mNa = 22,98504u; mX = 19,9869u; m = 4,0015u; uc2 = 931MeV. 20 23 Ne Na  24 He + 10 Hướng dẫn. Sơ đồ phản ứng: 11 H + 11 2 a. Vận dụng cách 1: E = (mP + mNa - mX - m )c = 3,6681 MeV. b. Vận dụng cách 3: E = KHe + KX – KH  KX = E + KH - KHe = 2,6481 MeV c. Theo ĐLBT động lượng: PH = P + PX  PH - P = PX  cos  = m H K H  m K   m X K X PH2  P2  PX2 = = 2 m H K H m K  2 PH .P 4.6,6  1.5,58  20.2,6481 2 1.5,58.4.6,6 = - 0,864   = 149,80. Bài 13. Urani 235 phân hạch theo cách: 235 1 140 1 94 0 92 U + 0 n  58 Ce + 42 Mo + 2 0 n + 8 1 e Cho năng lượng liên kết riêng của U235 là 7,7MeV, của Ce140 là 8,43MeV, của Mo94 là 8,8MeV và mP = 1,007276u; mn = 1,008665u; uc2 = 931,5MeV. Tính năng lượng tỏa ra của phản ứng trên. Hướng dẫn. Vận dụng công thức: E =  mU  mn  mCe  mMo  2mn  c2 = ((58mp + 82mn – mCe) + ( 42mP + 52mn – mMo ) – ( 92mp + 143mn – mU ))c2 + 8(mn – mp )c2 = ( mCe + m Mo - mU )c2 + 8(mn – mp )c2 Mặt khác: Er = m.c 2 A  m  Er .A , thay vào công thức trên. c2 E = ( 8,43.140 + 8,8.94 – 7,7.235) + 8(1,008665u – 1,007276u)c2 = 208,24 MeV. Bài 14. Một phản ứng phân hạch của U235 là: 235 1 139 1 95 0 92 U + 0 n  42 Mo + 57 La + 2 0 n + 7 1 e Cho năng lượng liên kết riêng của U235 là 7,7MeV, của Mo95 là 8,91MeV, của La139 là 8,53MeV; mP = 1,007276u; mn = 1,008665u; uc2 = 931,5MeV. Tính năng lượng tỏa ra của phản ứng trên. [6] Hướng dẫn. Năng lượng của phản ứng hạt nhân 9 E = ( m M 0 + m La - mU )c2 + 7(mn – mp )c2 = ( 95. 8,91 + 139.8,53 – 235.7,7 ) + 7(1,008665u - 1,007276u)c2 = 231,677MeV. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Nghiên cứu đối với đối tượng là lớp 12B1 năm học 2015 – 2016 và lớp 12C1 năm học 2016 – 2017. 10 1. Giờ dạy ở lớp 12B1 năm học 2015 – 2016. Năm học 2015 – 2016 tôi dạy theo SGK, theo quan sát giờ dạy tôi thấy học sinh ít hoạt động, lớp học trầm, học sinh lúng túng khi giải bài tập. 2. Giờ dạy ở lớp 12C1 năm học 2016 – 2017. Năm học này tôi vận dụng những kinh nghiệm đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm ( đặc biệt là các công thức ngoài SGK) học sinh học tập sôi nổi, hứng thú hơn và giải được nhiều bài tập hơn. 3. Sau khi học xong mỗi giờ học, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút. Kết quả bài kiểm tra tính trung bình như sau: Lớp dạy Năm 2015 – 2016 Năm 2016 – 2017 Tổng số bài 33 33 Điểm 0 – 4 Số bài % 15 45,45% 3 9,09% Điểm 5 – 7 Số bài % 7 21,21% 13 39,39% Điểm 8 – 10 Số bài % 11 33,33% 17 51,52% Như vậy, kết quả giờ dạy năm học 2016 – 2017 cao hơn so với năm học trước. Đặc biệt số bài có điểm yếu, kém giảm đi rất nhiều. Từ đó tôi tự tin hơn vào cách làm của mình và viết nội dung vào bản báo cáo này. 3.2. Kiến nghị Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy với phương pháp dạy như trên sẽ giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn và hứng thú hơn khi học phần vật lí hạt nhân. Các em không còn lúng túng, bỡ ngỡ khi gặp các bài tập phần tính năng lượng trong phản ứng hạt nhân, và như vậy kết quả thi đại học của học sinh sẽ được nâng lên. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy còn có nhiều câu hỏi đi liền với nội dung này. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên tôi chưa thể đề cập tới các vấn đề một cách sâu rộng và triệt để, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, tiếp đó đề nghị cấp trên triển khai kết quả đề tài lên các lớp học khác, địa phương khác để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy. Triệu Sơn, tháng 5 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CAM KẾT KHÔNG COPY 11 NGUYỄN VIẾT THẮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật Lí 12 (nâng cao) – Nguyễn Thế Khôi 12 2. Sách giáo khoa Vật Lí 12 ( cơ bản) – Lương Duyên Bình 3. Ôn luyện thi đại học môn Vật Lí theo chủ đề - Chu Văn Biên 4. Giải toán Vật Lí 12 – Bùi Quang Hân 5. Một số phương pháp chọn lọc giải toán Vật Lí sơ cấp – Vũ Thanh Khiết 6. Tuyển tập các bài tập Vật Lí đại cương – I.E.Irôđôp, I.V.Xaveliep, O.I.Damsa. ( Lương Duyên Bình – Nguyễn Quang Hậu dịch từ tiếng Nga ) 7. Giải bằng nhiều cách & một cách cho nhiều bài toán Vật Lí – Nguyễn Anh Vinh 8. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 12 – Vũ Thanh Khiết MỤC LỤC 13 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….Trang 1 1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………..............1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................1 1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1 2. NỘI DUNG............................................................................................................2 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài........................................................................................2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................3 2.3. Giải pháp thực hiện.............................................................................................4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..................................................................5 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................10 3.1. Kết luận ............................................................................................................10 3.2. Kiến nghị ..........................................................................................................10 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan