Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số trường thcs&thpt như thanh

.PDF
26
7
106

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Trong chương trình bậc THPT, bộ môn sinh học đặc biệt là sinh học 10 là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các nội dung trong chương trình đều có khả năng đề cập nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Mặt khác trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy sinh học 10 là chương trình đầu cấp có nhiều nội dung kiến thức mới, trừu tượng học sinh khó tiếp thu gây cảm giác ngại học. Từ những lí do trên tôi đã lựa chon đề tài: “Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học sinh học 10 cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS&THPT Như Thanh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu SKKN xây dựng nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó học sinh có kĩ năng tiếp cận, ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó học sinh được giáo dục toàn diện về mọi mặt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sang kiến kinh nghiệm (SKKN) đã cơ bản xây dựng được các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Sinh học 10 cơ bản, chương trình giáo dục chính khóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện thông qua các tiết dạy trên lớp. - Sử dụng phương pháp lồng ghép, liên hệ các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy (soạn giáo án có nội dung tích hợp). - Tiến hành khảo sát học sinh, phân tích các số liệu thu được qua khảo sát. - Thực hành nghiên cứu, giảng dạy, trao đổi và đúc rút kinh nghiệm. 1 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ đó là: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Tuy nhiên khác với phương pháp dạy học truyền thống là ngoài việc truyền tải kiến thức, phương pháp dạy học tích cực còn phải trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu rõ: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Công văn số 1029/BTNMT-KH ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2016 của các Bộ, ngành, để triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT trong các cơ sở giáo dục và nhiệm vụ “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Công tác quản lý, chỉ đạo triển khai đưa nội dung giáo dục BVMT tích hợp/lồng ghép vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các cấp học thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên về phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung BVMT vào trong các môn học của các cấp học và các trình độ đào tạo. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy việc chủ động tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chương trình dạy học nói chung và dạy học sinh học 10 nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết trong đào tạo con người phát triển toàn diện. Dưới đây là một số khái niệm về môi trường được sử dụng trong nội dung giáo dục: 2 * Môi trường là gì? Có nhiểu quan niệm về môi trường: Môi trường là tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các yếu tố bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường số 55-2014-QH 13: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Tóm lại: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. * Thế nào là môi trường sống? Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tât cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, đất nước, không khí, ánh sang, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, lịch sử, mĩ học. Môi trường sống của con người chia thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội. Môi trường sống tự nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên nhu vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Môi trường xã hội: Là tổng thể mối quan hệ giữa người với người. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các giới sinh vật khác. Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở đẻ sống và phát triển. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là gì? Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia và phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường và các vấn đề của nó (nhận thức), những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức), những tỉnh cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi), những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các cá nhân khác cùng tham gia (kĩ năng), tinh thần trách nhiệm với những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực). 3 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thực trạng của nhà trường * Thuận lợi Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. Nhà trường thường xuyên cho các em lao động don dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường. Các em thường xuyên được tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động của Đoàn – Thanh niên… Phong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh - sạch - Đẹp”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập trên địa bàn xã Phượng Nghi (xã 135), huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là một trường miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục chưa cao. Trường mới thành lập nên diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt, số lượng cây xanh trong trường chua nhiều. Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng chung về năng lực của học sinh của trường còn rất thấp, chưa có sự đầu tư thật sự cho việc học. Phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đến việc truyền tải kiến thức mà chưa quan tâm đến việc đào tạo và phát triển con người toàn diện. Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với nhiều học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lí kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy hết được tác hại của các chất thải độc hại. Nhà trường đã có thùng rác nhưng số lượng còn rất hạn chế, việc thu gom, phân loại rác thải chua đúng cách và khoa học. 2.2.2. Thực trạng tại đia phương các em sinh sống * Thuận lợi Một số gia đình có sử dụng thùng rác sinh hoạt, có ý thức dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh chung. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền và tổ chức nhiều buổi dọn dẹp vệ sinh tập thể. * Khó khăn Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, tất cả các loại rác sinh 4 hoạt hàng ngày đều vứt bỏ đại hoặc vứt xuống sông, khe, suối nào là túi nilon, là cây, giấy, xác chết động vật, chai nhựa, thủy tinh,… chính những việc làm như thế làm cho môi trường bị ô nhiễm. Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác. Ý thức của người dân chưa cao, chưa có quan niệm về môi trường và bảo vệ môi trường. 2.3. Nội dung của SKKN 2.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học sinh học 10 Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Sinh học 10 nhằm trang bị cho học sinh những vấn đề sau: Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường Địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. 2.3.2.Nguyên tắc, phương thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học sinh học 10 * Nguyên tắc Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của môn học. Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai theo hướng tích hợp nội dung qua các tiết học, thông qua chương trình dạy học chính khóa. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương (trường THCS&THPT Như Thanh) Nội dụng và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể 5 tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi. * Phương thức Tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các tiết dạy trong chương trình Sinh học 10 cơ bản. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT. Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Mức độ liên hệ:Có điều kiện liên hệ một cách logic. 2.3.3. Xác định vị trí (địa chỉ) và nội dung cần tích hợp trong chương trình Sinh học 10 cơ bản Điạ chỉ tích Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi Kiểu tích Tên bài hợp trường hợp - Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên Lồng ghép sự đa dạng của thế giới sinh vật/ đa I.1. Các cấp tổ dạng sinh học. Bài 1. Các chức của thế - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường chính là bảo vệ đa dạng sinh cấp tổ chức giới sống của thế giới II. Đặc điểm học. Môi trường và sinh vật có mối sống chung của các quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ Liên hệ cấp tổ chức chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp sống đến hệ sinh thái tự nhiên, giảm đa dạng sinh học. Bài 2. Các II. Đặc điểm - Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa Lồng ghép giới sinh vật chính của mỗi dạng của các giới sinh vật. giới 1. Giới khởi - Các sinh vật trong giới khởi sinh, sinh nguyên sinh và giới nấm góp phần 2. Giới nguyên hoàn thành chu trình tuần hoàn vật Liên hệ sinh chất. 3. Giới nấm - Thực vật có vai trò quan trọng trong 4. Giới thưc vật việc điều hòa khí hậu đồng thời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi và lưới thức 5. Giới động ăn. vật - Động vật là mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự tuần hoàn năng 6 lượng và vật chất, góp phần cân bằng hệ sinh thái. - Bảo vệ môi trường sống an toàn đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của các sinh vật => Đảm bảo đa dạng sinh học - Có ý thức bảo vệ và thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ rừng và khai thác rừng hợp lí. Duy trì hệ sinh thái đất, nước để giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm phát triển cân bằng góp phần vào việc hình thành chu trình tuần hoàn vật chất. - Trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa khí hậu. - Hàm lượng nguyên tố hóa học nào đó Liên hệ tăng cao quá mức cho phép gây ra gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật và con người. Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước Bài 4, 5. Cacbohidrat, lipit, protein - Nước là thành phần quan trọng trong I. Các nguyên môi trường, là một nhân tố sinh thái. tố hóa học - Ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển, hậu quả là tăng diện tích đất ngập lụt, tăng độ II. Vai trò của nhiễm mặn của nguồn nước, thay đổi nước đồi với hệ sinh thái tư nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp. tế bào - Sự cần thiết phải có ý thức bảo vệ môi trường. Hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, tái chế nước đã qua sử dụng, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch. Liên hệ với hiện tượng mưa axit. I. Cacbohidrat - Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong hệ Liên hệ II.2. Chức sinh thái là sản phẩm quang hợp của năng thực vật, là nguồn thức ăn cho động III. Cấu trúc vật ăn thực vật và con người. của protein - Việc trồng và bảo vệ cây xanh là vấn 7 đề cấp thiết. Sự đa dạng trong cấu trúc của protein dẫn đến sự đa dạng trong giới sinh vật. - Đa dạng sinh học đảm bảo cho cuộc sống con người: cung cấp nguồn thực IV. Chức năng phẩm đa dạng từ thực vật và đông vật, của protein cung cấp dược liệu cho dược phẩm… - Có ý thức bảo vệ động – thực vật, bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ môi trường sống của chúng. - Sự đa dạng của ADN chính là đa Liên hệ dạng di truyền (đa dạng nguồn gen) của sinh giới. - Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạo cho mỗi loài sinh vật có một nét đặc trưng phân biệt với các loài khác tạo Bài 6. Axit I. Cấu trúc nên sự đa dạng cho thế giới sinh vật. nucleic AND - Ô nhiễm môi trường dẫn đến làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật =>Suy giảm số lượng, tuyệt chủng. - Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật. - Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, Liên hệ là nơi diễn ra các hoạt động quang hợp. Là cơ sở để thấy được vai trò của Bài 9. Tế bào thực vật đối với vai trò điều hòa khí nhân thực VI. Lục lạp hậu và vai trò chuyển đổi năng lượng. (tiếp theo) - Trồng và bảo vệ cây xanh là hoạt động thiết yếu trong bảo vệ môi trường. Bài 11. Vận Cả bài - Bón phân cho cây trồng đúng liều Liên hệ chuyển các lượng. Nếu bón phân không đúng chất qua cách, không đúng liều lượng, gây dư màng sinh thừa, cây không sử dụng được hết gây chất. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gây hại cho các vi sinh vật (VSV) trong đất. Bảo vệ môi trường đất, nước, không 8 khí đảm bảo môi trường sống trong lành cho các loài sinh vật, từ đó tế bào và cơ thể mới thực hiện được các hoạt động sống và chức năng sinh lí. - Phải có biện pháp xử lí những nơi xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống an toàn cho các loài sinh vật và con người. - Hậu quả của ô nhiễm môi trường: sự Liên hệ nóng lên của trái đất làm cho nhiệt độ của môi trường tăng cao hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt tính enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống Bài 14. của vi sinh vật. Enzim và vai I.3. Các yếu tố - Nhiều loài vi sinh vật có khả năng trò của en ảnh hưởng đến phân giải xác động, thực vật trong đát zim trong hoạt tính của là do chúng tiết ra các enzim phân giải quá trình en zim các chất hữu cơ thành các chất đơn chuyển hóa giản hơn, thực hiện quá trình chuyển vật chất hóa trong đất, vì vậy sử dụng phân bón vi sinh vừa cung cấp phân bón cho cây, vừa làm giàu dinh dưỡng tự nhiên cho đất vừa có tác dụng bảo vệ môi trường. Bài 17. Cả bài - Qúa trình quang hợp sử dụng khí Lồng ghép Quang hợp CO2, giải phóng khí O2, có tác dụng điều hòa không khí và góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên, có thể làm tăng năng suất của quang hợp, tăng quá trình trao đổi khí. - Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹp đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khả năng hấp thụ khí ở cây xanh. Đồng thời làm Liên hệ cho các khí thải độc hại tích tụ càng nhiểu, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit… - Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh xung quanh mình sinh sống, nhà trường…, tuyên truyền cho 9 Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Bài 23. Qúa trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật Bài 25, 26. Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật người khác về vai trò của việc trồng cây xanh với việc tạo bầu không khí trong lành. - Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc truc trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. Một bệnh đặc I. Chu kì tế trưng cho cơ chế trục trặc phân bào là bào bệnh ung thư. - Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư. Vì vậy bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ sức khoe cho con người. - VSV phân giải xác động – thực vật, thực hiện các quá trình chuyển hóa trong đất, làm cho đất giàu mùn – cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây, góp phần làm sạch môi trường. - Sự phân giải của VSV là cơ sở chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón. II. Qúa trình Vì vậy cần phân loại rác thải: rác thải phân giải hữu cơ, rác thải tái chế (giấy, nilon, thủy tinh…), và rác thải kim loại. - Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế sử dụng những sản phẩm khó phân hủy tồn tại lâu trong môi trường như sản phẩm làm từ nhựa plastic, túi nilon, Cả bài - Công nghệ sinh học cần phải vận dụng sự sinh sản theo cấp số mũ của VSV để sản xuất protein, các chất hoạt tính sinh học, nhằm giải quyết những nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người và bảo vệ bền vững của môi trường sống. - Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất Liên hệ Lồng ghép Liên hệ Liên hệ 10 Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật Cả bài Bài 31. Virut gây bệnh và ứng dụng của vi rut trong thực tiễn I. Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn Bài 32. Bệnh I.2. Phương cao, đa dạng trong trao đổi chất ở VSV giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớn giảm ô nhiễm. - Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSV gây ra không có điều kiện phát triển. - Căn cứ vào các chất hóa học có vai trò ức chế sinh trưởng của VSV có thể ức chế hoặc tiêu diệt các loài VSV có hại. - Bảo vệ sự bền vững của môi trường bằng cách tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợi cho VSV có lợi sinh trưởng theo cấp số nhân để tăng năng suất, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Một số chất hóa học có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng của VSV có hại được sử dụng làm trong sạch nguồn nước, thực phẩm. Sử dụng nguyên lí này trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất để xử lí chất thải lỏng có khả năng gây ô nhiễm cao trước khi thải ra nguồn nước như sông, ngòi, kênh, rạch… - Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. - Đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, thay thế thuốc trừ sâu hóa học, giảm ô nhiễ môi trường đất, nước, không khí. Vì vậy phải tăng cường nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh. - Một số loài vi rút gây bệnh cho động vật, thực vật và côn trùng có lợi. Vì vậy cần phải có các biện pháp nhằm ngăn chặn lại. - Để phòng tránh các bệnh truyền Lồng ghép Liên hệ Lồng ghép Liên hệ Liên hệ 11 nhiễm cần có ý thức bảo vệ môi trường sach sẽ nhằm loại trừ và hạn chế các ổ truyền nhiễm thức lan VSV gây bệnh phát triển. và miễn dịch truyền - Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng: trường học, bệnh viện,…, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. 2.3.4. Soạn giáo án tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Soạn giáo án tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là khâu rất quan trọng, thể hiện cụ thể, chi tiết nội dung của SKKN. Việc soạn giáo án tích hợp phải thể hiện được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong tất cả các mục của giáo án. Dưới đây tôi xin đưa ra một giáo án tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mà tôi đã soạn và áp dung trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học 10 cơ bản: Tiết 26 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Học sinh phải nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ứng dụng. - Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g). - Nêu được nguyên tắc và ứng dụng của phương pháp nuôi cấy liên tục - Học sinh phải nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi). - Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực (có thể sinh sản bắng nguyên phân hoặc bằng bào tử hữu tính hay vô tính). - Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản sau: - Quan sát và khai thác tranh hình. - Tư duy độc lập, hệ thống và trình bày trước đám đông. - Phân tích, so sánh và tổng hợp. - Hệ thống và khái quát hóa kiến thức. - Hình thành ở học sinh kĩ năng đánh giá và ứng phó trước các vấn đề về ô nhiễm môi trường. 3. Về thái độ - Hình thành ở học sinh ý thức tự học và phương pháp học tập bộ môn sinh học. 12 - Có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Khai thác kênh hình, kênh chữ để hình thành kiến thức. Năng lực phân tích, so sánh để rút ra bản chất của vấn đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu, đĩa VCD...) - Học liệu: + Hình 25 sách giáo khoa. + Tranh vẽ hình 26.1, 26.2 và 26.3 SGK. + Tranh hình thể hiện được các lợi ích do VSV mang lại trong thực tiễn đời sống. + Tranh hình thể hiện việc ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh do VSV gây ra. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như: chuẩn bị tài liệu, ĐDHT .. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số - HS chuẩn bị tài liệu học tập bộ môn. 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: VSV là gì? Đặc điểm chung của vi sinh vật? 3. Tiến trình bài học Hoạt động của thầy & trò Hoạt động 1: Tìm hiếu sự sinh trưởng của vsv * GV trình chiếu các hình ảnh về sinh trưởng của vsv, thực vật, động vật và yêu cầu HS: Quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? Sinh trưởng ở vsv khác với sinh trưởng ở động vật bậc cao như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin Nội dung I. Khái niệm sinh trưởng 1. Khái niệm - Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng sinh các thành phần trong tế bào và dẫn ngay đến sự phân chia. - Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể. 13 SGK, liên hệ những kiến thức đã học về sinh trưởng ở thực vật, động vật để trả lời câu hỏi. (GV: Do sinh sản bằng cách phân đôi nên vi khuẩn được dùng làm mô hình nuôi cấy sinh trưởng của vi sinh vật. Kích thước tế bào nhỏ nên khi nuôi cấy để thuận tiện người ta theo dõi sự thay đổi của cả quần thể) * GV? Thời gian thế hệ là gì? Cho ví dụ? - HS trả lời. * GV yêu cầu HS: Trả lời câu lệnh trang 99 SGK. (- Sau thời gian thế hệ số tế bào quần thể tăng gấp 2. N = NO 2n - Số lần phân chia trong 2h là 2h = 120'; 120':20' = 6 (n = 6) N = 1052 6 = 64.105) * Giáo viên lưu ý: - Mỗi loài vsv có thời gian thế hệ riêng, ví dụ: Trong điều kiện thích hợp nhất vi khuẩn tả có g = 20 phút, vi khuẩn lactic có g = 100 phút, vi khuẩn lao có g = 1000 phút... - Cùng một loài nhưng trong nhũng điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng có g khác nhau. =>Liên hệ: Tạo ra các điều điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật có lợi nhằm rut ngắn thời gian thế hệ. Đồng thời kéo dài thời gian thế hệ của các loài vi sinh vật có hại (vi khuẩn lao, vi khuẩn tả...) 2. Đặc điểm - Thời gian sinh sản rất ngắn. - Thời gian thế hệ (g) tính từ lúc một tế bào được sinh ra cho đến khi nó phân chia hoặc thời gian để số lượng cá thể trong quần thể tăng gấp 2 là thời gian thế hệ( g). - Trong điều kiệnthích hợp g = hằng số. 14 Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng của quần thể vi khuẩn - GV cho hs quan sát tranh hình 25 SGK. ? Thế nào là nuôi cấy không liên tục? ? Quan sát đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục em có nhận xét gì? (Các pha, số lượng tế bào). - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện. * GV yêu cầu HS: Trả lời câu lệnh trang 100 =>Tốc độ sinh trưởng riêng(µ) (Là số lần phân chia trong một giờ) * GV? Quan sát trên đường cong sinh trưởng ở pha nào số lượng tế bào lớn nhất? (Để thu được số lượng tế bào vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha cân bằng) - HS trả lời. =>Lồng ghép: - Bảo vệ sự bền vững của môi trường bằng cách tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợi cho VSV có lợi sinh trưởng theo cấp số nhân để tăng năng suất, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. * GV yêu cầu HS: Trả lời câu lệnh trang 101. - HS trả lời: Để ko xảy ra pha suy vong →thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng, lấy đi các chất độc hại→nguyên tắc của nuôi cấy liên tục.. II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn 1. Nuôi cấy không liên tục - Nguyên tắc: Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm chuyển hoá vật chất. - Đặc điểm sinh trưởng của vsv: Sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha. a. Pha tiềm phát (pha lag) - Vi khuẩn thích nghi với môi trường - hình thành các enzim cảm ứng. - Số lượng cá thể tế bào chưa tăng. b. Pha luỹ thừa (pha log) - Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. Sau 1 thì gian thế hệ số lượng cá thể tăng gấp 2 (g=hằng số). c. Pha cân bằng - Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian do + 1 số tế bào bị phân huỷ + 1 số khác có chât dinh dưỡng lại phân chia + µ=0, không đổi theo thời gian d. Pha suy vong - Số cá thể (tế bào) trong quần thể giảm dần do: + Số tế bào bị phân huỷ nhiều + Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt + Chất độc hại tích luỹ nhiều * Ứng dung: Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. Sử dụng nuôi cấy không liên tục để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. 2. Nuôi cấy liên tục - Nguyên tắc: Bổ sung các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra dịch nuôi cấy tương đương. - Đặc điểm sinh trưởng của vsv: Điều kiện môi trường duy trì ổn định, vsv không phải làm quen với môi trường. 15 (Dùng phương pháp nuôi cấy liên tục). * GV? Vì sao trong nuôi cấy ko liên tục cần có pha tiền phát còn trong nuôi cấy liên tục ko cần có pha này? ? Vì sao trong nuôi cấy liên tục ko xảy ra pha suy vong? - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Do môi trường ở nuôi cấy liên tục luôn đủ dinh dưỡng nên vsv không phải làm quen với môi trường→không có pha tiềm phát. + Do luôn được cung cấp chất, đồng thời lấy đi các chất độc hại→không có pha suy vong. =>Lồng ghép: Nuôi cấy lên tục có ý nghĩa gì trong thực tiễn đời sống? - Công nghệ sinh học cần phải vận dụng sự sinh trưởng theo cấp số mũ của VSV để sản xuất protein, các chất hoạt tính sinh học, nhằm giải quyết những nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ bền vững môi trường sống. Hoạt động 3: Giới thiệu các hình thức sinh sản ở vi sinh vật * GV: Tranh trang 111 SGV * Ứng dụng - Sản xuất sinh khối để thu nhận pr đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như a.a, kháng sinh. * Tranh hình: Sản xuất nước mắm, nước tương, sản xuất thuốc kháng sinh (Hình 2.1 phụ lục ảnh) III. Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật 1. Sự sinh sản của sinh vật nhân sơ a. Phân đôi 16 ? Em hãy nêu quá trình sinh sản phân đôi? Cho ví dụ về hình thức sinh sản phân đôi của sinh vật? - HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. * GV: Tranh hình 26.1, 26.2 SGK. + Hình thức phân nhánh và nay chồi bào tử không có vỏ và canxiđipicôlinat. + Nội bào tử có vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat. (tế bào dạng kết bào xác) * GV yêu cầu HS: Trả lời câu lệnh trang 103 SGK. (vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi, phân đôi) * GV: Tranh hình 26.3 SGK. ? Nghiên cứu sách giáo khoa và tranh em hiểu như thế nào là bào tử kín, bào tử trần? ? Em hãy nêu quá trình sinh sản của trùng đế giày? Sinh sản hữu tính hay vô tính? - HS trả lời. + Sinh sản hữu tính 2 con tiếp hợp trao đổi nhân cho nhau. + Sinh sản vô tính 2 con tách nhau rồi tự phân đôi. =>Liên hệ: - Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao, đa dạng trong trao đổi chất ở VSV giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớn giảm ô nhiễm. - Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSV gây ra không có điều - Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm) mêzôxôm để ADN đính vào nhân đôi và điểm để hình thành vách ngăn chia tế bào. b. Nảy chồi và tạo thành bào tử - Ngoại bào tử (bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) - VSV dinh dưỡng mêtan. - Bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng) - Xạ khuẩn. - Phân nhánh và nảy chồi - Vi khuẩn quang dưỡng màu tía. - Nội bào tử là khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong 1 nội bào tử. Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản (dạng nghỉ của tế bào) 2. Sự sinh sản của sinh vật nhân thực a. Sinh sản bằng bào tử - Sinh sản vô tính (bào tử kín) bào tử được hình thành trong túi (như nấm Muco) hay bào tử trần như nấm Penicillium. - Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân. 2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi - Sinh sản vô tính bằng nảy chồi (nấm men rượu) phân đôi như nấm men rum. - Sinh sản vô tính bằng phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử. * Tranh hình: Dịch bệnh do vsv gây ra như: dịch tả, lao...(Hình 2.2, 3.2 phụ lục ảnh) 17 kiện phát triển. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết - Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần phải có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng. - Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm cho vi khuẩn bị phân huỷ số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần. - Các lợi ích và tác hại do vsv mang lại từ đó có định hướng phát triển và phòng trừ. 2. Hướng dẫn học tập - Câu hỏi và bài tập cuối bài . - Chuẩn bị bài mới. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Đối tượng áp dụng SKKN 18 - SKKN được áp dung trên 2 lớp học đại trà có sức học tương đương của khối 10 gồm: 10C2, 10C1. - SKKN áp dụng xuyên suốt toàn bộ chương trình sinh học 10 cơ bản, năm học 2016-2017. 2.4.2. Kết quả thực nghiệm Kết quả nghiên cứu được phản ánh qua 02 bài kiểm tra ở lớp 10C1 (thực nghiệm) và lớp 10C2 (đối chứng) như sau: Bảng. Kết quả điểm kiểm tra Lần Lớp Sĩ Đối Tiêu Điểm(xi) kiểm số tượng chí 3 4 5 6 7 8 9 10 tra 10C1 40 Thực Số bài 3 5 7 9 10 6 nghiệm % 7,5 12,5 17,5 22,5 25 15 Lần 1 10C2 41 Đối Số bài 8 10 8 6 9 0 chứng % 19,5 24,4 19,5 14,6 22 0 10C1 40 Thực Số bài 7 9 10 9 5 nghiệm % 17,5 22,5 25 22,5 12,5 Lần 2 10C2 41 Đối Số bài 10 6 8 9 8 0 chứng % 24,4 14,6 19,5 22 19,5 0 - Qua kết quả thống kê trên cho thấy: Giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra. Trong đó: * Lần kiểm tra thứ nhất: - Lớp thực nghiệm 10C1 có điểm số phân bố từ 5 đến 10, lớp đối chứng 10C2 phân bố từ 5 đến 9; tỷ lệ điểm 5 lớp thực nghiệm là 7,5%, lớp đối chứng cao hơn là 19,5%; tỷ lệ điểm từ 8 đến 10 của lớp thực nghiệm là 62,5% còn tỷ lệ điểm 8, 9 ở lớp đối chứng thấp hơn là 36,6%. * Lần kiểm tra thứ hai: - Lớp thực nghiệm 10C1 có điểm số phân bố từ 6 đến 10, lớp đối chứng 10C2 phân bố từ 5 đến 9, tỷ lệ điểm 5 của lớp thực nghiệm là 0% còn của lớp đối chứng là 24,4%; tỷ lệ số bài đạt điểm 8, 9, 10 của lớp thực nghiệm là 60% còn của lớp đối chứng là 41,5%. Như vậy, qua 2 lần kiểm tra cho thấy điểm số của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Đặc biệt những một số câu hỏi có liên quan đến giáo dục môi trường thì đa số học sinh ở lớp đối chứng (10C2) đều không trả lời đúng. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. Kết luận 19 Đề tài có tính khả thi, những kiến thức về môi trường rất gần gũi với thực tiến đời sống nên giúp cho học sinh thoải mái hơn trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết. Trong quá trình giảng dạy, việc lồng ghép, liên hệ các nội dung giáo dục về môi trường sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức. SKKN góp phần giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập và yêu thích môn Sinh học hơn. 3.2. Đề xuất * Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn sinh học ở trường THPT. Mua sắm nhiều hơn nữa tài liệu tham khảo, đồ đùng dạy học phù hợp với yêu cầu của bộ môn để cung cấp cho các nhà trường trong tỉnh. Nên tổ chức nhiều chuyên đề cấp tỉnh về nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn sinh học cho giáo viên được tham gia. * Đối với Nhà trường Việc tích hợp các nội dung giáo dục về môi trường cần được mở rộng cho những phần kiến thức mà SKKN này chưa giới thiệu đối với bộ môn Sinh học nói riêng và chương trình giáo dục của Nhà trường nói chung. * Đối với giáo viên Giáo viên dạy Sinh học cần tìm tòi các chủ đề nguồn, xây dựng các địa chỉ tích hợp bổ trợ cho bài học. * Đối với học sinh Các em học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc tự đọc, tự xây dựng các nội dung tích hợp đối với môn Sinh học theo cách hiểu của bản thân đối với các chủ đề trong chương trình Sinh học phổ thông nhằm hoàn thiện các kĩ năng của bản thân. Do thời gian có hạn, SKKN có thể còn có những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp cùng các em học sinh đóng góp ý kiến để SKKN được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Như Thanh, ngày 05 tháng 04 năm 2017 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Trang PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra sử dụng trong kiểm nghiệm SKKN lần 1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan