Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu...

Tài liệu “một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu thép của tổng công ty thép việt nam”.

.DOC
34
228
109

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Tính cấp thiết của đề tài: Thép và ngành công nghiệp sản xuất gang thép đối với sự phát triển của quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng không thể phủ nhận, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thép có mặt trong mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong thời kỳ quá độ để đất nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội. Ngành công nghiệp sản xuất gang thép được coi là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, là ngành đặc biệt quan trọng và được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, các sản phẩm gang thép do nước ta sản xuất nhìn chung chưa cao, chỉ đáp ứng vừa đủ tiêu chuẩn cơ bản của các sản phẩm thép. Do đó, hàng năm, kim ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng thép có chất lượng cao cấp chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Hiện nay, thị trường ngoại hối biến động phức tạp và khó kiểm soát, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thay đổi một cách bất thường và VND đang ngày càng mất giá so với các đồng ngoại tệ mạnh thường được dùng để thanh toán trong việc nhập khẩu. Những biến động thất thường và khó kiểm soát của ty giá hối đoái ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ngoại thương đặc biệt là hoạt động nhập khẩu Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn với sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái. Khó khăn đó thực sự là một gánh nặng khi mà Tổng Công ty Thép Việt Nam giữ vai trò nòng cốt, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam. Hoạt động ngoại thương của Tổng Công ty Thép Việt Nam chủ yếu là hoạt đông nhập khẩu thép và các nguyên phụ liệu để sản xuất thép. Các biến động của tỷ giá không chỉ gây ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất thép của các công ty con, các công ty liên quan và còn ảnh hưởng tới ngành thép trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khấu thép” là rất cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong ngành thép nói chung và của Tổng Công ty thép Việt Nam nói riêng. II. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng , trực tiếp đến việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Do đó, vấn đề của tỷ giá hối đoái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa có giá trị lớn như thép. Từ những lý luận về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái và việc nghiên cứu quán trình hoạt động của Tổng Công ty Thép Việt Nam, để thúc đấy quá trình hoạt động của Tổng Công ty Thép Việt Nam được tốt hơn, em mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam”. Đề tài sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đối tỷ giá với hoạt động nhập khẩu thép tại Tổng Công ty, tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những hạn chế, tồn tại của Tổng Công ty trong việc đối phó, phòng ngừa với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam. III. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống lại một số lý luận liên quan đến tỷ giá hối đoái, các chế độ tỷ giá hối đoái, các nhân tố ảnh hưởng…; các lý luận liên quan đến nhập khẩu, vai trò, các hình thức nhập khẩu, các nhân tố tác động tới hoạt động nhập khẩu.. - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu Thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của Tổng Công ty trong việc đối phó, phòng ngừa với sự biến động tỷ giá hối đoái. SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp - Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hạn chế, đối phó với tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam. IV. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam trong thời gian từ năm 2008-2010 và đề xuất các giải pháp cho thời gian sắp tới. - Không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại Tổng Công ty Thép Việt Nam. - Sản phẩm: Phôi thép, Thép phế, Cuộn cán nóng. V. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu: 1) Một số khái niệm của vấn đề nghiên cứu: a. Tỷ giá hối đoái: : Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 18,960 VND/USD hay giữa JPY và USD là 116,729 JPY/ USD hay giữa USD và EUR là 1,28262 USD/EUR. b. Nhập khẩu: Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Đô la, triệu Đô la hay tỷ Đô la) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...). 2) Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập khẩu: a. Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái:  Phân loại tỷ giá hối đoái: Có nhiều loại tỷ giá khác nhau được sử dụng trên thị trường hối đoái, tuỳ thuộc và nhiều mức phân loại khác nhau: oPhân theo đối tượng xác định:  Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương của nước đó xác định. Dựa vào tỷ giá này, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn hoán đổi. Ở một số nước như Pháp, Bỉ .v.v. tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch được xác định vào thời điểm trong ngày.  Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường. oPhân theo kỹ thuật giao dịch:  Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết hoặc mua bán.  Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy địnhvề tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngành Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. oPhân theo hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp  Tỷ giá xuất khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính trên sàn tàu bằng tiền nội địa so với số ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu. Cụ thể là: Tổng giá vốn về hàng hóa tại sàn tàu bằng tiền nội tệ Tỷ giá xuất khẩu = Tổng ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng  Tỷ giá nhập khẩu: là tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu tính theo nội tệ so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu. Tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu Tỷ giá nhập khẩu = Tổng ngoại tệ phải trả theo giá CIF tại cảng nhập khẩu oCăn cứ vào giá trị của tỷ giá:  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.  Tỷ giá hối đoái thực: là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Đặc tính quan trọng của tỷ giá hối đoái thực là nó đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. oCăn cứ vào thời điểm giao dịch:  Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ của ngày giao dịch.  Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào cuối giờ của ngày giao dịch. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các loại tỷ giá khác nhau như tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá tiền lớn, tỷ giá tiền nhỏ..v.v…  Các chế độ tỷ giá hối đoái: Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. oChế độ tỷ giá thả nổi tự do: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Chế độ tỷ giá thả nổi là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Là tỷ giá được tự do điều chỉnh về trạng thái cân bằng mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào của Ngân hàng Trung ương vào thị trường ngoại hối. Hay nói cách khác, tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường và giá trị của đồng tiền được phép giao động trên thị trường thị trường ngoại hối. Tỷ giá thả nổi có ưu điểm là nhạy cảm với thị trường ngoại hối giúp làm dịu tác động của những cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài cho phép chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu khác với mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm của chế độ tỷ giá hối đoái là luôn biến động, biên độ giao động lớn, không ổn định và phụ thuộc vào cung cầu ngoại hối nên rất khó dự đoán và đưa ra được kế hoạch cụ thể. Mặt khác, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của Chính phủ trong việc vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định nền kinh tế trong nước tạo khó khăn cho thương mại thế giới. oChế độ tỷ giá cố định: Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với Đô la Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng Euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy. Là tỷ giá được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương. Khi có sự biến động thị trường, muốn duy trì tỷ giá đã ấn định thì Ngân hàng Trung ương phải điều hòa lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đảm bảo cân bằng cung cầu. Chế độ tỷ giá này lại được phân chia thành:  Cố định gắn với một đồng tiền: Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ gắn với một đồng tiền của mình vào những đồng tiền quốc tế chủ chốt mà rất ít khi điều chỉnh giá trị so sánh của chúng. Việc điều chỉnh tỷ giá chỉ diễn ra khi có những cú sốc đặc biệt hoặc khi những biến động thị trường gây bất lợi cho nền kinh tế trong nước.  Cố định gắn với một rổ các loại tiền: Nền kinh tế sẽ gắn đồng tiền nước mình vào một rổ các đồng tiền có giao dịch chính hoặc đồng tiền tiêu chuẩn.  Cố định gắn với một khoản chênh lệch xác định trước: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Nền kinh tế sẽ gắn đồng tiền của nước mình vào một đồng tiền khác hoặc một rổ các đồng tiền trong một khoản chênh lệch nhất định, thường là nhỏ.  Cố định nhưng có thể điều chỉnh: Chế độ này đươc thực hiện theo thỏa ước hệ thống tỷ giá cân bằng theo Hiệp định Bretton- Woods. oChế độ tỷ giá linh hoạt: Chế độ tỷ giá linh hoạt là tỷ giá có thể được Ngân hàng Trung ương điều chỉnh một cách linh hoạt. Là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. Chế độ tỷ giá linh hoạt bao gồm các dạng chính như sau:  Điều chỉnh linh hoạt theo các chỉ số: Trong chế độ này thì nền kinh tế sẽ tự động điều chỉnh đồng nội tệ theo sự thay đổi trong các chỉ số cho trước.  Thả nổi có kiểm soát: Các nước sẽ thường xuyên điều chỉnh tỷ giá trên cơ sở đánh giá diễn biến của các biến số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các biến số về tình hình dự trữ, thanh toán.  Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: oCung cầu ngoại tệ: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sự biến động tỷ giá hối đoái. Bất kỳ nguyên nhân nào làm dịch chuyển cung cầu ngoại tệ đều làm tác động đến tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.  Cán cân thương mại: Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng  Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.  Đầu tư ra nước ngoài: Những nhà đầu tư muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.  Thuế quan và hạn ngạch: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Nếu một quốc gia áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu,làm cho lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó giảm, giá hàng hóa nhập khẩu tăng. Do đó, nhu cầu về hàng ngoại nhập sẽ giảm, kéo theo sự giảm về nhu cầu ngoại tệ, tỷ giá sẽ giảm làm cho đồng nội tệ lên giá. Và ngược lại…  Tâm lý ưa thích hàng ngoại: Đối với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập cao thường cho rằng hàng ngoại nhập chất lượng tốt hơn hàng hóa trong nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập càng ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập cũng tăng, do đó cầu về ngoại tệ tăng, tỷ giá sẽ tăng làm cho đồng nội tệ ngày càng mất giá.  Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia: Nếu tỷ giá lạm phát của hai nước khác nhau trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì làm cho giá cả hàng hóa ở hai nước có những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền của hai nước đó bị phá vỡ, tức là làm cho tỷ giá thay đối. Đồng tiền nào có mức lạm phát lớn hơn thì đồng tiền đó bị mất giá so với đồng tiền của nước còn lại. Yếu tố chênh lệch lạm phát ảnh hưởng đến biến động tỷ giá trong dài hạn.  Vai trò của Chính Phủ hay sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương: Sự can thiệp này thực hiện bằng việc bán ra hoặc mua vào ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm làm thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá nhằm đạt mục tiêu, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của các yếu tố khác như uy tín của đồng tiền, tâm lý, những dự đoán về tỷ giá hối đoái… b. Một số lý thuyết về hoạt động nhập khẩu:  Vai trò của hoạt động nhập khẩu: Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hiện nay khi các nước đều có xu hướng SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng: - Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và tăng mức sống của nhân dân. - Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước. - Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất. - Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cấp, tự túc. - Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hoá hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được). - Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.  Các hình thức nhập khẩu: oNhập khẩu trực tiếp: Là phương thức trong đó doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của mình hoặc của doah nghiệp khác với khách hàng nước ngoài. oNhập khẩu ủy thác: Là phương thức nhập khẩu trong đó doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của doanh nghiệp khác với khách hàng nước ngoài. SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp oỦy thác nhập khẩu: Là phương thức nhập khẩu trong đó doanh nghiệp ủy quyền trả chi phí dịch vụ cho doanh nghiệp khác giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của mình với khách hàng nước ngoài. oNhập khẩu đối lưu: Là phương thức nhập khẩu trong đó việc nhập khẩu hàng hóa kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu hàng hóa, người nhập khẩu đồng thời là người xuất khẩu. Lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương. 3) Phân định nội dung nghiên cứu: a. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hiệu quả hoạt động kinh doanh: Tỷ giá hối đoái luôn biến động thất thường khiến cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trở nên bất ổn. Điều này làm cho chi phí, giá hàng và giá trị hợp đồng nhập khẩu không ổn định, gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế b. Tác động của tỷ giá hối đoái tới giá và lượng hàng nhập khẩu: Khi đồng nội tệ mất giá, các nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ một lượng tiền nội tệ nhiều hơn cho việc thanh toán giá hàng, chi phí nhập khẩu….Giá hàng hóa thực tế sẽ tăng lên. Các chi phi đó cùng với lượng nội tệ tăng thêm khi tỷ giá ngoại tệ/ nội tệ tăng sẽ được tính vào giá hàng hóa khi đã được nhập về và được bày bán trong nước. Khi giá tăng, thì nhu cầu mua loại hàng hóa đó sẽ giảm, làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả nhập khẩu không cao. c. Tác động của tỷ giá tới sự lựa chọn nhà cung ứng Khi đồng nội tệ mất giá trong dài hạn, các nhà nhập khẩu phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn để mua ngoại tệ thahh toán các chi phí và giá hàng nhập khẩu. Việc đó dẫn đến việc giảm doanh thu và lợi nhuận. Khi đó, các nhà nhập khẩu sẽ cân nhắc hơn tới việc lựa chọn nhà cung ứng. Nhà cung ứng nào có giá nhập khẩu rẻ hơn, các chế độ ưu đãi tốt hơn sẽ được ưu tiên. SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM I. Phương pháp nghiên cứu vấn đề: 1) Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng đồng thời hai dạng số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. oPhương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sinh viên thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, lãnh đạo, nhân viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam, đồng thời phát các phiếu điều tra trắc nghiệm (Phụ lục) để thu thập thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Từ đó có được những thông tin khách quan, thực tế nhất. Nội dung của phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn xoay quanh sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty cũng như các biện pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của biến động tỷ giá. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Tổng Công ty Thép Việt Nam, sinh viên đã gửi đi 10 phiếu điều tra trắc nghiệm và đã nhận được phản hồi đầy đủ. Sinh viên cũng đã phỏng vấn lấy ý kiến của 3 chuyên gia. oPhương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:  Thu thập dữ liệu nội bộ: Thu thập qua các tài liệu nội bộ của Tổng Công ty như : Báo cáo tài chính, số liệu hoạt động nhập khẩu…  Thu thập dữ liệu ngoại vi: Thu thập qua các nguồn thông tin đại chúng như báo chí, các bài viết, bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập qua internet; các thông tin lý thuyết trong các giáo trình, sách chuyên ngành, luận văn cùng đề tài. 2) Phương pháp phân tích dữ liệu: oPhương pháp phân tích thống kê: Dựa trên số phiếu đã phát ra và những thông tin đã thu thập được, tiến hành thống kê các kết quả thu thập được. Cùng với việc dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương một, tiến hành phân tích các kết SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp quả đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam. Phân tích các nguồn dữ liệu ngoại vi để thấy những tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam. oPhương pháp đồ thị: Biểu diễn một số số liệu thu thập được dưới dạng biểu đồ để thấy rõ sự khác biệt cũng như sự thay đổi của các số liệu đó qua các năm. oPhương pháp so sánh, đối chiếu: Từ các báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thép Việt Nam so sánh, đối chiếu để đánh giá sự tăng giảm doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, đánh giá tình hình biến động tỷ giá tác động đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam . oPhương pháp tư duy, logic và phương pháp tổng hợp: Dựa trên các dữ liệu thu thập được để suy luận, đánh giá, đưa ra các kết luận chính xác về sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam. Từ đó , tổng kết những nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty để đưa ra các phương án, kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục những mặt còn hạn chế. II. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam: 1) Đánh giá tổng quan: a. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Thép Việt Nam: Tên giao dịch của Tổng Công ty: Bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Bằng tiếng Anh: VIET NAM STEEL CORPORATION Tên viết tắt: Vnsteel Địa chỉ trụ sở chính của Tổng Công ty: Số 91, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (84) 4 3856 1767 Fax: (84) 4 3856 1815 SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Website: www.Vnsteel.vn Tổng Công ty Thép Việt Nam là một công ty nhà nước được hình thành từ sự hợp nhất của hai công ty đó là Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí. Từ năm 1996 đến 2006, Tổng Công ty thép Việt Nam được hoạt động và tổ chức theo mô hình Tổng Công ty 91. Từ ngày 01/07/2007, Tổng Công ty thép Việt Nam đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. o Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất thép và các kim loại khác, vật chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và các sản phẩm thép sau cán. - Nhập khẩu các sản phẩm thép và các nguyên phụ liệu sản xuất thép, phế liệu kim loại… để phục vụ sản xuất thép và các ngành công nghiệp khác. Xuất khẩu các sản phẩm về thép - Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công, xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất và kinh doanh các vật liệu xây dựng. - Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại. Hệ thống tổ chức của VNSteel có 12 đơn vị trực thuộc, 7 công ty con và 22 công ty liên kết. Trong đó có 25 công ty trực tiếp sản xuất, 6 công ty thương mại và 10 đơn vị là các Viện, trường, các đơn vị dịch vụ phụ trợ. Trong tương lai, VNSteel sẽ tập trung mở rộng hơn nữa việc sản xuất kinh doanh đa ngành các sản phẩm ngoài thép, cũng như các hoạt động dịch vụ, phụ trợ. b. Điểm mạnh của Tổng Công ty Thép Việt Nam: Tổng Công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nên doanh nghiệp có một cơ chế quản lý chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo chính quy, có đầy đủ năng lực và trình độ để góp phần vào sự phát triển của Tổng Công ty. Những năm qua, Tổng Công ty Thép Việt Nam không ngừng phát triển , góp phần lớn cho nền kinh tế nước nhà, doanh thu hàng năm tăng lên rõ rệt. Tổng Công ty Thép Việt Nam đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và ngành thép nói riêng. Tổng Công ty Thép Việt Nam là một đơn vị có truyền thống kinh doanh lâu năm nên có kinh nghiệm công tác lâu năm. Cũng vì thế mà Tổng Công ty xây dựng được thị trường truyền thống, khách hàng, đối tác tin cậy, làm ăn lâu dài... Là một doanh nghiệp nhà nước nên Tổng Công ty Thép Việt Nam có được sự hỗ trợ không nhỏ từ phía Nhà nước như vốn đầu tư, các chính sách hỗ trợ… c. Một số khó khăn của Tống Công ty Thép Việt Nam: Do những biến động khó dự đoán và kiểm soát của tỷ giá giữa đồng Đôla Mỹ và đồng Việt Nam nên Tổng Công ty gặp phải một số khó khăn về dự báo biến động tỷ giá và thiệt hại do biến động tỷ giá mang lại. Hiện nay trên thị trường, Tổng Công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, nguy cơ bị mất đi một phần thị trường thống lĩnh là rất cao. 2) Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam: a. Môi trường vĩ mô:  Môi trường kinh tế: Cán cân thương mại thâm hụt và lạm phát luôn ở mức hai con số chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát luôn có xu hướng tăng cao. Năm 2009, đầu tư nước ngoài tiếp tục có biểu hiện bán chứng khoán Việt Nam để mua USD rút về nước. Họ mua ngoại tệ nên đã đẩy tỷ giá đồng ngoại tệ lên và làm sức mua của VND yếu đi. Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng trở nên khó kiểm soát, hình thức đa dạng và phong phú. Nó làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp thất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái, làm tỷ giá hối đoái biến động không ngừng theo xu hướng đồng nội tệ đang ngày càng mất giá.  Chính sách vĩ mô của Chính phủ: Chính sách kích cầu sẽ gây áp lực lên dự trữ ngoại hối, chính sách hỗ trợ xuất khẩu làm tăng tỷ giá. Chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát cũng là một nguyên nhân làm cho tỷ giá tăng. Việc thiếu ngoại tệ trong thị trường chính thức đã làm giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái tại chợ đen vẫn ở mức cao. oChính sách tỷ giá: Từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt nam, các dòng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ. Trong vòng 3 năm qua, Ngân hàng Trung ương đã nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Trở lại với thực tế trong năm 2009, mặc dù ngân hàng quá dồi dào nguồn ngoại tệ cho vay tới hàng tỷ USD, khiến lãi suất giảm thấp (dĩ nhiên, lãi suất USD giảm ở Việt Nam còn có một nguyên nhân khác là đồng USD xuống giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác) nhưng nguồn để kinh doanh (bán ra) thì thiếu. Khi thiếu, một mặt ngân hàng không có nguồn bán cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tăng cường “vét” trên thị trường tự do, đẩy tỷ giá ở thị trường này tăng chóng mặt; mặt khác, họ hối thúc Ngân hàng Nhà nước phải bán ra. Những điều chỉnh về lãi suất của Ngân hàng Trung ương những năm vừa qua đã phần nào kìm hãm được sự bất ổn định của tỷ giá nhưng chưa thực sự hiệu quả, tỷ giá vẫn có những diễn biến rất khó lường. Mặt khác, việc điều chỉnh liên tục của Ngân hàng khiến nhiều doanh nghiệp cũng phải liên tục thay đổi chính sách về tỷ giá của mình cho phù hợp. SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp oChính sách thuế nhập khẩu: Năm 2008, 2009 được coi là những năm điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu. Hai năm mày chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chính thuế xuất nhập khẩu. Một mặt, những điều chỉnh này được thực hiện theo các cam kết thuế quan giữa các thành viên trong khối ASEAN theo lộ trình gia nhập WTO….Đáng kể nhất là việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hàng nghìn dòng thuế theo cam kết trong CEPT/AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP năm 2009. Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyên vật liệu cho sản xuất… liên tục được điều chỉnh; điển hình như thuế xuất khẩu thép, thuế nhập khẩu xăng dầu. Những điều chỉnh về thuế nhập khẩu mang lại thuận lợi cho Tổng Công ty Thép Việt Nam trong việc giảm thiểu chi phí nhập khẩu. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi khi những động thái này có thể “kích thích” nhập siêu, làm cho cầu ngoại tệ tăng, làm mất giá đồng nội tệ. oChính sách lãi suất: Năm 2008, các Ngân hàng Thương mại đối mặt với nhiều khó khăn thiếu hụt sau một loạt các quyết định của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát (các Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng…). Trước tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động. , Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mức lãi suất trần là 12% năm nhằm hạn chế cuộc đua này. Sau đó, năm 2009 và 2010, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh, tăng , giảm trần lãi suất vài lần nữa . Việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước đã phần nàp giúp điều chỉnh lạm phát, tuy nhiên, việc thay đổi “liên tục” các quy định về trần lãi suất như thế làm cho cung cầu ngoại tệ và tiền SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp đồng không ổn định, cũng là một nguyên nhân gay khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Thép Việt Nam. Những tác động của môi trường vĩ mô làm cho tỷ giá tăng cao gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của Tổng Công ty khi mà nguồn ngoại tệ của Tổng Công ty luôn khan hiếm, đồng thời, Tổng Công ty thiên về hoạt động nhập khẩu khiến cho ngoại tệ đã hiếm lại còn hiếm hơn. Thêm vào đó, hoạt động dự báo biến động tỷ giá và công tác dự kiến thiệt hại mỗi khi tỷ giá biến động theo hướng tiêu cực của Tổng Công ty còn nhiều hạn chế. Do đó, hoạt động nhập khẩu của Tổng Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, việc tỷ giá ảnh biến động ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty còn phụ thuộc rất nhiều và các quy định Luật pháp liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm, nguyên vật liệu thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Tâm lý số đông: Tình hình biến động tỷ giá trong những năm vừa qua khiến nhiều người dân cho rằng đồng Việt Nam sẽ ngày càng mất giá, khiến cho họ đổ xô đi mua ngoại tệ để dự trữ, làm cho cầu về ngoại tệ tăng nhanh, cung ngoại tệ trở nên ngỳa càng khan hiếm. Do vậy, làm tỷ giá ngày càng tăng. Bên cạnh đó, do mức sống ngày càng cao kéo theo tâm lý “sính ngoại” của người dân theo đó cũng tăng. Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng. b. Môi trường vi mô:  Chính sách nhập khẩu: Ban lãnh đạo sẽ dựa vào những dự đoán cũng như tình hình thực tế tại mỗi thời điểm mà đưa ra những quyết định nhập khẩu cũng như việc phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái.  Năng lực của Tổng Công ty: SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4 Chuyên đề tốt nghiệp Đây là yếu tố quyết đinh trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng Công t, khả năng dự trữ hàng nhập khẩu, khả năng nhập khẩu, khả năng thanh toán, khả năng quản trị nhập khẩu.v.v. III. Kết quả điều tra, phỏng vấn: 1) Kết quả điều tra trắc nghiệm: Sau khi gửi đi 10 phiếu điều tra cho các nhân viên trong phòng Tài chínhkế toán và phòng Vật tư xuất nhập khẩu của Tổng Công ty thì sinh viên nhận được các kết quả như sau: - 10/10 nhân viên cho rằng ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty là có thể dễ dàng nhận thấy được và đồng thời cho biết USD là đồng tiền thường dùng để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu. Đồng thời, họ đều có quan điểm là Tổng Công ty nên quan tâm tới ảnh hưởng của biến động tỷ giá trog hoạt động nhập khẩu thép và các nguyên phụ liệu ngành thép - 6/10 nhân viên cho rằng sự biến động tỷ giá trong các năm 2008, 2009, 2010 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu của Tổng Công ty. Khi được hỏi thì hầu hết họ đều cho rằng tỷ giá USD/VND biến động khó lường trong các năm qua, nhìn chung, đồng Việt Nam đang ngày càng mất giá, điều đó khiến cho giá trị của các hợp đồng ngày càng tăng cao. 4/6 nhân viên cho rằng sự biến động tỷ giá có gây ra ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến hoạt động nhâp khẩu thép của Tổng Công ty. Những người này thì có quan điểm là tỷ giá USD/VND biến động lúc tăng lúc giảm gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhưng cũng có thời điểm nó mang lại thuận lợi cho việc sản xuất thép. - Còn riêng đối với câu 5, đánh giá về công tác nhằm han chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá thì nhìn vào bảng sau ta thấy được rằng công tác phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép của Tổng Công ty thép Việt Nam chưa có hiệu quả cao SVTH: Võ Ngọc Khánh Linh Lớp: K43E4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan