Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương và b...

Tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương và biện pháp phòng trừ

.PDF
88
526
132

Mô tả:

BÔ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI .....................&.................... NGÔ XUÂN TÙNG MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ TRÊN ðỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS .NGUYỄN VĂN THỌ Hà Nội-2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin ñược trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp ñỡ ñều ñã ñược cám ơn. Hà Nội , ngày 20 tháng 12 năm 2010 Tác giả Ngô Xuân Tùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Thọ, thầy ñã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Ký sinh trùng - Khoa Thú y trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ em trong thời gian học tập và làm thí nghiệm tại trường. Tôi xin chân thành cám ơn gia ñình bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi yên tâm học tập và hoàn thành công trình này . Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Ngô Xuân Tùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............ii MỤC LỤC Lời cam ñoan Error! Bookmark not defined. Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình v Error! Bookmark not defined. Danh mục biểu ñồ vii 1. MỞ ðẦU 1 1.1. ðặt vấn ñề 1 1.2. Mục ñích của ñề tài: 2 1.3. Ý nghĩa của ñề tài 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Sán lá gan nhỏ 3 2.2. Tác hại của bệnh 21 2.3. Tình hình nghiên cứu sán lá gan nhỏ trên thế giới và việt nam 24 3: ðỊA ðIỂM - ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu: 31 3.2. ðối tượng nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.4. Vật liệu nghiên cứu 35 3.5. Phương pháp nghiên cứu 35 3.6. Bố trí thí nghiệm. 40 3.7. Xử lý số liệu. 41 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 43 4.1. Tình hình chăn nuôi chó, mèo tại Thanh Hà -Hải Dương 43 4.2. Thành phần loài sán lá gan nhỏ ký sinh ở chó, mèo vùng nghiên cứu 44 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............iii 4.2.1. Tình hình nhiễm Clonorchis sinensis tại các ñịa ñiểm nghiên cứu qua phương pháp xét nghiệm phân.. 44 4.2.2. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm Clonorchis sinensis chung ở chó, mèo theo phương pháp xét nghiệm phân. 46 4.2.3. Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm Clonorchis sinensis trên chó, mèo qua mổ khám 49 4.2.4. Tỷ lệ,tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở chó, mèo theo tuổi 51 4.3. Tình hình ăn gỏi cá của người ở vùng nghiên cứu 53 4.4. Khảo sát thành phần vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. 4.4.1. Vật chủ trung gian của Clonorchis sinensis trong tự nhiên 54 56 4.4.2. Tỷ lệ nhiễm Cercaria của Clonorchis sinensis và các loại sán lá khác ở ốc ký chủ trung gian trong tự nhiên. 59 4.4.3. Biến ñộng nhiễm Cercaria Clonorchis sinensis của ốc Bithynia misella trong các thuỷ vực nghiên cứu. 62 4.4.4. ðặc ñiểm sinh học của ốc Bithynia misella trong phòng thí nghiệm. 64 4.4.4.1. ðặc tính sống của ốc Bithynia misella. 64 4.4.4.2. Thức ăn của ốc Bithynia misella trong phòng thí nghiệm. 65 4.4.4.3 Sự phát triển của ốc Bithynia misella trong ñiều kiện phòng thí nghiệm. 66 Hiệu lực của thuốc tẩy praziquantel 67 4.5.1. Mức ñộ an toàn của thuốc tẩy Praziquantel 68 4.5.2. ðánh giá hiệu lực của thuốc Praziquantel 68 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 71 5.1 Kết luận 71 5.2. ðề nghị 72 4.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............iv 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT C. sinensis Clonorchis sinensis O. viverrini Opisthorchis viverrini O. felineus Opisthorchis felineus P. conica Pila conica A.Polyzonata Angulyagra Polyzonata M.tuberculatus Melanoides tuberculatus A. brevicula Asminna brevicula D. siamense Digoniostoma siamense P.striatulus Parafossarubus striatulus P. haenuspherula Polypilis haenuspherula B. misella Bithynia misella S. messageri Stenothyra messageri S. resvei Snotria resvei L.viridis Lymnaea viridis S.toranatella Sermyla toranatella WHO Tổ chứcY tế Thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Các loài vật chủ trung gian và cuối cùng ñã ñược nghiên cứu 8 2.2. Tỷ lệ nhiễm các loài sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới 27 2.3. Tỷ lệ nhiễm các loài sán lá gan nhỏ ở Việt Nam 29 4.1. Số lượng chó, mèo ở Thanh Hà từ năm 2006 - 2010 43 4.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên chó, mèo tại các ñịa ñiểm nghiên cứu qua xét nghiệm phân. 44 4.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo loài vật nuôi. 46 4.4. Cường ñộ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ 48 4.5. Cường ñộ nhiễm sán lá gan nhỏ trên chó, mèo qua mổ khám 49 4.6. Tình hình nhiễm sán qua các lứa tuổi của chó, mèo. 51 4.7. Tình hình ăn gỏi cá của người ở vùng nghiên cứu 53 4.8. Sự phân bố của các loài ốc trong khu vực nghiên cứu 55 4.9. Tình hình nhiễm các nhóm Cercaria của ốc vùng nghiên cứu 58 4.10. Tỷ lệ nhiễm cercaria ở các loài ốc 60 4.11. Biến ñộng nhiễm Cercaria của Clonorchis sinenesis ở ốc Bithynia misella trong tự nhiên 63 4.12. ðặc tính sông của ốc Bithynia misella tại ñịa ñiểm nghiên cứu 64 4.13. Thức ăn của ốc Bithynia misella trong phòng thí nghiệm 65 4.14. Sự phát triển của ốc Bithynia misella 66 4.15. Hiệu lực tẩy trừ sán lá gan nhỏ của thuốc praziquantel. 69 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............vi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Hình ảnh một số loài sán lá gan nhỏ họ Opisthorchiidae 3 2.2. Một số hình ảnh về trứng sán lá gan nhỏ 7 2.3. Vòng ñời phát triển và chu trình lây nhiễm bệnh của sán lá gan nhỏ 10 2.4. Bản ñồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới 19 3.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Hải Dương 34 4.1 Hình ảnh ốc ký chủ trung gian của Clonorchis sinensis 58 DANH MỤC BIỂU ðỒ 4.1. Tình hình chăn nuôi chó, mèo ở Thanh Hà (2006-2010) 43 4.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên chó, mèo qua xét nghiệm phân. 45 4.3 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo loài ñộng vật. 46 4.4. Cường ñộ nhiễm sán lá gan nhỏ trên chó, mèo qua mổ khám 50 4.5. Tình hình nhiễm sán qua các lứa tuổi của chó, mèo 52 4.6. So sánh tỷ lệ nhiễm Cercaria ở các loài ốc tại Thanh Hà 61 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............vii 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Chó, mèo ñược con người thuần dưỡng từ lâu và nuôi với nhiều mục ñích khác nhau ở khắp nơi trên thế giới. Chó ñược nuôi ñể giữ nhà, ñể làm cảnh, ñi săn, phục vụ cho công tác quốc phòng và an ninh, Mèo ñược nuôi với mục ñích bắt chuột và làm cảnh. Một số người nuôi chó, mèo với mục ñích cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng. Nhưng dù có chăn nuôi với mục ñích nào ñi chăng nữa, thì chó, mèo cũng ñều có một ý nghĩa rất quan trọng trong ñời sống của chúng ta. Do chăn nuôi với những mục ñích ña dạng và phong phú như vậy, nên số lượng chó, mèo không ngừng tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên, với tập quán nuôi thả rông, thì việc nhiễm mầm bệnh và truyền lây bệnh cho con người là không thể kiểm soát ñược. Trong ñó, bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis là một trong những bệnh Ký sinh trùng ñược các nhà khoa học quan tâm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 2004 ñã ước tính số người bị nhiễm sán lá trên thế giới vượt qua con số 41 triệu người, nhưng quần thể có nguy cơ lây nhiễm trên toàn cầu, kể cả các nước phát triển là 750 triệu người.[41] Tại Việt Nam, theo ñiều tra của Viện sốt rét – ký sinh trùng và côn trùng Trung Ương thì bệnh sán lá gan nhỏ hiện nay ñã xác ñịnh lưu hành ở ít nhất 24 tỉnh trong cả nước với tỷ lệ 30-40%. Tỷ lệ nhiễm phụ thuộc tập quán ăn gỏi cá. Theo tiến sỹ Nguyễn Văn ðề, gần 100% bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ có nguyên nhân là ăn gỏi cá sống, tuy nhiên, nhiều người không ăn gỏi cá bao giờ cũng bị nhiễm loài sán này do ăn thức ăn chưa ñược nấu chín kỹ. Ở Việt Nam, 60 triệu dân sống ở nông thôn có tập quán ăn uống mất vệ sinh “ ăn gỏi cá sống, rau sống, tiết canh...” là nguyên nhân khiến 75% người Việt Nam mắc bệnh giun sán[32] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............1 Ở một số quốc gia: Trung Quốc, Hồng Kông (Chen 1994), Hàn quốc, Lào, Thái Lan có món ăn kèm với hầu hết là cá sống( gồm cá sống với tỏi, nước chanh, nước chấm cá, chili ăn cùng với cơm( Rim 1982). Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 1995) Sự phân bố các loài sán này rất khác nhau, với loài O. viverrini tìm thấy nhiều ở Thái Lan, Lào, Cămpuchia; loài Opisthorchis felineus thấy ở Liên Xô cũ và vùng ðông Âu; loài Clonorchis sinensis có ở Hàn Quốc, Trung Quốc, ðài Loan và cả ở Việt Nam (Hong, 2003; Rim, 2005) [38]. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng ñồng. Chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ Một số ñặc ñiểm dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ trên ñịa bàn tỉnh Hải Dương và biên pháp phòng trừ” 1.2.Mục ñích của ñề tài: - Xác ñịnh tỷ lệ, cường ñộ nhiễm trứng và sán trưởng thành trên chó, mèo, tại Hải Dương - Mô tả và ñịnh loại các loài sán lá nhỏ tìm ñược trên chó, mèo . - Xác ñịnh thành phần, sự phân bố của ốc nước ngọt và một số ñặc ñiểm sinh học của ốc Bithynia spp, Ký chủ trung gian của sán lá gan nhỏ C.sinensis - Sử dụng, ñánh giá hiệu quả thuốc Praziquantel ñiều trị gia súc bệnh. 1.3. Ý nghĩa của ñề tài Bổ sung cơ sở khoa học về một số ñặc ñiểm sinh học của sán lá gan nhỏ ở Việt Nam. Bổ sung cơ sở cho công tác chẩn ñoán thông qua vật chủ trung gian và công tác phòng trị bệnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sán lá gan nhỏ 2.1.1 Lịch sử phát hiện bệnh. Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ñược phát hiện lần ñầu tiên trong ống mật của người thợ mộc Trung Quốc tại Calcutta, một thành phố cảng của Ấn ðộ. Năm 1874 các nhà khảo cổ học tìm thấy sán tại một ngôi mộ có niên ñại từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên ở Jianing, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc nên sán có tên gọi là sán lá gan Trung Quốc, hay sán lá gan viễn ñông. Hình 2.1. Hình ảnh một số loài sán lá gan nhỏ họ Opisthorchiidae Clonorchis sinensis, (Cobbold 1875, looss 1907; Ở ðông Á và ðông Nam châu Á) Opisthorchis viverrini ,(Poirier 1886, Stiles và Hassall 1896; Ở ðông Nam châu Á) Opisthorchis felineus (Rivolta 1884, Blanchard 1895; ở Nga và ñông Âu) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............3 2.1.2. Vị trí của sán lá gan nhỏ trong hệ thống phân loại ñộng vật Năm 1977, Phan Thế Việt, Nguyễn Thị kỳ, Nguyễn Thị Lê ñã phân loại sán lá gan nhỏ trong hệ thống phân loại như sau: [24] Liên ngành: Scolecida Huxley, 1856; Beklemischev, 1944 Ngành: Plathelminthes Schneider, 1873 Lớp: Trematoda Rudolphi, 1808 Bộ: Opisthochiida La Rue Họ: Opisthochiidae Liihe 1911 Giống: Clonorchis Looss, 1907 Loài: Clonorchis sinensis Cobbold, 1875 Giống: Opisthorchis Loài: Opisthorchis viverrini Poirier 1886 Opisthorchis felineus Rivolta 1884 2.1.3.ðặc ñiểm sinh học 2.1.3.1. Hình thái, cấu tạo của 3 loài sán lá gan nhỏ. Bệnh sán lá gan nhỏ do 3 loại sán khác nhau gây lên: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus. Viện sỹ K.I.Skrjabin (1950) ñã dựa vào hình thể học ñể ñịnh loại: Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis có tinh hoàn chia nhánh khác biệt so với hai loại sán Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus tinh hoàn hình thùy, chia múi Theo Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Thị Lê, phân biệt 2 loại sán Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus dựa vào các ñặc ñiểm: buồng trứng, kích thước và giác bám. - Loài sán Opisthorchis viverrini: buồng trứng phân thùy và kích thước giác bụng lớn hơn kích thước giác miệng. - Loài Opisthorchis felineus: buồng trứng không phân thùy và kích thước giác bụng nhỏ hơn kích thước giác miệng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............4 *Hình thái Loài Clonorchis sinensis Sán trưởng thành có màu trắng ñục hoặc hồng nhạt, hình lá, thon nhỏ ở nửa thân trên và phình rộng dần về phía sau. Kích thước của sán phụ thuộc vào lứa tuổi của chúng, vật chủ mà chúng ký sinh, số lượng sán trong một vật chủ và nơi cư trú của chúng trong cơ thể vật chủ tại gan, túi mật, hay ống dẫn mật. Sán trưởng thành có kích thước 8-15mm x 1,5-4mm; dầy 1mm (Rim, 1990) . Bề mặt cơ thể phủ ñầy gai nhỏ. Có hai hấp khẩu, hấp khẩu lấy thức ăn ở ñầu gọi là giác miệng có ñường kính 0,45-0,60mm; giác bụng có ñường kính 0,40-0,47mm. Ruột phân thành hai nhánh từ dưới hầu chạy dọc hai bên thân ñến tận cuối cơ thể. Tuyến noãn hoàng bắt ñầu từ sau giác bụng ñến ngang buồng trứng. Tử cung, buồng trứng ở khoảng giữa của thân sán và nằm trước hay trên tinh hoàn. Hai tinh hoàn nằm sau hay dưới buồng trứng với ñặc ñiểm phân nhánh rõ và xếp trên dưới nhau, ñây là ñặc ñiểm quan trọng ñể phân biệt với các loài sán khác.[12] Trứng nhỏ hình hạt vừng, màu vàng hoặc màu nâu nhạt, kích thước: 26 30µm x 15-17µm. ðầu trên có nắp, ñầu dưới có gai nhỏ, bên trong chứa phôi bào. Số trứng trung bình hằng ngày của mỗi sán ñẻ ñược phụ thuộc vào loài vật chủ: khoảng 2400 trứng ở mèo, 1225 trứng ở chó (Faust và Khaw, 1927) và 1600 trứng ở lợn Chinee. [12] - Miracidium (ấu trùng lông): có kích thước 32 x 17µm, chiều dài lông khoảng 2µm, có khoảng 18-25 tế bào mầm và tế bào ngọn lửa ở gần giữa thân (Komiya, 1966 và Ymasuti, 1975). [21] - Sporocyst (bào tử nang): lúc ñầu có kích thước 90 x 65µm chứa hầu hết tế bào mầm, sau ñó Sporocyst tiếp tục phát triển lớn hơn và dài ra, bên trong chứa nhiều Redia. Sau 21-30 ngày, Sporocyst phát triển qua các giai ñoạn Redia mẹ, Redia con. Sporocyst sẽ biến thành các Redia tự do và các Redia tự do này sẽ chui vào gan ốc hoặc một số cơ quan khác của ốc (Hsii và Li, 1940). [21] - Redia: sau 14-17 ngày nhiễm vào ốc, Redia ñược hình thành có kích Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............5 thước 0,35 x 0,09µm, dạng trưởng thành 1,7 x 0,13µm. Xung quanh miệng có 8 sợi lông cảm giác. Redia trưởng thành chứa khoảng 5-50 Cercaria (Higuchi, 1940). - Cercaria: kích thước 216-238µm x 62-92µm, ñuôi dài 374-488µm x 45-53µm. Hấp khẩu miệng 40-45µm x 22-31µm và có 7 ñôi hạch thụ cảm dọc theo hầu . Nằm dọc theo phần cuối thân có 30-32 gai và ở ñuôi có 4 ñôi gai. Miệng có 4 răng móc như gai. - Metacercaria: có hình tròn hoặc hình ovan, kích thước trung bình 0,13 - 0,14µm x 0,09 - 0,10mm. Xâm nhập vào vật chủ cuối cùng do ăn cá sống, cá hun khói, hoặc cá nhiễm bệnh chưa ñược nấu chín . Phạm vi của các loài vật chủ là rất rộng, bao gồm cả người và ñộng vật Trong vật chủ cuối cùng, Metacercaria từ ruột non di chuyển tới ống dẫn mật bằng ống Vater. Metacercaria phát triển tới mức trưởng thành trong khoảng 4 tuần sau khi nhiễm bệnh (Rim, 1986; Chen và cộng sự, 1994). [46] Về mặt hình thái học Opisthorchis felineus có những nét tương ñồng về vị trí cấu tạo với Clonorchis sinensis, nhưng có một số ñiểm khác là có màu hồng nhạt, kích thước khoảng 7-12mm x 1,5-3mm, sán trưởng thành tinh hoàn của Opisthorchis felineus phân thuỳ. Trứng sán Opisithorchis felineus giống trứng sán Clonorchis sinensis nhưng núm nhọn ở phần sau không rõ. Trứng phát triển trong cơ thể ốc thích hợp ñể tạo thành Sporocyst, sau một tháng phát triển thành Redia, sau hai tháng phát triển thành Cercaria (Vogel 1934), sau 4-4,5 tháng (Blyznyuk 1963). Thân Cercaria có kích thước 132-172µm x 41-48µm và ñuôi dài 400500 µm. Metacercaria có kích thước 213-230µm x 147-197µm. Thời gian phát triển trong cá là 6 tuần ở 18-20oC. thời gian sán trưởng thành không dưới 1 tháng và tuổi thọ của sán khoảng trên mười năm (Vigel 1834).[21] Về mặt hình thái học thì Opithorchis viverrini có kích thước ngắn nhất trong số 3 loài, khoảng 5,5-9,6mm x 0,8 - 1,7mm (Rim, 1982). Tinh hoàn của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............6 17,5µm 32,5µm Hình 2.2. Một số hình ảnh về trứng sán lá gan nhỏ Opithorchis viverrini phân thuỳ mạnh hơn của Opithorchis felineus và nằm ở gần buồng trứng hơn. Tinh hoàn ñứng sau phân thuỳ mạnh hơn tinh hoàn trước (Kaewkes, 2003). Sự phân bố của noãn hoàng và trứng rộng hơn so với Opithorchis felineus nhưng lại ngắn hơn của Clonorchis sinensis. Metacercaria hình ovan, kích thước 0,20 x 0,17mm, có rất nhiều loài cá nước ngọt có thể trở thành vật chủ trung gian thứ hai (Wykoff và cộng sự, 1965; Kaewkes, 2003).[3] 2.1.3.2. Phạm vi vật chủ của sán lá gan nhỏ Vật chủ chính là người và một số ñộng vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc Bythinia , và các loài cá nước ngọt.[27] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............7 Bảng 2.1. Các loài vật chủ trung gian và cuối cùng ñã ñược nghiên cứu Vật chủ Vật chủ Vật chủ Phân bố trung gian trung gian cuối cùng trên thứ nhất thứ hai Ốc cá Chó, mèo, Trung Quốc, Clonorchis Byhinia, nước ngọt lợn, chuột, ðài Loan, Hàn sinensis Melania, chồn, lạcñà Quốc, Việt Loài thế giới Nam, Nga Bulinus, Parafossarulus Opisthorchis viverrini Ốc cá Chó, mèo, Thái Lan, Lào, Byhinia, nước ngọt lợn, chuột Cămpuchia, Việt Nam Melania, Bulinus, Parafossarulus Ốc cá Opisthorchis Byhinia, nước ngọt felineus Melania, Chó, Nhật Bản, mèo,cáo, lợn, Italia, Pháp, chuột, thỏ, sư Hy Lạp, Bulinus, tử, hải cẩu, Parafossarulus các loài chồn Maxeñônia Scốtlen, Anbani, Nga, ðức, Hà Lan, Thổ nhĩ kỳ 2.1.3.3. Vòng ñời phát triển Sán lá gan nhỏ khu trú ở 3 vị trí: trong ống dẫn mật 60-63,9% , trong túi mật 23,6%, trong ống dẫn tụy 5,8% (Phạm ðức Phú, 1982).Sán trưởng thành thải trứng trong ñường mật vào ruột non và bài xuất ra ngoài theo phân. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............8 Trứng sán, sau khi ra khỏi cơ thể vật chủ rơi vào môi trường nước và bắt ñầu chu kỳ phát triển cực kỳ phức tạp, nó ñổi chỗ và phát triển qua nhiếu ký chủ liên tiếp. Các loài sán lá nói chung phát dục qua nhiều giai ñoạn: trứng, mao ấu (Miracidium), bào ấu (Sporocyst), redi (Rediae), vĩ ấu (Cercaria) [22] * Trứng sán lá: thường có hình trứng hoặc bầu dục, có nắp ở một ñầu và phôi phân chia ngay sau khi ñẻ. Ở môi trường bên ngoài, trứng phải gặp nước mới phát triển ñược, trứng sẽ phát triển ñến giai ñoạn cuối cùng của phôi, có tiêm mao gọi là mao ấu (Miracidium). * Mao ấu (Miracidium), bơi ra khỏi trứng bơi lội trong nước và xâm nhập vào một số loài ốc nhất ñịnh. Mao ấu vào xoang hô hấp, rụng tiêm mao phát triển thành bào ấu (Sporocyst). *Bào ấu (Sporocyst), có hình dạng rất thay ñổi, gồm một ñám tế bào to hay nhỏ và không có ống tiêu hóa. Sau phát triển thành những thể có ống tiêu hóa ñơn giản, có một tam giác là Redia. * Redi (Redia ), xâm nhập vào gan tụy của ốc rồi lớn lên. Tùy từng ñiều kiện mà chúng cho ra những Redia hay vĩ ấu (Cercaria). * Vĩ ấu (Cercaria), thoát ra khỏi ốc bơi lội hoạt ñộng trong nước. Tùy theo các loại sán mà vĩ ấu có hình dạng và kích thước khác nhau. Vĩ ấu phát triển theo 4 cách: + Nó ở lại trong ốc ký chủ trung gian và ñược ký chủ cuối cùng nuốt cùng với ốc. ðó là các vĩ ấu của Brachylaemus và Dicrocoelium. + Vĩ ấu ra khỏi ốc, bao bọc kén gọi là Metacercaria, bám vào các cây cỏ thủy sinh trên mặt nước rồi vào cơ thể cuối cùng thông qua thức ăn, nước uống, ñó là vĩ ấu của Fasciola và Fasciolopsis + Vĩ ấu tự ñộng xâm nhập vào ký chủ cuối cùng qua da. ðó là các vĩ ấu của Bithurzis và Schistosoma. + Sau khi ra khỏi ốc ký chủ, vĩ ấu xâm nhập vào ký chủ trung gian thứ hai tạo bọc kén (Metacercaria), ký chủ cuối cùng ăn phải Metacercaria cùng với ký chủ trung gian thứ hai. Dạng này thuộc về vĩ ấu của Clonorchis, Opisthorchis và Paraminus Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............9 Thời gian hoàn thành vòng ñời phát triển của sán dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào từng loài. Thời gian từ khi mao ấu vào trong cơ thể ốc tới khi trở thành vĩ ấu khoảng vài tuần lễ ñến mấy tháng, dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào nhiệt ñộ, ñiều kiện ngoại cảnh. Vòng ñời phát triển của sán lá có 3 giai ñoạn trong cơ thể của ốc ký chủ trung gian: bào ấu, lôi ấu, Redia. Nếu người và gia súc ăn cá sống, hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ vào ñường ruột sau ñó vào ống mật, trở thành sán trưởng thành và gây bệnh. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập cơ thể ñến khi xuất hiện sán trưởng thành có khả năng gây bệnh khoảng từ 3-4 tuần Hình. 2.3.Vòng ñời phát triển và chu trình lây nhiễm bệnh của sán lá gan nhỏ [37] 2.1.4. Vật chủ trung gian Khoa học ký sinh trùng ñã chứng minh rằng: trong quá trình tồn tại, phát sinh, phát triển của sán lá thông qua ốc, và cá nước ngọt là ký chủ trung gian bắt buộc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............10 2.1.4.1 Phân loại sơ bộ Ốc nước ngọt ở các thủy vực miền Bắc việt Nam ñược phân loại theo tài liệu của ðặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, và ðặng Văn Miên 1 Bộ ốc có phổi (pulmonata) - Bộ ốc có mang (Probranchia) * Bộ ốc có phổi (pulmonata Họ Ancylydae Petlancylus lereniri Hình chóp nón, sống bám. 2- Polypylis haemuspherula Vỏ không hỉnh chóp nón. Vỏ hình vành khăn họ Plannorbidae Vỏ gồ cao hình bán cầu cụt, vòng xoắn cuối có 3 hoặc nhiều gờ phóng xạ ở bên trong. 3- Gyraulus convexiusculus. Vòng xoắn cuối không có rìa, có hoặc không có góc. Không hoặc có góc trên dọc ñường sống giữa. Lỗ rốn trên và dưới nông, mầu vàng nhạt. 4- Gyraulus heudei. Vỏ có hình ñĩa ñẹp, không có vòng phóng xạ ở ñường xoắn cuối cùng. Vòng xoắn cuối tạo góc có viền rìa mỏng chạy dọc ñường sống giữa, màu vàng nhạt. 5- Lymnaea swinhoei. Vỏ có tháp ốc nhọn, lỗ miệng loe rộng. Lỗ miệng vỏ loe rộng hình tai, chóp ốc rất nhỏ so với vòng xoắn cuối, chiều cao có thể trên 20mm. 6- Hippeutis umbilicalis. Vùng dưới có góc tròn gần sát ñáy, lỗ rốn trên nông, loe rộng về phía dưới, màu vàng nâu. 7- Lymnaea viridis. Lỗ miệng nhỏ hình bầu dục, chóp ốc to so với vòng xoắn cuối, chiều cao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............11 dưới 10mm. Bộ ốc có mang- Probranchia Vỏ dài, chiều cao gấp hai lần chiều rộng (các họ Thiaridae pachilidae) 8- Stenomelania revei. Vỏ không có lỗ rốn, chiều cao của vỏ có thể trên 10mm, mặt vỏ nhẵn, các khía dọc mảnh. Vỏ côn dài, các vòng xoắn nhiều, thắt lại ở phần trên. Lỗ miệng ngắn chiếm ¼ của vỏ không loe. Màu nâu ñỏ hay màu ñen. 9- Sulcospira proteus. Vỏ thon dài, vòng xoắn ít, không thắt lại. Lỗ miệng loe rộng chiếm gần nửa chiều cao vỏ, mặt vỏ có ñường vàng sẫm, màu nâu ñất. 10- Semisulcospira subryana. Mặt vỏ xù xì, chỉ có gờ vòng. Vòng xoắn cuối cùng phình rộng chiếm quá nửa chiều cao của vỏ. Rãnh xoắn nông, vòng xoắn ñẹp, vỏ mập ngắn. 11- Artimelania costula. Vòng xoắn cuối cùng chưa tới nửa chiều cao vỏ, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn phồng, tròn ñều, vỏ thon dài. 12- Tarebia granifera. Mặt vỏ có các nốt sần hay gờ dọc, các nốt sần ñều ñặn. Vòng xoắn cuối chiếm nửa chiều cao. Lỗ miệng hình bầu dục hẹp. 13- Thiara scabra. Mặt vỏ có gờ dọc trên các vòng xoắn, trên các gờ dọc có mấu nhọn . 14- Artimelania siamensis. Trên các gờ dọc không có mấu hoặc gai, các gờ dọc ít và thưa, gờ cao thành các ñường sống lớn. Miệng vỏ hẹp với môi nhọn lớn. 15- Antimelania swinkoei. Các gờ dọc ñều và sít nhau, vỏ ốc lớn trên 50mm, lỗ miệng có môi lớn, Các vòng xoắn thắt lại rõ rệt ở phần trên làm vỏ có dáng một chồng cốc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..............12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan