Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạ...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12

.PDF
18
79
73

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung I. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trang 2 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2-3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Nội dung của sáng kiến: 3 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 2.2. Thực trạng của vấn đề 3 2.3. Một số biện pháp đã áp dụng trong thực tế giảng dạy 4-5 3.1. Dạng đề 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm 5-6 3.2. Dạng đề 2: Phân tích ý nghĩa tình huống truyện. 6-8 3.3. Dạng đề 3: Phân tích nhân vật 8 3.3.1.Phân tích một đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của nhân vật 3.3.2 Phân tích nhân vật theo một nhận định so sánh: 3.4. Dạng đề 4: Phân tích một khía cạnh của tác phẩm: 3.4.1 Phân tích một khía cạnh nội dung: 4.4.2. Phân tích một khía cạnh về nghệ thuật 3.5. Dạng đề 5: Phân tích một chi tiết, hình ảnh, một đoạn văn. 8-9 9-10 10 10-11 11-13 13-14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến trong công tác giảng dạy đối với bản thân III. Kết luận và kiến nghị 14-15 16-17 1 I. Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài: Trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm - đoạn trích văn xuôi chiếm một vị trí quan trọng. Trong đề thi, câu hỏi về tác phẩm văn xuôi luôn chiếm một tỷ lệ cao. Khi làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, học sinh thường băn khoăn, thậm chí làm bài theo kiểu mò mẫm mà không hiểu gì về đặc điểm của kiểu bài. Trong kì thi THPT quốc gia sắp tới, môn Văn lại là một trong những môn quyết định tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh và cũng là môn quan trọng để học sinh lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và THCN... Trong khi đó, chương trình Ngữ văn 12 "Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi" chiếm vị trí nhỏ bé, khó hình thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết. Từ những thực tế đó, qua quá trình giảng dạy ở khối 12, tôi nhận thấy cần phải cho học sinh hiểu cặn kẽ về kiểu bài này giúp các em biết khai thác đề bài, biết vận dụng kiến thức văn học để làm bài văn hoàn chỉnh. Đó cũng là lí do để tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cho HS lớp 12 THPT". 1.2 Mục đích nghiên cứu: Các tác phẩm - đoạn trích văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12 chiếm một vị trí quan trọng. Vì thế, trong các bài viết định kì, đề thi THPT quốc gia hiện nay, dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi luôn chiếm một tỷ lệ khá cao, với số điểm tương đối nhiều trong tổng thể bài thi. Thực tế, nhiều học sinh chưa hiểu hết bản chất của kiểu bài này còn lúng túng, còn sai sót khi làm bài, có học sinh nêu ra cách hiểu về kiểu bài này còn chung chung mơ hồ, rất khó khăn cho việc xử lí vấn đề dẫn đến chất lượng bài làm không cao, ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập. Qua nhiều năm dạy Ngữ văn 12, bằng sự tìm tòi, nghiên cứu, tôi đã đúc rút ra được những kĩ năng cần thiết nhất để giúp các em học sinh lớp 12 nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu: "Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cho HS lớp 12 THPT", tôi đã áp dụng trong nhiều năm giảng dạy. Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp này với mong muốn là trang bị cho các em học sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để các em nâng cao chất lượng trong bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì đặc biệt là bài thi THPT quốc gia. Trong quá trình ôn tập học sinh sẽ được luyện tập nhuần nhuyễn hơn các dạng đề thi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Với sáng kiến này tôi sẽ áp dụng các phương pháp đó là: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin - Phương pháp thống kê II. Nội dung của sáng kiến: 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận xác đáng để bàn bạc, thuyết phục người khác hiểu và tin về một vấn đề nào đó. Để có tính thuyết phục, người viết phải có ý kiến và thái độ đúng đắn trước vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận người viết phải có khái niệm về một vấn đề, có quan điểm, chính kiến, biết vận dụng khái niệm, đồng thời biết tư duy lô gic, biết vận dụng kết hợp các thao tác như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh ... để làm rõ vấn đề. Khác với tác phẩm trữ tình - hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, được thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Muốn học sinh cảm thụ và làm tốt dạng bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản để học sinh có thể vận dụng và sáng tạo khi bắt gặp mỗi đề văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 2.2. Thực trạng của vấn đề. 3 Thông thường khi làm một bài văn nghị luận văn học các em thường thích lựa chọn những dạng đề về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhiều hơn vì nhiều em cho rằng dạng đề này dễ viết hơn chỉ cần nắm cốt truyện, nhân vật, tình tiết, sự việc,…là có thể viết được bài văn, diễn đạt không cần nhiều sự biểu cảm (còn các đề bài nghị luận về một bài thơ - đoạn thơ đòi hỏi sự cảm nhận phải tinh tế, diễn đạt phải giàu tính biểu cảm). Song trên thực tế, các câu hỏi về tác phẩm văn xuôi khá phong phú, đa dạng, yêu cầu cao hơn về việc hiểu đề và xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ. Cùng với việc đổi mới kiểm tra đánh giá như hiện nay, các dạng đề này thường nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng cao, tập trung nhiều vấn về nghị luận khiến không ít học sinh bỡ ngỡ trong khi chương trình Ngữ văn 12 ở phân môn Làm văn, nghị luận về một tác phẩm - đoạn trích văn xuôi chiếm dung lượng quá ít. Vì thế, khi làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi nhiều học sinh còn gặp khó khăn thậm chí là những sai sót như: - Không xây dựng được các luận điểm, luận cứ mà đề bài yêu cầu, có thể chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách rất chung chung. - Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, vv… - Chỉ nói về nội dung, chưa biết hoặc ít phân tích nghệ thuật tác phẩm. Tất cả điều nói trên dẫn đến kết quả của bài làm không cao. Để học sinh làm được và làm tốt bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, mỗi giáo viên cần phải có những biện pháp tích cực để trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất. Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp đã áp dụng. 2.3. Một số biện pháp đã áp dụng trong thực tế giảng dạy. - Nhận biết các dạng đề, mức độ yêu cầu của từng đề - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận. - Cách đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi. 4 Giáo viên cần chắt lọc, cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cơ bản, sau đó cho học sinh tiến hành giải quyết các bài tập SGK và những bài tập tương tự khác, giới thiệu một số dạng đề thi, đề kiểm tra, phân nhỏ từng dạng đề, đưa ra hướng giải quyết. Giáo viên có thể trình bày, áp dụng vấn đề này trong giờ học chính khóa, ngoại khóa hoặc thực hiện chuyên đề, trong các giờ ôn tập. Có những dạng đề sau học sinh thường gặp: 3.1. Dạng đề 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. a. Cách làm bài: Ngoài việc làm rõ xuất xứ của nhan đề tác phẩm cần chú ý đến những trường hợp tác giả có quá trình lựa chọn, thay đổi nhan đề tác phẩm?. Thông thường, nhà văn thường đặt nhan đề bằng những cách: tên tác phẩm là tên nhân vật chính: Chí Phèo,...; tên tác phẩm lấy từ những hình ảnh, chi tiết, tình huống chủ đạo: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)...; lấy từ đề tài, chủ đề: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)... b. Ví dụ: Đề bài 1: Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân? Cách làm bài: cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nêu xuất xứ của nhan đề: + Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. + Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.  Ý nghĩa: "Vợ nhặt" hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng. Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đó khủng khiếp 1945 và sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 5 Đề bài 2: Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. Khi làm bài: cần đảm bảo ý cơ bản như sau: Với mỗi nhà văn, đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là việc làm hết sức quan trọng. Cái tên của tác phẩm được ví như “chìa khoá” để giúp người đọc mở vào tác phẩm. Nhan đề của tác phẩm thường chứa đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm và cả linh hồn nhà văn. Nhan đề “Rừng xà nu” mang 2 ý nghĩa: - Ý nghĩa tả thực: chỉ một loài cây đặc trưng của Tây Nguyên, sự hợp lại của chúng tạo thành những cánh rừng hùng vĩ. - Ý nghĩa tượng trưng: con người làng Xô Man kiên cường, bất khuất. => Hai ý nghĩa này hòa quyện vừa làm nổi bật hình tượng sinh động của cây xà nu vừa đưa lại không khí Tây Nguyên đậm đà cho tác phẩm. 3.2 Dạng đề 2: Phân tích ý nghĩa tình huống truyện. a. Khái niệm tình huống: Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cuộc sống ở đó hiện lên rõ nét nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ một cách sắc nét nhất. Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn". Có ba loại tình huống truyện đó là tình huống tâm lý, tình huống hành động, tình huống nhận thức. Tùy theo mỗi tình huống trong truyện mà ta gọi tên tình huống cụ thể. b. Cách làm bài: cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Tóm tắt ngắn gọn đặc điểm của tình huống truyện. - Phân tích vai trò của tình huống truyện. - Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. b. Ví dụ: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. 6 Cách làm bài: cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. * Giới thiệu tình huống truyện: Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống: Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia. * Vai trò quan trọng của tình huống: - Tình huống đó giúp người nghệ sĩ nhận ra những khía cạnh nghịch lí: + Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối, giữa cái đẹp vẫn có cảnh sống tối tăm cực nhọc; người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt... + Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; người vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; con đánh bố... - Tình huống đó còn giúp Phùng và Đẩu phát hiện, nhận thức được vấn đề quan trọng trong cuộc sống. + Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ . /Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền). /Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình). /Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. + Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ. /Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí do riêng); đằng sau 7 cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc, do vậy phương án khuyên người đàn bà kia li dị chồng là không ổn). /Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực. Pháp luật là cần thiết nhưng phải vận dụng vào từng hoàn cảnh. * Ý nghĩa tình huống truyện. - Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống, thân phận và bản chất con người...) - Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn (kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí...). 3.3. Dạng đề 3: Phân tích nhân vật. Đó là dạng đề quen thuộc phổ biến có từ lâu thường gặp ở trong các đề kiểm tra định kì và trong kỳ thi THPT quốc gia hiện nay. Trước khi phân tích nhân vật cần cho học sinh tìm hiểu chung về nhân vật vì nhân vật gắn liền với nội dung ý nghĩa của tác phẩm, với tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của tác giả. Hình tượng nhân vật thường hiện lên qua các chi tiết. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh chú ý các chi tiết, nối kết các chi tiết để thấy được đặc điểm tính cách nhân vật. Khi phân tích nhân vật cần chú ý các khía cạnh: hình dáng bên ngoài nhất là gương mặt, lời nói, cách nói, thế giới nội tâm, quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác... Có nhiều dạng đề về phân tích nhân vật song theo xu hướng hiện nay các đề bài lại thường yêu cầu phân tích một vài khía cạnh của nhân vật. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề bài. Sau đây tôi xin trình bày một số dạng đề bài thường gặp và hướng giải quyết: 3.3.1. Phân tích một đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của nhân vật 8 a. Cách làm bài: các ý cần đạt: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật phân tích. - Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề: phẩm chất, tâm lí, tính cách và số phận... - Đánh giá về nhân vật: + Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách, phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh, chi tiết gắn liền làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật… b. Ví dụ một số dạng đề thường gặp. * Đề phân tích một đặc điểm về nội dung của nhân vật. - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về nhà thống lý Pá Tra cho đến đêm cởi trói cho A Phủ. - Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. - Phân tích nhân vật Việt (Chiến) trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Phân tích vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. * Đề phân tích một đặc điểm nghệ thuật của nhân vật: - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. 3.3.2 Phân tích nhân vật theo một nhận định so sánh: a. Phương pháp làm bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật. - Phân tích những đặc điểm của nhân vật, tập trung phân tích sâu những đặc điểm liên quan đến nhận định - so sánh. - Khẳng định tính đúng, hay của nhận định về nhân vật - Nêu ý nghĩa của nhận định, so sánh về nhân vật. b. Ví dụ: Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội”?. 9 Gợi ý: - Giới thiệu về Nguyễn Khải và tác phẩm Một người Hà Nội. - Về nhân vật bà Hiền. - Vì sao, bà Hiền được so sánh là hạt bụi vàng của Hà Nội (cần làm rõ "hạt bụi" và "hạt bụi vàng") - Ý nghĩa của hình ảnh so sánh. 3.4. Dạng đề 4: Phân tích một khía cạnh của tác phẩm: Đây là dạng đề rất thông dụng, phù hợp với cấu trúc của các đề thi có từ 2 đến 3 câu hỏi với mục đích kiểm tra mức độ vận dụng cao khi tạo lập văn bản. 3.4.1. Phân tích một khía cạnh nội dung: a. Phân tích giá trị hiện thực: * Cách làm bài: các ý cần phải có: - Giới thiệu khái quát về giá trị hiện thực - Giá trị hiện thực được thể hiện qua tác phẩm: + Tác phẩm đã tái hiện hiện thực gì? Của tầng lớp xã hội nào? Làm rõ hiện thực mà nhân vật chính thể hiện. + Nguyên nhân của hiện thực trên? + Thái độ, cách giải quyết của nhà văn trước hiện thực đó. - Đánh giá mức độ thành công, đóng góp của tác phẩm về giá trị hiện thực: Đề tài cũ hay mới? Tư tưởng và thái độ của nhà văn? Cách viết? Ý nghĩa của hiện thực đó đối với ngày nay. * Ví dụ: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. - Khái quát về giá trị hiện thực. - Giá trị hiện thực được thể hiện qua tác phẩm: + Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) được thể hiện qua hình ảnh: xóm ngụ cư, tình cảnh gia đình Tràng, hình ảnh người vợ nhặt, bữa ăn đón nàng dâu mới... + Nguyên nhân của hiện thực trên: do thực dân Pháp, phát xít Nhật cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ta. 10 + Tình cảm, thái độ của nhà văn: thương cảm sâu sắc, mở ra hướng giải quyết hiện thực: sự thương yêu, lòng cưu mang và niềm lạc quan giúp những người nông dân nghèo khổ vượt qua cái chết và nạn đói. - Đánh giá mức độ thành công, đóng góp của tác phẩm về giá trị hiện thực: b. Phân tích giá trị nhân đạo. * Cách làm bài: - Khái quát về giá trị nhân đạo - Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm: + Sự thấu hiểu đồng cảm với nỗi khổ của nhân vật. + Tố cáo sự tàn ác của các thế lực bất lương. + Phát hiện, khẳng định, ngợi ca những giá trị, phẩm chất, vẻ đẹp của con người lao động. + Tin tưởng, trân trọng những ước mơ, khả năng của con người vào cuộc sống. - Đánh giá mức độ thành công, sự mới mẻ hay sâu sắc của tư tưởng nhân đạo. * Ví dụ: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Cần làm rõ: + Tác phẩm thể hiện sự cảm thông sâu sắc với số phận của những con người bất hạnh. + Phát hiện, trân trọng phẩm chất cao đẹp của con người đó là: tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng mãnh liệt. + Thái độ phê phán với bọn quan lại phong kiến độc ác. 3.4.2. Phân tích một khía cạnh về nghệ thuật: a. Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện. b. Phân tích tình huống truyện (đã nói ở trên) c. Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: * Cách làm bài: - Giới thiệu khái quát về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tác phẩm, qua các phương diện: + Đề tài - chủ đề. + Hình tượng nhân vật. 11 + Ngôn ngữ, giọng điệu. - Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm: + Cảm hứng, tình cảm, cảm xúc, giọng điệu kể chuyện, hình ảnh chi tiết lãng mạn + Khẳng định, ngợi ca tin tưởng vào các giá trị cao đẹp sẽ chiến thắng + Cách kết thúc truyện. * Ví dụ: Khuynh hướng sử thi được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyện Trung Thành? - Tính sử thi được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô Man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tình thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10/59. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới. - Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ cũng có bao người khác nữa cũng không 12 chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. - Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đó miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng núi "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Vì thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập. - Tính sử thi của Rừng xà nu cũng thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Người đọc như bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng. 3.5. Dạng đề 5: Phân tích một chi tiết, hình ảnh, một đoạn văn. 3.5.1. Cách làm bài: các ý cơ bản cần đảm bảo - Tái hiện chi tiết, tình tiết, hình ảnh, vị trí và tình huống mà chi tiết xuất hiện. - Phân tích ý nghĩa biểu đạt về nội dung và nghệ thuật của chi tiết, hình ảnh. - Đánh giá sự đặc sắc của chi tiết hình ảnh trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, trong thành công của nghệ thuật tác phẩm. 13 3.5.2. Ví dụ: - Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Cần làm rõ: + Ý nghĩa tả thực của hình tượng: Xà nu được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, gần hai mươi lần nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu... + Ý nghĩa tượng trưng: nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên bất khuất. Cây xà nu là biểu tượng cho những con người là trụ cột của làng Xô Man; những con người phải chịu bao đau thương, mất mát, tượng trưng cho các thế hệ nối tiếp làm cách mạng vv... - Trong đoạn cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Cần phân tích được các ý cơ bản: Người nghệ sĩ thấy những hình ảnh thường hiện lên là: + Màu hồng hồng của ánh sương mai. + Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh. - Những hình ảnh đó nói lên: + Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. + Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến trong công tác giảng dạy đối với bản thân: Áp dụng biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy. Qua bài kiểm tra của học sinh trong năm học 2016 - 2017, tôi đã thu được kết quả như sau: Giái Líp SÜ sè 12C 41 12K 39 Kh¸ TB YÕu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 8 19,5 21 51,2 12 29,3 0 0% 6 % 15,3 19 % 48,8 14 % 35,9 0 0% 14 % % % Với kết quả như trên, tôi nhận thấy áp dụng các biện pháp này vào việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 THPT, chất lượng bài làm của các em tăng lên rõ rệt, các em phần nào bớt lúng túng khi giải quyết những đề bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trong các đề bài kiểm tra định kì, các em sẽ vững vàng hơn trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là kiểu bài phổ biến, rất thiết thực cho học sinh trong các bài kiểm tra đặc biệt là trong kì thi THPT quốc gia. Để học sinh làm tốt kiểu bài này, mỗi giáo viên cần: - Giúp học sinh nhận diện đúng các dạng đề, xác định đúng trọng tâm yêu cầu đề bài. - Giúp các em chủ động xây dựng các luận điểm, luận cứ đầy đủ, sát đúng với đáp án chấm. Tránh các hiện tượng lạc đề, lạc ý, thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn, hay viết lan man, kể lể dài dòng về tác phẩm mà không đạt được các yêu cầu đặt ra của đề bài. - Giúp các em mạnh dạn hơn trong việc đánh giá mức độ thành công về nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi, tránh đánh giá chung chung, xa lạ với tác phẩm hoặc đoạn trích. 2. Kiến nghị Trên thực tế giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng của bản thân cũng như của đồng nghiệp, tôi nhận thấy còn gặp một số những khó khăn, vì vậy tôi xin được đề xuất một số ý kiến sau: - Nhà trường cũng như Sở giáo dục cần cung cấp giới thiệu nhiều hơn nữa các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Làm văn để giáo viên các trường THPT trong toàn tỉnh có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy. 15 - Mỗi giáo viên Ngữ văn cần phải tích cực tìm tòi, phát huy tính sáng tạo giúp học sinh nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học nói chung, nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi nói riêng. - Tích cực hơn nữa tham gia thảo luận ở tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng chuyên đề, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài trên để có những giải pháp mang tính khả thi trong giảng dạy. Trên đây là một số vấn đề được chắt lọc trong quá trình giảng dạy Ngữ văn của bản thân rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. 16 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008. 2. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008. 3. Sách Bài tập Ngữ Văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008. 4. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 5. Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 6. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập 2, NXB Hà Nội, 2008 17 Xác nhận của Hiệu trưởng Lê Anh Niên Người viết SKKN Lê Ngọc Dũng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan