Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mối quan giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển cluster...

Tài liệu Mối quan giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển cluster (cụm ngành) nghiên cứu trường hợp cluster công nghiệp nội dung số ở việt nam.

.PDF
385
551
143

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện về chuyên môn và tài liệu để tôi hoàn thành luận án, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới người hướng dẫn khoa học của tôi TS. Nguyễn Văn Dũng và TS. Nguyễn Đình Luận đã hỗ trợ chuyên môn và quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ thông tin nghiên cứu quý báu giúp cho tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình nhỏ của tôi, trong suốt những năm qua đã chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh và luôn luôn bên cạnh tôi chăm sóc, động viên, an ủi để tôi có đủ tâm quyết hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh 7/2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án: “Mối quan giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster (cụm ngành): Nghiên cứu trường hợp Cluster công nghiệp nội dung số ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Vẹn iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................xii TÓM TẮT LUẬN ÁN ............................................................................................ xiv CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1 1.1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.2 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 1.2.1 Lý do nghiên cứu ...............................................................................................3 1.2.2 Tổng quan năng lực cạnh tranh ở Việt Nam ......................................................6 1.2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các chỉ số ..................................................6 1.2.2.2 Đánh giá qua những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh .....................11 1.2.3 Tổng quan ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam .................................12 1.2.4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................................................12 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 13 1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 13 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................ 14 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 14 1.7 KHUNG NGHIÊN CỨU, CẤU TRÚC CÁC CHƯƠNG VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN..................................................................................... 15 1.7.1 Khung nghiên cứu ............................................................................................15 1.7.2 Cấu trúc các chương trong luận án...................................................................16 1.7.3 Đóng góp mới của luận án ...............................................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ............................................. 20 NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 20 iv 2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ....20 2.1.1 Nghiên cứu cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và Cluster trong kinh tế ............ 20 2.1.1.1 Cạnh tranh .................................................................................................... 21 2.1.1.2 Từ cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp......................... 23 2.1.1.3 Năng lực cạnh tranh ..................................................................................... 23 2.1.1.4 Cluster (cụm ngành) ..................................................................................... 26 2.1.1.5 Khái niệm phát triển ..................................................................................... 29 2.1.1.6 Khái niệm phát triển Cluster ........................................................................ 30 2.1.2 Quy mô trích dẫn lí thuyết............................................................................... 30 2.1.3 Khoảng trống lý thuyết về năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp ............... 31 2.1.4 Khung lí thuyết phân tích năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ............................................................................................... 34 2.2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT HÌNH THÀNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............36 2.2.1 Những yếu tố quyết định tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam..................................................................................... 36 2.2.1.1 Những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ ................................................ 37 2.2.1.2 Những điều kiện nhu cầu ............................................................................. 40 2.2.1.3 Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp .................................... 43 2.2.1.4 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ............................................ 45 2.2.2 Những yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster............................................................ 48 2.2.3 Nhận thức những tác động tổng thể của năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp ................................................................................................................ 53 2.2.4 Quan hệ giữa tác động tổng thể của Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ................................................................................ 55 2.3 MÔ HÌNH LÍ THUYẾT ...................................................................................56 2.3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................... 56 2.3.2 Tổng hợp những giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................59 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................. 60 v 3.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 60 3.1.1 Định hướng mô hình nghiên cứu .....................................................................60 3.1.2 Tiếp cận nghiên cứu định tính và định lượng ..................................................62 3.1.3 Lựa chọn khu vực nghiên cứu ..........................................................................63 3.1.4 Lựa chọn Người tham gia nghiên cứu..............................................................64 3.1.5 Vai trò người nghiên cứu .................................................................................64 3.1.6 Bảo mật thông tin cá nhân ................................................................................65 3.1.7 Sử dụng công cụ phân tích ...............................................................................65 3.1.8 Lựa chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................................65 3.1.9 Phản hồi câu hỏi khảo sát .................................................................................67 3.1.10 Thu thập dữ liệu .............................................................................................67 3.1.11 Thiết kế thang đo các yếu tố trong mô hình lí thuyết nghiên cứu..................68 3.1.11.1 Thang đo tác động của những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ ..........69 3.1.11.2 Thang đo tác động của những điều kiện nhu cầu ........................................71 3.1.11.3 Thang đo tác động của chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp .....73 3.1.11.4 Thang đo tác động của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ......75 3.1.11.5 Thang đo nhận thức tác động tổng thể của năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp .............................................................................................................77 3.1.11.6 Thang đo tác động của những yếu tố hỗ trợ cho phát triển Cluster ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan .....................................................................77 3.2 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 79 3.2.1 Khởi đầu ...........................................................................................................81 3.2.2 Nghiên cứu thí điểm .........................................................................................82 3.2.3 Thảo luận nhóm tập trung ................................................................................83 3.2.4 Phỏng vấn bán cấu trúc ....................................................................................84 3.2.5 Ghi nhận và xử lý dữ liệu định tính .................................................................85 3.2.6 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................86 3.2.7 Nghiên cứu chính thức .....................................................................................87 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 92 vi CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 93 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .........................................................93 4.1.1 Kết quả nghiên cứu Thảo luận nhóm tập trung ............................................... 93 4.1.1.1 Thông tin nhân khẩu học thảo luận nhóm .................................................... 93 4.1.1.2 Phát hiện từ phân tích thảo luận nhóm ......................................................... 94 4.1.2 Kết quả nghiên cứu phỏng vấn bán cấu trúc ................................................... 96 4.1.2.1 Thông tin nhân khẩu học phỏng vấn bán cấu trúc ....................................... 96 4.1.2.2 Phát hiện từ phân tích phỏng vấn bán cấu trúc ............................................ 96 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ....................................................98 4.2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ bằng kiểm định Cronback Apha ............................ 98 4.2.1.1 Kiểm định độ tin cậy những thang đo thuộc nhóm điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ ...................................................................................................... 98 4.2.1.2 Kiểm định độ tin cậy những thang đo thuộc nhóm điều kiện nhu cầu ............. 100 4.2.1.3 Kiểm định độ tin cậy những thang đo thuộc nhóm chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................................................... 101 4.2.1.4 Kiểm định độ tin cậy những thang đo thuộc nhóm những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ....................................................................................... 102 4.2.1.5 Kiểm định độ tin cậy những thang đo năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp .......................................................................................................... 103 4.2.1.6 Kiểm định độ tin cậy những yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster..................... 103 4.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá........................ 104 4.2.2.1 EFA nhóm những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ ............................ 104 4.2.2.2 EFA nhóm những điều kiện nhu cầu .......................................................... 105 4.2.2.3 EFA nhóm chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 105 4.2.2.4 EFA nhóm những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ........................ 105 4.2.2.5 EFA mô hình nhân tố ................................................................................. 106 4.2.2.6 EFA yếu tố nhận thức tổng thể NLCT ngành công nghiệp ........................ 106 4.2.2.7 EFA yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster .......................................................... 107 4.2.3 Kết quả nghiên cứu chính thức bằng kiểm định CFA ................................... 107 vii 4.2.3.1 CFA của thang đo các yếu tố thuộc nhóm những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ .....................................................................................................107 4.2.3.2 CFA của thang đo các yếu tố thuộc nhóm những điều kiện nhu cầu ..........109 4.2.3.3 CFA của thang đo các yếu tố thuộc nhóm chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp. .........................................................................................110 4.2.3.4 CFA thang đo các yếu tố thuộc nhóm những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. ......................................................................................................111 4.2.3.5 CFA tổng thể tác nhân quyết định đến NLCT ngành công nghiệp .............112 4.2.3.6 Kiểm định mô hình nhân tố (mô hình đo lường) ........................................113 4.2.3.7 Kiểm định mô hình cấu trúc ........................................................................114 4.2.3.8 Kiểm định mô hình tới hạn .........................................................................115 4.2.3.9 Kiểm định mô hình nghiên cứu ...................................................................119 4.2.3.10 Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap ......................122 4.2.3.11 Kiểm định các giả thiết nghiên cứu...........................................................124 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 125 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 126 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH, QUẢN TRỊ ............................................................ 126 5.1 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 126 5.1.1 Tổng hợp những phát hiện nghiên cứu ..........................................................126 5.1.2 Thảo luận những phát hiện nghiên cứu ..........................................................128 5.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN TRỊ ....................................................... 129 5.3.1 Chính sách liên quan đến những điều kiện sản xuất và dịch vụ ....................130 5.3.2 Chính sách và quản trị liên quan đến những điều kiện nhu cầu.....................133 5.3.3 Chính sách và quản trị liên quan đến chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp. ...................................................................................................136 5.3.4 Chính sách và quản trị liên quan đến những yếu tố thuộc nhóm những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan .......................................................................139 5.3.5 Chính sách liên quan hỗ trợ phát triển Cluster ...............................................141 5.3.6 Chính sách đối với điểm khuyết của khái niệm cluster của porter ................148 viii 5.3.7 So sánh kinh nghiệm chính sách của thế giới ............................................... 149 5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...............................152 5.4.1 Hạn chế nghiên cứu ....................................................................................... 152 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 152 5.5 KẾT LUẬN ......................................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................154 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Quan điểm của Porter về chính sách Cluster ..............................................4 Bảng 1.2: Xếp hạng NLCT của các nước Đông Nam Á theo tiêu chí WFF ...............7 Bảng 1.3. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam (Đơn vị: %).................8 Bảng 2.1: Quan niệm cạnh tranh truyền thống .........................................................21 Bảng 2.2: Quan niệm cạnh tranh hiện đại .................................................................22 Bảng 2.3.Tổng hợp quá trình phát triển khái niệm Cluster .......................................28 Bảng 2.4: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ...............................................................58 Bảng 3.1: Các chỉ số tiêu chuẩn kiểm định sự phù hợp dữ liệu mô hình .................89 Bảng 3.2: Các chỉ số kiểm định sự phù hợp thang đo (CFA) ...................................91 Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học TLN nhóm .......................................................94 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả TLN tập trung ..............................................................95 Bảng 4.3: Đặc điểm nhân khẩu học phỏng vấn BCT ................................................96 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả phỏng vấn BCT ...........................................................97 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ĐKYT .........................................99 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ĐKNC ......................................100 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CL .............................................101 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CN ............................................102 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo TD_NLCT ................................103 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo HTPT ......................................104 Bảng 4.11: Kết quả CFA nhóm yếu tố ĐKYT (chuẩn hóa) ....................................108 Bảng 4.12: Kết quả CFA nhóm yếu tố ĐKNC (chuẩn hóa) ...................................109 Bảng 4.13: Kết quả CFA nhóm yếu tố CL (chuẩn hóa) ..........................................110 Bảng 4.14: Kết quả CFA nhóm yếu tố công nghiệp (chuẩn hóa) ...........................111 Bảng 4.15: Kết quả CFA nhóm tác nhân quyết định đến NLCT (chuẩn hóa) ........112 Bảng 4.16: Kết quả CFA mô hình đo lường (chuẩn hóa) .......................................113 Bảng 4.17: Kết quả CFA mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) .........................................114 Bảng 4.18: Kết quả CFA mô hình tới hạn (chuẩn hóa) ..........................................115 x Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các nhân tố trong mô hình tới hạn ........................................................................................................... 116 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cấu trúc SEM (chuẩn hóa) ... 120 Bảng 4.21: Kiểm định mô hình ước lượng bằng Bootstrap ................................... 122 Bảng 4.22: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa mô hình lí thuyết ................................ 125 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu chính thức .............................................. 127 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình Kim cương - Porter’s Diamond Model ........................................5 Hình 1.2: Khung lí thuyết và phân tích NLCT công nghiệp theo UNIDO ...............10 Hình 1.3: Khung nghiên cứu tổng quát định hướng xây dựng mô hình quan hệ giữa NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster .............................16 Hình 2.1: Số lượng bài viết tạp chí sử dụng từ “Porter” và Cluster (trong khoảng thời gian 1990 – 2012 ................................................................................31 Hình 2.2: Khung lí thuyết phân tích nhân tố tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster. ..................................................35 Hình 2.3.Mô hình giả thuyết nghiên cứu ..................................................................57 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................81 Hình 4.1: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cấu trúc SEM...........................121 xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEM : The Asia-Europe Meeting (Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu) APEC : ASEAN : BCT : Bán cấu trúc CFA : Confirmatory Factor Analysis (phân tích nhân tố khẳng định) Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) Asia – Pacific Economic Co-oporation (Cộng đồng các nước Đông Nam Á) Competitive Industrial Performance - chỉ số hiệu quả năng lực CIP cạnh tranh ngành công nghiệp. DCI : Digital Content Industry (Công nghiệp nội dung số) DCP : Digital Content Product (Sản phẩm nội dung số) DCS : Digital Content Services (Sản phẩm nội dung số) DRC : Domestic resource cost coefficient (hệ số phí tổn) EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư nước ngoài) GDP : Gross Domectis Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP : Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân) LQ : Location Quotient (Chỉ số đo lường tập trung lao động) NLCT : Năng lực cạnh tranh PPP : Purchasing power parity (Sức mua tương đương) SPSS : SEM : SWOT : TPP : TLN : Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm phân tích thống kê) Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc cân bằng) Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương). Thảo luận nhóm xiii TCA : Revealed comparative advantage index (chỉ số lợi thế so sánh) TC : Trade competition index (chỉ số cạnh tranh thương mại). TOT : The terms of trade index (chỉ số điều khoản thương mại) IIT : IIC : UNIDO : WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) Intra-industry trade index – IIT (chỉ số thương mại bên trong ngành) Index Industry Competitiveness (chỉ số năng lực cạnh tranh ngành) United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc) xiv TÓM TẮT LUẬN ÁN Việt Nam đã nhanh chóng phát triển thành một nền kinh tế năng động chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, toàn cầu hóa hình thành dòng chảy ý tưởng nước ngoài du nhập vào Việt Nam tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước lĩnh hội tri thức khoa học công nghệ. Các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang đối diện sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước, do đó việc nghiên cứu về ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng làm nền tảng vững chắc định hướng chiến lược phát triển bền vững sản xuất kinh doanh công nghiệp trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh và liên kết thị trường toàn cầu. Nghiên cứu này đề xuất mô hình mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành công nghiệp và phát triển cụm ngành (Cluster) công nghiệp nội dung số (digital Content Industry – DCI) trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, nội dung trọng tâm vào ba mục tiêu: “ 1) Khám phá và đo lường nhân tố chính tác động đến NLCT ngành công nghiệp DCI; 2) Khám phá và đo lường nhân tố chính hỗ trợ phát triển Cluster DCI; 3) Đo lường mối quan hệ giữa NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ”. Nói cách khác, nghiên cứu của luận án tập trung tìm ra mối quan hệ giữa NLCT ngành công nghiệp và yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster với cấu trúc SEM từ đó làm cơ sở đề ra những hàm ý chính sách và quản trị phù hợp với tình hình thực tế của Cluster DCI ở Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này, phương pháp hỗn hợp cả hai nghiên cứu định lượng và định tính được lựa chọn áp dụng, triết lí nghiên cứu được hướng dẫn bởi chủ nghĩa thực dụng với mô hình nghiên cứu lặp lại và phát triển trong bối cảnh Cluster DCI ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời thông qua năm thủ tục quan trọng trong quy trình nghiên cứu: Nghiên cứu thí điểm 10 người tham gia hỗ trợ kiểm tra, đánh giá sơ bộ câu hỏi như tính dễ đọc, lỗi chính tả, mức độ diễn đạt ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác nội dung, thời gian thực thi thảo luận nhóm (LTN) tập trung và phỏng vấn bán cấu trúc (BCT). TLN tập trung với 16 người tham gia tạo ra cơ hội nghiên cứu tương tác và gợi ý nhiều ý tưởng mới giúp khai thác nhận thức sâu vấn đề xv nghiên cứu đồng thời tiếp nhận phản ứng và ý kiến phản hồi có kiểm soát và hệ thống từ những Người tham gia nghiên cứu. Sau khi kết thúc thủ tục TLN tập trung, một bộ dữ liệu được ghi nhận và xử lý, những phát hiện kết quả nghiên cứu đóng góp hoàn thiện Bảng câu hỏi trao đổi ý kiến sơ bộ. Phỏng vấn BCT với 6 người được chọn, dữ liệu thu thập thể hiện sự hiểu biết thực tế, cụ thể, linh hoạt, khai thác sâu phản ứng và giải thích tình huống có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Sau khi kết thúc thủ tục phỏng vấn BCT, một bộ dữ liệu được ghi nhận và xử lý, những phát hiện kết quả nghiên cứu phỏng vấn BCT cũng đóng góp một phần bổ sung hoàn thiện Bảng câu hỏi trao đổi ý kiến sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ và chính thức được tiến hành với 135 phiếu trao đổi ý kiến sơ bộ được phát ra thu về 123 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ 91 % và 360 phiếu nghiên cứu chính thức phát ra thu về 306 phiếu đạt tỷ lệ 85%, kết quả phiếu thu về đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu còn sử dụng công cụ kỹ thuật tính chỉ số tập trung lao động LQ để nhận diện Cluster DCI, sử dụng kỹ thuật Brainstorming (động não) giúp khuyến khích nhóm thảo luận động não, phần mềm SPSS Amos Version 20 hỗ trợ phân tích xử lý dữ liệu định lượng và kỹ thuật đồ họa cho mô hình SEM, công cụ SWOT làm dài bài phân tích định tính điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với năng lực cạnh tranh DCI và phần mềm Excel xử lý tính toán các chỉ số kỹ thuật từ dữ liệu định tính và định lượng. Bộ dữ liệu từ chương trình nghiên cứu sau khi phân tích và xử lý dẫn đến một số kết quả và kết luận: nghiên cứu định lượng cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liệu thị trường; thang đo các yếu tố hình thành mô hình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy tốt; tác động hai chiều giữa mối quan hệ tổng thể NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ở mức trung bình được khám phá phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và nghiên cứu định tính (kết quả tương quan HTPT <--NLCT: β1 =0.560; NLCT <--- HTPT: β2 =0.460), số liệu này minh chứng NLCT ngành công nghiệp DCI ở Việt Nam ở mức trung bình qua đây hàm ý chính sách cần được thực thi nhằm nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI ở Việt Nam. Yếu tố “quy mô thị trường” trong mô hình có mức NLCT cao nhất (NLCT <--- ThiTruong: β6=0.199) và yếu tố lao động có kỹ năng xvi có mức NLCT thấp nhất (NLCT <--- LaoDong: β3=0.069), qua đây hàm ý chiến lược tham gia thị trường được phát huy, đẩy mạnh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được triển khai những giải pháp thực thi cấp bách. Trong số các yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster thì yếu tố “tập trung gần gũi địa lí” của các doanh nghiệp cùng ngành bị loại ra khỏi mô hình giả thuyết nghiên cứu ngay thủ tục nghiên cứu sơ bộ, điều này khẳng định khái niệm Cluster của Porter không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp nghiên cứu Cluster ngành công nghiệp, từ kết luận này hàm ý chính sách ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp “tập trung gần gũi địa lí” cho phát triển Cluster DCI ở Việt Nam được đề xuất chuyển hướng sang phát triển đồng bộ cả hai hướng tích hợp dọc và tích hợp ngang trong toàn bộ Cluster, tạo điều kiện cho mọi người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia Cluster DCI; nghiên cứu định tính cho thấy rằng các yếu tố phát hiện phù hợp với vị trí của mô hình; tầm quan trọng của “yếu tố mềm - vốn xã hội” mạnh mẽ với sự tham gia của xã hội dân sự và cộng đồng cũng góp phần nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI; hầu hết quan điểm chuyên gia đồng ý rằng lợi ích lớn hơn so với tổng thể chi phí nâng cao NLCT ngành công nghiệp, qua đây củng cố tính chắc chắn của luận cứ nhằm hàm ý đề xuất chính sách nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI. Phần lớn các chuyên gia cùng quan điểm nhận xét “vai trò Chính phủ” chưa thật sự hỗ trợ đầy đủ phát triển Cluster DCI ở Việt Nam trong giai đoạn này. Ngoài ra, cách tiếp cận Cluster giúp xác định cấu trúc Cluster DCI với các thành phần được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng tạo ra bức tranh bao quát toàn bộ Cluster DCI ở Việt Nam. Những phát hiện của luận án này có ý nghĩa về mặt khoa học cả với lí luận và thực tiễn: đóng góp ý nghĩa lí luận phát hiện liên quan đến sự gắn kết giữa các yếu tố cần thiết nhằm để đi đến đề xuất một mô hình quan hệ giữa NLCT và hỗ trợ phát triển Cluster với cấu trúc SEM, đồng thời phát hiện yếu tố “tập trung gần gũi địa lí” của các doanh nghiệp cùng ngành không phù hợp trong trường hợp Cluster DCI dẫn đến xem xét lại khái niệm Cluster của Porter; đóng góp thực tiễn của nghiên cứu rút ra từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu để đề xuất hàm ý chính sách và quản trị xvii trong bối cảnh Cluster DCI ở Việt Nam và các Cluster ngành khác nhau. Kết quả nghiên cứu còn cung cấp một hướng dẫn thiết thực giúp những nhà quản trị Cluster, những nhà hoạch định chính sách có thể nhận ra những yếu tố hàng đầu tác động NLCT ngành công nghiệp và yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster DCI để có sự khởi đầu lựa chọn đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT ngành công nghiệp và thúc đẩy phát triển Cluster DCI và do đó làm suy yếu rào cản NLCT ngành công nghiệp. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU Nhu cầu tất yếu sử dụng thông tin phục vụ hoạt động ra quyết định của con người đã tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển đời sống xã hội loài người, trước đây khi chưa có hỗ trợ khoa học công nghệ hình thức thông tin gặp nhiều khó khăn do khoảng cách địa lí, đến khi kỹ thuật thông tin xuất hiện thời gian thông tin của con người được cải thiện, cơ hội tiếp cận thông tin từ xa dễ dàng hơn. Sự tiến bộ kỹ thuật hội tụ công nghệ của ba ngành công nghệ thông tin (Information Technology – công nghệ thông tin), viễn thông và truyền thông làm xuất hiện ngành kinh tế mới - ngành kinh tế công nghiệp nội dụng số (Digital Content Industry - DCI). Khoa học thông tin ra đời làm cho thế giới xích lại gần hơn, kỹ thuật thông tin phát triển cấp số nhân đã tạo điều kiện thuận tiện cho thông tin liên lạc phục vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch đến nơi xa xôi ở những địa phương khác nhau trên thế giới (Friedman, 2005). Bước đột phá khoa học công nghệ đã tạo ra mạng lưới kết nối thông tin toàn cầu làm cho doanh nghiệp ngày càng có xu hướng chia cắt chuỗi giá trị thành những chức năng và nhiệm vụ nhất định di chuyển đến vị trí địa lí ở ngoài nước sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao hơn (Zahir & Mushtaq, 2011). Kết nối thông tin tạo ra cơ hội cho ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp cận tri thức kích thích đổi mới, tận dụng NLCT mở rộng thị trường. DCI là ngành công nghiệp mới nổi thế kỷ 21, ban đầu phát triển tại các thành phố lớn, xu hướng số hóa tạo ra cơ hội mở rộng quy mô phát triển bằng nhiều mô hình khác nhau, sản xuất sản phẩm DCI (Digital Content Product - DCP) và cung cấp dịch vụ DCI (Digital Content Services – DCS) liên quan đến việc số hóa, tích hợp và ứng dụng đồ họa, văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh thông qua mạng lưới kết nối thông tin (Xin, 2009). Công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng truyền thông kỹ thuật số trên thế giới đang trải qua nâng cấp lớn, nhu cầu khai thác DCP ngày càng tăng, thông tin được truyền dẫn ở tốc độ ngày càng cao hơn, sự phát triển nhanh chóng DCI góp phần quan trọng trong phát triển hệ thống kinh tế toàn cầu (Yaoqing & Jun, 2010). 2 DCI ra đời có thể làm giảm chi phí sản xuất, thương mại và giao thông vận tải, tăng cường chia sẻ thông tin và dịch vụ liên công ty, trao đổi, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu nội dung cho người sử dụng (Li & Sun, 2008). Tiềm năng phương tiện truyền thông kỹ thuật DCI như là nguồn lực mới tạo ra của cải và là phương tiện cung cấp dịch vụ xã hội đem lại lợi ích to lớn làm phong phú thêm cuộc sống người dân. Loại hình DCP như tài liệu, hình ảnh, âm nhạc và phim ảnh trở thành một nguồn lợi quan trọng hình thức kinh doanh mới (Stahl & Maass, 2006). Công nghệ mạng xã hội ứng dụng Facebook, MySpace, Google. . . đã thay đổi đáng kể cách thức truyền thông, trong tương lai cộng đồng ảo sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân (Constantinides & Fountain, 2008). Công nghiệp nội dung đã được đề cập trong các buổi diễn đàn thông tin quốc gia phát triển G-7 từ năm 1995 thu hút nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức trong nước và thế giới. Các nhà khoa học cho rằng, bước đầu, việc ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hội tụ phục vụ hoạt động sản xuất xảy ra ở khu vực đô thị và phát triển nhanh chóng trong các tổ chức thuộc khu vực đô thị lớn ở Mỹ và Châu Âu (Alles & đtg, 1994; Quah, 2001; Shields & đtg, 1993; Van Winden, 2000). Theo thời gian có sự kết nối mạnh mẽ giữa nội dung được số hóa với các ngành công nghiệp thông tin (Zook, 2000). Ở Việt Nam, DCS cung cấp thông tin 1080 đầu tiên được biết đến tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, gần đây hơn DCP và DCS ồ ạt đua nhau có mặt trên thị trường cả nước, người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy DCP như Zing me, Yahoo, Messenger, Youtube, dịch vụ trò chơi trực tuyến, nhạc số, dữ liệu số, giải trí số, tra cứu thông tin trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội dung trên mạng băng thông rộng, phát triển nội dung trên mạng viễn thông di động, nghe đài trực tuyến, xem phim, tải phim, truyền hình số, chăm sóc sức khỏe trực tuyến, bình chọn trực tuyến, bán sách trực tuyến, nhắn tin trúng thưởng và nhiều loại hình DCP và DCS khác. Sự ra đời DCI nhanh chóng trở thành ngành kinh tế công nghiệp cung cấp hạ tầng nội dung thông tin số hóa cho các ngành công nghiệp liên quan khác góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức tầm quan trọng của DCI trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ (2007) đã kịp thời ban Quyết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan