Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Moc dinh chinh loi how to implement the new vietnamese energy efficiency buildin...

Tài liệu Moc dinh chinh loi how to implement the new vietnamese energy efficiency building code

.PDF
22
41
109

Mô tả:

Hà Nội, 16-10-2012 ThS. Đinh Chính Lợi Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng  Hiện trạng sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng;  Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng ở Việt Nam;  Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các công trình xây dựng;  Hiện trạng thực thi QCXDVN 09:2005;  Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam 2 Mức tiêu thụ điện của Việt Nam(kWh) Mức tiêu thụ điện tăng 400% trong 10 năm qua 68.9 Tỉ 2008 18.2 Tỉ 1998 Nguồn: World Bank - Tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng khá cao, khoảng 12%/năm (2003-2012). Giá trị sản xuất của ngành xây dựng chiếm khoảng 7% GDP (2003-2012). - Mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam chiếm từ 22,4% (2003) và 30% (ước tính trong năm 2012) tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia. Kết quả điều tra tình hình sử dụng năng lượng tại các tòa nhà ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận trong năm 2009 – 2011, cho thấy: - Trụ sở cơ quan hành chính: Thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là Điều hòa không khí (khoảng trên 70%); đèn chiếu sáng (trên 10%); thiết bị văn phòng, thang máy và máy bơm nước (gần 20%). - Trung tâm thương mại, siêu thị: Thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là Điều hòa không khí (khoảng 75%); thiết bị chiếu sáng (khoảng 10%); thang máy (khoảng 5%); các thiết bị khác (khoảng 10%). - Khách sạn: Thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là Điều hòa không khí (khoảng 60%); thiết bị chiếu sáng (khoảng 25%); các thiết bị khác (khoảng 15%). Theo Quyết định số 1249/QĐ-TTg ngày 01/8/2011 về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, cả nước có 1190 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, trong đó có 126 tòa nhà sử dụng năng lượng trọng điểm (tổng mức sử dụng NL trên 500 TOE/năm). Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng ở Việt Nam - Đối với các công trình mới: nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng các vật liệu tiết kiệm năng lượng, lắp đặt và vận hành các trang thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ thì có thể tiết kiệm năng lượng khoảng 30 – 40%. - Đối với các công trình đang hoạt động: nếu tiến hành kiểm toán năng lượng và sau đó triển khai áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì cũng có thể TKNL từ 15 - 25%.  Ngày 3/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Trong nội dung của Nghị định có chương đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng.  Ngày 17/11/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả theo Quyết định số 40/QĐ-BXD. Quy chuẩn này là văn bản pháp quy kỹ thuật, quy định yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để sử dụng năng lượng có hiệu quả khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà ở cao tầng, văn phòng, khách sạn lớn.  Ngày 17/6/2010, Quốc Hội đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có hiệu lực vào ngày 01/01/2011. Trong đó, Chương 3 của luật quy định về việc Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng, chiếu sáng công cộng (Điều 15, 16, 17, 18).  Ngày 29/03/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2011/NĐCP về việc Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghị định này thay thế Nghị định 102/2003/NĐ-CP.  Ngày 24/08/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2011/NĐ-CP về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. (Điều 16: Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng) Hiện trạng thực thi QCXDVN 09:2005 Để đánh giá hiện trạng thực hiện QCXDVN 09:2005, Bộ Xây dựng đã phối hợp với IFC tiến hành điều tra, khảo sát từ: ◦ 14 cán bộ lãnh đạo ◦ 6 Sở Xây dựng 7 Công ty tư vấn thiết kế xây dựng:  Công ty CP Kiến trúc Highend  Hà Nội  Cty Tư vấn Cubic  Hải Phòng  Cty Tư vấn Indochina  Quảng Ninh  TPHCM  Bình Dương  Đồng Nai ◦ Phòng cấp phép xây dựng ◦ Phòng thẩm định dự án  Cty Tư vấn, Thiết kế, Xây dựng CDS  Tổng Cty Bất động sản Sài Gòn  Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc ứng dụng, Đại học Kiến trúc  Cty tư vấn Altuspagekirkland Kết quả khảo sát 1. Nhận thức  100% số người được hỏi mong muốn áp dụng QCXD 09:2005  100% cán bộ liên quan tại SXD biết về QCXD 09:2005 ◦ Tin tưởng rằng việc áp dụng QCXD 09:2005 sẽ đem lại lợi ích về tiết kiệm năng lượng cho nhà đầu tư.  90% chuyên gia tư vấn biết về QCXD 09:2005. Kết quả khảo sát 2. Tuân thủ  90% cán bộ liên quan tại SXD chưa xem xét, đối chiếu xem bản thiết kế có phù hợp với QCXD 09:2005 hay không, vì chế tài chưa đủ mạnh, cũng như việc áp dụng QCXD hay không ảnh hưởng đến quá trình cấp phép xây dựng.  10% chỉ xem xét các quy định về chiếu sáng vì những quy định này đơn giản hơn số còn lại.  100% chuyên gia tư vấn không tham khảo QCXD 09:2005 trong quá trình thiết kế. Hạn chế của QCXDVN 09:2005 3. Đánh giá chung  Một số nội dung quy định của Quy chuẩn còn phức tạp, khó áp dụng;  Một số nội dung quy định chưa thống nhất hoặc chưa rõ ràng trong các phần của Quy chuẩn;  Có ý kiến cho rằng nên bỏ những phần tính toán chi tiết các giá trị U và OTTV;  Quy chuẩn không có tài liệu hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kèm theo nên gây khó khăn cho việc áp dung;  Kiến thức chuyên môn về tiết kiệm năng lượng của đội ngũ làm công tác thiết kế công trình, thẩm định, cấp phép xây dựng ở các địa phương còn hạn chế;  Chưa có chế tài đủ mạnh để giám sát, kiểm tra và xử lý việc không tuân thủ các nội dung của Quy chuẩn. - Năm 2009, Bộ Xây dựng đã giao cho Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam tổ chức nghiên cứu, soát xét, điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Quy chuẩn. Đến cuối năm 2011, dự thảo Quy chuẩn đã được Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam hoàn thành. - Từ đầu năm 2012, Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) để tổ chức nghiên cứu, đánh giá lại nội dung dự thảo Quy chuẩn, tiến hành khảo sát 57 tòa nhà tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở cho việc phân tích độ nhạy, lựa chọn kịch bản áp dụng Quy chuẩn. Dự kiến Quy chuẩn sẽ được hoàn thiện và ban hành vào đầu năm 2013. 1. Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng: Tổ chức xây dựng, biên soạn mới, chuyển dịch các tiêu chuẩn nước ngoài, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật trong các lĩnh vực cấp thiết kế lắp đặt điện, chiếu sáng, điều hoà không khí, đun nước nóng… trong các công trình xây dựng. 2. Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm các nước về chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Đề xuất các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng phù hợp cho Việt Nam. 3. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, giới thiệu Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam "Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả" cho các đối tượng trong ngành trên phạm vi cả nước. Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam (tiếp) 4. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp thiết kế kiến trúc, quy hoạch; hướng dẫn sử dụng các loại vật liệu mới; các giải pháp kỹ thuật, thiết bị, công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời để đun nước nóng trong công trình xây dựng. 5. Triển khai xây dựng và tăng cường năng lực 02 Trung tâm Tư vấn tiết kiệm năng của của ngành tại ĐH Kiến trúc Hà Nội và ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm định xây dựng ở địa phương. 6. Xây dựng các mô hình tiết kiệm năng lượng trong các loại hình công trình xây dựng như chung cư, khách sạn, siêu thị, văn phòng…Hiện mới chỉ đang triển khai 01 dự án thí điểm ứng dụng giải pháp, thiết bị TKNL cho 1 tòa nhà chung cư tại khu đô thị mới Việt Hưng, Quận Long Biên, TP. HN. Dự kiến sẽ xây dựng mô hình thí điểm TKNL trong các loại hình tòa nhà khác triển khai ở 02 tỉnh lựa chọn, sau đó sẽ nhân rộng trên phạm vi cả nước. Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam (tiếp) 7. Nghiên cứu xây dựng mô hình kiến trúc xanh, công trình xanh và các giải pháp để triển khai thực hiện. 8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nước ngoài để xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tổ chức tập huấn … 9. Phối hợp với Bộ Công Thương và đơn vị có liên quan tổ chức cuộc thi toà nhà tiết kiệm năng lượng. 10. Xây dựng kế hoạch áp dụng thí điểm việc thực hiện Quy chuẩn ở 1-2 thành phố được lựa chọn; 11. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Quy chuẩn và chế tài xử lý các hành vi không tuân thủ nội dung quy định. Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam Về lĩnh vực tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng, biên soạn, chuyển dịch bao gồm: - Đặc trưng năng lượng của toà nhà - Các phương pháp biểu thị hiệu quả năng lượng và cấp chứng nhận năng lượng toà nhà; - Đặc trưng năng lượng của toà nhà - Tổng mức sử dụng năng lượng và đánh giá; - Đặc trưng năng lượng của toà nhà - Tính toán sử dụng năng lượng không gian làm mát; - Chiếu sáng nhân tạo trong trường học, bệnh viện – Nguyên tắc cơ bản; - Sử dụng kính trong công trình xây dựng (dựa theo Tiêu chuẩn BS 6262-2005); - Các tiêu chuẩn về chiếu sáng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố... Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ cho các đối tượng liên quan tham khảo, áp dụng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành, quản lý, sửa chữa, bảo trì các công trình xây dựng. Các hướng dẫn kỹ thuật đã và đang được xây dựng bao gồm: - Hướng dẫn thiết kế và vận hành hệ thống điều hoà không khí trung tâm để tiết kiệm năng lượng trong nhà cao tầng; - Hướng dẫn thiết kế, thi công lắp đặt và bảo trì hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng trong nhà cao tầng; - Hướng dẫn ứng dụng vật liệu mái và tường ngoài nhà cao tầng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; - Hướng dẫn lựa chọn thiết bị, thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện trong các công trình xây dựng; - Hướng dẫn thiết kế bao che công trình kiến trúc nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các đô thị Việt Nam; - Hướng dẫn thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các giải pháp thực thi QCXDVN về công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả mới ở Việt Nam Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tư vấn tại các cơ quan quản lý ở cấp Trung ương và địa phương, các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, quản lý và vận hành tòa nhà: - Xây dựng các hướng dẫn, tài liệu đào tạo cho các đối tượng quản lý, tư vấn tiết kiệm năng lượng thuộc ngành Xây dựng ở cấp Trung ương và địa phương. - Tổ chức đào tạo, tăng cường năng lực về quản lý và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, cấp phép xây dựng tại 63 Sở Xây dựng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. - Xây dựng các tài liệu giảng dạy về tiết kiệm năng lượng để đưa vào giảng dạy trong các Trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng. - Tăng cường năng lực, trang thiết bị cho 02 Trung tâm tư vấn, kiểm toán năng lượng của Bộ Xây dựng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan