Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng nam...

Tài liệu Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng nam

.PDF
215
453
148

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quang Bình và TS. Ninh Thị Thu Thủy. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Chín ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC .........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 4 3. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 5 6. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................... 5 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 8 8. Kết cấu của luận án ........................................................................... 24 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ...................................................................................... 25 1.1. TỔNG LUẬN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ........ 25 1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ............ 25 1.1.2. Tổng quan các mô hình tăng trƣởng kinh tế ............................. 26 1.2. MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG .......................................................... 33 1.2.1. Các quan niệm về mô hình tăng trƣởng kinh tế ........................ 33 1.2.2. Quan niệm về mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng ........... 45 1.2.3. Quan niệm về mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng và mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu ................................................ 48 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƢƠNG ................... 49 iii 1.3.1. Mô hình công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới ........ 50 1.3.2. Mô hình kinh tế mới của Malaysia (NEM – New economic model) ......................................................................................................... 53 1.3.3. Kinh nghiệm tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam ..................................................................................................................... 56 CHƢƠNG 2 KHUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG........................................................... 62 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 62 2.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG .......................................................... 63 2.2.1. Đánh giá chung tình hình tăng trƣởng kinh tế .......................... 64 2.2.2. Đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế theo góc độ sản xuất .... 65 2.2.3. Đánh giá mô hình tăng trƣởng theo góc độ cơ cấu ................... 68 2.2.4. Đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế theo góc độ chi tiêu ..... 69 2.2.5. Đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế theo góc độ tạo động lực ..................................................................................................................... 69 2.3. NGUỒN DỮ LIỆU ........................................................................ 70 2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.................................... 73 2.4.1. Thống kê mô tả ......................................................................... 73 2.4.2. Dãy số thời gian ........................................................................ 73 2.4.3. Kiểm định giả thuyết ................................................................. 73 2.4.4. Phƣơng pháp hồi qui và tƣơng quan ......................................... 73 2.4.5. Phân tích phƣơng sai ................................................................. 76 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM ................................................................... 78 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1997-2013 .......................................... 78 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Quảng Nam .... 78 3.1.2. Đánh giá chung tình hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013.................................................................................... 79 iv 3.2. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1997-2013 THEO GÓC ĐỘ SẢN XUẤT .... 85 3.2.1. Kết quả tính toán ....................................................................... 85 3.2.2. Đóng góp của vốn vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013.................................................................................... 91 3.2.3. Đóng góp của lao động vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 ........................................................................... 97 3.2.4. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 ................................... 103 3.3. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2013 THEO GÓC ĐỘ CƠ CẤU ............................................................................................................ 108 3.3.1. Đánh giá cơ cấu ngành kinh tế ................................................ 108 3.3.2. Đánh giá cơ cấu thành phần kinh tế ........................................ 110 3.4. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2013 THEO GÓC ĐỘ CHI TIÊU ........................................................................................................... 111 3.4.1. Đóng góp của tiêu dùng cuối cùng vào tăng trƣởng ............... 113 3.4.2. Đóng góp của đầu tƣ vào tăng trƣởng .................................... 114 3.4.3. Đóng góp của xuất nhập khẩu vào tăng trƣởng ...................... 116 3.4.4. Đóng góp của chi tiêu chính phủ vào tăng trƣởng .................. 118 3.5. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2013 THEO GÓC ĐỘ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN .................................................................................... 121 3.5.1. Đánh giá tác động của nhân tố cơ chế, chính sách đến tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 1997-2013 .................... 121 3.5.2. Đánh giá tác động của tăng trƣởng kinh tế đến giảm nghèo, phát triển con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ........................................ 125 3.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................... 136 CHƢƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................... 139 v 4.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM ................................................................ 139 4.2. ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................................. 141 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2020............................................................................................................. 142 4.3.1. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất ................................................................................................................... 142 4.3.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng nâng cao năng suất ................................................................................................................... 153 4.3.3. Nâng cao nội lực và khả năng tích lũy của nền kinh tế .......... 155 4.3.4. Tạo tạo cơ chế, chính sách đổi mới mô hình tăng trƣởng ...... 157 4.3.5. Nâng cao hiệu quả giảm nghèo, phát triển con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái .................................................................................. 162 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 169 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 181 A. Kết quả tính toán một số mô hình biến động kết quả sản xuất...... 181 A1. Cả nền kinh tế ............................................................................. 181 A2. Khu vực CN-XD .......................................................................... 181 A3. Khu vực DV ................................................................................ 181 A4. Khu vực NLTS............................................................................. 182 B. Phân tích tổng cung lao động ......................................................... 182 B1.Cả nền kinh tế .............................................................................. 182 B2. Khu vực NLTS............................................................................. 183 B3. Khu vực CN-XD .......................................................................... 183 B4. Khu vực DV ................................................................................ 184 C. Phân tích tổng cung vốn sản xuất .................................................. 185 C1. Cả nền kinh tế ............................................................................. 185 vi C2. Khu vực CN-XD ......................................................................... 185 C3. Khu vực NLTS ............................................................................ 186 C4. Khu vực DV ................................................................................ 186 D. Phân tích chênh lệch năng suất lao động giữa các khu vực .......... 187 E. Dữ liệu và phƣơng pháp tính tỷ phần thu nhập của vốn bằng ƣớc lƣợng OLS với hàm sản lƣợng thực tế trên một lao động .......................... 188 E1. Dữ liệu và phương pháp ............................................................. 188 E2. Số liệu và kết quả tính toán ........................................................ 189 F. Kết quả hạch toán tăng trƣởng với giả định tỷ phần thu nhập của vốn bằng với cả nƣớc dựa trên số liệu các bảng I/O cả nƣớc ............................ 202 F1. Tỷ phần thu nhập của vốn và lao động cả nƣớc ......................... 202 F2. Kết quả tính toán tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trƣởng ........................................................................................................ 202 G. Dữ liệu và phƣơng pháp tính toán các thành tố tổng cầu .............. 203 G.1. Phƣơng pháp tính toán các thành tố tổng cầu ............................. 203 G.2. Kết quả tính toán số liệu các thành tố tổng cầu giá thực tế ........ 205 G.3. Số liệu tiêu dùng và thu nhập khả dụng hộ gia đình giá thực tế 205 G.4. Kết quả ƣớc lƣợng OLS tiêu dùng theo thu nhập bằng Eview 5.1 ..................................................................................................................... 206 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt APC APO Tiếng Anh Average Propensity Tiếng Việt to Khuynh hƣớng tiêu dùng trung Consume bình Asian productivity Tổ chức năng suất châu Á organization C Consumtion Tiêu dùng của hộ gia đình CD Cobb - Douglass Cobb - Douglass CN-XD Công nghiệp – Xây dựng DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DV Dịch vụ G Government expenditure Tiêu dùng của chính phủ FDI Foreign direct investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội GNI Gross national income Tổng thu nhập quốc dân GO Gross Output Tổng giá trị sản xuất GRDP Gross Region Domestic Tổng sản phẩm trong vùng/tỉnh Products HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con ngƣời I Investment Đầu tƣ ICOR Incremental capital-output Hệ số gia tăng vốn trên sản ratio lƣợng I/O Input/Output Bảng I/O K Capital stock Vốn sản xuất KCN Khu công nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ viii KHTN Khoa học tự nhiên KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn Lao động L Labor MPC Marginal to Khuynh hƣớng tiêu dùng biên Propensity Consume NEAC National economic advisory Hội đồng cố vấn kinh tế quốc gia council NEM New economic model for Mô hình kinh kinh tế mới của Malaysia Malaysia Nông, lâm, thủy sản NLTS NICs New Industrilize Countries Các nƣớc công nghiệp mới NX Net Exports Xuất khẩu ròng Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển OECD and kinh tế Co-operation development OLS Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ Ordinary least square nhất PAPI Viet Nam Governance Provincial Chỉ số Hiệu quả Quản trị và and Public Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Administration Performance Nam Index PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Index tỉnh PPP Purchasing power parity Sức mua tƣơng đƣơng R&D Research & development Nghiên cứu và phát triển S Saving Tiết kiệm ix TFP Total factor productivity TSCĐ Năng suất các nhân tố tổng hợp Tài sản cố định Giá trị gia tăng VA Value added VHLSS Vietnam Household Living Khảo sát mức sống hộ gia đình Standards Survey Việt Nam Y Output Sản lƣợng đầu ra WB World bank Ngân hàng thế giới x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.. Tóm tắt một số nghiên cứu điển hình về vai trò các nhân tố sản xuất .................................................................................................................9 Bảng 1-1. So sánh phương pháp tiếp cận tăng trưởng của NEM .................. 54 Bảng 3-1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 1997-2013 .................... 81 Bảng 3-2. Tỷ lệ VA/GO tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 .................... 82 Bảng 3-3. So sánh tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2013 (triệu đồng) ............................................................................................................... 84 Bảng 3-4. Giá trị tỷ phần thu nhập của vốn và lao động cả nước ................. 85 Bảng 3-5. Đóng góp của các nhân tố sản xuất và tăng trưởng (sử dụng tỷ phần α và β của cả nước) ............................................................................... 86 Bảng 3-6. Giá trị tỷ phần thu nhập của vốn và lao động của tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................................ 87 Bảng 3-7. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng của cả nền kinh tế ............................................................................................................. 88 Bảng 3-8. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng khu vực NLTS ........................................................................................................................ 89 Bảng 3-9. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng khu vực CNXD ................................................................................................................... 90 Bảng 3-10. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng khu vực DV ........................................................................................................................ 90 Bảng 3-11.Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP giai đoạn 1997-2013 ...................... 91 Bảng 3-12. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ............................................... 92 Bảng 3-13. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế ....................................... 93 Bảng 3-14. Chỉ số ICOR các giai đoạn.......................................................... 94 Bảng 3-15. Đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam ..... 95 Bảng 3-16. Vốn sản xuất bình quân trên một lao động theo giá 1994 (triệu/ng) ......................................................................................................... 96 Bảng 3-17.Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 ............. 98 Bảng 3-18. Năng suất lao động bình quân giá thực tế - Tr/ng ...................... 99 xi Bảng 3-19. Năng suất lao động trong các thành phần kinh tế .................... 100 Bảng 3-20. Năng suất lao động các tỉnh, thành phố và cả nước năm 2013 theo giá thực tế (tr/ng).................................................................................. 101 Bảng 3-21. Đóng góp của lao động vào tăng trưởng tỉnh Quảng Nam ...... 101 Bảng 3-22. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng của tỉnh Quảng Nam................................................................................................... 103 Bảng 3-23. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của các khu vực .............. 104 Bảng 3-24.Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam theo khu vực giai đoạn 19972013 .............................................................................................................. 108 Bảng 3-25. Kết quả phân tích ANOVA về sự khác biệt NSLĐ các khu vực . 110 Bảng 3-26.Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam theo thành phần kinh tế .......... 110 Bảng 3-27. Giá trị các thành tố của tổng cầu giá thực tế (tỷ đồng) ............ 111 Bảng 3-28. Tỷ lệ đóng góp của các thành tố của tổng cầu trong GDP (%) 112 Bảng 3-29. Khuynh hướng chi tiêu trung bình của hộ gia đình (%) ........... 114 Bảng 3-30. Tổng đầu tư của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 .......... 114 Bảng 3-31. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam (triệu USD) ......... 116 Bảng 3-32. Giá trị và tỷ lệ chi tiêu của chính phủ so với GRDP ................ 119 Bảng 3-33. Chỉ số PCI Quảng Nam trong giai đoạn 2007 - 2013 .............. 122 Bảng 3-34. Chỉ số phát triển con người Quảng Nam 1999-2008 ............... 125 Bảng 3-35. Chỉ số phát triển con người Quảng Nam và các vùng năm 2008 ...................................................................................................................... 126 Bảng 3-36. So sánh một số chỉ tiêu KT-XH giữa Quảng Nam với cả nước và các tỉnh, thành phố KTĐKTMT năm 2013 ................................................... 136 xii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1. Phương thức vận hành của mô hình kinh tế ( Mankiw, 2009) ...... 34 Hình 1-2. Các nội dung phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế................ 35 Hình 1-3. Phương thức vận hành của mô hình tăng trưởng kinh tế .............. 36 Hình 1-4. Vòng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế mở ............ 41 Hình 1-5.Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp - theo Kenichi Ohno (2010) ........................................................................................................................ 50 Hình 2-1. Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................. 62 Hình 2-2. Hàm sản xuất ................................................................................. 75 Hình 3-1. Biến động tổng sản phẩm và giá trị gia tăng các khu vực ............ 80 Hình 3-2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực giai đoạn 1997-2013 ...... 82 Hình 3-3. Tỷ lệ VA/GO tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 .................... 83 Hình 3-4. GRDP bình quân đầu người của tỉnh Quảng Nam theo giá thực tế ........................................................................................................................ 84 Hình 3-5. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế .................................................. 93 Hình 3-6. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế .......................................... 94 Hình 3-7. Vốn sản xuất bình quân trên một lao động .................................... 97 Hình 3-8. Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 .............. 99 Hình 3-9. Năng suất lao động bình quân của tỉnh Quảng Nam .................. 100 Hình 3-10. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng tỉnh Quảng Nam............................................................................................................... 104 Hình 3-11. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng các khu vực...................... 106 Hình 3-12. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam theo khu vực giai đoạn ........... 108 Hình 3-13. Đóng góp của các thành tố của tổng cầu vào tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................................... 112 Hình 3-14. Tổng đầu tư của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013 ........... 115 Hình 3-15. Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chủ yếu .............. 117 Hình 3-16. Tổng chi tiêu của chính phủ trên địa bàn Quảng Nam ............. 120 Hình 3-17. Các tiêu chí thành phần PCI bị giảm điểm và thứ hạng thấp ... 123 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trƣởng kinh tế là tiền đề quyết định sự phát triển của các quốc gia, điều kiện để nâng cao mức sống của ngƣời dân. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy tăng trƣởng và phát triển kinh tế luôn gắn liền với huy động, sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả cũng nhƣ xác định đƣợc cơ chế vận hành của nền kinh tế. Trên thực tế, có những nƣớc tăng trƣởng nhanh, bền vững và trở thành những quốc gia phát triển; trong khi đó, những nƣớc khác lại phát triển chậm hơn. Điều gì tạo nên sự khác biệt đó? Trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng khan hiếm, toàn cầu hóa và sự bùng nổ của KH&CN đang tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Tìm kiếm một mô hình tăng trƣởng kinh tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững, bảo đảm các vấn đề xã hội, môi trƣờng luôn là câu hỏi lớn với nhiều quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới đã phát huy các nguồn lực, đạt kết quả tăng trƣởng nhanh và liên tục trong nhiều năm, đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo nhƣng cũng đã bộc lộ nhiều điểm nghẽn, cần thiết phải cơ cấu lại. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) đã phân tích những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế và đã khẳng định: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế…”[19]. Đồng thời, Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI (2012) đã xác định cơ cấu lại nền kinh tế phải gắn liền với mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phải đƣợc thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng [20]. 2 Cùng với cả nƣớc, kinh tế Quảng Nam cũng đã có bƣớc phát triển và tăng trƣởng cao liên tục trong suốt thời gian qua. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu lao động đã từng bƣớc chuyển dịch tƣơng ứng. Đời sống của đại bộ phận nhân dân đƣợc nâng lên. Tiềm lực kinh tế của tỉnh đƣợc nâng lên, tạo thế và lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong thời gian đến. Tuy nhiên, Quảng Nam vẫn còn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Nền kinh tế có quy mô nhỏ, tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, có mặt thiếu bền vững; môi trƣờng đầu tƣ chƣa thật sự hấp dẫn; đóng góp vào tăng trƣởng chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố khoa học công nghệ, năng suất lao động còn thấp. Một số vấn đề về xã hội, môi trƣờng còn nhiều bức xúc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn nhiều mặt. Chất lƣợng và hiệu quả một số ngành sản xuất chƣa cao. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Môi trƣờng đầu tƣ tuy có cải thiện, nhƣng một số chỉ số thành phần cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. Chất lƣợng quy hoạch một số ngành, lĩnh vực còn hạn chế, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc nhƣng chƣa đƣợc bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đất đai, quản lý bảo vệ rừng còn bất cập. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các dòng sông, một số khu vực đô thị, nông thôn chậm đƣợc khắc phục. Việc chuyển giao, áp dụng và nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao còn thấp. Chênh lệch giàu, nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các vùng có xu hƣớng gia tăng [58][59]. Với điểm xuất phát nhƣ vậy, trong bối cảnh tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng nền kinh tế cả nƣớc, vấn đề đặt ra cho Quảng Nam là: Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì ?; Nền kinh tế Quảng Nam đang vận hành theo mô 3 hình, phương thức nào?; Nguồn và động lực chính của tăng trưởng là gì?; Vì sao phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển đổi như thế nào?. Đã có nhiều nghiên cứu về mô hình tăng trƣởng kinh tế trên phạm vi thế giới và cả nền kinh tế Việt Nam. Nhƣng đối với cấp địa phƣơng thì vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu. Luận án tiến sĩ “Mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng áp dụng cho tỉnh Bình Định” của Nguyễn Duy Thục (2007) đã dùng công cụ kinh tế lƣợng để phân tích thực trạng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 1990-2005 và xây dựng mô hình dự báo tăng trƣởng kinh tế Bình Định những năm tiếp theo. Với mục tiêu là xây dựng mô hình dự báo các nguồn lực (vốn và lao động) nên nghiên cứu cũng chỉ tiếp cận các nguồn lực phía cung mà chƣa xây dựng đầy đủ các nội dung phân tích, đánh giá toàn diện mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Luận văn “Mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Bình Định” của Nguyễn Thanh Hồng (2012) đã có phân tích vai trò và đóng góp của các nhân tố sản xuất, một số thành tố của tổng cầu. Với cấp độ luận văn cao học, công trình chƣa tiếp cận đầy đủ các nội dung đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng; hạch toán tăng trƣởng các nhân tố sản xuất và phân tích dữ liệu phía cầu chƣa cụ thể và có điểm chƣa chính xác. Đối với Quảng Nam, hiện chƣa có những nghiên cứu cụ thể, hoàn chỉnh về mô hình tăng trƣởng và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Đây là vấn đề rất cấp thiết. Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, đề tài nghiên cứu “Mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam” thực hiện hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tăng trƣởng kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam; đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế nói chung và mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá thực trạng mô hình tăng trƣởng kinh tế của Quảng Nam trong thời gian vừa qua và đƣa ra các hàm ý chính sách về định hƣớng và những giải pháp chủ yếu để chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết những mục tiêu sau đây: - Khái quát đƣợc luận cứ khoa học về mô hình tăng trƣởng kinh tế, các nội dung, tiêu chí đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế quốc gia và địa phƣơng (cấp tỉnh); - Đánh giá, khái quát đƣợc một cách hệ thống, khách quan và tƣơng đối toàn diện về thực trạng mô hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua; - Đƣa ra các hàm ý chính sách về định hƣớng, tiền đề và các giải pháp chủ yếu để chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau: - Mô hình tăng trƣởng kinh tế là gì? - Thế nào là mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng và mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu? - Nội dung, tiêu chí nào để đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng? - Mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam đang vận hành theo mô hình nào? - Những nhân tố nào là động lực chính của tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua? - Định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nào để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 5 Luận án nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về mô hình tăng trƣởng kinh tế, đánh giá thực trạng mô hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến năm 2013. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Mô hình tăng trƣởng là đề tài rộng lớn, bao hàm nhiều nội dung và nhiều cách tiếp cận. Luận án dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết tăng trƣởng kinh tế, kinh tế vĩ mô cùng với thực tiễn về mô hình tăng trƣởng kinh tế trên thế giới và Việt Nam để xây dựng khung nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Luận án tiếp cận nghiên cứu mô hình tăng trƣởng theo góc độ sản xuất, cơ cấu, chi tiêu, chính sách và tác động của tăng trƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Cụ thể gồm: phƣơng pháp tổng hợp; nghiên cứu tài liệu; phân tích và tổng kết kinh nghiệm; phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh; hạch toán tăng trƣởng và kinh tế lƣợng; phân tích hệ thống kết hợp trao đổi với các chuyên gia, từ báo chí và từ các hội thảo. Các phƣơng pháp đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 2. 6. Những đóng góp mới của đề tài Về lý luận, luận án dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và thực tiễn về mô hình tăng trƣởng kinh tế trên thế giới và Việt Nam để xây dựng khung nghiên cứu, nội dung và các tiêu chí đánh giá mô hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng (cấp tỉnh). Theo cách tiếp cận hệ thống, luận án đã đề xuất tiếp cận đánh giá mô hình tăng trƣởng địa phƣơng một cách toàn diện hơn từ góc độ sản xuất, góc độ chi tiêu, góc độ cơ cấu và góc độ tạo động lực tăng trƣởng. Luận án đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp cụ thể để xử lý số liệu tính toán nguồn gốc tăng trƣởng, đóng góp của các nhân tố đối với tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng ở cấp độ cả nền kinh 6 tế và ba khu vực của nền kinh tế là: Nông, Lâm, Thủy sản (NLTS); Công nghiệp – Xây dựng (CN-XD) và Dịch vụ (DV). Dựa trên khung lý thuyết vòng thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế mở, với số liệu cụ thể, luận án đã đề xuất các bƣớc tính toán giá trị các thành tố không có trong số liệu thống kê nhƣ thu nhập khả dụng, tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ làm cơ sở đánh giá đóng góp của các thành tố vào tăng trƣởng. Về thực tiễn, với số liệu có đƣợc, luận án đã đánh giá tƣơng đối toàn diện thực trạng mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 19972013: (1) Tiếp cận góc độ sản xuất, luận án dùng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS hàm sản lƣợng thực tế trên một lao động của cả nền kinh tế (với giả định hàm có lợi tức không đổi theo quy mô; tài nguyên thiên nhiên đƣợc tổng hợp trong vốn sản xuất) đã ƣớc lƣợng đƣợc tỷ phần thu nhập của vốn và lao động, làm cơ sở tính toán tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất (vốn, lao động và TFP) đối với tăng trƣởng. Luận án cũng sử dụng tỷ phần thu nhập của vốn và lao động từ các bảng I/O (1996, 2000, 2007) của cả nƣớc để tính cho Quảng Nam. Luận án đã phát hiện: vốn là nguồn lực tăng trƣởng chính của Quảng Nam trong giai đoạn vừa qua; đóng góp của lao động vào tăng trƣởng là rất thấp và chƣa thấy cải thiện, đây là một hạn chế lớn đối với một tỉnh có số lƣợng lao động rất dồi dào; đóng góp của TFP cũng rất thấp, mặc dù đang có dấu hiệu cải thiện. Cũng bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS hàm sản lƣợng thực tế trên một lao động của ba khu vực kinh tế, luận án đã xác định đƣợc tỷ phần thu nhập của vốn và lao động trong từng khu vực, tính toán đƣợc tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trƣởng các khu vực. Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng: khu vực CN-XD có chất lƣợng tăng trƣởng tốt nhất, đóng góp của vốn còn cao nhƣng không xuất hiện sự lấn át; đóng góp của lao động cao hơn các khu vực khác; và đóng góp của TFP đối với tăng trƣởng khu vực này cũng đang đƣợc cải thiện. 7 (2) Tiếp cận góc độ cơ cấu, luận án đã phát hiện khu vực CN-XD và DV có hiệu quả sản xuất và năng suất lao động cao; khu vực NLTS chiếm 55% tổng số lao động của nền kinh tế nhƣng chỉ tạo ra hơn 17% sản lƣợng. Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực FDI và khu vực nhà nƣớc có năng suất cao; khu vực ngoài nhà nƣớc với chủ yếu là DNVVN và lao động NLTS có năng suất thấp, thành phần này chiếm gần 90% lao động nhƣng chỉ tạo ra gần 70% sản lƣợng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ khu vực thành phần kinh tế có năng suất thấp sang khu vực thành phần kinh tế có năng suất cao còn chậm, đã làm cho tốc độ năng suất chung của nền kinh tế không cao. (3) Tiếp cận góc độ chi tiêu, dựa trên khung lý thuyết vòng thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế mở, luận án đã phát hiện: nội lực của nền kinh tế Quảng Nam trong thời gian qua còn yếu, động lực tăng trƣởng chính là chi tiêu của chính phủ (bao gồm: tiêu dùng cuối cùng, đầu tƣ và các khoản trợ cấp cho hộ gia đình). Luận án đã đánh giá tổng quát mô hình và rút ra kết luận: mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã có những thành công trên các mặt sản xuất, cơ cấu, chi tiêu và động lực nhƣng vẫn vận hành theo chiều rộng; động lực chủ yếu của tăng trƣởng phải dựa vào vốn đầu tƣ và chi tiêu của chính phủ. Mô hình đã bộc lộ hạn chế là vẫn còn nằm trong “vòng luẩn quẩn” giữa thu nhập thấp, tích lũy thấp và năng suất thấp; vẫn phải cần “cú huých” vốn và công nghệ từ bên ngoài. Luận án đã đƣa ra hàm ý chính sách đồng thời đề xuất khái quát đƣợc định hƣớng và các giải pháp chủ yếu để chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế Quảng Nam từng bước và hợp lý từ chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. Luận án có thể là nguồn tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách. 8 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới, các lý thuyết về mô hình tăng trƣởng kinh tế, nguồn gốc tăng trƣởng kinh tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với sự ra đời các lý thuyết, mô hình tăng trƣởng cổ điển, tân cổ điển; mô hình tăng trƣởng nội sinh;... đã đƣợc đƣa ra và trích dẫn trong các giáo trình kinh tế học [21][30][46][75][79]; phần này sẽ đƣợc giới thiệu trong phần tổng quan các mô hình tăng trƣởng kinh tế (mục 1.1.2). Những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về lý thuyết, mô hình tăng trƣởng nhằm xác định động lực nào quyết định tăng trƣởng kinh tế và nâng cao phúc lợi cho con ngƣời trong dài hạn. 7.1. Những nghiên cứu về vai trò của các nhân tố sản xuất Nhân tố sản xuất mô tả các yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng trong sản xuất nhằm gia tăng sản lƣợng. Các yếu tố sản xuất thƣờng đƣợc kể đến là: vốn sản xuất, lao động, và tiến bộ công nghệ - TFP. Với nhiều cách tiếp cận: kinh tế chính trị, lịch sử, kinh tế học phát triển, các công cụ hạch toán tăng trƣởng,... Trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu xác định nguồn lực chính của tăng trƣởng. Theo N. Gregory Mankiw (1995), (2007), tƣ bản, lao động và công nghệ là những nguồn lực tạo ra sản lƣợng và thu nhập. Vì vậy, sự khác nhau về thu nhập là do khác nhau về tƣ bản, lao động và công nghệ. [82, trang 308]. Nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) với 30 quốc gia phát triển đã tổng hợp kinh nghiệm và tổng quan về hiệu suất tăng trƣởng ở các nƣớc OECD trong hai thập kỷ qua. Báo cáo đặc biệt chú ý phát triển năng suất lao động, vai trò vốn con ngƣời và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), sự thay đổi trong thành phần và chất lƣợng vốn vật chất. Một trong những bài học quan trọng nhất nổi lên là: không chỉ tích lũy vốn vật chất mà còn tích lũy, đầu tƣ trong giáo dục và R & D. [91]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan