Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ cho hệ thống quản lý sinh viên ...

Tài liệu Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ cho hệ thống quản lý sinh viên

.PDF
73
723
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÙI THỊ HÒA MÔ HÌNH HÓA TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TT BÙI THỊ HÒA MÔ HÌNH HÓA TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN Chuyên ngành : KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số : 60.48.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Đức Hạnh Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ i LỜI CẢM ƠN Những kiến thức căn bản trong luận văn này là kết quả của quá trình tự nghiên cứu trong quá trình công tác và hai năm học Thạc sỹ (2010 - 2012) tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. Dưới sự giảng dạy, đào tạo và dìu dắt trực tiếp của các thầy cô trong trường và Viện Công nghệ thông tin Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với thầy giáo TS Đặng Đức Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho tôi giải quyết các vấn đề trong luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp ở trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh – Cơ sở phía Bắc, người thân, bạn bè và các bạn đồng môn lớp cao học CK9D, đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 1 năm 2013 Học viên Bùi Thị Hòa Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .......................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ VÀ ĐẶC TẢ BPMN 2.0 ...................................................................................................................... 3 1.1 Quy trình nghiệp vụ và quản lý quy trình nghiệp vụ. ....................... 3 1.1.1 Quy trình nghiệp vụ. ....................................................................... 3 1.1.2. Quản lý quy trình nghiệp vụ .......................................................... 4 1.1.3 Các chuẩn công nghệ của BPM ..................................................... 6 1.1.4. Quá trình phát triển của BPM ...................................................... 9 1.1.5. BPM và các ứng dụng doanh nghiệp khác................................. 10 1.1.6 Thị trường BPM ............................................................................ 11 1.1.7 Phân biệt BPM và luồng công việc (Workflow) .......................... 12 1.2 Thiết kế quy trình nghiệp vụ với BPMN2.0 ..................................... 13 1.2.1 Khái niệm về BPMN 2.0 ............................................................... 13 1.2.1.1 Kiến trúc lõi của BPMN. ........................................................... 15 1.2.1.2 Mô hình hóa các sự kiện nghiệp vụ. ......................................... 17 1.2.1.3 Quy trình nghiệp vụ, quy trình con, tác vụ ............................... 18 1.2.1.4 Mô hình hóa luồng trình tự của một quy trình. ....................... 19 1.2.1.5 Mô hình hóa các điểm quyết định bởi các gateway.................. 20 1.2.1.6 Biểu diễn ai làm gì bằng Pool và Lane ..................................... 21 1.2.2. Các bước trong thiết kế quy trình nghiệp vụ với BPMN ........... 23 1.2.3 Làm thế nào để phát triển thành công ứng dụng BPM? ............ 24 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iii 1.3 So sánh BPMN với UML AD ............................................................. 27 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN ................................................................................. 28 2.1. Giới thiệu tiến trình nghiệp vụ Quản lý sinh viên .......................... 28 2.1.1. Tiến trình nghiệp vụ Quản lý điểm ............................................. 28 2.1.2. Tiến trình nghiệp vụ Quản lý kí túc xá ....................................... 31 2.2. Phân tích yêu cầu nghiệp vụ ............................................................. 33 2.2.1. Các tác nhân: ............................................................................... 33 2.2.2. Các Usercase nghiệp vụ ............................................................... 34 2.3 Công cụ xây dựng mô hình BPMN cho hệ thống quản lý sinh viên ......................................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3:XÂY DỰNG MÔ HÌNH BPMN CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN.............................................................................................. 46 3.1 Xây dựng mô hình BPMN cho hệ thống Quản lý sinh viên ............ 46 3.1.1. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ quản lý thông tin sinh viên ...... 48 3.1.2. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ quản lý lớp................................ 49 3.1.3. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ quản lý điểm ............................. 50 3.1.4. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ quản lý tài sản .......................... 52 3.1.5. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ quản lý phòng .......................... 53 3.1.6. Mô hình BPMN cho nghiệp vụ in ấn và thống kê. .................... 54 3.2. Kết quả xây dựng mô hình với sự hỗ trợ của công cụ .................... 54 3.3. Dựa vào mô hình xây dựng các chức năng của hệ thống ............... 56 3.4. Những kết quả đạt được .................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPMN : Business Process Modeling Notation BPM : Business Process Management ESB : Enterprise service bus XPDL : XML Process Definition Language WFMC : Workflow Management Coalition BPEL : Business Process Execution Language Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sự kiện trong biều đồ BPMN ......................................................... 17 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Lựa chọn của các nhà quản lý ........................................................... 3 Hình 1.2: Quá trình phát triển BPM ................................................................ 10 Hình 1.3: Biểu đồ BPMN cho một hệ thống mua hàng trực tuyến................. 15 Hình 1.4: Biểu diễn lõi và kiến trúc lớp của BPMN. ...................................... 16 Hình 1.5: Quy trình nghiệp vụ đấu giá trực tuyến với các quy trình được phân rã thành các biểu đồ BPMN con. .................................................................... 19 Hình 1.6: Biểu đồ BPMN con của quy trình đăn ký sản phẩm đấu giá .......... 19 Hình 1.7. Quy trình phát triển sản phẩm ......................................................... 22 Hình 1.8: Năm bước của quản lý quy trình nghiệp vụ .................................... 23 Hình 1.9: Đánh giá độ ưu tiên của dự án BPM dựa trên độ phức tạp và ảnh hưởng. .............................................................................................................. 26 Hình 2.1: Mô hình UserCase quản lý lớp ....................................................... 35 Hình 2.2: Mô hình UserCase quản lý môn học ............................................... 36 Hình 2.3: Mô hình UserCase xem điểm .......................................................... 37 Hình 2.4: Mô hình UserCase quản lý điểm..................................................... 39 Hình 2.5: Mô hình UserCase quản lý sinh viên .............................................. 41 Hình 2.6: Mô hình UserCase quản lý phòng................................................... 42 Hình 2.7: Mô hình UserCase quản lý tài sản .................................................. 43 Hình 2.8: Mô hình UserCase quản lý tài sản .................................................. 44 Hình 2.9: Công cụ Bizagi Process Modeler .................................................... 45 Hình 3.1. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý sinh viên ........... 46 Hình 3.2. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý thông tin sinh viên ......................................................................................................................... 48 Hình 3.3. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý lớp .................... 49 Hình 3.4. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý điểm ................. 50 Hình 3.5. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý tài sản ............... 52 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vii Hình 3.6. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ quản lý phòng ............... 53 Hình 3.7. Biểu đồ nghiệp vụ BPMN của nghiệp vụ in ấn và thống kê........... 54 Hình 3.8. Chức năng cập nhật thông tin sinh viên .......................................... 56 Hình 3.9. Chức năng cập nhật điểm lý thuyết ................................................. 58 Hình 3.10. Chức năng cập nhật điểm thực hành ............................................. 58 Hình 3.11. Chức năng tra cứu điểm môn học lý thuyết .................................. 60 Hình 3.12. Chức năng tra cứu điểm thực hành ............................................... 60 Hình 3.13. Chức năng tra cứu điểm trung bình học kỳ ................................... 61 Hình 3.14. Chức năng tra cứu danh sách sinh viên học lại môn học lý thuyết ......................................................................................................................... 61 Hình 3.15. Chức năng in hồ sơ kiểm tra quá trình .......................................... 62 Hình 3.16. Chức năng in phiếu báo điểm đánh giá học phần ......................... 62 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi nói về quy trình nghiệp vụ, chúng ta hiểu đó là tất cả các quy trình bên trong một công ty hoặc tổ chức, dù lớn hay nhỏ đều phải tuân theo trên tất cả các hoạt động. Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy nhiều tổ chức điều hành các hoạt động của họ theo một cách rời rạc làm cho các quy trình trở nên manh mún và không có tính kết nối. Quy trình nghiệp vụ là tâm điểm của một doanh nghiệp, và là những thứ tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Quy trình nghiệp vụ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả hoạt động, tầm nhìn kinh doanh, và sự nhanh nhẹn, cho phép doanh nghiệp tiến hành những hoạt động kinh doanh chi phí thấp, năng động và dễ thấy sự thay đổi cũng như cơ hội. Ký hiệu mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN (The Business Process Modeling Notation) đã được phát triển cho phép người làm nghiệp vụ có thể tạo ra các biểu diễn đồ hoặc trực quan dễ hiểu của các quy trình nghiệp vụ. BPMN tạo ra cầu nối cho khoảng cách giữa người thiết kế và người cài đặt quy trình nghiệp vụ. Với vai trò là chuẩn công nghiệp, BPMN được hỗ trợ bởi nhiều hãng sản xuất khác nhau với đầy đủ công cụ thiết kết, mô hình hóa, cài đặt và vận hành. Với ý nghĩa đó luận văn tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quy trình nghiệp vụ, vấn đề xây dựng quy trình theo chuẩn BPMN 2.0, các công cụ định nghĩa quy trình nghiệp vụ cũng như các engine chạy tự động quy trình nghiệp vụ. Luận văn cũng hiện thực hóa lý thuyết tìm hiểu được bằng cách tích hợp engine Activiti – một engine hỗ trợ quy trình theo chuẩn BPMN 2.0 để mô hình hóa dữ liệu. Luận văn cũng thực hiện khảo sát một số quy trình nghiệp vụ thực tế, từ đó đặt vấn đề và đưa ra giải pháp cài đặt các quy trình theo hướng tự động hóa hỗ trợ tối đa khả năng quản lý công việc và khả năng tương tác giữa các bên tham gia vào quy trình. Đây Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 2 cũng là thế mạnh của ứng dụng quản lý quy trình nghiệp vụ so với ứng dụng truyền thống khác. Bố cục của luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương nội dung được tổ chức như sau: Chương 1: Quản lý quy trình nghiệp vụ và đặc tả BPMN 2.0. Chương 2: Thiết kế tiến trình nghiệp vụ hệ thống quản lý sinh viên. Chương 3: Xây dựng mô hình BPMN cho hệ thống quản lý sinh viên. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 3 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ VÀ ĐẶC TẢ BPMN 2.0 1.1 Quy trình nghiệp vụ và quản lý quy trình nghiệp vụ. 1.1.1 Quy trình nghiệp vụ. Khi nói về quy trình nghiệp vụ, chúng ta hiểu đó là tất cả các quy trình bên trong một công ty hoặc một tổ chức, dù lớn hay nhỏ đều phải tuân theo tất cả các hoạt động. Lãnh đạo của các tổ chức chính phủ, phi lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và lớn, đáng đứng trước những câu hỏi khó khăn:  Làm thế nào tổ chức có thể cải thiện mức độ dịch vụ khách hàng và nâng cao năng suất mà không cần các chi phí phát sinh?  Làm thế nào để có thể quản lý rủi ro và tuân thủ chúng mà không mất đi lợi thế kinh doanh?  Làm thế nào để trao quyền cho mỗi nhân viên đối mới khám phá sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới, hoặc phát triển các cách hiệu quả hơn để thoả mãn khách hàng? Một nghiên cứu của Robert Half Management thực hiện năm 2007 với 1.400 lãnh đạo kinh doanh đã cho thấy việc cải tiến các quy trình kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà họ cần thực hiện trong các năm tới (Hình 1.1) Cải tiến quy trình nghiệp vụ 65% Nâng cấp công nghệ 62% Mở rộng sản phẩm dịch vụ mới 38% Mở rộng quy mô địa lý 34% Mua lại và sát nhập 25% Hình 1.1: Lựa chọn của các nhà quản lý Đối với nhiều giám đốc tài chính, cải tiến quy trình có ý nghĩa làm giảm chi phí: cắt giảm bớt công việc dư thừa để mang lại hiệu quả cao hơn, từ Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 4 đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng đó mới chỉ là một phần giá trị của phương trình cải tiến doanh nghiệp. Phân tích thực hiện bởi viện toàn cầu McKinsey cho thấy cạnh tranh và đổi mới đã dẫn đến tăng năng suất phí thường trong những năm 1990. Viện giải thích “những đổi mới trong công nghệ cũng như sản phẩm và quy trình nghiệp vụ đã tăng cường năng suất. Khi năng suất tăng, cạnh tranh tăng cường, mang lại làn sóng mới của sự đổi mới”. Đối với các nước phát triển, hoạt động sản xuất chỉ chiếm 1/5 hoạt động của nền kinh tế thì các kiến thức về nền kinh tế càng trở nên quan trọng hơn. Thật vậy, các nước này sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ cung cấp sản phẩm và dịch vụ chi phí thấp nếu như họ không học cách đổi mới tốt hơn và nhanh hơn. Quản lý quy trình nghiệp vụ đã và đang là câu trả lời cho những vấn đề và thách thức nêu trên. 1.1.2. Quản lý quy trình nghiệp vụ Quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM – Business Process Management), xét về mặt quản lý, là cách tiếp cận có hệ thống nhằm giúp các tổ chức/ doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa và tối ưu hóa các quy trình hoạt động với mục đích giảm chi phí, tăng chất lượng hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu cần thiết. Về mặt công nghệ, BPM là một công cụ giúp tổ chức/doanh nghiệp thiết kế, mô hình hóa, triển khai, giám sát, vận hành và cải tiến các quy trình kinh doanh một cách linh hoạt. Có thể coi BPM là công nghệ thúc đẩy hợp các giữa Công nghệ thông tin và người dùng nhằm xây dựng các ứng dụng có khả năng tích hợp con người, quy trình và thông tin trong tổ chức doanh nghiệp. Một bộ ứng dụng BPM bao gồm các thành phần quan trọng dưới đây: Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 5  Mô hình hóa các quy trình: Phác họa các quy trình dự kiến và cách thức hoạt động của chúng. Chúng ta cần một công cụ mô hình hóa quy trình để xác định quá trình kinh doanh. Nó có thể bao gồm các cách nhìn khác nhau xuất phát từ phía người làm nghiệp vụ và người làm công nghệ. Ở đó người sử dụng phi kỹ thuật (chẳng hạn một nhà phân tích kinh doanh) có thể tạo ra một sơ đồ giống như mô hình của quản lý nghiệp vụ và người sử dụng kỹ thuật có thể kết nối mô hình với dịch vụ web và các điểm tích hợp khác. Một mô hình chia sẻ duy nhất là cách tốt nhất để thông tin quan trọng không bị mất khi bàn giao cho bên khác. Để hội đủ điều kiện như BPM, mô hình phải có khả năng thực thi, hoặc có thể ép các hành động lên thiết kế quy trình, chuyển tác vụ sang cho người dùng, gửi các thông điệp cho hệ thống….  Một máy tính thực thi quy trình dựa trên mô hình server cài đặt tất cả các quy trình và các tài nguyên của nó – con người, tổ chức, hệ thống – quản lý trình tự, thực thi các quy tắc nghiệp vụ và kiểm soát từng bước nhằm đảm bảo thực thi quy trình hoàn hảo, đóng gói, và quản lý ngoại lệ.  Một không gian làm việc, thường dựa trên trình duyệt, ở đó con người tham gia vào quy trình có thể xác định các vị trí, mở và hoàn thành các tác vụ mà họ được giao.  Phân tích hoạt động kinh doanh: Cho phép nhà quản lý xác định được các vấn đề trong kinh doanh, các xu hướng, cơ hội, thách thức thông qua hệ thống các báo cáo, biểu đồ….  Quản lý nội dung: Cung cấp một hệ thống lưu trữ và bảo vệ tài liệu điện tử, hình ảnh, và các loại dữ liệu khác. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 6  Các công cụ tích hợp: Loại bỏ các rào cản trong giao tiếp giữa các phòng, ban thông qua diễn đàn thảo luận, các cổng thông tin, bảng tin được tích hợp trên nên web cũng như trong các hệ thống… Một số nhà phân tích nhấn mạnh các yêu tố sau là cần thiết đối với bộ phần mềm BPM. Một số khác lại tin rằng không phải lúc nào mà họ cũng cần, và khi cần nó có thể liên kết lỏng lẻo với bồ phần mềm BPM, hoặc cung cấp như một mở rộng từ các sản phẩm khác:  Một máy quy tắc nghiệp vụ hoặc các dịch vụ ra quyết định. Chúng có thể được dùng để xây dựng các quy tắc nghiệp vụ, thực thi và quản lý các quy tắc nghiệp vụ.  Quản lý nội dung, ví dụ như việc lưu trữ các file đính kèm với các quy trình.  Công tác, thường là hỗ trợ tương tác phi cấu trúc trong ngữ cảnh của một quy trình đã quản lý.  Một kênh dịch vụ doanh nghiệp (ESB – Enterprise service bus) để cung cấp tầng tích hợp mức dịch vụ bên dưới các BPMS. Mặc dù tất cả các bộ phần mềm BPM đều hỗ trợ gọi trực tiếp các dịch vụ web, một ESB cũng bao gồm các chức năng như liên kết và chuyển đổi.  Các nền tảng ứng dụng cho phép rút ngắn thời gian tuy biến các quy trình chuẩn. Mỗi khách hàng có thể ưu tiên các chức năng trên một cách khác nhau, tùy thuộc vào quy mô dự kiến của BPM mà họ triển khai, kỹ năng tổ chức và sử thích, hoặc các loại công nghệ sử dụng. 1.1.3 Các chuẩn công nghệ của BPM Để theo kịp với sự phát triển của các tiêu chuẩn công nghệ là một nghiệp vụ không hề đơn giản. Các thị trường ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 7 thị trường BPM, thường thiếu sự tiêu chuẩn hóa hiệu lực cho đến khi chúng trở nên hoàn thiện. Những chuyên gia tiêu chuẩn: họ có thể giúp làm giảm sự mập mờ giữa các cách tiếp cận khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho tính khả chuyển giữa các công cụ khác nhau và có khả năng giảm chi phí bên trong và bên ngoài. Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách hiểu được giá trị và tương đối trưởng thành và các bên cam kết tuân theo các chuẩn BPM khi xem xét chiến lược tổng thể BPM của họ. Các tiêu chuẩn BPM được tập trung vào một trong hai mục đích: 1) các ký hiệu trực quan phổ biến. 2) trao đổi các mô hình quy trình giữa các công cụ. Ký hiệu trực quan phổ biến cho các biểu đồ quy trình: Ký hiệu mô hình quy trình trực quan phổ biến thiết lập tiêu chuẩn để làm thế nào để đọc và xây dựng các biểu đồ quy trình. Các mô hình cung cấp một ngôn ngữ phổ biến để mọi người trao đổi về các quy trình qua các nhóm, các đơn vị khác nhau, các công cụ khác nhau, và thậm trí các ngành công nghiệp khác nau. Điều này giúp cho mọi việc học công cụ mới dễ hơn, mở rộng thư viện các phân tích nghiệp vụ khả dụng, và tăng cường khả năng tái sử dụng của các quy trình. Ký hiệu mô hình hóa quy trình nghiệp vụ (BPMN – Business Process Modeling Notation) phát triển bởi nhóm OMG (Object Management Group) đang là một chuẩn quan trọng cho mục đích này, và đã ổn định trong hơn hai năm qua. Hầu hết các đối tác đã cam kết hỗ trợ BPMN trở thành ngôn ngữ mô hình hóa, nhưng chưa chuẩn hóa hoàn toàn các sản phẩm mà họ cung cấp. Trao đổi các mô hình quy trình liền mạch giữa các công cụ Một số công ty sử dụng nhiều công cụ BPM, ví dụ, một công ty có thể chọn một công cụ mô hình hóa quy trình từ một nhà cung cấp và máy chủ chạy quy trình từ nhà cung cấp khác. Theo cách khác, hai đơn vị bên trong một công ty có thể lựa chọn hai công cụ khác nhau cho các kiểu dự án khác Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 8 nhau. Thậm chí nếu các công cụ mô hình hóa đáp ứng cùng một chuẩn, sự thực thi của các máy chạy quy trình khác nhau. Một định dạng trung gian được chuẩn hóa sẽ giúp điều này trở thành hiện thực. Một số chuẩn hướng tới mục đích này  XPDL (XML Process Definition Language) là một dạng trung gian WFMC (Workflow Management Coalition) đưa ra. Mục đích ban đầu của XPDL là để định hướng công việc giữa mọi người nhưng tính mềm dẻo và khả năng mở rộng đã giúp nó trở nên phù hợp đối với các kiểu quy trình nghiệp vụ. XPDL ngày nay được hỗ trợ bởi hơn 70 đối tác và là định dạng trung gian hoàn thiện nhất.  Business Process Execution Language (BPEL), tạo bởi OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards), là ngôn ngữ kết hợp với Web-service. Nó không hỗ trợ hoạt động của con người như khi một quy trình thực thi, nó cũng không hỗ trợ đầy đủ đặc tả BPMN. Dù thế với một vài mở rộng có thể được sử dụng hầu hết các kiểu mô hình hóa quy trình. Sẽ phù hợp hơn khi BPEL được sử dụng cho các kiểu quy trình tích hợp tập trung (các quy trình phối hợp tương tác giữa các hệ thống hơn là giữa con người với nhau). Trong trường hợp hệ thống là trung tâm, BPEL là ngôn ngữ hoàn chỉnh, tuy nhiên ít khi BPEL được sử dụng cho các kiểu quy trình lấy con người làm trung tâm…  BPDM (Business Process Definition Metamodel) là một chuẩn định nghĩa quy trình mới được công bố hỗ trợ đầy đủ với tất cả các đối tượng của BPMN và sẽ được tích hợp vào chuẩn BPMN trở thành một định dạng trung gian mặc định. Sự trao đổi các mô hình quy trình giữa các công cụ là một vấn đề thách thức. Không có chuẩn nào nêu trên hỗ trợ đầy đủ, liền mạch sự trao đổi này. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 9 Cho tới khi các công nghệ BPM và các chuẩn gắn liền với nó trở nên hoàn thiện trong tương lai, một số mức của công việc tích hợp tùy biến vẫn sẽ yêu cầu phải chuyển các mô hình giữa các công cụ khác nhau. 1.1.4. Quá trình phát triển của BPM Trong quá trình hình thành và phát triển, BPM đã trải qua nhiều dạng thức với sự tiếp nối của nhiều công nghệ. Thập niên 80 chứng kiến sự phát triển của các ứng dụng quản lý theo luồng công việc. Luồng công việc (Workflow) là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các quy trình được gắn liền với hệ thống, trong đó liệt kê danh sách các công việc cần hoàn thành, cả thủ công lẫn tự động hóa và lên kế hoạch từ trước trong doanh nghiệp/ tổ chức. Việc tích hợp các ứng dụng quản lý trong doanh nghiệp/ tổ chức với những quy trình này đòi hỏi phải tùy chỉnh với chi phí tốn kém và khả năng linh hoạt thấp. Trong thời gian đó, sự xuất hiện của các công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (EAI – Enterprise Application – Intergration) đã cải thiện phần nào sự giao tiếp giữa các hệ thống – giúp các dữ liệu tự động đồng bộ trên toàn tổ chức; dữ liệu trong một hệ thống được kế thừa và sử dụng trong các hệ thống khác mà không cần thiết phải nhập liệu lại. Cuối những năm 90, thị trường các ứng dụng quản lý theo luồng công việc và thị trường EAI bắt đầu hội tụ, ranh rới giữa các giải pháp này gần như bị xóa nhòa với sự xuất hiện của các giải pháp kết hợp các tính năng bao trùm cả hai lĩnh vực – đó là BPM. Quá trình này được mô tả trong hình 2 dưới đây: Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 10 Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp Tích hợp ứng quy trình doanh nghiệp BPM Quy trình làm trung tâm Luồng công việc Hình ảnh tài liệu hóa Hình 1.2: Quá trình phát triển BPM 1.1.5. BPM và các ứng dụng doanh nghiệp khác. Các ứng dụng BPM được tích hợp như một bộ công cụ có khả năng xây dựng và quản lý các giải pháp dựa trên nền tảng các quy trình đặc thù của doanh nghiệp. BPM cho phép doanh nghiệp mô hình hóa, thiết kế và thay đổi các quy trình kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong khi đó, các ứng dụng doanh nghiệp khác thường chỉ bao gồm các chức năng được xây dựng sẵn, khi doanh nghiệp muốn triển khai sẽ đứng trước hai lựa chọn: hoặc chấp nhận các quy trình sẵn có trong phần mềm hoặc đầu tư thêm chi phí và thời gian để chỉnh sửa. BPM có khả năng tích hợp các ứng dụng doanh nghiệp cũng như người dùng vào trong một quy trình mới. Các ứng dụng doanh nghiệp cho phép dịch chuyển, kế thừa dữ liệu lẫn nhau, BPM cung cấp thêm tính năng tương tác với Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 11 con người và khả năng hỗ trợ các quy trình phức tạp. Con người tham gia theo hai hướng:  Dưới góc độ nhân viên tác nghiệp: BPM thể hiện các đơn vị tham gia trong quy trình dưới dạng các nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ có hướng dẫn công việc chi tiết, tình trạng, mức độ ưu tiên, ngày hoàn thành và các thuộc tính khác. Nhân viên tác nghiệp sử dụng BPM để giám sát và thực hiện các nhiệm vụ được giao cho họ hoặc cho các nhóm làm việc của họ.  Dưới góc độ người quản lý: Người quản lý sử dụng BPM để kiểm soát quy trình thực hiện công việc thông qua các báo cáo đồ họa, cho phép họ nắm bắt nhanh chóng tình trạng công việc và cảnh báo các nút thắt cổ chai (điểm tắc nghẽn) nếu có. Họ cũng thường xuyên tham gia vào các nhiệm vụ bằng cách tham gia vào quá trình phê duyệt. Các ứng dụng BPM phản ánh quy trình theo thời gian thực, cho phép người quản lý không chỉ dễ dàng xác định các nút thắt cổ chai hay các hoạt động kém hiệu quả trong quy trình đó, mà còn dễ dàng sửa đổi để cải thiện hiệu năng. 1.1.6 Thị trường BPM Đây là một trong những mảng thị trường nóng trong ngành công nghiệp phần mềm ngày nay, với mức độ tăng trưởng dự kiến gấp 10 lần trong vòng 5 năm, từ 500 triệu USD(2006) lên 6 tỷ USD(2011). Thị trường BPM sau quá trình phát triển rộng về quy mô, đang có xu hướng dần thống nhất, trong năm 2006 có tới hơn 150 được khẳng định còn lại không nhiều, có thể kể đến Appian, IBM, Oracle, Software AG, SAP, Microsoft, Lombardi, Pegasystems, TIBCO…. Nguyên nhân một phần là do quá trình mua lại và sát nhập các giải Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan