Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn vận dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luậ...

Tài liệu Luận văn vận dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần tiến hoá – sinh học 12 thpt

.PDF
144
626
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THANH HƯỜNG VẬN DỤNG QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC QUY LUẬT TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THANH HƯỜNG VẬN DỤNG QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC QUY LUẬT TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 THPT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Thành HÀ NỘI, 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trình bày trong luận vă là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, 13 tháng 6 năm 2017 Tác giả Phạm Thị Thanh Hường iii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đức Thành đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, phòng Sau đâị học, Ban giám hiệu trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thày cô giáo, các em học sinh ở các trường THPT tham gia vào quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm, các giáo viên đã gửi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, 13 tháng 6 năm 2017 Tác giả Phạm Thị Thanh Hường iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ix DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. x DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. .................................................. 3 1.4. Giả thuyết khoa học........................................................................... 3 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3 1.6. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 4 1.7. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 4 1.8. Đóng góp mới của luận văn ............................................................... 5 1.9. Cấu trúc luận văn............................................................................... 5 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 6 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................ 6 1.1.1. Trên thế giới. ............................................................................... 6 1.1.1.1. Về tư duy biện chứng ............................................................. 6 1.1.1.2. Về quan hệ nhân quả. ............................................................. 7 1.1.2. Ở Việt Nam. ................................................................................. 8 1.1.2.1. Về tư duy biện chứng. ............................................................ 8 1.1.2.2. Về quan hệ nhân quả. ............................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................... 11 v 1.2.1. Mối quan hệ trong thực tại khách quan. ........................................ 11 1.2.1.1. Quan niệm về mối quan hệ ..................................................... 11 1.2.1.2. Tính chất của mối quan hệ ...................................................... 12 1.2.1.3. Các loại mối quan hệ. ............................................................ 13 1.2.2. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. ............................................ 15 1.2.2.1. Khái niệm nguyên nhân. ......................................................... 15 1.2.2.2. Khái niệm kết quả................................................................... 16 1.2.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả. ........... 17 1.2.2.4. Tính chất của quan hệ nhân quả. ............................................. 21 1.2.3. Khái niệm về quy luật................................................................... 22 1.2.3.1. Định nghĩa. ............................................................................. 22 1.2.3.2. Đặc trưng cơ bản của quy luật ................................................ 24 1.2.4. Tự khám phá kiến thức ................................................................. 25 1.2.4.1. Thuyết hoạt động .................................................................... 25 1.2.4.1. Thuyết nhận thức…………………………………………… 27 1.2.4.3. Thuyết kiến tạo ....................................................................... 28 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................... 29 1.3.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 29 1.3.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 29 1.3.3. Phương pháp tiến hành khảo sát ................................................... 29 1.3.4. Nội dung khảo sát ......................................................................... 29 1.3.5. Kết quả khảo sát ........................................................................... 29 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 34 Chương 2. Xác định và sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần Tiến hóa – SH12 THPT. ... 35 2.1. Phân tích logic nội dung phần Tiến hóa – SH12 – THPT. .................. 35 2.1.1. Các chủ đề trong nội dung phần tiến hóa ...................................... 35 vi 2.1.2. Logic phát triển của nội dung phần tiến hóa ................................ 35 2.2. Quan hệ nhân quả trong phần tiến hóa. ............................................... 46 2.2.1. Quan hệ nhân quả trong sự hình thành đặc điểm thích nghi .......... 46 2.2.2. Quan hệ nhân quả trong sự hình thành quần thể thích nghi ........... 47 2.2.3. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành loài mới ................. 48 2.2.4. Hệ thống quy luật tiến hóa trong SH12 – THPT. .......................... 48 2.2.4.1. Các quy luật tiến hóa về tổ chức và chức phận của cơ thể ...... 48 2.2.4.1. Các quy luật tiến hóa của sinh giới. ........................................ 50 2.2.4.2. Quy luật phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất ................ 53 2.3. Con đường rèn luyện HS tự khám phá hệ thống quy luật tiến hóa trong SH 12 – THPT. ......................................................................................... 54 2.3.1. Các con đường có thể sử dụng trong dạy học kiến thức tiến hóa SH 12. ............................................................................................................... 54 2.3.2. Con đường đi từ nguyên nhân đến kết quả trong dạy học kiến thức tiến hóa SH 12. ....................................................................................... 55 2.4. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. ............. 55 2.4.1. Nguyên tắc xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. .... 55 2.4.2. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. ....... 55 2.4.3. Giải thích quy trình....................................................................... 56 2.4.4. Ví dụ minh họa ............................................................................. 57 2.5. Quy trình sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa............... 58 2.5.1. Nguyên tắc sử dụng ...................................................................... 58 2.5.2. Quy trình sử dụng ......................................................................... 58 2.5.3. Giải thích quy trình sử dụng ......................................................... 59 2.5.4. Ví dụ minh họa ............................................................................. 60 2.6. Tổ chức các hoạt động học tập để hình thành và phát triển hệ thống quy luật tiến hóa. .............................................................................................. 61 vii 2.8. Thiết kế bài giảng có thể sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật tiến hóa. (phụ lục 3)...................................... 65 Kết luận chương 2 ........................................................................................ 66 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................. 67 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 67 3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 67 3.2.1. Một số chủ đề dạy thực nghiệm .................................................... 67 3.2.2. Nội dung đánh giá ........................................................................ 67 3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................. 69 3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ........................................................ 69 3.3.2. Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 69 3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu thu được trong thực nghiệm. ................ 69 3.3.4. Thời gian thực nghiệm.................................................................. 69 3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 69 3.4.1. Kết quả học tập............................................................................. 69 3.4.1.1. Phân tích đánh giá định lượng ................................................ 69 3.4.1.2. Phân tích đánh giá định tính ................................................... 77 3.4.2. Khả năng tự khám phá kiến thức .................................................. 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84 1. Kết luận .............................................................................................. 84 2. Khuyến nghị ......................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 CLTN Chọn lọc tự nhiên 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 KT Kiểm tra 6 NST Nhiễm sắc thể 7 NTTH Nhân tố tiến hóa 8 NXB Nhà xuất bản 9 PHT Phiếu học tập 10 PPDH Phương pháp dạy học 11 QT Quần thể 12 SGK Sách giáo khoa 13 SH Sinh học 14 TBĐC Trung bình đối chứng 15 TBTN Trung bình thực nghiệm 16 THPT Trung học phổ thông 17 TN Thực nghiệm ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Qua niệm của 28 GV về nguyên nhân và kết quả……………… 29 Bảng 1.2. Kết quả tìm hiểu thực trạng GV sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học Tiến hóa. ......................................................................................... 31 Bảng 1.3. Nhận định của 383 HS về mức độ khó của kiến thức Tiến hóa ..... 32 Bảng 1.4. Khả năng tự phát hiện kiến thức Tiến hóa của 383 học sinh......... 33 Bảng 2.1. Số lượng các loài sinh vật đã được mô tả và ước tính về số lượng thực tế của một số bậc phân loại (đơn vị: nghìn loài) (theo Michael J.Jeffries, 1997) ............................................................................................................ 42 Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tự khám phá hệ thống kiến thức quy luật tiến hóa. ................................................................................................ 67 Bảng 3.2. Tần suất điểm đạt được của 3 lần kiểm tra ................................... 69 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả qua 3 lần kiểm tra ............................................ 73 Bảng 3.4. Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra ở nhóm TN và ĐC (TBTN – TBĐC)……………………………………… 75 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra của cùng một nhóm ĐC và TN…………………………………… 76 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá khả năng tự khám phá kiến thức theo các tiêu chí thông qua các bài KT. .................................................................................. 78 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ chế hình thành loài mới.......................................................... 41 Sơ đồ 2.2. Các vấn đề chính của phần Tiến hóa ........................................... 44 Sơ đồ 2.3. Quá trình phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất .................. 45 Sơ đồ 2.4. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi. ..................................................................................................................... 46 Sơ đồ 2.5. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành quần thể thích nghi. ..................................................................................................................... 47 Sơ đồ 2.6. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa ...... 57 Sơ đồ 2.7. Quy trình sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa ....... 59 xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT1 ............................. 70 Biểu đồ 3.2. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT2 ............................. 71 Biểu đồ 3.3. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT3 ............................. 71 Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình cộng lớp ĐC và TN qua các bài kiểm tra ....... 74 Biểu đồ 3.5. Khả năng khám phá kiến thức của lớp ĐC ............................... 80 Biểu đồ 3.6. Khả năng khám phá kiến thức của lớp TN ................................ 80 xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1.1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Đảng và nhà nước ta luôn xác định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Điều này được thể hiện trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh đổi mới tòan diện và triệt để.Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 từ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã định hướng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. [6] Luật Giáo dục (năm 2005) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở điều 5, mục 2 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. [33] Cùng với đó, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, kiến thức nhân loại tăng nhanh như vũ bão, trong khi kiến thức dạy học trong nhà trường thì có giới hạn, vì vậy các nhà giáo dục phải quan tâm rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS, nghĩa là tổ chức, đưa HS vào hoạt động trí lực, người học được tham gia “khám phá lại” kiến thức của loài người đã tích lũy được chứ không phải ghi nhớ một cách máy móc, rập khuôn những quy luật có sẵn. [1] Để nắm vững nội dung tiến hóa nói chung và quy luật tiến hóa nói riêng phải phát triển tư duy cho học sinh bằng xác định quan hệ nhân quả , nghĩa là từ kết quả biểu hiện phải xác định được nguyên nhân nào gây ra. 1 1.1.2. Vai trò của mối quan hệ nhân quả trong dạy học. Có thể thấy, mục tiêu của việc đổi mới PPDH là dạy cách học, cách nghĩ để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, qua đó phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở tất cả các cấp học. Trong quá trình đó, phải lấy học sinh làm trung tâm, là người lĩnh hội khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại, học sinh cũng chính là những người sẽ phát hiện ra những chân lý. Một trong những biện pháp giúp học sinh làm được điều đó là có hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, mà quan trọng nhất là mối quan hệ nhân quả. Việc tìm ra các mối liên hệ của kiến thức trong đó có các mối quan hệ nhân quả sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức, giúp các em hiểu được rõ bản chất của vấn đề, khắc phục được tình trạng học vẹt. Đó chính là cơ sở quan trọng để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và công việc sau này. [15] 1.1.3. Đặc điểm của kiến thức tiến hóa. Cũng như kiến thức quy luật của khoa học nói chung, quy luật tiến hóa có hai thành phần cơ bản đó là: thứ nhất: xu thế như thế biểu hiện thế nào; thứ hai: nguyên nhân dẫn đến kết quả như vậy. Do đó phải xác định được quan hệ nguyên nhân và kết quả, để hiểu rõ bản chất của xu thế tiến lên của sinh vật. Tiến hóa là tích hợp của các khoa học trong sinh học, là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt chương trình giáo dục phổ thông” từ lớp 6 đến lớp 12. Về cơ bản SH từ lớp 6 đến lớp 11 là những bằng chứng của tiến hóa, còn việc phân tích nhân tố, cơ chế tiến hóa được nêu ra trong nội dung chương trình lớp 12. Kiến thức phần tiến hóa đặc trưng bởi tính lý thuyết và khái quát cao. Để lĩnh hội kiến thức phần này, đặc biệt là rút ra các quy luật chung trong nội dung kiến thức đòi hỏi HS phải có sự nỗ lực cao về hoạt động trí tuệ, nhìn nhận được tính logic và quan hệ nhân quả trong mỗi vấn đề. Tuy nhiên, thực trạng dạy học SH hiện nay nói chung và dạy học phần tiến hóa SH 12 nói riêng ở các trường THPT còn quá chú trọng vào ghi nhớ nội dung kiến thức của bài học mà chưa chú ý đến việc dạy cho HS cách tư duy, cũng như 2 nguyên nhân của vấn đề để các em có thể tự cập nhật kiến thức. Do vậy nhiệm vụ đặt ra là phải tăng cường phương pháp dạy học phần Tiến hóa theo hướng xác định mối quan hệ nhân – quả, để học sinh tự khám phá kiến thức đặc biệt các quy luật tiến hóa. Biết cách hoc, áp dụng để có khả năng học tập các môn học, các lĩnh vực khác. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xác định mối quan hệ nhân quả trong phần tiến hóa, từ đó lựa chọn con đường hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cuus. Con đường rèn luyện HS tự khám phá hệ thống kiến thức tiến hóa trong SH12 – THPT bằng sử dụng quan hệ nhân quả. 1.3.2. . Khách thể nghiên cứu. Quá trình dạy học phần tiến hóa SH12 – THPT. 1.4. Giả thuyết khoa học Nếu từ logic của nội dung phần tiến hóa, xác định được mối quan hệ nhân quả sẽ tìm được con đường rèn luyện HS tự khám phá kiến thức quy luật, đồng thời nắm kiến thức tiến hóa một cách có hệ thống. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.5.1. Xác định cơ sở lý luận của đề tài. 1.5.2. Xác định thực trạng dạy học phần tiến hóa SH 12 hiện nay. 1.5.3. Phân tích cấu trúc nội dung phần tiến hóa SH 12 để làm cơ sở xác định nguyên nhân của sự biểu hiện các xu thế vận động và phát triển tất yếu của sinh giới. 1.5.4. Xác định kiến thức là nguyên nhân, kiến thức là kết quả của các quy luật tiến hóa. 3 1.5.5. Xác định con đường hướng dẫn HS tự khám phá kiến thức quy luật tiến hóa. 1.5.6. Xây dựng quy trình sử dụng quan hệ nhân quả để phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT. 1.5.7. Thiết kế tiêu chí đánh giá khả năng tự khám phá kiến thức quy luật tiến hóa – SH 12 THPT. 1.5.8. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. 1.6. Giới hạn nghiên cứu Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả trong chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. 1.7. Phương pháp nghiên cứu. 1.7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay. - Nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đề cập đến sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học. 1.7.2. Phương pháp chuyên gia. Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia về dạy quy luật tiến hóa bằng quan hệ nhân quả, con đường hướng dẫn HS tự khám phá hệ thống kiến thức tiến hóa. 1.7.3. Phương pháp điều tra cơ bản. - Sử dụng phiếu điều tra để xác định: + Nhận thức của GV về quan hệ nhân quả và sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học kiến thức quy luật cho HS hiện nay ở các trường THPT. + Mức độ sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học phần tiến hóa trong SH12 - THPT - Điều tra nhận thức và mức độ sử dụng tư duy nhân quả của học sinh lớp 12 THPT trong môn SH. 1.7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra. 4 1.7.5. Phương pháp xử lí số liệu. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm. 1.8. Đóng góp mới của luận văn - Xác định được logic sự vận động, phát triển của nội dung phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT. - Đề xuất con đường có hiệu quả để hướng dẫn HS tự khám phá kiến thức. - Đề xuất quy trình sử dụng quan hệ nhân quả để phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT. 1.9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần - Phần I. Mở đầu - Phần II. Nội dung nghiên cứu Gồm 3 chương: + Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. + Chương 2. Xác định và sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần Tiến hóa - SH 12 THPT. + Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. - Phần III. Kết luận và khuyến nghị. 5 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới. Trên thế giới, vấn đề tư duy, tư duy logic và mối quan hệ nhân quả trong tư duy logic đã và đang được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học, triết học quan tâm. 1.1.1.1. Về tư duy biện chứng Tư duy biện chứng là một hệ thống các nguyên tắc có quan hệ với nhau điều phối hoạt động của chủ thể tư duy trong việc nhận thức và cải tạo thực tiễn thế giới. Về nguồn gốc, tư duy biện chứng được xây dựng từ những nội dung cơ bản của phép biện chứng tư duy, trước hết là từ nội dung của các nguyên lý, quy luật cơ bản. Các nhà khoa học duy vật biện chứng đều cho rằng thế giới là vật chất. V.I. Lênin khẳng định vật chất không có ý nghĩa gì khác hơn là “thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh”. V.I. Lênin định nghĩa vật chất như sau: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. Về vấn đề vật chất và vận động Ph. Ăngghen cho rằng vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất” [8] Quan điểm biện chứng không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái vận động, biến đổi của sự vật. Ph. Ăng -ghen cho rằng, tư duy biện chứng là sự vật hiện tượng tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Tư duy biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là … hoặc là…” còn có cái “vừa là… vừa là…”. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự vật hiện tượng không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà luôn nằm trong mối liên hệ, tương tác với nhau. Không chỉ có sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng, mà giữa các thành phần cấu trúc nên mỗi sự vật, 6 hiện tượng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà triết học biện chứng duy vật coi “thế giới như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và quá trình cấu thành thế giới đó vừa cách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau”. Quán triệt quan điểm duy vật biện chứng vào việc phân tích toàn diện mối quan hệ của sự vật giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, làm cơ sở cho việc xác định con đường, nhận thức chân lý một cách đúng đắn. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật gắn liền với nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. Nhiệm vụ chính của phép biện chứng duy vật chính là nghiên cứu toàn diện sự vận động, phát triển khách quan của thế giới, tìm ra bản chất và những quy luật phổ biến của quá trình phát triển của nó. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng đều vận động, biến đổi, chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác. [43, tr. 51] 1.1.1.2. Về quan hệ nhân quả. Anghen khẳng định: “Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại”. [4] Ăng-ghen viết: Khoa học của tự nhiên xác nhận câu nói của Hegel cho rằng sự tương tác là nguyên nhân thật sự của các sự vật. Không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. (ví dụ: sau mùa Đông là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân. Nguyên nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất chung quanh mặt trời, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè v.v..) Cái phân biệt quan hệ nhân quả về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau” [8]. Đối với những 7 mối liên hệ nhân quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những kết quả do các tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. [9, tr 15 -16] Trong lĩnh vực phật giáo, hòa thượng Thích Thiện Hoa đặt ra những câu hỏi lớn: "Ta từ đâu đến đây? Ta đến đây để làm gì? Đến đây rồi ta sẽ chấm dứt cuộc hành trình sau hơi thở cuối cùng ở đây, hay còn tiếp tục đi nữa? Đi đâu? Đi hay về? Đi theo một con đường thẳng hay đường cong? Đi xuống hay đi lên?" . “Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật” “biết ấy trở thành vô ích. Cho nên chúng ta đã hiểu rõ luật nhân quả thì phải cố gắng thật hành cho được bài học ấy trong mọi trường hợp. Nếu chúng ta biết đem luật nhân quả làm một phương châm hành động và suy luận, thì chúng ta sẽ thu lượm được rất nhiều lợi ích”.[16] Hay tác phẩm An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Lifea của Dailai Lama đã phân tích sâu sắc mối quan hệ nhân quả trong hành vi đạo đức của con người trong xã hội. [11] N. N. Branxki có viết: “Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là tìm ra nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng. Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đối với các hiện tượng, đối tượng tự nhên và kinh tế - xã hội là một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên. Vấn đề là mối liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất”. (dẫn theo [13]) Có thể thấy vấn đề tư duy logic, tư duy biện chứng, mối quan hệ nhân quả trong bản chất vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm đề cập và nghiên cứu. 1.1.2. Ở Việt Nam. Trong nước, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tư duy logic và mối quan hệ nhân quả cũng như sử dụng chúng trong dạy học. 1.1.2.1. Về tư duy biện chứng. Trên cơ sở phân tích, so sánh sự đối lập phép biện chứng của Heghen để 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan