Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tư tưởng phật giáo nguyên thủy về con người và ý nghĩa của nó trong việ...

Tài liệu Luận văn tư tưởng phật giáo nguyên thủy về con người và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới xhcn ở việt nam hiện nay

.PDF
88
448
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ AN TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ AN TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN CHÍN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Chín. Tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng trong phạm vi cho phép. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Luận văn này không trùng với bất kì luận văn nào ở thời điểm hiện tại. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị An LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đầu tiên, chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Văn Chín - Thầy đã tận tình quan tâm và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Thầy đã giúp cho tôi tiếp cận được nhiều kiến thức về Phật giáo đặc biệt là những tư tưởng Phật giáo nguyên thủy. Thầy còn chỉ bảo tôi, giúp tôi rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng đào tạo Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo khoa Triết học đã quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị An MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ....................................................... 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn ................................. 5 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5 7. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 5 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ..................... 6 10. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 6 Chương 1: TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VỀ CON NGƯỜI ........... 7 1.1 . Khái quát về Phật giáo............................................................................ 7 1.1.1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo nguyên thủy ................................. 7 1.1.2. Sự phát triển của triết học Phật giáo ............................................... 8 1.1.3. Phật giáo du nhập vào Việt Nam .................................................. 14 1.2 . Quan niệm về con người trong triết học Phật giáo nguyên thủy ...... 21 1.2.1. Quan niệm của Phật giáo nguyên thủy về nguồn gốc của con người ................................................................................................ 21 1.2.2. Nguyên nhân gây ra nỗi đau khổ cho con người .......................... 26 1.2.3. Tư tưởng giải thoát con người của Phật giáo nguyên thủy........... 30 Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VỀ CON NGƯỜI TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................... 39 2.1. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa .......................................................................................... 39 2.1.1. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .................................................................. 39 2.1.2. Xuất phát từ nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...................................................................................... 46 2.2. Nội dung xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ..................................................... 51 2.2.1. Nội dung xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ................... 51 2.2.2. Những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa cần được xây dựng .............................................................................. 55 2.3. Ý nghĩa của tư tưởng Phật giáo với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ................................................ 57 2.3.1. Phật giáo định hướng giá trị đạo đức cho con người .................... 57 2.3.2. Phật giáo hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ.................... 61 2.3.3. Phật giáo khuyến khích con người sống phải có nghị lực và ý chí vươn lên .................................................................................. 63 2.4. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Phật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ....................................................... 66 2.4.1. Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy với con người Việt Nam hiện nay .......................... 66 2.4.2. Phát huy vai trò của Phật tử trong công tác xây dựng và phát triển đất nước ............................................................................... 69 2.4.3. Kết hợp giữa phát huy giá trị của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy với học học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ....... 71 2.4.4. Đấu tranh chống những biểu hiện xấu lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ............... 74 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo là một học thuyết triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời cùng hệ thống giáo lý đồ sộ. Phật giáo được du nhập vào nước ta khoảng thế kỉ thứ II SCN từ Trung Quốc và Ấn Độ. Lý tưởng của đạo Phật là cứu giúp cho con người thoát khổ, giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người và giữa con người với muôn vật. Tư tưởng nhân văn đó đã làm cho Phật giáo dễ chinh phục lòng người. Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật được các thế hệ người kế tiếp nhau, cải biến trên cơ sở truyền thống văn hóa của dân tộc. Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện vào đạo đức truyền thống Việt Nam, làm phong phú và bền vững thêm truyền thống đó. Trong tâm thức mỗi người con đất Việt, tư tưởng Phật giáo đã ăn sâu vào tư tưởng dân tộc, tạo ra một hệ giá trị đạo đức vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình” thì hình ảnh “mái chùa” cũng là biểu tượng thân thương, gần gũi, thấm sâu vào tiềm thức mỗi người, trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt Nam. Sau khi đất nước được hoàn toàn độc lập, Bắc - Nam sum họp một nhà, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, toàn Đảng, toàn dân ta một lòng quyết tâm lao động sản xuất để xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trải qua hơn 30 năm kể từ khi tiến hành đổi mới tới nay, bộ mặt đất nước đã được thay đổi một cách toàn diện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại không ít mặt trái trong đó có hệ giá trị đạo đức, tư tưởng trong bộ phận giới trẻ bị lệch lạc. Lối sống chạy theo đồng tiền, vị kỉ cá nhân đã không còn xa lạ với mỗi người. Vấn đề đặt ra đó là phát huy điểm 2 tích cực của giáo lý nhà Phật mà đặc biệt là tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người từ đó khắc phục hạn chế và xây dựng con người mới giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Vì vậy em xin lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống con người Việt Nam đã được nghiên cứu rất lâu trong lịch sử. Ngay từ đầu công nguyên, những nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định. Có thể thấy rõ nhất là những nghiên cứu của Mâu Tử về Phật học ở Việt Nam. Trong tác phẩm “Lý hoặc Luận”, Mâu Tử đã trình bày 37 câu hỏi và trả lời, chủ yếu là những người theo Khổng giáo và Lão giáo, đồng thời giới thiệu và giảng dạy Phật giáo. Những tư tưởng cơ bản về vấn đề Phật học then chốt như Phật, Pháp, Tăng, Niết bàn, Luân hồi nghiệp báo, vô ngã… đã được tác giả trình bày với tinh thần hòa đồng tôn giáo. Mâu Tử đã phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt một cách tự nhiên mà không bị rào cản. Sang thế kỉ XIII vào giai đoạn hưng thịnh của triều đại phong kiến Việt Nam, việc nghiên cứu đã bước đầu đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trần Thái Tông (1218 - 1277) là nhà nghiên cứu phật học, người khởi đầu cho nền Phật học Việt Nam phát triển theo hướng nhập thế tích cực. Tác phẩm của ông còn lưu truyền đến nay chỉ có bộ “Khóa Hư Lục” và hai bài thơ sót lại của Trần Thái Tông ngự tập đã thất lạc. Đặc biệt phải kể đến những nghiên cứu Phật học của Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông là một triết gia, một phật tử có nhãn quan chính trị, ảnh hưởng lớn lao đến triều đình và toàn xã hội. Trong các tác phẩm của mình, 3 Trần Nhân Tông đã khẳng định ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống tinh thần con người Việt Nam, ông muốn phát huy hơn nữa vai trò của tôn giáo này trong việc liên kết toàn xã hội trên lĩnh vực tư tưởng. Trong phần cuối bài “Cư Trần Lạc Đạo”, Trần Nhân Tông dùng chữ nôm để trình bày tư tưởng của mình. Ở đây ông đã thể hiện rõ ý thức tách ra khỏi văn hóa Trung hoa để xây dựng một hệ tư tưởng và tôn giáo độc lập riêng tương xứng với một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Bước sang thế kỉ XX, việc nghiên cứu vấn đề khá sâu rộng. Trong đó phải kể đến các cuốn sách như: “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1971; “Đại Việt sử ký toàn thư”, Dịch theo bản in năm 1697, Ngô Đức Thọ dịch, Viện sử học và nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội ấn bản 1972; “Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Đăng Thục, Sài Gòn xuất bản năm 1974; “Khương Tăng hội toàn tập” của Lê Mạnh Thát; “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ VIII” của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1975; “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1975; “Thơ văn Lý - Trần”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1977; :Toàn nhật thiền sư toàn tập” của Lê Mạnh Thát, Viện Phật học Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 1979; “Mấy vần đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Viện triết học, Hà Nội 1986; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Nguyễn Tài Thư chủ biên, Viện triết học, Hà Nội 1991; “Việt Nam phật giáo sử luận”, Nguyễn Lang, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1992; “Vài nét về phật giáo dân gian Việt Nam”, Trần Quốc Vượng, Hà Tây 1992; “Lịch sử phật giáo thế giới”, Thánh Nghiêm, Nhà xuất bản Hà Nội 1995; “Mấy vấn đề về phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Viện triết học, Hà Nội 1986… Gần đây đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu tiếp cận vấn đề Phật giáo với đạo đức con người như cuốn: “Thiền học Trần Thái Tông” của Nguyễn Đăng Thục, Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1996; “Tôn giáo tín 4 ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết”, Trung tâm thông tin tư liệu Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1996; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản giáo dục 1997; “Văn hóa Phật giáo và lối sống người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ”, Nguyễn Thị Bảy, Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1997; “Thiền học Việt Nam” của Nguyễn Đăng Thục, Nhà xuất bản Thuận Hóa 1977; “Chùa Hà Nội” của Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng, Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1977; “Tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn Minh San, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc 1998; “Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần” của Trương Văn Chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1998; “Đạo đức học Phật giáo của Hòa thượng TS Thích Minh Châu, 1995; “Đại cương triết học Phật giáo” của PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu (2002)… Bên cạnh những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên đề, tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người còn được bàn đến ở một số tác phẩm triết học, lịch sử triết học và tôn giáo. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định giá trị của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy nói chung và tư tưởng về con người nói riêng. Các nghiên cứu đã chứng minh tư tưởng Phật giáo được truyền bá rất sớm vào Việt Nam và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần nước ta đặc biệt có những thời kì Phật giáo trở thành quốc giáo của Việt Nam. Những tư tưởng và giáo lý nhà Phật đã hòa quyện với nét truyền thống tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm của tư tưởng phật giáo về con người và ý nghĩa của vấn đề đó với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Từ góc độ triết học để thâm nhập vào hệ thống tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người để tìm ra giá trị của tư tưởng đó với quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn Khách thể nghiên cứu: Phật giáo nguyên thủy Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy về con người 5. Giả thuyết khoa học Khi được nghiên cứu luận văn sẽ giúp mỗi người trẻ Việt Nam định hướng suy nghĩ và hành động đúng đắn, trở thành những con người mới đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề sau: - Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người - Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo tới con người Việt Nam từ xưa tới nay - Quan niệm về con người mới xã hội chủ nghĩa theo qua điểm của Đảng ta - Ý nghĩa của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy với quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người trong lĩnh vực đạo đức tinh thần ở Việt Nam kể từ khi du nhập tới nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa vào quan điểm về tôn giáo của Đảng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp khác để nghiên cứu như: Phương pháp logic và lịch sử, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê,… 6 9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn Những luận điểm cơ bản: - Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy về con người - Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Phát huy tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo nguyên thủy trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam Những đóng góp mới: - Lý luận: Trên góc độ triết học Mác - Lênin để nghiên cứu hệ thống giáo lý của một trường phái tôn giáo - triết học cụ thể với sự du nhập, ảnh hưởng đến đạo đức dân tộc Việt Nam - Thực tiễn: Đề tài giúp làm sáng tỏ ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nguyên thủy trong lĩnh vực tinh thần của dân tộc ta từ xưa tới nay từ đó đặt ra một số yêu cầu mới với con người trong điều kiện cụ thể hiện nay. 10. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương 6 tiết. 7 Chương 1 TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VỀ CON NGƯỜI 1.1 . Khái quát về Phật giáo 1.1.1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo nguyên thủy Theo sự xác định niên đại truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa), còn được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Gau-ta-ma), sinh khoảng năm 623, trước CN, tại thành Ca - tì - la - vệ, thuộc vương tộc Thích ca, con đầu lòng của quốc vương Tịnh Phạn, cai trị thành này, sống trong khoảng thời gian từ năm 566 đến 485 trước Công Nguyên. Đức Phật được thụ thai một cách thần kỳ trong giấc mơ, bà Ma Gia thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà (Asita), rằng đứa bé sẽ trở thành một ông vua vĩ đại, hoặc một nhà hiền triết cao quý. Về sau, cũng có việc mô tả sự đản sinh thanh tịnh của Đức Phật từ bên hông của mẹ ngài ở một nơi xa thành Ca Tỳ La Vệ, trong vườn Lâm Tyni (Lumbini Grove, Lumbi - na’I tshal), việc Ngài bước đi bảy bước lúc đản sinh và nói “ta đã đến nơi”, cùng với cái chết của mẹ Ngài sau khi sinh ra Ngài. Thời niên thiếu, Đức Phật sống một cuộc đời hoan lạc. Ngài lập gia đình và có một người con trai là La Hầu La (Rahula, sgrac- gcan ‘dzin). Trong những bản văn về sau có ghi tên người vợ của Ngài là Da Du Đà La (Yashodhara, Grags ‘dzin - ma). Tuy nhiên, lúc hai mươi chín tuổi, Đức Phật từ bỏ cuộc sống gia đình và di sản hoàng tộc của mình, trở thành một người tầm đạo, lang thang hành khất. Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ bi vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Và cũng với đại tâm nguyện ấy, sau khi chứng được đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dâng hiến thời gian cho cuộc hằng hóa độ sanh. 8 Với ba lần thỉnh cầu và phát thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên, Đức Phật quyết định gióng lên tiếng trống Pháp và bắt đầu thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài tuyên bố với thế gian, với loài người, với cõi trời và với tất cả, con đường cứu đạo cứu khổ và diệt khổ, con đường dẫn đến cõi bất sinh bất diệt, cõi Niết bàn đã được khai mở: “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” (Trung Bộ I). Và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Từ đây, Phật giáo bắt đầu ra đời và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay. Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển phong trào truyền giáo, tuy nhiên các giáo huấn của Đức Phật lại lan xa và rộng trên tiểu lục địa Ấn Độ và từ đây, xuyên suốt cả châu Á. Khi đến với mỗi nền văn hóa mới, các phương tiện và phong cách của Phật giáo nguyên thủy lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý người dân địa phương, nhưng không ảnh hưởng đến những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. 1.1.2. Sự phát triển của triết học Phật giáo Ra đời vào khoảng thế kỉ VI trước CN ở miền Bắc Ấn Độ, với những tư tưởng tiến bộ và tích cực, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng, trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách tân tư tưởng và xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các trường phái triết học tôn giáo khác nhau, cũng như từ sự thay đổi của cuộc sống, Phật giáo cũng có sự thay đổi, được hoàn chỉnh dần để thích nghi. Qua quá trình này, đặc biệt là qua các cuộc tập kết kinh điển, Phật giáo phân ra thành nhiều phái khác nhau, với sự khác nhau về giới luật, triết học, giáo lý, nghi thức mà điển hình là hai phái Tiểu thừa và Đại thừa. Lịch sử phát triển triết lý tôn giáo Ấn Độ gắn liền với những cuộc đấu tranh tư tưởng rất sôi động và gay gắt giữa các trường phái triết học tôn giáo khác nhau. Quá trình phát triển, phân phái của Phật giáo cũng không nằm 9 ngoài sự ảnh hưởng của những cuộc tranh luận ấy, nhất là khi Bà la môn giáo bắt đầu phục hồi, Hồi giáo tràn vào Ấn Độ. Qua sự phê phán, công kích của các trường phái triết học tôn giáo truyền thống hoặc ngoại lai, Phật giáo đã bộc lộ những điểm cần khắc phục trong quan điểm triết học, hay phạm vi giáo lý, nghi thức, giới luật… Để khắc phục những hạn chế ấy, các tăng sỹ, phật tử với những cách tiếp cận khác nhau, đi đến giải quyết vấn đề khác nhau, nảy sinh những hệ luận tư tưởng không giống nhau. Từ đó, sự phân phái là điều khó tránh khỏi. Phật tổ không quan tâm nhiều đến vấn đề bản thể luận triết học. Nhưng sau khi Phật diệt độ, trước sự phê bình của các trường phái triết học tôn giáo khác, Phật giáo nhận ra hạn chế này và bắt đầu khắc phục. Và khi giải quyết vấn đề bản thể luận, Phật giáo đã phân chia thành hai phái với hai quan điểm “Hữu luận” và “Không luận”. Quá trình phân phái của Phật giáo có mầm mống ngay sau khi Đức Phật diệt độ và gắn liền với bốn cuộc tập kết kinh điển. Cuộc tập kết lần thứ nhất: Theo lịch sử Phật giáo, không bao lâu sau khi Phật tổ nhập diệt, một số tăng sỹ bắt đầu có những biểu hiện sống tự do vượt ra ngoài những giới luật ràng buộc. Trước tình hình đó, Ca Diếp, đệ tử tối cao của Đức Phật đã triệu tập một đại hội kết tập lại giáo pháp Phật tổ dạy một cách thống nhất để mọi người tuân theo. Hội nghị tập kết lần này diễn ra ở thành Vương Xá, kinh đô nước Ma Kiệt Đà, kéo dài bảy tháng. Thành phần của hội nghị gồm 500 vị đã chính quả A La Hán, do Ca Diếp chủ tọa. Vì thế, hội nghị này được gọi là cuộc “Kết tập trăm năm” hay “Vương Xá kết tập”. Trong hội nghị, A Nan được cử tụng lại pháp, Ưu Ba Ly được cử tụng lại giới luật Phật tổ. Sau khi tụng xong được sự thảo luận và thừa nhận của đại chúng cho là đúng với lời Phật nói, người ta bắt đầu ghi lại. Tạng Kinh, Tạng Luật có bắt đầu từ đó. Riêng Tạng Luận do Ca Diếp phụ trách biên soạn, gồm bảy 10 đoạn, nói về triết lý, đạo lý, siêu hình, phong hóa và nghiêm luật. Cuộc tập kết lần này có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong lịch sử Phật giáo. Bước đầu nó đã hình thành nên cơ sở tổ chức giáo hội, Luật và Pháp được phân chia rõ ràng. Tuy nhiên, cũng như cuộc tập kết lần này, sự phân chia bộ phái đã bắt đầu nhen nhóm với hai quan điểm bảo thủ và cách tân. Cuộc tập kết kinh điển lần thứ hai: 100 năm sau kỳ tập kết lần thứ nhất, 12000 tăng sỹ thành Tỳ Xá Lỵ không sống theo tất cả giới luật. Theo họ, trong giới luật có 10 điều được châm chế và họ đã không giữ những giới luật này, vốn là những điều cấm kỵ: để dành muối trong một cái sừng đề dùng trong những ngày sau, ăn khi mặt trời xế, bóng dài quá hai ngón tay, đã ăn rồi lại ăn nữa khi sắp đi xa, hành lễ Bồ Tát tập trung, tự quyền hành lễ, tự tiện bắt chước các bậc tôn sư làm việc, ăn bơ sữa sau khi đã ăn chính bữa, được uống rượu pha loãng với nước, được dùng tấm thảm trải giường không viền. Để xét lại 10 điều luật trên, cũng là để một lần nữa xác định lại giới pháp nhằm ngăn ngừa mọi điều phi pháp có thể xảy ra, hội nghị tập kết lần thứ hai được triệu tập. Hội nghị quy tụ 700 vị trưởng lão tại thành Phệ Xá Lỵ kéo dài khoảng 8 tháng, nên cũng được gọi là “Đại hội các vị trưởng lão” hay “Kỳ kết tập bảy trăm”. Sau nhiều lần thảo luận với nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng hội nghị tuyên bố 10 điều trên vẫn là giới luật cần tuân giữ, nếu không sẽ phạm giới. Cuộc tập kết kinh điển lần thứ ba: vào khoảng thế kỉ III TCN, dưới thời vua A Dục - một người sùng đạo. Thời kì này Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Chùa chiền, tháp Phật được xây dựng khắp nơi. Số người theo đạo đông đảo, thuộc đủ mọi tầng lớp phú gia, cơ hàn, quý chức, thương gia, kỹ nghệ, … nhưng với nhiều mục đích khác nhau.Vì thế, trong số đó, nhiều người không thành tâm với đạo, vẫn giữ những tập tục ngoài đời, không thi hành trọn vẹn giới pháp Phật giáo, gây nhiều nỗi bất hòa, phân tranh phức tạp. 11 Lo lắng cho tiền đồ của Phật giáo, cùng với ý muốn truyền bá đạo ra nước ngoài, vua A Dục quyết chí tổ chức kì đại hội nhằm xác định, thống nhất lại giáo pháp, và chuẩn bị truyền bá ra ngoài. Do đó, cuộc tập kết kinh điển lần thứ ba diễn ra ở thành Hoa Thị vào năm 18 dưới chiều vua A Dục (136 năm sau cuộc tập kết kinh điển lần thứ hai). Có 1000 tăng sĩ thuộc nhiều bộ phái khác nhau tham dự, dưới sự chủ tọa của đại đức Tích Ha (Tysya), kéo dài chín tháng. Ngoài việc nhuận sắc hai tạng Kinh, tạng Luật và chép thêm tạng Luận cho hoàn chỉnh, thành công nhất trong kỳ tết tập này là việc truyền đạo ra nước ngoài. Sau kì đại hội, có 10 nhà truyền giáo đi đến chín nước khác nhau. Do vậy, số tín đồ Phật giáo nước ngoài gia tăng nhanh chóng nhưng các bộ phái vẫn tiếp tục phân liệt. Cuộc tập kết kinh điển lần thứ tư: đầu thế kỉ II, lúc này Phật giáo đã phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau, vua Ca Nhi Sắc Ca (Kaniska) là người sung mộ đạo Phật, mỗi ngày thỉnh một vị tăng để nghe thuyết pháp và đọc lại các tạng Kinh, tạng Luận. Vua thấy giáo nghĩa không thống nhất, nên quyết định mở đại hội kết tập nhằm thống nhất các giáo nghĩa các bộ phái. Đại hội kết tập lần này diễn ra tại Tịnh xá Hoàn Lâm nước Kasimitra, quy tụ 500 vị, toàn những người trí thức thông hiểu Tam tạng, do đại đức Thế Hữu chủ tọa. Ngoài ra, còn có các vị đại đức nổi tiếng khác như Pháp Cứu, Diệu Âm, Giác Thiên, Hiếp Tôn Giả. Đại hội kỳ này không thêm kinh sách mới mà thực chất là duyệt lại, chú thích các Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng khắc vào bản đồng. Từ sau cuộc kết tập lần thứ tư, hai bộ phái Thượng tọa bộ (Tiểu thừa), và Đại chúng bộ (Đại thừa) bước vào giai đoạn xung đột gay gắt. Quá trình phân phái của Phật giáo bắt đầu từ khi Phật tổ diệt độ, kéo dài qua nhiều thế kỉ, đã hình thành nên các bộ phái cơ bản sau: Từ sau cuộc kết tập lần thứ tư, tức vào khoảng thế kỉ II, lịch sử Phật giáo Ấn Độ không có gì khác hơn là cuộc xung đột giữa hai phái Tiểu thừa và Đại thừa. Trước kia có nhiều phái nhưng về sau các phái đều theo Đại thừa hoặc 12 Tiểu thừa. Khi Đại thừa chưa ra đời, danh từ Tiểu thừa Phật giáo cũng chưa xuất hiện, và chỉ gọi là “Phật giáo nguyên thủy”. Nhưng sau khi Đại thừa xuất hiện các học giả Đại thừa muốn phân liệt, so bì cao thấp về mặt tư tưởng, giáo lý, nên gọi giáo lý “Phật giáo nguyên thủy” là “Tiểu thừa Phật giáo”. Tiểu thừa tiếng Phạn gọi là Hinayana, ví như cỗ xe nhỏ chở được ít người. Đại thừa là Mahayana ví như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Giữa Tiểu thừa và Đại thừa có nhiều điểm khác nhau về mặt tư tưởng, giáo lý. Nếu Tiểu thừa chủ trương “Ngã không pháp hữu”, thì Đại thừa chủ trương “Ngã pháp câu không”. Tiểu thừa cho rằng, con người phải tự tu luyện để đạt chính quả, không ai có thể làm thay hoặc trợ giúp được, Đại thừa lại cho rằng, mỗi người giác ngộ cho mình và tất cả những người khác “giác giả giác tha”. Tiểu thừa quan niệm, cứu cánh của giải thoát là đạt đến bậc A La Hán, Đại thừa quan niệm, cứu cánh ấy là thành Phật. Tiểu thừa thờ Đức Phật Thích Ca duy nhất, Đại thừa ngoài Đức Thích Ca còn thờ thêm Bồ Tát, La Hán và các vị thần khác. Tiểu thừa muốn bảo tồn giữ gìn giáo lý, giới pháp nguyên thủy. Đại thừa theo khuynh hướng tiến bộ, cách tân cho phù hợp với thời đại, nhằm mở rộng Phật giáo. Phái Trung luận do Long Thọ Bồ Tát sáng lập vào khoảng thế kỉ II (có quan điểm cho rằng vào đầu thế kỉ thứ III). Nội dung chủ đạo cũng là điểm đáng chú ý nhất của phái này là tư tưởng “Trung đạo”, được thể hiện trong hai tác phẩm nổi tiếng là “Thập nhị môn luận” và “Trung quán luận”. Theo Long Thọ, bản chất của thế giới là “Không” đối lập với “Có”, nhưng “Không” không phải là hư vô mà là cái tên vượt ra ngoài vòng “Có và Không” gọi là “Trung đạo”. Cho nên thế giới này: “Không sinh cũng không diệt Không thường cũng không đoạn Không một cũng không khác Không lại cũng không đi” [44, tr.12]. 13 Đưa ra quan điểm “bát bất” trên, một mặt, Long Thọ muốn chống lại quan niệm thông thường cho rằng thế giới có sinh có diệt, có một có khác, có thường có đoạn, có lại có đi; mặt khác để thuyết minh cho ý nghĩa “Trung đạo” của mình. Đây cũng là quan niệm đánh dấu bước phát triển mới của triết học Phật giáo về bản thể luận. Phái “Trung luận” phát triển đến thế kỉ VI thì phân thành hai phái: Ứng thành và Tự tục. Phái Du già (Yoga), do anh em Vô Trước và Thế Thân Bồ Tát sáng lập vào khoảng thế kỉ V. Nội dung tư tưởng chính yếu của phái này được thể hiện trong tác phẩm “Duy thức luận” của Thế Thân. Theo Thế Thân, chỉ có cái thức - cái tư tưởng là thật. Nó bao hàm vạn vật trong đó. Các sự vật hiện tượng đều do thức mà ra: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Có thức là có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, có sự sai biệt giữa các hiện tượng trong thế giới. Bản chất thực sự của con người là cái tâm thường tịnh, vắng lặng và vô trụ. Cái tâm này hoàn toàn đồng nhất với bản thể tuyệt đối. Trong cái tâm tĩnh lặng hàm chứa mầm mống của tám loại thức: nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na thức, alaya thức và tàng thức. Chính alaya thức chứa đựng vạn pháp và hàm chứa những tác động (duyên khởi) chuyển từ khả năng thành hiện thực. Mật tông là sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng dân gian, mang tính chất huyền bí, bùa chú … trong phép tu luyện giải thoát. Sau thời kỳ Mật tông, Phật giáo mất chỗ đứng ở Ấn Độ (khoảng thế kỉ IX - X). Nhưng lúc này, Phật giáo đã lan rộng ra nước ngoài đặc biệt là các nước châu Á, trở thành tôn giáo lớn của thế giới, mang tính quốc tế. Từ một tôn giáo thống nhất, trong quá trình phát triển, Phật giáo đã phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Đó cũng là điều tất yếu phù hợp lôgíc phát triển nội tại của nó. Nếu chỉ xét về mặt hình thức, Phật giáo từ một tôn giáo thống nhất, phân liệt thành nhiều bộ phái, rồi đi đến mất chỗ đứng tại quê hương Ấn Độ thì người ta có thể coi là bước lùi của tôn giáo này trong lịch 14 sử. Nhưng nếu xét một cách toàn diện, nhất là về mặt nội dung, phải thừa nhận rằng, quá trình phân phái của Phật giáo cũng là quá trình phát triển và là sự thích ứng không ngừng của nó với điều kiện lịch sử mới. Về kinh điển, lúc đầu khi Phật tổ còn tại thế, giáo pháp và giới luật Phật giáo thường được giảng dạy theo lối truyền miệng, chưa phân biệt giáo pháp và giới luật. Sau khi Đức Phật nhập diệt, kinh điển được tác thành văn, phân biệt rõ ràng giáo lý và giới luật, thêm phần bình luận của các nhà thông thái nhằm chú giải và phát triển sâu hơn ý nghĩa kinh điển. Kết quả là một bộ kinh điển đồ sộ được hình thành với nội dung phong phú và sâu sắc, bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng gọi là Tam tạng. Quá trình phân phái của Phật giáo cũng là quá trình đi lên của tôn giáo này. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trong quá trình phát triển và phân phái, Phật giáo đã không có những hạn chế. Ví dụ một trong những hạn chế đó là với quan niệm “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, triết học Phật giáo từ một học thuyết tư tưởng duy vật vô thần nguyên thủy chuyển sang thành hệ thống triết học duy tâm mang tính chủ quan - duy ngã. Mặt khác, với khuynh hướng tôn thờ Phật tổ, Bồ Tát và các vị thánh thần … của các bộ phái, phần nào làm lu mờ đi vẻ trong sáng, tính nhân văn, nhân bản của hệ thống triết học Phật giáo vốn là học thuyết đạo đức nhân sinh, xuất phát từ con người và hướng đến phục vụ con người, dù đó là con người mang tính tự nhiên. 1.1.3. Phật giáo du nhập vào Việt Nam Suối nguồn phát sinh của Phật giáo là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên trên ở đây là kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới sự thức tỉnh và giải thoát. Con người giác ngộ không còn là con người bi sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan