Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn triết lý nhân sinh trong phong, tục tập quán của người thái ở sơn la...

Tài liệu Luận văn triết lý nhân sinh trong phong, tục tập quán của người thái ở sơn la

.PDF
119
544
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN HỒNG QUANG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN HỒNG QUANG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN ĐOÁN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Đoán. Tất cả những trích dẫn, số liệu, cứ liệu trong luận văn đều mang tính trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được khái quát từ thực tế nghiên cứu và chưa có công trình nghiên cứu liên quan nào trước đây công bố. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Quang LỜI CẢM ƠN Để thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Đoán, người đã luôn định hướng, tận tình chỉ bảo, chỉnh sửa, góp ý cho đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa, tập thể giảng viên Khoa Triết học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, những người đã luôn tâm huyết để truyền giảng tri khoa học và thực tiễn sinh động. Cảm ơn Tạp chí Giáo dục, Ban Giám hiệu Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Quang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 6 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 8 9. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 8 10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả ................ 8 Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA ....................................................... 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 10 1.1.1. Triết lý............................................................................................ 10 1.1.2. Nhân sinh ....................................................................................... 11 1.1.3. Khái niệm triết lý nhân sinh .......................................................... 13 1.1.4. Khái niệm phong tục, tập quán ...................................................... 15 1.1.5. Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội.................. 18 1.2. Khái quát về dân tộc Thái và phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ......................................................................................... 20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và người Thái tỉnh Sơn La ..... 20 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ................................................................................ 28 1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ........................ 37 1.3.1. Lịch sử thiên di ............................................................................. 37 1.3.2. Điều kiện môi trường cư trú ......................................................... 38 1.3.3. Điều kiện về phương thức sản xuất .............................................. 39 1.3.4. Thực tiễn đòi hỏi của cuộc sống ................................................... 40 1.4. Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ...................................................... 42 1.4.1. Quan niệm về con người và cuộc sống con người ........................ 42 1.4.2. Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của người Thái ở Sơn La..................................................................... 49 1.4.3. Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với con người ........... 52 1.4.4. Triết lý nhân sinh trong một số phong tục tập quán tiêu biểu ....... 57 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 74 Chương 2: GIÁ TRI ̣ VÀ HẠN CHẾ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA ............................... 75 2.1. Những giá trị của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La....................................................................... 75 2.1.1. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ............................. 75 2.1.2. Góp phần xây dựng đoàn kết cộng đồng ....................................... 81 2.1.3. Góp phần ngăn chặn các hành vi tội phạm, khuyến khích hướng thiện .................................................................................. 85 2.1.4. Góp phần giáo dục ý thức cần cù, chăm chỉ trong học tập, lao động sản xuất ............................................................................... 87 2.1.5. Giáo dục ý thức bảo vệ quê hương đất nước ................................. 92 2.1.6. Giúp người dân Thái sống lạc quan, yêu đời ................................. 93 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ......................... 93 2.2.1. Những hạn chế của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ...................................................... 93 2.2.2. Nguyên nhân hạn chế của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ................................................ 96 2.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, khắ c phu ̣c những ha ̣n chế của triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La ............................................................. 98 2.3.1. Giải pháp về kinh tế xã hội ............................................................ 98 2.3.2. Các giải pháp đối với cơ chế chính sách về văn hóa ................... 100 2.3.3. Các giải pháp đối với người dân Thái ......................................... 102 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 103 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 107 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã viết: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại”. Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Trong Nghị quyết số 33NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Trung ương nêu ra mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển văn hóa ghi rõ: “Hoàn thiện các chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước”. Trong các đặc trưng về chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh năm 2011 do Đảng ta đề ra, đặc trưng thứ tư ghi rõ: “Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Như vậy việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đã trở thành một trong những đề tài được nhiều học giả, nhiều công trình khoa học quan tâm. Tỉnh Sơn La có thể được coi là cái nôi cho sự ra đời của các giá trị, phong tục, tập quán của người Thái ở Việt Nam. Trong sự phát triển của mình họ đã hình thành và để lại những phong tục, tập quán mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Đồng bào Thái có đời sống văn hóa rất đặc sắc, có tiếng nói, chữ viết riêng. Trong kho tàng văn hóa, đồng bào Thái có thần thoại, cổ tích, truyền 2 thuyết, truyện thơ, ca dao là vốn văn học cổ truyền nổi tiếng, với các tác phẩm “Xống chụ xon xao, Khu lú Nàng ủa” Đồng bào Thái rất ưa ca hát, múa xòe, đặc biệt Khắp là lối ngâm thơ, hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa xòe, múa sạp của đồng bào Thái nổi tiếng khắp cả nước và thế giới. Nhưng trong nhịp sống hiện đại và sự bùng nổ của công nghệ, thông tin hội nhập nhanh chóng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang trở nên mai một so với ý thức hệ của các thế hệ trẻ về sau. Dân tộc Thái ở Sơn La đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của khu vực Tây Bắc và cả nước. Việc khai thác những giá trị truyền thống có giá trị tích cực qua góc nhìn của triết học, sẽ mang lại hiệu quả hơn trong công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển và tuyên truyền, phổ biến những giá trị truyền thống đó của người Thái ở Sơn La. Tìm lại giá trị xưa trong những hình mẫu, phong tục cũ của dân tộc mình đã trở thành nhiệm vụ và quyền lợi đặt ra cho thế hệ sau. Việc nghiên cứu và phát hiện ra những vấn đề triết lý nhân sinh ẩn trong các phong tục, tập quán của người Thái sẽ góp phần nói lên vai trò và ý nghĩa của các phong tục truyền thống này. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ nhất là người Thái nhận thức được và tiếp tục phát huy các giá trị nhân sinh trong phong tục của dân tộc mình. Từ những lý do trên, nhằm mục đích tìm hiểu và khai thác các giá trị truyền thống của đồng bào Thái chúng tôi chọn "Triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong tục, tập quán Phong tục, tập quán là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy phong tục, tập quán đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở những 3 góc độ, những khía cạnh khác nhau. Vấn đề về văn hóa, phong tục và tập quán đã có rất nhiều tác giả, công trình khoa học khác nhau nghiên cứu. Trong đó, phong tục tập quán của người Thái ở Sơn La cũng đã được nghiên cứu, nhìn nhận ở khía cạnh triết lý nhân sinh, các công trình nghiên cứu cụ thể: Bùi Xuân Đính (1995), “Lệ làng phép nước”, Nxb Hà Nội [21]. Cuốn sách bước đầu đã giới thiệu một cách tương đối có hệ thống về nguồn gốc, điều kiện xuất hiện hương ước, nội dung cơ bản của hương ước, mối quan hệ giữa pháp luật nhà nước phong kiến với hương ước. Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực, đặt hương ước trong di sản của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bùi Xuân Đính (1998) “Hương ước và quản lý làng, xã”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [22], trong phạm vi công trình này, tác giả đã nghiên cứu có chiều sâu về hương ước của người Việt trong mối quan hệ với quản lý làng, xã. Bùi Quang Thanh (2009) “Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [52], tác giả đã điều tra, khảo sát thực trạng khai thác, sử dụng luật tục của một số dân tộc ít người: Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng và Xơ Đăng, tìm hiểu nhận thức, thái độ và hoạt động thực hành luật tục, làm rõ tác động của luật tục đồng thời đề xuất một số giải pháp để mang tính ứng dụng nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), (2003), “Luật tục Thái ở Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc [55] [56]. Cuốn sách tập hợp những tài liệu về luật tục của đồng bào Thái, gồm cả luật tục thành văn và luật tục bất thành văn đã được dịch từ chữ Thái cổ ra tiếng Việt. Phan Đặng Nhật (2007), “Luật tục với đời sống”, Tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội [46]. Tác giả đã luận giải luật tục các dân tộc Việt Nam và giới thiệu minh chứng nội dung luật tục J'rai trên một số lĩnh vực liên quan của đời sống xã hội. 4 Trương Tiến Hưng (2009) “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [33]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận vận dụng luật tục dân tộc Chăm, khảo sát thực tiễn vận dụng và đưa ra những giải pháp để tổ chức thực hiện. Bùi Xuân Trường, (1999), “Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông - Tây Bắc Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc [64]. Tác giả nghiên cứu và nêu ra những vấn đề liên quan đến quản lý xã hội có tính thời sự dưới dạng khái quát, nghiên cứu chung về quản lý xã hội chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể. Các công trình trên đã đề cập đến phong tục, tập quán, luật tục của một số dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu vai trò, tác động của luật tục lên đời sống, mối quan hệ giữa luật tục với pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp thực tiễn để vận dụng vào quản lý xã hội. 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về người lịch sử, dân tộc học người Thái Cầm Trọng (1978), “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội [58]. Công trình nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán người Thái Tây Bắc Việt Nam; Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999, 2003), “Luật tục Thái ở Việt Nam” Nxb. Văn hóa dân tộc [55], [56]. Cuốn sách này là tập hợp những tài liệu có nội dung về người Thái ở Tây Bắc và về luật tục của đồng bào Thái, gồm cả luật tục thành văn và luật tục bất thành văn đã được dịch từ chữ Thái cổ ra tiếng Việt. Cầm Trọng (2005), “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội [60]. Công trình nghiên cứu về lịch sử, các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo của người Thái Việt Nam. Vì Văn Sơn, (2008) “Luật tục Thái trong tự quản của cộng đồng bản dân tộc Thái tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội [50]. Tác giả 5 chỉ rõ mối tương quan giữa pháp luật và luật tục người Thái, làm rõ giá trị của luật tục Thái trong việc quản lý cộng đồng bản dân cư ở Nghệ An. Vì Văn Sơn, (2015) “Luật tục Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội [51]. Trên cơ sở những nhận định về giá trị và hạn chế trong luật tục Thái, tác giả đã nêu ra các giải pháp và yêu cầu về sự cần thiết và tính có thể vận dụng vào trong quản lý nhà nước ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Vì Trọng Liên, (2002) "Vài nét về người Thái ở Sơn La", Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội [37]. Tác giả chỉ ra những nét văn hóa độc đáo có tính đặc trưng và đặc điểm đời sống của người dân Thái ở Sơn La. Hoàng Lương, "Phong tục trong hôn nhân và gia đình người Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La)" viết trong cuốn Luật tục và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [38]. Công trình nghiên cứu hệ thống về phong tục cưới hỏi của người Thái trắng ở Mường Tấc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Và nhiều bài viết trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch sử.... Nhìn chung, các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Thái ở nước ta. Những nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái, nhằm giới thiệu về người Thái; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái. Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể; đã đề cập đến thực 6 trạng và một số giải pháp cho sự phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc nhưng cũng chỉ là những giải pháp mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái ở góc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học. Đồng thời, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về triết lý nhân sinh trong phong tục tập quán của người Thái ở Sơn La. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Triết lý nhân sinh trong phong tục tập quán của người Thái ở Sơn La" để nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, tìm tòi phát hiện những giá trị của phong tục tập quán đặc sắc của người Thái ở Sơn La. Từ đó làm rõ khía cạnh nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La cũng như giá trị của nó trong sự phát triển văn hóa hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn phát huy những giá trị nhân sinh trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La nói riêng và văn hóa Thái nói chung. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là cộng đồng người Thái ở Sơn La hiện nay. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Triết lý nhân sinh trong phong tục, tập quán đặc sắc của người Thái ở Sơn La. 5. Giả thuyết khoa học Triết lý nhân sinh của người Thái đó là các quan điểm, quan niệm về con người, về cuộc đời con người, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người và với đời sống tâm linh của con người. Triết lý nhân sinh của người Thái được hình thành từ chính hoạt động sản 7 xuất và trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của họ. Chúng được thể hiện một cách sinh động trong các phong tục, tập quán, đã đi cùng với cộng đồng người Thái qua bao thế hệ, trở thành những chân giá trị mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái. Giá trị tích cực triết lý nhân sinh phong tục, tập quán trong của người Thái ở Sơn La đã góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống tinh thần của người Thái ở Sơn La nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Triết lý nhân sinh phong tục, tập quán trong của người Thái ở Sơn La là yếu tố tạo nên bản sắc riêng biệt trong sự đa dạng phong phú của văn hóa Việt Nam. Nếu luận chứng được những vấn đề trên sẽ góp phần bổ sung về mặt lý luận cho tính đa dạng, phong phú của triết lý nhân sinh người Việt bởi những giá trị trong phong tục, tập quán của người Thái ở Sơn La tạo ra. Đồng thời phát huy được những giá trị đó trong hoạt động thực tiễn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Thái nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Phát hiện trong phong tục, tập quán dân tộc Thái có các giá trị nhân văn sâu sắc, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng dân tộc Thái nói riêng và 12 dân tộc anh em sống trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy bảo tồn, phát triển văn hóa Thái. Bên cạnh đó còn giáo dục những giá trị truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho thế hệ trẻ hiện nay. 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu một số phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc Thái ở Sơn La. Chỉ nghiên cứu phong tục, tập quán Thái và rút ra những giá trị, ý nghĩa triết lý nhân sinh trong một một kho tàng văn hóa đồ sộ của cộng động dân tộc Thái. 8 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, đặc biệt nguyên lý về lý luận nhận thức và lôgíc học, quan điểm của Đảng về giáo dục và những thành tựu của các nhà nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực tư duy biện chứng, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lịch sử - lôgíc. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, đọc tài liệu, tổng hợp, đối chiếu, xử lý tài liệu… Phương pháp lịch sử: Để nghiên cứu về trang phục người Thái tỉnh Sơn La dưới góc độ lịch sử. Phương pháp điền dã: phương pháp này được xem là công cụ cơ bản trong thu thập khai thác các thông tin văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật, vật chất tinh thần…. Phương pháp tổng hợp, hệ thống, phân tích. Các phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các thông tin được khai thác từ các mẹ, bác, chú để trình bày trong luận văn. Phương pháp khái quát trừu tươ ̣ng hóa, phương pháp so sánh, đối chiếu, đo đạc, khảo tả. Những phương pháp này được áp dụng để xử lý các thông tin nhằm tìm ra khác biệt trong phong tục, tập quán của dân tộc Thái và các dân tộc khác ở Sơn La. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương và 7 tiết. 10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 10.1. Luận điểm cơ bản - Triết lý nhân sinh của người Thái gắn liền với phong tục, tập quán là một sự thể hiện khát vọng của con người đang hướng đến những cái tốt đẹp, cái thiện. 9 - Triết lý nhân sinh của người Thái là sự phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh mối quan hệ không tách rời giữa con người với con người, giữa con người với thế giới. - Những giá trị tích cực trong phong tục tập quán Thái có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể xã hội nói chung của người Sơn La hiện nay. 10.2. Đóng góp mới của luận văn * Về mặt lý luận Luận văn góp phần bổ sung, làm rõ những giá trị về triết lý nhân sinh trong phong tục tập quán của người Thái ở Sơn La. Từ đó khái quát về mặt lý luận bản sắc và tính hòa đồng của văn hóa người Thái trong văn hóa dân tộc Việt Nam. * Về mặt thực tiễn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường phổ thông và cao đẳng, đại học, đặc biệt là ở các trường vùng miền phía người Thái sinh sống. 10 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Triết lý Triết lí là những điều được rút ra bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là nguồn cội tâm thế, giá trị tinh thần, sức mạnh ứng xử, được phát biểu ngắn gọn, súc tích. Triết lí như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng. Trong cuốn “Triết lí phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu”, tác giả Phạm Xuân Nam định nghĩa: “Triết lí là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy” [43, tr.31]. Trong cuốn “Triết lí phát triển C. Mác, Ph. Ăn gghen, V.I. Lê nin và Hồ Chí Minh tác giả có viết: “Triết lí có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc nhưng ý nghĩa về nhân sinh thế thái, về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết… Triết lí đúng vào khoa học thì nó sẽ trở thành cơ sở lí luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết, nó làm công cụ lí thuyết cho hành động hiệu quả của con người” [35, tr.9]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, so với triết học, triết lý có thể được hiểu ở trình độ thấp hơn, chỉ là cơ sở cho một hệ thống quan điểm, một học 11 thuyết. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, triết lý là kết quả những kinh nghiệm và lẽ sống của nhiều thế hệ đi trước đúc kết lại, vừa có tính giai cấp vừa có tính lịch sử. Triết lí là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành các quan điểm, luận điểm, thành những phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng cho cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy. Triết lí có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩa về nhân tình thế thái, về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết... Triết lí đúng sẽ trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết, định hướng cho hành động của con người. Trên cơ sở đó, theo chúng tôi: Triết lý có thể là những kết luận được rút ra, suy ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất định. Đồng thời triết lý còn là những tư tưởng, những quan niệm (thường được thể hiện dưới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc tích) phản ánh được bản chất của các mối quan hệ diễn ra trong đời sống sinh động mọi mặt của mỗi cá nhân và của cộng đồng theo hướng khẳng định những niềm tin, giá trị, đạo lý có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ và hành động của con người trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó. 1.1.2. Nhân sinh Nhân sinh có nguồn gốc là tiếng Hán Việt. Nhân là người. Sinh là cách thức tồn tại, hoạt động, sinh sống. Về khái niệm nhân sinh, trong “Từ và ngữ Việt Nam” giải nghĩa: “nhân’’ là người, “sinh” là sự sống, theo nghĩa đó; Nhân sinh là sự sống của con người. Từ điển Lạc Việt cũng giải nghĩa Nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người. 12 Theo Từ Điển Tiếng Việt [49], nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống con người. Từ những lý giải trên, ta có thể thấy rằng, nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ của con người về nguồn gốc, về cuộc đời và các mối quan hệ của con người, hay nói khác thì nhân sinh quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn ra trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Nhân sinh quan là bộ phận của thế giới quan. Nhân sinh quan thường trả lời cho những câu hỏi như: Lẽ sống của con người là gì? Ý nghĩa, mục đích sống của con người ra sao? Con người phải sống như thế nào cho xứng đáng? Vai trò và vị trí của con người cũng như tương lai của con người sẽ ra sao? Nhân sinh quan tức là đạo làm người, phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan cũng mang tính giai cấp. Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. Nhân sinh quan có tác dụng to lớn đến hoạt động của con người; tạo niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng mục tiêu cho hoạt động (lý tưởng sống). Nếu như phản ánh đúng khuynh hướng khách quan cuả lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lí, nhưng nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên. Nghiên cứu Triết lý nhân sinh tức là việc trả lời những câu hỏi: Người ta sinh ra ở đời để làm gì? Muốn cái gì? Sống như thế nào? Bản thân mình có vị trí, vai trò gì trong xã hội? Nói một cách khác, nghiên cứu vấn đề nhân sinh tức là nghiên cứu về bản chất, mục đích, thái độ và hành vi của đời sống con người. 13 1.1.3. Khái niệm triết lý nhân sinh 1.1.3.1. Quan niệm về triết lý nhân sinh trong lịch sử triết học Triết lí nhân sinh gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: Con người là gì? Con người từ đâu mà sinh ra? Con người chết rồi sẽ ra sao? Vị trí của con người trong cuộc đời? Lẽ sống của con người là gì? Mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? Trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh quan. Khi quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học đã có rất nhiều nhà tư tưởng triết học Phương Đông đưa ra nhiều chính kiến và luận giải khác nhau, nó được thể hiện trong các học thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Chu Hy… Dưới lăng kính của các học giả tư sản thì quan niệm về nhân sinh cũng có nhiều cách luận giải khác nhau... Những quan niệm trước đây gồm cả những tư tưởng phong kiến với tư tưởng an phận, thiếu chí tiến thủ và tư tưởng hoài nghi, độc hại của giai cấp tư sản gieo rắc xung quanh trong thời kì mới. Nhân sinh quan trong thời đại mới được đưa ra nhằm mục đích bóc tách và vạch ra những sai lầm của quan niệm cũ, quan niệm phản tiến bộ và xây dựng một quan niệm mới về cuộc sống. Nhân sinh quan là cách nhìn nhận đời sống, công tác, xã hội, lịch sử, dựa theo lợi ích của giai cấp mình. Có nhiều loại nhân sinh quan, chẳng hạn như: Nhân sinh quan cách mạng: Nhân sinh quan của giai cấp công nhân đấu tranh để cải tạo xã hội. Nhân sinh quan cộng sản: Nhân sinh quan của những người cộng sản đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa cộng sản, đầy lòng tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của loài người và sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho tương lai ấy. Nhân sinh quan tôn giáo: Nhân sinh quan của các tôn giáo khác nhau mang đặc điểm nổi bật của tôn giáo đó nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan