Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn triết lý giáo dục của karl jaspers và sự ảnh hưởng của nó đến nền giáo ...

Tài liệu Luận văn triết lý giáo dục của karl jaspers và sự ảnh hưởng của nó đến nền giáo dục viện nam

.PDF
95
690
136

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại, một trong những nhà triết học có tầm ảnh hưởng lớn tới tư tưởng đương thời, đó là Karl Jasper. Vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong triết học hiện sinh của Jaspers. Những nghiên cứu của ông không chỉ nghiên cứu về con người, thân phận con người mà còn chỉ ra việc giải phóng con người ở bình diện tự do cao nhất, đó là giáo dục. Triết học của Jaspers cố gắng tìm ra bản chất đích thực của sự tha hóa con người và tìm con đường giải phóng con người khỏi sự tha hóa đó. Nhà triết học hiện sinh Karl Jaspers cho rằng giáo dục cần thực hiện được ba nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. Ba nhiệm vụ này cần thực hiện một cách đồng bộ để tạo nên một nền giáo dục thống nhất bởi chính sự thống nhất của ba nhiệm vụ nói trên sẽ giúp tạo ra đời sống tinh thần sống động và sức sống cho mọi chuyên ngành. Tư tưởng giáo dục của Karl Jaspers luôn đề cao vai trò của người học, theo ông trong quá trình hoạt động giảng dạy cần phải đặt người học ở vị trí trung tâm, cần xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện. Những tư tưởng triết học giáo dục của Karl Jaspers được hình thành trong bối cảnh của nước Phổ sau thế chiến thứ 2 nhưng đến nay những tư tưởng giáo dục của ông chứa đựng những giá trị triết lý sâu sắc, có tác dụng tham khảo, tham chiếu, suy ngẫm và giải quyết những vấn đề giáo dục hiện nay. Việc nghiên cứu triết học giáo dục của Karl Jaspers là cần thiết để nhận diện, nắm bắt bản chất của triết học giáo dục này nhằm rút ra những bài học tham khảo cho công tác giáo dục ở nước ta hiện nay. Việt Nam là nước đang chủ động hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn, tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc, khu vực, nền văn minh trên thế giới là việc làm quan trọng. Và đương nhiên, việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, con người mà cụ thể là con người triết học phương Tây không nằm ngoài nhu cầu tất yếu đó. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình hội nhập cũng cần tránh các khuynh hướng cực đoan, sùng bái, sưng tụng phương Tây, thậm chí còn là sự tuyệt đối hóa những giá trị tư tưởng phương Tây và hơn thế nữa là định hướng “phương Tây hóa” để từ bỏ những chuẩn mực tốt đẹp của truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam. Chúng ta cần giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, mặt khác không ngừng mở rộng và tiếp biến những tinh hoa văn hóa thế giới, để làm phong phú cho những giá trị văn hóa dân tộc, làm cho đất nước ngày càng văn minh. Nghiên cứu triết học giáo dục của Karl Jaspers không những nâng cao hiệu quả trao đổi, sinh hoạt học thuật mà còn góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa các nước phương Tây. Việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại nói chung, triết học giáo dục của Karl Jaspers nói riêng là cần thiết để làm phong phú hóa tư duy lý luận trong bối cảnh hội nhập, đồng thời nâng cao năng lực để chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, góp phần bảo vệ, khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Triết học giáo dục của Karl Jaspers và sự ảnh hưởng của nó đến nền giáo dục Việt Nam” để làm luận văn Thạc sĩ Triết học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề tư tưởng triết học giáo dục trong chủ nghĩa hiện sinh được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình. Có thể khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Một là, nhóm công trình nghiên cứu về triết học giáo dục trong chủ nghĩa hiện sinh của các tác giả trong nước. Công trình Triết học hiện sinh của tác giả Trần Thái Đỉnh (nhà xuất bản Văn học, 2005) đã đề cập một số tư tưởng giáo dục của các nhà triết học hiện sinh. Ông đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, đó là sự giới hạn trong khả năng của con người, sự ham muốn của người học và mối quan hệ thầy trò. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ đề cập mà chưa đi sâu phân tích các tư tưởng giáo dục trong chủ nghĩa hiện sinh. Công trình Chủ nghĩa hiện sinh lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) đề cập điều kiện ra đời của tư tưởng giáo dục trong chủ nghĩa hiện sinh sau khi đã phân tích tính đối lập của chủ nghĩa phi duy lý đối với chủ nghĩa duy lý trong việc chống lại sự độc quyền của nhà nước, chống lại yếu tố quan liêu hóa và sự đàn áp dân chủ. Bên cạnh đó, tác giả trình bày một số quan điểm của các nhà hiện sinh trong việc hình thành một phương pháp giáo dục mới nhằm đề cao tính sáng tạo trong lao động. Trong tác phẩm Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam của tác giả Phạm Minh Hạc (nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011) đã đề cập khía cạnh của giáo dục hiện sinh khi nhấn mạnh “giá trị của bản thân” trong việc đề xuất xây dựng triết lý giáo dục. Bài viết Thuyết hiện sinh: “Tiến lên để sống” của tác giả Bùi Văn Nam Sơn, đăng trên Tạp chí Tia sáng, chủ nghĩa hiện sinh mà ông nói đến là tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về chủ thể. Ông đã nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong thân phận làm người. Một trong những cuốn sách đáng chú ý nữa là Triết học hiện sinh của nhà nghiên cứu Đỗ Minh Hợp (chủ biên, 2010). Cuốn sách được chia làm bốn chương. Đây là công trình nghiên cứu công phu của nhóm tác giả về chủ nghĩa hiện sinh. Tác phẩm đã cho người đọc thấy được bức tranh cơ bản về chủ nghĩa hiện sinh dưới cách tiếp cận độc đáo của nhân học văn hóa, cũng như bản thể luận, cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh. Qua cách tiếp cận độc đáo đó, nhóm tác giả đã phân tích các triết gia tiền bối cũng như các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Phần cuối của cuốn sách nhóm tác giả đã đưa ra những hệ thống khái niệm cũng như chủ đề cơ bản của triết học hiện sinh. Đọc tác phẩm này trong phần các tác gia tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, tác giả Đỗ Minh Hợp và các cộng sự cũng dẫn chứng, phân tích về triết gia hiện sinh Karl Jaspers. Công trình Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa của Đỗ Đức Hiểu (nhà xuất bản Văn học, 1978) đã đặt ra cho mình nhiệm vụ là: phê phán triết học hịên sinh và văn học hiện sinh chủ nghĩa, kịch phi lí. Đồng thời, đề cao vai trò, nhiệm vụ của văn học xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. Ở một góc độ và phương diện lịch sử nào đó, công trình ra đời trong bối cảnh lịch sử như vậy có tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống tinh thần của đất nước, dân tộc lúc bấy giờ. Trong cuốn sách Giới thiệu vài nét về các chủ nghĩa: cấu trúc, hiện sinh, phân tâm, thực dụng trong văn học của nhóm tác giả Nguyễn Đức Nam, Phong Hiền, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Trinh, Hoàng Việt (xuất bản trước năm 1975) đề cập bốn trào lưu chủ yếu trong văn học nghệ thuật tư sản hiện đại: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa phân tâm và chủ nghĩa thực dụng. Những nội dung trình bày trong cuốn sách có ý nghĩa rất lớn về mặt tư liệu cho tác giả luận văn tham khảo. Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về triết học giáo dục trong chủ nghĩa hiện sinh của các tác giả nước ngoài. Công trình Schopenhauer nhà giáo dục của Friedrich Nietzsche, bản dịch Mạnh Tường và Tố Liên (nhà xuất bản Văn học, 2006) đề cập vấn đề hiện sinh trong định hướng giáo dục tương lai và cách đánh giá một nhà triết học theo các gương mẫu mà họ đưa ra. Trong tác phẩm Triết học thế kỷ XX của Remo Bodei đã cho thấy, triết học của nền văn hóa phương Tây với xuất phát điểm từ triết học Khai sáng và có thể truy nguyên sâu xa hơn tới văn hóa triết học Hy Lạp cổ đại; ảnh hưởng của những tư tưởng triết học hiện sinh với những chủ đề về đời sống hoạt động, nhìn về phía trước, với những cơn mê cuồng khách quan, v.v… để từ đó triết học trong thế kỷ ấy được xây dựng trên nền những biến cố và khoa học lớn lao của thời đại, đồng thời, nhấn mạnh tới những khát vọng làm sáng tỏ các vấn đề trọng đại, thiết thân đối với tất cả chúng ta. Có thể thấy, cuốn sách không trực tiếp nói về triết học hiện sinh Jaspers, những triết thuyết cũng như chủ đề của nó có ảnh hưởng bởi tư tưởng hiện sinh phương Tây. Công trình Nietzsche và triết học của Gilles Deleuze, bản dịch của Nguyễn Thị Từ Huy, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính (nhà xuất bản Tri thức, 2010) với những phân tích thấu đáo và mang tính phê phán về triết học của Nietzsche, Deleuzes soi sáng tác phẩm của triết gia này, người vốn thường xuyên được quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực về hình ảnh siêu nhân. Ông đã đề cập vấn đề hiện sinh ở chổ nhìn thấy rằng dự án triết học của Nietzsch trong việc vượt qua siêu hình học có hiệu lực ở chổ nó “tố cáo mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng pháp nơi ẩn náo cuối cùng”. Ba là, công trình các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về các đề tài có liên quan đến vấn đề con người trong triết học hiện sinh Karl Jaspers. Luận án Phó Tiến sĩ Triết học của tác giả Lê Kim Châu, với nhan đề: Chủ nghĩa hiện sinh và một vài ảnh hưởng của nó ở miền Nam Việt Nam,(1996, tại Viện Triết học) là công trình chuyên sâu, đã làm rõ một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh, bước đầu tìm hiểu quá trình du nhập cùng một số biểu hiện của nó ở miền Nam nước ta trong những năm dưới chế độ Sài Gòn. Luận án của tác giả Nguyễn Tiến Dũng với đề tài Tiếp cận chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, (1996, tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã trình bày sự ra đời và phát triển chủ nghĩa hiện sinh; triết học của chủ nghĩa hiện sinh; chủ nghĩa Hiện sinh ở Việt Nam trong những năm 60-70 ở miền Nam Việt Nam và trong văn học Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa Hiện sinh của Nguyễn Thị Như Huế (2007, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã phân tích bối cảnh, nguồn gốc ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh như thiện và ác, trách nhiệm, sự không trung thực và hèn nhát, về lương tâm và tội lỗi qua một số triết gia tiêu biểu: làm rõ giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về những quan niệm đạo đức trong chủ nghĩa hiện sinh trong luận văn của mình. Những công trình nghiên cứu trên đề cập rất nhiều đến tư tưởng giáo dục của các nhà triết học hiện sinh như Schopenhauer, Nietzsche, Karl Jaspers… Tuy nhiên, đối với triết học giáo dục của Karl Jaspers, các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ đề cập một vài khía cạnh trong tư tưởng giáo dục của ông mà không đi sâu phân tích những giá trị của triết học giáo dục Karl Jaspers. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước, bằng kiến thức và tìm hiểu sâu hơn, luận văn này tập trung phân tích những giá trị về triết học giáo dục của Karl Jaspers đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích chủ nghĩa hiện sinh với tư cách là cơ sở triết học giáo dục của Karl Jaspers, luận văn chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng triết học giáo dục Karl Jaspers đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu nói trên luận văn có nhiệm vụ: - Trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh của Karl Jaspers với tư cách là cơ sở triết học giáo dục của ông. - Phân tích những nội dung cơ bản trong triết học giáo dục của Karl Jaspers. - Chỉ ra những giá trị, hạn chế và những ảnh hưởng của tư tưởng triết học giáo dục của Karl Jaspers đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Triết học của Karl Jaspers và nền giáo dục Việt Nam 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng triết học giáo dục của Karl Jaspers và sự ảnh hưởng của nó đến giáo dục Việt Nam hiện nay. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tư tưởng triết học giáo dục của Karl Jaspers được thể hiện trong hai tác phẩm nổi tiếng của ông là Triết học nhập môn và Ý niệm đại học. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên học thuyết của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của ngành Giáo dục Việt Nam hiện nay. Để thực hiện đề tài, tác giả dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch. 8. Giả thuyết khoa học Tư tưởng triết học giáo dục của Karl Jaspers được thể hiện cụ thể qua mục đích, phương pháp và chủ thể giáo dục. Karl Jaspers luôn chủ trương một phương pháp giáo dục toàn diện, người học luôn đứng ở vị trí trung tâm, giảng viên được xem là người “đỡ đẻ” cho sinh viên khai phá khả năng tiềm tàng của họ. Đồng thời, trong quá trình giáo dục sinh viên và giảng viên phải thường xuyên trao đổi, thảo luận và tranh luận với nhau để tạo một không khí học tập thân thiện giữa người dạy và người học. Triết học giáo dục Karl Jaspers là hướng đến sự tự do và sáng tạo của người học, ông coi nhẹ vấn đề thi cử trong giáo dục nhằm hướng đến một nền giáo dục dân chủ với sự phát triển của một cá nhân cụ thể trong một cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, Karl Jaspers đề cao vị trí trung tâm của người học và vai trò định hướng của người thầy, những tư tưởng trong triết học giáo dục của ông có những điểm phù hợp với quan điểm cải cách giáo dục hiện nay ở Việt Nam, mà trước hết là phương pháp giáo dục Karl Jaspers luôn hướng đến phát huy sự tự do, khả năng sáng tạo của người học và luôn đặt người học ở vị trí trung tâm trong hoạt động dạy học. Tư tưởng này phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay ở các cấp học trong nền giáo dục Việt Nam. Trong triết học giáo dục Karl Jaspers, ông luôn hướng đến cái thống nhất giữa mục đích, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục. Điều này giáo dục Việt Nam chưa thực hiện được bởi trong nội dung giáo dục Việt Nam vẫn còn nặng về lý thuyết ít thực hành và xem nhẹ việc đào tạo phẩm chất và kỹ năng. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng và phẩm chất như vậy giữa mục tiêu và nội dung giáo dục đã có sự không thống nhất với nhau. Một vấn đề trong quan điểm triết học giáo dục của Karl Jaspers có ảnh hưởng lớn đến giáo dục Việt Nam là việc thi cử. Từ kinh nghiệm thực tiễn của nền giáo dục nước Phổ, Karl Jaspers cho rằng, trong suốt quá trình học tập của người học, chỉ cần một kì thi duy nhất là đủ, không cần chuỗi dài các kì thi. Nếu Karl Jaspers xem nhẹ việc thi cử thì đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn đặt nặng vấn đề này. Như vậy, những quan điểm triết học giáo dục của Karl có những giá trị quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với nền giáo dục Việt Nam, nó là cơ sở để các nhà giáo dục Việt Nam hoạch định các giải pháp, phương hướng giải quyết các vấn đề bất cập của giáo dục hiện nay. Vì vậy, nếu đề tài này được ứng dụng sẽ góp phần làm cơ sở cho việc hình thành con đường giáo dục toàn diện của các thế hệ trẻ người Việt Nam. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung luận văn gồm 2 chương 6 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản của luận văn: - Chủ nghĩa hiện sinh được hình thành trên do sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần của chủ nghĩa duy lí gây nên trong xã hội phong kiến phương Tây hiện đại. Trước sự phát triển ưu thế của kinh tế, khoa học kĩ thuật đã làm xáo trộn những giá trị văn hóa, ngừng trệ cuộc sống con người; con người thực sự khủng hoảng mất niềm tin vào cuộc sống. - Triết học hiện sinh Karl Jaspers được hình thành trên cơ sở kế thừa những tiền đề tư tưởng của Kierkegaard, triết gia Nietzsche, triết gia Husserl… Jaspers đã khai thác, nói lên tiếng nói và sử dụng phương pháp một cách uyên thâm của các nhà triết học trước đó một cách hữu hiệu trong học thuyết triết học của mình. -Triết học giáo dục Karl Jaspers được thể hiện ở nhiều nội dung như mục đích giáo dục, bản chất giáo dục, chương trình giáo dục, nội dung giáo dục và chủ thể giáo dục…Ông luôn hướng đến sự tự do cá nhân của con người, phát huy tối đa tính sáng tạo và khả năng của người học. -Triết học giáo dục của Karl Jaspers có những giá trị quan trọng về lí luận và thực tiễn đối với nền giáo dục Việt Nam, nó là cơ sở để các nhà giáo dục Việt Nam hoạch định các giải pháp, phương hướng giải quyết các vấn đề bất cập của nền giáo dục hiện nay. 10.2. Đóng góp mới của luận văn: - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ những vấn đề căn bản về con người trong triết học hiện sinh của Jaspers, về vai trò của người học trong giáo dục. - Cung cấp cơ sở lí luận cho những nhà quản lí xã hội, quản trị nhân lực, quản lí giáo dục… có cách nhìn cụ thể khách quan, đúng đắn trong việc hoạch định chính sách về con người, về giáo dục trong giai đoạn hiện nay và tương lai. - Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập triết học và hoạt động giáo dục. Chương 1 CHỦ NGHĨA HIỆN SINH - CƠ SỞ TRIẾT HỌC GIÁO DỤC CỦA KARL JASPERS 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm hiện sinh Hiện sinh là việc con người vươn lên trên mức sống của sinh vật, vì nó là cuộc sống tinh thần; hiện sinh là nghĩa của đời sống, người ta chỉ vươn tới hiện sinh khi người ta đã ý thức được mình sống để làm gì, sống để thể hiện cái định mệnh cao quý và độc đáo của mình chứ không phải sống để mà sống. Hiện sinh bắt đầu xuất hiện khi con người ý thức sâu xa rằng mình là một chủ thể, tức là chủ động tạo lấy nhân cách và bản lĩnh của mình. Ở đây, khoa học thực nghiệm hoàn toàn bất lực, vì hiện sinh là một thực tại tinh thần nên không một máy móc, một công thức nào có thể diễn tả được. 1.1.2. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính đặc thù độc đáo của tồn tại con người. Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện sinh là từ dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người mà tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là "thái độ hiện sinh" (the existential attitude), hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Nhiều nhà hiện sinh cũng đã coi triết học hàn lâm hoặc triết học hệ thống truyền thống, ở cả phong cách cũng như nội dung, là quá trừu tượng và tách biệt khỏi trải nghiệm cụ thể của con người. 1.1.3. Khái niệm triết học “Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là “trí” (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp (philosophie) là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm “triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm: yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệ thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ và hành động). Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.1.4. Khái niệm giáo dục Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Giáo dục, theo nghĩa rộng là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục, theo nghĩa hẹp đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực. 1.1.5. Khái niệm triết học giáo dục Triết học giáo dục là ngành triết học về giáo dục và những vấn đề của nó, chủ đề trung tâm của triết học giáo dục là giáo dục, còn những phương pháp của nó là những phương pháp của triết học. Triết học giáo dục có thể là triết học về quá trình giáo dục hay triết học về lĩnh vực giáo dục. Nghĩa là, nó có thể là một phần của giáo dục theo nghĩa quan tâm đến những mục tiêu, dạng thức, phương pháp, hay kết quả của quá trình giáo dục hay quá trình được giáo dục; hay nó có thể là một dạng metadiscipline theo nghĩa quan tâm đến những khái niệm, mục tiêu, và phương pháp của giáo dục. Như vậy, triết học giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực triết học ứng dụng, bao gồm các lĩnh vực siêu hình học, nhận thức luận, giá trị học (axiology) và những cách tiếp cận triết học nhằm giải quyết những vấn đề trong và về các chủ đề như phương pháp giáo dục, chính sách giáo dục, và chương trình học, cũng như quá trình học, và những chủ đề khác. Chẳng hạn, triết học giáo dục có thể nghiên cứu bản chất của sự nuôi dưỡng và giáo dục, những giá trị và chuẩn mực được thể hiện qua việc nuôi dưỡng và giáo dục, những giới hạn và việc hợp pháp hóa giáo dục với tư cách là một ngành học thuật, và mối quan hệ giữa lý thuyết giáo dục và thực hành giáo dục. 1.2. Điều kiện, tiền đề ra đời và nội dung cơ bản của triết học hiện sinh Karl Jaspers 1.2.1. Karl Jaspers cuộc đời và sự nghiệp Karl Jaspers sinh ngày 23 tháng 12 năm 1883 tại Oldenburg, nước Đức và mất ngày 26 tháng 02 năm 1969. Ông là một triết gia, nhưng cũng đồng thời là nhà phân tâm học tiêu biểu hàng đầu thế kỷ XX. Những tư tưởng của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Ông sinh tại Oldenburg có mẹ làm việc cho một nông trại địa phương, cha làm luật gia. Ông sớm quan tâm đến triết học nhưng chọn ngành luật khi vào đại học bởi những ảnh hưởng của người cha. Jaspers đã chọn học luật tại Trường đại học Heidelberg, sau đó học tại Muyschen từ 1901 – 1902. Ông lại theo học trường y tại Berlin và tốt nghiệp trường này năm 1909 với đề tài luận án tiến sĩ là: Heimweh und Verberchen ( Nostalgie et Criminalite ) bước đầu làm việc tại bệnh viện Tâm thần Heidelberg (nơi mà Emil Kraepelin đã từng làm việc trước đó). Ông được đề cử làm phụ khảo Y khoa, ngành Tâm trị học ở Heidelberg. Chính tại đây, ông nhận thấy và thất vọng về phương pháp mà giới y học bấy giờ nghiên cứu tiếp cận bệnh tâm thần, ông tự đặt cho mình nhiệm vụ nâng cao phương pháp Phân tâm học. Năm 1913, ông được đưa lên làm giảng viên về môn tâm lý học. Về sau trở thành giảng viên chính thức cũng như không bao giờ quay lại với công việc điều trị lâm sàng nữa. Nhưng sau chính con đường Y khoa và Tâm lý học đã dẫn đà để ông khám phá những u uẩn trong cuộc sống của con người, năm 1916 ông được mời làm Giáo sư ngoại lệ, Giáo sư thực thụ về Triết học tại Heidenberg đúng năm 1921. Nhưng vào năm 1937 vì lý do chính trị, ông đã bị phong trào Đức quốc xã cách chức. Trong thời ấy ông đã không được phép xuất bản gì cả. Mãi tới năm 1945 ông mới được phục chức và năm 1946 ông được tặng chức "Kỳ lão danh dự" (Ehrensenator) ở Đại học Heidelberg. Ở tuổi 40 Jaspers đã có bước chuyển từ tâm lý học sang triết học, với việc mở rộng những đề tài mà ông từng nghiên cứu trong các công trình y học của ông. Jaspers là một triết gia lừng danh ở Đức và châu Âu, tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào hiện sinh trên thế giới. Năm 1948, Jaspers nhận chức giáo sư triết học tại đại học Basel ở Thụy sĩ. Và tiếp tục hoạt động triết học cho tới khi qua đời tại đây vào năm 1969. Như vậy ta thấy, Jaspers không chỉ là một triết gia mà còn là một nhà Tâm lý học. Quyển Allgemeine Psychopathologie: Tâm lý học (được xuất bản năm 1913) là một yếu luận quan trọng mà ngày nay vẫn được coi là một căn bản trong các vấn đề về tâm lý học. Tiếp theo là quyển Psychologie der Weltanschaungen: Tâm lý học về Vũ trụ quan được xuất bản năm 1919. Quyển này chiếm một vị trí quan trọng trong việc hình thành tý tưởng triết lý hiện sinh của ông. Ở đây, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của tư tưởng Kierkegaard lên tư tưởng của ông, nên khi đọc triết học của Jaspers người ta có cảm giác như đọc một bài chú giải sâu sắc về triết học Kierkegaard. Mặt khác, ngoài ảnh hưởng của tư tưởng Kierkegaard, còn nhiều triết gia khác đã có ảnh hưởng không ít trên sự hình thành và phát triển tư tưởng của Jaspers như: Kant, Fichte, Schelling hay Nicolas de Cuse, Giordano Bruno và Spinoza, v.v… Hầu hết các triết gia thiên về khuynh hướng Phiếm thần (Pantheisme) và Huyền nhiệm (Mystique). Mặt khác, Jaspers còn đối chiếu tư tưởng của ông với tư tưởng của Nietzche và của Descartes. Theo ông, Nietzsche là một Hiện sinh ngoại lệ (Ausanhme) như Kierkegaard và cũng là một “khích lệ mở đầu” cho triết lý hiện sinh. Với Descartes, Jaspers nhận thấy, ông khám phá ra được những chân lý tuyệt vời khi “hoài nghi” và “suy tưởng”, nhưng vì Descartes đã không trung thành với chính “nguồn suối” ấy nên những chân lý kia trở thành võ đoán chật hẹp. Tóm lại, Jaspers đã tổng hợp được những khuynh hướng triết lý rất khác nhau để tiến dần về hướng triết học hiện sinh. Với việc cho xuất bản bộ sách lớn gồm 3 quyển nhan đề Philosophie Jaspers đã cho thấy, lập trường căn bản về hiện sinh và những vấn đề liên quan đến truyền thống triết lý Hy Lạp và Tây phương đã được vạch ra trong triết học của ông. Nghĩa là, 15 năm sau khi biên soạn quyển Von der Wahreit (bàn về sự thực) và bộ Philosophische (triết học), ông vẫn còn trung thành với những lập trường của bộ triết học đó. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến một số tác phẩm nhỏ hơn xem ra hơi xa với viễn tượng hiện sinh, nhưng thực sự cũng giúp hiểu thêm về triết học hiện sinh của ông chẳng hạn cuốn Die geistige Situation der Zeit (Hiện trạng tinh thần thời đại) và cuốn Vom Ursprung und Ziel der Geschichte (Nguồn gốc và Ý hướng lịch sử). Sau khi đã được trình bày thêm một phần ngắn gọn trong bài viết này, ông còn phát triển thêm tư tưởng trong những bài văn như: Verunft und Exitenz (Lý tính và hiện sinh); Existenzphilosophie (Triết lý hiện sinh); Der philosophische Glaube (Niềm tin triết lý) và Einfiihrung in die Philosophie (Triết học nhập môn). Trong cuộc đời nghiên cứu lý luận của mình, Jaspers đã nhiều lần được phong tặng bằng tiến sĩ danh dự, được tặng giải thưởng Goethe năm 1947 và giải thưởng hoà bình của Hiệp hội Kinh doanh sách Tây Đức năm 1958. Sau nhiều năm cống hiến và hoạt động trên lĩnh vực triết học, y học, nhà hiện sinh người Đức đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm có giá trị, như Triết học, gồm 3 tập (1932); Ý tưởng đại học (1946); Câu hỏi về tội lỗi của nước Đức (1946); Đức tin triết học (1948); Nguồn gốc và mục tiêu của lịch sử (1949); Tương lai nhân loại (1961); Đức tin triết học đối với sự mặc khải (1962),… Cho đến trước khi qua đời, Jaspers đã xuất bản 30 tác phẩm và ngoài ra, ông còn để lại hàng nghìn trang bản thảo viết tay chưa được công bố cũng như rất nhiều thư từ quan trọng trao đổi với nhà triết học Mỹ gốc Đức - Hannah Arendt. Khác với nhà triết học M. Heidegger đã gia nhập Đảng Quốc xã, Jaspers phản đối kịch liệt chủ nghĩa phát xít và ông cho rằng: "Bất kỳ ai tham gia tích cực vào việc chuẩn bị hay thực hiện những tội ác chiến tranh chống lại loài người đều có tội về mặt đạo đức". Với một tư duy biện chứng sâu sắc, tinh tế, ông đã đi vòng theo những quanh co của hiện sinh để mô tả những gì dường như không thể làm được, mặc dù lối lập luận của ông đôi khi quá phức tạp, chi ly. Ngoài những giá trị suy tư vừa nói, triết lý của Jaspers thể hiện ra như một bài học hay kinh nghiệm đạo đức cao siêu và phóng khoáng. Vì với mỗi trình bày hay miêu tả về một khía cạnh nào về hiện sinh, ông cũng đồng thời nêu lên một hình ảnh đạo đức để khích lệ chúng ta vươn lên những khuynh hướng siêu việt thâm sâu. Nhưng phải nói ngay rằng, đây không phải một thứ đạo đức ngoại tại, phiến diện hay tổng quát mà là một thứ đạo đức xuyên tới. Có thể nói, đây là "đạo tại tâm" tức là, ở đây người đọc vừa học triết lý lại vừa sống trong triết lý của chính mình học. Thực vậy, mỗi lần đọc lại những trang Triết học nhập môn là một lần tư duy và tâm hồn như được tắm lại trong một sức sống và suy tư mới, thông qua đó thấy được giá trị, những đóng góp của triết học Jaspers trong thế kỷ XX. Trên cơ sở những tác phẩm cơ bản của Jaspers, tác giả luận văn đi vào trình bày một cách khái quát những tư tưởng hiện sinh và triết học giáo dục trong 2 tác phẩm của ông là Triết học nhập môn và Ý niệm đại học. Tác phẩm Triết học nhập môn gồm 3 tập (1932) là tác phẩm quan trọng nhất, chứa đựng hầu như trọn vẹn chủ đề hiện sinh của Jaspers. Ở đây, ông đã trình bày những hiểu biết, đánh giá của mình về lịch sử triết học và đưa ra quan niệm về vũ trụ hiện sinh trên một số phương diện. Triết học Jaspers là sự kết hợp tinh tế và sâu sắc triết học Kierkegaard với triết học Nietzsche, cộng với một tinh thần năng động của truyền thống và hiện đại, khác với đường lối tiêu cực của Jean Paul Sartre. Trong triết học Jaspers, người ta nhận thấy tinh thần hiện sinh khá sâu sắc, khi ông chú trọng với mọi hình thái hiện sinh của con người trong không gian và thời gian. Khi chống lại những luận điểm về con người của Plato, Comte, Hegel, Nietzsche…, ông cho rằng, những quan niệm này nhất định sẽ đưa con người tới chỗ tự tôn mình làm Thượng đế và do vậy, sẽ đưa con người tới những cái điên rồ, vô lý. Triết học Jaspers là kết quả của những tư tưởng, những suy ngẫm chân thành và sâu sắc về con người. Trong triết học của ông, người ta thấy những suy tư trong việc đi tìm định mệnh con người, thấy sự cố gắng của ông trong việc giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh sa lầy tự mãn và do vậy, những suy tư, cố gắng này của ông đã có ảnh hưởng tích cực tới nền triết học hiện đại. Điều đáng ghi nhận nhất trong triết học về con người của Jaspers là sự thức tỉnh con người, buộc con người phải tự ý thức về trách nhiệm làm người của mình và phải sống sao cho xứng đáng với sự hiện sinh ấy. Tư tưởng của Jaspers về tự do, về tôn giáo cũng mang ý nghĩa sâu sắc, khi nó giúp cho con người nhận thức được tự do có giới hạn, tự do là ý nghĩa căn bản của hiện sinh, nhưng đó không phải là tự do vô lối, vô ý thức của con người. Cuốn Ý niệm đại học dài 164 trang, gồm 3 phần không đều nhau: Phần I bàn về đời sống tinh thần nói chung; phần II bàn về những mục tiêu của Đại học; phần III bàn về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của đại học. Trong đó, phần II là quan trọng nhất, nên được trình bày một cách sâu rộng hơn hai phần kia. Trong cuốn sách này, Jaspers đã chỉ ra hiện thực tại nước Đức, tại các trường đại học của Đức trong cuộc khủng hoảng nhận thức chung đã tiến hành những cải cách, mang tới những thất vọng, lãng phí và vô nghĩa chính trị, đưa tới việc đe dọa các trường đại học ở Đức. Ông đã đặt ra những câu hỏi mà các trường đại học của Đức cần trả lời như: các trường đại học của tương lai là như thế nào? Cần có bao nhiêu cuộc cải cách, có bao nhiêu cạnh tranh, làm thế nào với các vấn đề quốc tế mà họ cần phải trở thành? Các chuyên gia nổi tiếng tham gia vào nghiên cứu và trường đại học thực hành đặt nền móng cho các cuộc tranh luận hiện nay. Từ sự khởi đầu trong thế kỷ XII, để cải cách các trường đại học của Wilhelm von Humboldt và các trường đại học cho quần chúng trong thời đại. Phạm vi từ phân tích lịch sử quan điểm thực tế kích thích tư duy và tương lai mới cho các trường đại học của tương lai. 1.2.2. Những điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh Karl Jaspers Từ nửa cuối thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa các nước phương Tây tới sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế, xã hội phương Tây lúc bấy giờ được đánh dấu bằng Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh năm 1760, lúc đầu nó được bắt đầu trong ngành công nghiệp dệt, sau đó đã lan rộng ra khắp các ngành sản xuất khác để làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nước Anh, biến nước Anh từ một nước công nghiệp nhỏ bé thành một nước công nghiệp dẫn đầu lúc bấy giờ và chủ nghĩa tư bản ở Anh trở nên lớn mạnh cũng như có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế, cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân chia giai cấp trong xã hội. Điều này đã được Ph. Ăngghen phân tích khá tỉ mỉ trong tác phẩm Tình cảnh nước Anh thế kỷ mười tám. Cuộc cách mạng này được đánh dấu bằng sự kiện James Watt chế tạo thành công chiếc máy hơi nước đầu tiên trên thế giới năm 1768. Sau đó, với nhiều sự kiện chuyển mình khác trong nền kinh tế xã hội lúc bấy giờ với những phát minh, cải tiến kỹ thuật trong các lĩnh vực như: sản xuất gốm, cơ khí, máy kéo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan