Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5...

Tài liệu Luận văn tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

.PDF
128
2194
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐẶNG THI PHẤN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ NHẰM GIÁO DỤC TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 Hà Nội, 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐẶNG THI PHẤN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ NHẰM GIÁO DỤC TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thanh Thuỷ Hà Nội, 2017 2 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thanh Thuỷ đã nhiệt tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Mẫu giáo Hoạ Mi, trƣờng Mẫu giáo Minh Tú, trƣờng Mẫu giáo Hƣớng Dƣơng, trƣờng Mẫu giáo Hoa Lan đặc biệt là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu của các trƣờng đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu. Cảm ơn Khoa Sƣ phạm và trƣờng Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. An Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2017 Học viên Đặng Thị Phấn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Khả năng nhận thức, niềm tin, giá trị đạo đức, khả năng vƣợt qua thử thách và những trạng thái cảm xúc nổi bật của từng trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển là kết quả của vô số các ảnh hƣởng khác nhau tác động qua lại hết sức phức tạp. Hầu hết những nghiên cứu về sự phát triển của con ngƣời đều thống nhất về một số yếu tố có vai trò chính yếu trong việc quyết định sự khác biệt. Trong đó yếu tố gia đình đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng vì gia đình là nơi mọi nhu cầu cơ bản của con ngƣời đƣợc thoả mãn theo phƣơng thức xã hội dựa trên cơ sở tình cảm, thái độ giữa những thành viên trong gia đình đối xử với nhau. Đây còn là môi trƣờng văn hoá sớm nhất, gần nhất, ảnh hƣởng sâu sắc nhất không chỉ tác động đến nhân cách một đứa trẻ nói riêng mà đó còn là bộ mặt của một cộng đồng, một xã hội và trên hết đây còn là giá trị văn hoá của một quốc gia. Vì thế giáo dục tình cảm nói chung và tình cảm gia đình nói riêng trở thành một trong những nội dung cơ bản mà chƣơng trình giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non cần chú trọng. Có rất nhiều hình thức giáo dục tình cảm nói chung và tình cảm gia đình nói riêng cho trẻ ở trƣờng mầm non. Trong đó, biện pháp đƣợc phần lớn giáo viên lựa chọn sử dụng là thông qua những bài học giáo dục trong tác phẩm âm nhạc và tác phẩm văn học. Tuy nhiên, giáo dục tình cảm cho trẻ còn đƣợc lồng ghép hiệu quả trong hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình của trẻ chƣa phải là hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ mà quá trình này thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang đƣợc hình thành. Mối quan tâm chính của trẻ trong hoạt động này là tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chƣa phải là “hình thức nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. Khác với ngƣời lớn, trẻ nhỏ thƣờng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của ngƣời xem mà chú trọng tới giao tiếp, diễn đạt nhu cầu và cảm nhận về thế giới nơi chúng sinh ra và lớn lên thông qua các sản phẩm tạo hình đầu tiên đó chính là tranh vẽ. Tranh vẽ còn là phƣơng tiện hữu hiệu để trẻ bộc lộc tâm tƣ, tình cảm của mình trong các mối quan hệ xã hội mà đặc biệt nhất và gần gũi nhất đó chính là gia đình. 2 Chính vì thế hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng là một hình thức giáo dục tình cảm hữu hiệu. Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy: Việc tổ chức hoạt động vẽ theo đề tài nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mầm non chƣa đƣợc quan tâm; một trong những hạn chế của hoạt động vẽ theo đề tài là tình trạng giáo viên cung cấp đề tài ít gắn với tình cảm của trẻ khiến cho tranh vẽ trở nên khô cứng, công thức và còn đơn điệu. Điều này có nghĩa là trẻ thƣờng vẽ bắt chƣớc rập khuôn theo mẫu của giáo viên, là kiểu học thuộc lòng các chi tiết vẽ của một đề tài gia đình hoặc trẻ vẽ kiểu tự do, ngẫu nhiên hoàn toàn không liên hệ với nội dung đề tài, hiện tƣợng này kéo dài sẽ làm giảm tính tích cực quan sát của trẻ, làm giảm hứng thú và niềm say mê của trẻ khi hoạt động tạo hình. Thêm vào đó, phần lớn giáo viên có xu hƣớng nhận thức rằng mục tiêu của hoạt động vẽ theo đề tài nói chung và vẽ về đề tài gia đình nó riêng là để tạo ra bức tranh gia đình đẹp có đầy đủ thành viên (ông, bà, ba, mẹ, anh chị em...) với những hình ảnh ngƣời đƣợc trau chuốt, màu sắc tƣơi sáng, bố cục hài hoà... là đạt yêu cầu chứ không quan tâm đến nhận thức, tình cảm của trẻ về gia đình của chúng cũng nhƣ những nhu cầu, mơ ƣớc mà trẻ gửi gắm vào đó. Vì thế, phần lớn giáo viên chỉ tập trung rèn cho trẻ kỹ năng vẽ mà không quan tâm đến hoạt động nhận cảm của trẻ, cô ít trò chuyện với trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ kể chuyện về gia đình mình bằng tranh vẽ để thể hiện cảm xúc, hiểu biết và mong muốn của mình về gia đình. Kết quả của quá trình trên làm cho hiệu quả giáo dục thực tế chƣa cao. Ở tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi, các xúc cảm, tình cảm, tƣ duy của trẻ phát triển mạnh mẽ, hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh đƣợc mở rộng. Đây chính là thời điểm thuận lợi để nghiên cứu và tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động vẽ theo các đề tài gắn với cuộc sống nhằm giúp trẻ có sự hiểu biết và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trƣờng xã hội, với gia đình của mình, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nhân cách trẻ. Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu 3 Nghiên cứu lí luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để từ đó góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ 5 – 6 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng biện pháp tổ chức hoạt động vẽ theo đề tài cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hƣớng tăng cƣờng hiểu biết về cuộc sống xã hội và mối quan hệ gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, giúp trẻ biết chia sẻ suy nghĩ, thái độ về gia đình bằng các phƣơng tiện truyền cảm đa dạng của hoạt động nghệ thuật tạo hình, giúp trẻ luôn tìm kiếm đƣợc nội dung miêu tả và các đề tài phong phú từ các hoạt động trong gia đình thì sẽ hỗ trợ cho quá trình giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động vẽ và việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động vẽ ở trƣờng mầm non, tình hình giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tại một số trƣờng mẫu giáo trên địa bàn thành phố Long xuyên, tỉnh An Giang gồm: - Trƣờng Mẫu giáo Hoạ Mi. - Trƣờng Mẫu giáo Minh Tú. 4 - Trƣờng Mẫu giáo Hƣớng Dƣơng. - Trƣờng Mẫu giáo Hoa Phƣợng. - Trƣờng Mẫu giáo Hoàng Oanh. 6.2. Mẫu nghiên cứu - Điều tra qua phiếu: 40 giáo viên tại 05 trƣờng MG (MG Hƣớng Dƣơng, MG Hoạ Mi, Mẫu giáo Hoa Phƣợng, Mẫu giáo Hoàng Oanh, Mẫu giáo Minh Tú). - Dự giờ: 10 giáo viên tại 03 trƣờng MG (MG Hoạ Mi, MG Hƣớng Dƣơng, MG Minh Tú). - Phân tích sản phẩm tranh vẽ của 200 trẻ tại 03 trƣờng MG. - Nghiên cứu thực nghiệm trên hai nhóm trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (mỗi nhóm 25 trẻ) ở lớp Lá 1, trƣờng Mẫu giáo Hoạ Mi. 6.3. Các thể loại vẽ được tập trung nghiên cứu và thực nghiệm Trong phạm vi của đề tài tôi xin nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu ở thể loại Vẽ theo đề tài (Đề tài cho sẵn và đề tài tự do). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích – tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến nhằm tìm hiểu nhận thức và kinh nghiệm của giáo viên mầm non về các vấn liên quan đến việc tổ chức hoạt động vẽ theo đề tài nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Trao đổi với GV và trẻ ở trƣờng mầm non để thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát môi trƣờng cho hoạt động tạo hình; Dự giờ, quan sát qúa trình tổ chức hoạt động vẽ ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trƣờng mầm non ở địa bàn thành phố Long Xuyên nhằm tìm hiểu biện pháp giáo dục của giáo viên, học tập 5 kinh nghiệm, phát hiện những thuận lợi và khó khăn và xác định những biểu hiện của sự phát triển tình cảm của trẻ trong hoạt động tạo hình. 7.2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Sản phẩm tạo hình của trẻ: Nghiên cứu và phân tích tranh vẽ của trẻ đƣợc thu thập từ quá trình khảo sát thực trạng và từ chƣơng trình tổ chức thực nghiệm. Sản phẩm hoạt động sƣ phạm của giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học do giáo viên chuẩn bị. 7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm theo 3 bƣớc: TN khảo sát, TN hình thành, TN kiểm chứng nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất trong đề tài nghiên cứu. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận đề tài. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chƣơng 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà tâm lí học, giáo dục học. Các tác giả trong và ngoài nƣớc cũng có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo Khi viết về cơ sở tâm lí cho sự phát triển trí tuệ tình cảm của trẻ em, nhà tâm lí học L.X. Vƣgôtxki đã khẳng định rằng: sự lĩnh hội chức năng ký hiệu là một hoạt động cơ bản và chung nhất của con ngƣời. Ông nhấn mạnh vai trò của ký hiệu nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp, phát triển xã hội. Theo ông trong quá trình phát triển của mình, đứa trẻ phải tiếp thu các ký hiệu xã hội và nắm vững các quy tắc sử dụng chúng nhƣ một hoạt động tâm lí của con ngƣời. Và một trong những hình thức ký hiệu xã hội mà đứa trẻ cần nắm đƣợc ở lứa tuổi mình - đó là tranh vẽ [22, tr 47]. T.X. Kômarôva với luận án tiến sĩ của mình bà đã soạn thảo chi tiết hệ thống kỹ năng, kỹ xảo vẽ tranh cho lứa tuổi mầm non, hệ thống này liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra hình tƣợng, đặc biệt là kỹ thuật vẽ màu và cách sử dụng màu sắc để thể hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ với đối tƣợng miêu tả trong tranh vẽ [3, tr 36]. Đầu thế kỉ XX, tác giả N.P. Xaculina, T.X. Kômarôva đã nghiên cứu về hoạt động tạo hình trong trƣờng mầm non cùng với Tác giả Wlison and Wilson (Blakeley Wilson và Sylvia Wilson) đã chứng minh rằng các hình vẽ của trẻ tại lớp học đa số bắt chƣớc tranh mẫu của giáo viên nhằm tạo ra sản phẩm tranh vẽ hoàn chỉnh về mặt cấu trúc. Chính vì thế tranh vẽ của trẻ thƣờng rất rập khuôn, cầu kì và kiểu mẫu. Ngƣợc lại, trong lúc vẽ ở nhà, với vốn biểu tƣợng phong phú từ quá trình quan sát thực tế kết hợp với trí nhớ và khả năng tƣởng tƣợng, trẻ vẽ tranh để thể hiện nhu cầu cũng nhƣ bày tỏ xúc cảm, tình cảm với đối tƣợng nào đó, vì thế tranh vẽ trở nên sinh động hơn, thoát ra khỏi khuôn mẫu thƣờng ngày. Tóm lại, để hoạt động tạo hình của trẻ đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý tổ chức tốt hoạt động quan sát tự nhiên [15]. 7 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hoạt động vẽ của trẻ nhỏ cũng nhƣ phƣơng pháp tổ chức hoạt động này ở trƣờng mầm non đã đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm. Công trình của tác giả Lê Thanh Thuỷ về phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non đã tập trung nghiên cứu: – Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em. – Các vấn đề về cơ sở giáo dục học của việc tổ chức hoạt động tạo hình trong trƣờng mầm non. – Cách thức lập kế hoạch, soạn giáo án và thực hiện tổ chức môi trƣờng giáo dục, tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non [23]. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta dễ dàng hiểu và nắm đƣợc những yêu cầu, cách thức cụ thể của việc tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng trong trƣờng mầm non theo hƣớng tiếp cận khoa học, hƣớng vào trẻ em và giúp trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động. Nghiên cứu về cách tiếp cận chủ đề trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, tác giả Ngô Kim Yến đã kết luận rằng: Với việc tiếp cận chủ đề, hoạt động tạo hình với tƣ cách vừa là phƣơng tiện khám phá đối tƣợng (ngắm nghía, nghe và hỏi, quan sát và miêu tả) vừa là phƣơng tiện để trẻ diễn đạt cảm xúc và nhận thức của trẻ thông qua kỹ năng vẽ [28, tr 35]. Khi đi sâu vào phƣơng pháp hƣớng dẫn hoạt động tạo hình, tác giả Lê Thị Thanh Bình đã chú ý đến việc sử dụng tranh mẫu của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ. Tác giả khẳng định rằng: để góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo và tƣởng tƣợng cho trẻ, trẻ phải thƣờng xuyên tiếp nhận nhiều hình ảnh khác nhau của một đối tƣợng tạo hình kể cả hình ảnh thật lẫn hình ảnh đƣợc tái hiện qua tranh vẽ. Tranh vẽ mẫu phải thể hiện những hình ảnh đã lƣợt bớt các chi tiết rƣờm rà, giữ lại nét đặc trƣng của sự vật dựa vào những biểu tƣợng toán học mà trẻ đã đƣợc lĩnh hội. Đây chỉ là phƣơng tiện để giáo viên gợi ý giúp trẻ vận dụng các đƣờng nét đơn giản để thể hiện ý tƣởng của mình [7, tr 3]. - Những nghiên cứu về vấn đề giáo dục tình cảm – xã hội và tình cảm gia đình cho trẻ mầm non. 8 Cuối thế kỉ XX, nhà giáo dục M.V. Cox, G. Cooke đã khẳng định tranh vẽ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ hoà nhập vào môi trƣờng xã hội loài ngƣời. Thứ nhất, dạy vẽ cho trẻ mầm non là quá trình thiết lập tiền đề giao tiếp của loài ngƣời – hình vẽ (giao tiếp vừa mang tính chất xã hội vừa mang tính chất cá nhân). Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ qua giao tiếp trẻ nhỏ có thể học hỏi kinh nghiệm sống từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ cho quá trình hoạt động của mình. Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung của tranh vẽ bày tỏ nhu cầu, phong cách, kỹ năng… giao tiếp của mỗi cá nhân. Thứ hai, vẽ không chỉ giúp trẻ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tƣợng, những cảm xúc mới của trẻ về thế giới xung quanh. Vì thế tranh vẽ là một trong những con đƣờng hình thành nên tình cảm của con ngƣời [30]. Theo các nhà xã hội học Mĩ, GS.TS. Bruce J. Cohen và GS.TS. Terri L.Orbuch Đại học Michigan (1965) về chức năng của gia đình. Thứ nhất, gia đình có chức năng điều chỉnh hành vi giới; thứ hai, duy trì và tái sản sinh các thành viên từ thế hệ này sang thế hệ khác; thứ ba, đảm bảo cung cấp kinh tế cho gia đình để gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng; đặc biệt quan điểm này nhấn mạnh chức năng thứ tƣ, xã hội hoá con trẻ và thoả mãn các nhu cầu về tình cảm – tâm lí cho các thành viên trong gia đình, đảm bảo gia đình là không gian an toàn cho các thành viên [11]. Vấn đề nghiên cứu về gia đình và cảm nhận của trẻ nhỏ về gia đình thông qua tranh vẽ cũng đƣợc đề cập từ rất sớm. Nhà tâm lí học Karen Machover (1949) là ngƣời đầu tiên đã phân tích tranh vẽ của trẻ về gia đình nhằm tìm hiểu nhân cách và các mối quan hệ với đối tƣợng khác đƣợc phóng chiếu lên tranh vẽ nhƣ thế nào. Theo quan điểm này, các cảm xúc, tri giác và tình cảm của trẻ đều đƣợc đặt vào tranh kể cả tích cực hay tiêu cực [9, tr 24]. Nhà giáo dục học Saint Exupery đã nghiên cứu tranh vẽ của trẻ và khẳng định rằng: tranh vẽ của trẻ em làm cho thế giới nội tâm của các em trở nên phong phú và bí ẩn hơn, đây chính là điều mà chúng ta cần khám phá để giáo dục cho các em và cho chính chúng ta, những ngƣời đang là Cha Mẹ [17, tr 46]. Theo nhà nghiên cứu M.X Burns và J. M Velicer vào năm 1977, thì việc dạy vẽ cho trẻ mang đến những tác động rõ rệt. Khi trẻ đƣợc học vẽ, nội dung tranh vẽ 9 trở nên phong phú, hình vẽ gọn gàng và sạch sẽ hơn đồng thời hỗ trợ cho trẻ nhiều kỹ năng để có thể diễn đạt ý tƣởng của mình một cách triệt để. Tuy nhiên nếu xét về những dấu hiệu cảm xúc và các dấu hiệu về nhân cách thì không có gì khác biệt giữa các trẻ đƣợc học vẽ và chƣa học vẽ [16, tr 28]. Quan niệm của nhà tâm lí K. F Hulse (1965) về mối quan hệ với gia đình cho rằng: một đứa trẻ sinh ra là có thêm một thành viên trong gia đình, ngay cả với các trẻ bị bỏ rơi, các em cũng đƣợc nuôi dƣỡng trong một tập thể thay thế cho gia đình. Vì thế những tác động của gia đình bao giờ cũng để lại nhiều dấu ấn lên sự phát triển của trẻ. Nói cách khác, một gia đình có những mối quan hệ lành mạnh, sự tƣơng tác ổn định sẽ giúp cho các em phát triển nhân cách và năng lực một cách bình ổn và ngƣợc lại. Tất cả những điều đó sẽ đƣợc các em bộc lộ qua tranh vẽ về đề tài gia đình. Ông cho rằng tranh vẽ về gia đình sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu thấy đƣợc nhận thức của trẻ đối với “tập thể nhỏ” là gia đình, những mức độ xung đột cũng nhƣ ý thức của trẻ về vai trò của bản thân chúng. Một đứa trẻ chƣa đủ khả năng để trình bày những khó khăn cũng nhƣ thể hiện hết những tình cảm của chúng trong gia đình hoặc đôi khi trẻ không thể tự do, thoải mái để nói lên điều đó với ngƣời khác. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời lớn không thể hiểu đƣợc tâm tƣ tình cảm của trẻ dẫn đến những biện pháp giáo dục chƣa phù hợp. Do đó, chúng ta có thể sử dụng hoạt động vẽ làm phƣơng tiện tìm hiểu cũng nhƣ giáo dục tình cảm cho trẻ [17, tr 64]. Quan tâm đến hoạt động vẽ cũng nhƣ những tác động của nó đến sự phát triển tâm sinh lí trẻ, Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã nghiên cứu sản phẩm của hoạt động này và khám phá mối liên hệ giữa tranh vẽ với đời sống tâm lí tình cảm. Ông nhận định rằng: Tranh vẽ của trẻ thể hiện những mối quan hệ gần gũi xung quanh trẻ đặc biệt là những ngƣời thân trong gia đình. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ [27]. Nghiên cứu về phƣơng pháp giáo dục con trong gia đình, tác giả Ngô Công Hoàn đã nêu lên nhiều cách để tìm hiểu tình cảm của trẻ đối với các thành viên, trong đó ông nhấn mạnh rằng tìm hiểu tình cảm trẻ qua sản phẩm tranh vẽ mang lại hiệu quả khách quan bởi đây là nơi để trẻ bày tỏ xúc cảm nhiều nhất khi ngôn ngữ còn chƣa hoàn thiện [11]. 10 Công trình của tác giả Lê Khanh (2007) đã đƣa ra một số tiêu chí đánh giá tình cảm của trẻ đối với các thành viên gia đình thông qua việc lựa chọn hình ảnh, màu sắc, vị trí xếp đặt, kích thƣớc của sự vật hiện tƣợng đƣợc trẻ thể hiện qua tranh vẽ. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp giáo dục tình cảm phù hợp với trẻ [16]. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nƣớc đã đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề giáo dục tình cảm xã hội với hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng của trẻ mẫu giáo. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - một vấn đề đƣợc thực tiễn giáo dục mầm non đòi hỏi nhƣng chƣa đƣợc các tác giả quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể. 1.2. Vài nét về hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 1.2.1. Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo Ý nghĩa của vẽ đối với sự phát triển toàn diện trẻ mầm non: Hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động vẽ nói riêng có một ý nghĩa không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức Trong quá trình tạo hình trẻ có nhiều cơ hội để tìm hiểu, khám phá các sự vật hiện tƣợng trong môi trƣờng xung quanh nhƣ đặc điểm đặc trƣng, sự tƣơng quan giữa các đặc điểm đó, nhận biết hình dáng, màu sắc. Ngoài ra, hoạt động tạo hình có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển kỹ năng tri giác về hình dạng, kích thƣớc, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Trong hoạt động vẽ, trẻ tái tạo lại các hình tƣợng quen thuộc đã tri giác đƣợc. Đó chính là những biểu tƣợng đƣợc hình thành trong quá trình nhận thức trực tiếp từ đồ vật, hiện tƣợng trong khi vui chơi, khi tiếp thu vốn sống, vốn kinh nghiệm. Thông qua việc mô tả lại sự vật bằng tranh vẽ mà trẻ nhận biết đƣợc những thuộc tính và khả năng biểu cảm khác nhau của vật liệu (giấy, bút, màu, bảng, phấn…). - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục đạo đức, tình cảm 11 Thông qua hoạt động vẽ, trẻ biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, đƣợc rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ và thói quen làm việc có mục đích. Đồng thời còn hình thành ở các em tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tham gia vào hoạt động vẽ, trẻ có những điều kiện tiếp thu chuẩn mực thẩm mỹ - đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm tình cảm, học hỏi các kĩ năng xã hội qua các hình vi văn hóa xã hội qua các hình tƣợng, các sự kiện đƣợc miêu tả. Hơn nữa, hoạt động vẽ còn giúp trẻ phản ánh những sự vật hiện tƣợng có trong thiên nhiên, những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ và có những tình cảm yêu ghét đối với chúng. Khi tham gia vào hoạt động này, trẻ còn trải nghiệm những xúc cảm - tình cảm khi có mong muốn sẽ tạo ra sản phẩm thật đẹp cho ngƣời khác. Chính những điều đó là điều kiện để hình thành ở trẻ ý thức cộng đồng, luôn quan tâm, nghĩ đến ngƣời khác trong giao tiếp xã hội. - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục thẩm mỹ Vẽ là một hoạt động nghệ thuật, do vậy mà các giờ học vẽ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ và bồi dƣỡng cho các em những xúc cảm với cái đẹp. Việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật còn giúp các em cảm thụ đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là các đƣờng nét, màu sắc. Đặc biệt, hoạt động vẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển cảm giác màu sắc của trẻ, trẻ học cách nhận biết vẻ đẹp của sự kết hợp nhiều màu sắc khác nhau. Trong quá trình hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng, năng khiếu sáng tạo nghệ thuật của trẻ đƣợc phát triển, trẻ biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày nhƣ ăn mặc sao cho đẹp, ở sao cho gọn gàng, ngăn nắp… từ đó có ý thức tôn trọng và bảo vệ cái đẹp. - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục thể chất Hoạt động vẽ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng nhƣ: kỹ năng cầm nắm, kỹ năng vẽ đƣờng nét, kỹ năng vẽ các hình cơ bản và phối hợp các đƣờng nét hình cơ bản để tạo nên hình dáng đồ vật, con ngƣời… Hơn nữa, việc học môn vẽ còn giúp trẻ biết cách sắp xếp các hình tƣợng, tạo nên bức tranh theo đề tài hoặc theo ý thích và cách sắp xếp các hình, mảng, hoạ tiết, màu sắc các hình cơ bản. Cũng chính nhờ sự phát triển các kỹ năng mà các cơ bàn tay, ngón tay của các em 12 đƣợc phát triển từ vụng về tới linh hoạt. Nhƣ vậy, hoạt động vẽ nói riêng, hoạt động tạo hình chung, trƣớc hết có tác động hiệu quả tới việc giáo dục thể chất cho trẻ em. Hoạt động tạo hình còn là biện pháp trị liệu tâm lý đối với trẻ khuyết tật, những ngƣời có căn bệnh trầm uất, bệnh thần kinh. Sự tự do thoải mái trong quá trình thể hiện, biểu lộ các xúc cảm, tình cảm sẽ giúp ngƣời bệnh điều hòa các quá trình ức chế và hƣng phấn, lấy lại thế cân bằng. Có thể xem hoạt động tạo hình là “món ăn tinh thần”, một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ em. - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục lao động Hoạt động vẽ còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lao động cho trẻ em. Trong quá trình các em tạo ra sản phẩm, bản thân các em cũng đã hình thành các phẩm chất của ngƣời lao động. Các em có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ lao động, biết yêu quý thành quả lao động và ngƣời lao động. Mặt khác khi chuẩn bị cho giờ học vẽ, cô hƣớng dẫn trẻ cùng tham gia kê bàn ghế một cách cẩn thận, nhƣờng nhịn, giúp đỡ nhau. Đối với lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cô hƣớng dẫn các cháu trực nhật sắp xếp các vật liệu tạo hình sao cho thuận lợi, gọn gàng và đẹp mắt, không vứt các vật liệu thừa xuống sàn nhà mà phải để gọn vào một chỗ để sau giờ học sẽ bỏ vào sọt rác. Đây là môi trƣờng lý tƣởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động, lòng yêu lao động. - Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông Hoạt động tạo hình còn là phƣơng tiện để hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trƣờng phổ thông. Qua hoạt động tạo hình, trẻ đƣợc bồi dƣỡng khả năng độc lập tổ chức một quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên sản phẩm. Hoạt động này hình thành ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá. Ngoài ra, nó còn góp phần vào việc chuẩn bị cho trẻ một vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu các kiến thức ở trƣờng phổ thông. Sự hoạt động khéo léo, linh hoạt trong vận động tay giúp trẻ sau này học viết ở trƣờng phổ thông sẽ đạt kết quả tốt hơn. 13 Hoạt động tạo hình còn góp phần chuẩn bị tâm thế cho trẻ bƣớc vào lớp phổ thông vì hoạt động đó đã giúp giáo dục cho trẻ lòng ham muốn nhận thức, tiếp thu những điều mới lạ, có thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết nghe lời chỉ bảo của thầy cô. 1.2.2. Những nội dung giáo dục của hoạt động vẽ Bồi dƣỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích luỹ vốn biểu tƣợng, ấn tƣợng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời sử dụng khả năng tạo hình một cách tích cực, tự giác và sáng tạo để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Bồi dƣỡng khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, khả năng phát hiện các sự vật hiện tƣợng xung quanh với những nét độc đáo, đặc trƣng và thể hiện chúng bằng những phƣơng tiện khác nhau. Giúp trẻ tích cực làm quen, tìm hiểu nội dung và cảm nhận nét đẹp thẩm mĩ, giá trị xã hội của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các phƣơng tiện khác nhau. Tập cho trẻ nhận xét, đánh giá vẻ đẹp trong tranh vẽ của bạn và của mình. Hình thành khả năng độc lập trong việc thể hiện nội dung, hợp tác trong các hoạt động tập thể (nhóm/ lớp). Bồi dƣỡng xúc cảm, tình cảm tích cực cho trẻ đối với thế giới tự nhiên và môi trƣờng xã hội trong đó. Đây là cơ sở hình thành nhân cách con ngƣời gắn bó với gia đình, xã hội và hơn thế nữa là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc. 1.2.3. Các hình thức hoạt động vẽ ở trường mầm non + Dựa vào địa điểm tổ chức, hoạt động vẽ có thể phân chia thành 2 hình thức sau: Hoạt động vẽ trong lớp học: Đây là hoạt động chính, chiếm phần lớn thời gian. Các nhiệm vụ vẽ là nhiệm vụ cơ bản để hình thành và phát triển tính độc lập cho trẻ. Hoạt động vẽ ngoài môi trường thiên nhiên: Đây là hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý không theo một quy trình chặt chẽ về giờ. Ra ngoài môi trƣờng thiên nhiên giáo viên có thể tổ chức cho trẻ quan sát, đàm thoại, phân tích đặc điểm thẩm mỹ của các sự vật… từ đó tích lũy làm giàu vốn biểu tƣợng tạo hình cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng độc lập khi vẽ. 14 + Dựa vào tính chất của biểu tƣợng, hình tƣợng có các hình thức sau: Vẽ theo mẫu: Là loại tiết học mà ở đó trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tƣơng đối chính xác hình ảnh của đối tƣợng miêu tả. Trên tiết học này ngƣời dạy cung cấp kiến thức, những biểu tƣợng tƣơng đối đầy đủ, chính xác về đối tƣợng miêu tả để giúp trẻ hình thành những biểu tƣợng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tƣợng ban đầu một cách sâu sắc. Đây là hình thức miêu tả hệ thống biểu tƣợng tri giác một cách trực tiếp, quan sát mẫu vẽ một cách trực tiếp, nếu ta cung cấp trƣớc cho trẻ biểu tƣợng đó ngoài tiết học một cách cụ thể thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện phát triển ở trẻ khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ thị giác. Khi trẻ đã có những ấn tƣợng, những hình ảnh về đối tƣợng miêu tả thì quá trình cho trẻ thể hiện (tái hiện) những hình ảnh tri giác tốt hơn. Trong các chi tiết mẫu sản phẩm phải giống nhau, sự tƣơng đối giữa các hình ảnh đƣợc miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những sự vật đơn lẻ có cấu trúc tƣơng đối đơn giản. Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp các hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, đây là mức độ thấp nhất vì trong thể loại vẽ này trẻ chỉ quan sát tranh mẫu và tái tạo một cách đơn giản (bắt chƣớc) tranh mẫu mà không cần vận dụng nhiều thao tác tƣ duy. Vẽ theo đề tài: Đây là tiết học ở mức độ khó hơn, ở đó trẻ phải sử dụng các biểu tƣợng, hiểu biết đã đƣợc tích lũy, cất giữ trong trí nhớ để vẽ lại hình ảnh mà trẻ khi tham gia hoạt động không nhìn thấy trực tiếp. Tiết học vẽ theo đề tài còn có thể hiểu là vẽ theo trí nhớ hoặc theo sự hình dung (không có mẫu để quan sát trực tiếp). Các hình ảnh mà trẻ vẽ lại trong loại hình tiết này ban đầu thƣờng ở trong trạng thái, tƣ thế giống nhƣ ở thời điểm mà trẻ đã đƣợc tri giác trực tiếp trƣớc đó. Nội dung vẽ ở thể loại này thƣờng thể hiện mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật theo một nội dung (theo một đề tài hay một chủ thể). Mục đích của loại tiết này là phát triển trí nhớ hình tƣợng, phát triển tính tƣởng tƣợng tái tạo, rèn khả năng hoạt động tích cực độc lập. Vẽ theo ý thích: Đƣợc coi là loại tiết vẽ theo khả năng tƣởng tƣợng sáng tạo, thể hiện những biểu tƣợng hình tƣợng mà khả năng tƣởng tƣợng sáng tạo nên. Nội dung vẽ của tiết học này là thể hiện các quan hệ tƣơng đối phức tạp giữa các sự vật hiện tƣợng trong thế giới xung quanh, là sự tổng hợp, phối hợp của 15 những nội dung mà trẻ đã thể hiên trẻn các tiết tạo hình vẽ theo mẫu hoặc theo đề tài. Mục đích của loại tiết này là hình thành và phát triển ở trẻ khả năng hoạt động tích cực độc lập sáng tạo. + Dựa vào quy mô tổ chức lớp học: Hoạt động vẽ theo nhóm nhỏ. Hoạt động vẽ theo nhóm lớn. Hoạt động vẽ theo cả lớp. Hoạt động vẽ phối hợp cá nhân với cả lớp. Trong đó hoạt động vẽ theo nhóm nhỏ từ 2 - 7 trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất trong rèn luyên tính độc lập cho trẻ. + Nhìn chung đứng từ góc độ lý luận dạy học truyền thống, ngƣời ta phân ra thành 2 hình thức tổ chức hoạt động vẽ, đó là: Hoạt động trên tiết học. Hoạt động ngoài tiết học. Tuy nhiên, tùy vào từng nội dung, mục đích, nhiệm vụ cụ thể ở mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta cần phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ để đạt đƣợc hiệu quả giáo dục nhằm phát triển tính độc lập cho trẻ. 1.3. Đặc trƣng của hoạt động vẽ theo đề tài ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 1.3.1. Đặc điểm hoạt động tâm lí trong quá trình vẽ theo đề tài của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Hoạt động tạo hình của trẻ là hoạt động mang tính sáng tạo. Trẻ mong muốn tái tạo lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm và theo khả năng của mình. Hơn nữa, tƣ duy của trẻ gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Trẻ ở lứa tuổi này chƣa tự mình xác định đƣợc mục đích và phƣơng thức hành động. Trong giờ tạo hình, những thành tố này thƣờng do giáo viên cung cấp và hƣớng dẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng trùng với ý thích của trẻ. Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ tuân theo những kích thích nào đó mang tính chất xúc cảm mạnh và rõ rệt. Trẻ hào hứng, kiên trì, khẩn trƣơng khi vẽ những sự vật, hiện tƣợng mang lại xúc cảm mạnh. Ngƣợc lại với đối tƣợng mà trẻ không hứng thú hoạt chƣa có nhiều xúc cảm cũng nhƣ hiểu biết về nó trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong. 16 Xuất phát từ đặc điểm trên, chúng tôi nhận thấy rằng nhiệm vụ quan trọng nhất mà giáo viên cần giải quyết khi tổ chức hoạt động vẽ là cung cấp kiến thức cũng nhƣ bồi dƣỡng xúc cảm thật sự cho trẻ về đề tài mà trẻ sẽ vẽ. Cảm xúc và hứng thú sẽ đƣợc bồi dƣỡng trong quá trình tích luỹ biểu tƣợng. Ban đầu, khi chƣa có những biểu tƣợng phong phú, rõ ràng và chính xác trẻ thƣờng tái tạo một cách máy móc theo tranh mẫu của cô mà không thể hiện đƣợc nét gì độc đáo của riêng mình. Hơn nữa, thời gian cho mỗi giờ học có hạn, giáo viên không thể cung cấp một lúc nhiều biểu tƣợng. Do vậy, sản phẩm của trẻ giai đoạn này đơn điệu, nghèo nàn và rập khuôn theo mẫu của cô. Để làm giàu ý tƣởng cũng nhƣ xúc cảm, trẻ cần đƣợc tiếp xúc với đối tƣợng không chỉ trong tranh mẫu mà sẽ hiệu quả hơn khi trẻ đƣợc cảm nhận trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ: giao tiếp với các thành viên trong gia đình, đƣợc chăm sóc, vuốt ve các con vật, nếm ngửi các loại hoa quả, tri giác tranh ảnh hay các loại hình nghệ thuật khác để nâng dần xúc cảm, rèn luyện giác quan và thu nhận ấn tƣợng bên ngoài. Quá trình này sẽ giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra điểm chung cũng nhƣ những nét đặc trƣng của đối tƣợng, vận dụng các thao tác tƣ duy và tự tìm ra phƣơng thức thể hiện trong những tình huống cũng nhƣ ý tƣởng khác nhau của trẻ. Quá trình này giúp trẻ phát triển dần khả năng vẽ tranh từ tái tạo đơn giản đến tái tạo một cách tích cực trên cơ sở vận dụng trí nhớ về biểu tƣợng và thể hiện lại theo cách riêng của mình. Biểu hiện của đặc điểm này làm cho tranh vẽ của các trẻ hấu hết không giống nhau cho dù cùng vẽ một đề tài. Giai đoạn cao nhất trong hoạt động vẽ theo đề tài của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là giai đoạn mà trẻ vƣợt lên trên khuôn mẫu ban đầu, trẻ tích cực thể hiện theo vốn kinh nghiệm của bản thân. Hơn thế nữa, trẻ còn vận dụng tƣ duy sáng tạo để tạo ra sản phẩm không những đúng chủ đề mà còn là một phƣơng tiện truyền đạt thông tin, truyền đạt xúc cảm là cơ sở cho hứng thú thẩm mĩ đƣợc hình thành. Đây là giai đoạn mà xúc cảm, tình cảm của trẻ có thể đạt đến mức độ cao nhất nếu đƣợc thúc đẩy bằng cách kết hợp với nhiều hoạt động phong phú khác nhƣ: hoạt động vui chơi, làm quen môi trƣờng xung quanh, âm nhạc, ngôn ngữ… Có nhiều biện pháp khác nhau để hƣớng dẫn trẻ vẽ theo đề tài, tuy nhiên giáo viên cần vận dụng các biện pháp theo quy luật tâm lí của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ 17 không khí giờ học nhẹ nhàng, thoải mái. Khi trẻ cảm thấy hứng thú thật sự và giàu ý tƣởng tạo hình thì trẻ sẽ tích cực hoạt động, tập trung sức lực để vẽ một cách chủ động, sáng tạo không chỉ trong tiết học mà còn ở mọi lúc, mọi nơi. 1.3.2. Biểu hiện khả năng tạo hình trong tranh vẽ theo đề tài của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.3.2.1. Đặc điểm khả năng thể hiện trong tranh vẽ theo đề tài của trẻ 5-6 tuổi bằng đường nét, hình dạng Do sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động, trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng tạo nên các đƣờng nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú hơn các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tƣợng xúc cảm, tình cảm, trẻ 5 - 6 tuổi bắt đầu nhận ra đƣợc sự hạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đƣờng nét đơn điệu, sơ lƣợc. Với trình độ phát triển chung của năng lực nhận thức thẩm mĩ và kĩ năng vận động, trẻ ở tuổi này đã có thể cảm nhận đƣợc tính nguyên thể của các hình ảnh đối tƣợng miêu tả và biết dụng các đƣờng nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lí, đồng thời thể hiện tƣ thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt, trẻ 5 - 6 tuổi đã khá linh hoạt trong các biến đổi, phối hợp tính chất cảu đƣờng nét và hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tƣợng sự vật cụ thể. 1.3.2.2. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc Trẻ 5 - 6 tuổi tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “màu không bắt chƣớc” và “màu bắt chƣớc”. Tình trạng vẽ màu chƣa suy nghĩ vẫn còn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ “màu bắt chƣớc” kiểu thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ “màu không bắt chƣớc” kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả. Hiện tƣợng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng của tranh vẽ, làm giảm sút truyền cảm của hình tƣợng đã đƣợc trẻ tạo nên và làm giảm hứng thú và niềm say mê của trẻ khi hoạt động tạo hình. Ở độ tuổi này, một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy đƣợc vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan