Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tài chính ngân hàng tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và ph...

Tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lạng giang

.DOC
38
95
134

Mô tả:

Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, Việt Nam đang ngày càng có những chuyển biến tích cực để tham gia tiến trình này. Thương mại quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới. Ngày nay, không một vùng lãnh thổ nào, một quốc gia nào lại đóng cửa quan hệ với thế giới bên ngoài. Sự liên kết, ràng buộc giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt với mức độ và tính chất ngày càng sâu rộng thể hiện qua sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức liên kết kinh tế, các hiệp hội tự do thương mại như: AFTA, ASEAN, APEC, WTO…Những điều ước của các tổ chức này không nằm ngoài mong muốn của các nước thành viên là xóa bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện tự do hóa mậu dịch và những ưu tiên đặc biệt khác đối với các nước thành viên. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ một ngân hàng chiếm thị phần khiêm tốn, qui mô hạn chế đến nay đã trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực mà em thích tìm hiểu. Vì vậy được giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Bắc Giang – chi nhánh Lạng Giang thực tập là một vinh dự đối với bản thân. Kết thúc thời gian được làm quen với công tác tại ngân hàng, em đã đúc rút cho mình một số bài học và kinh nghiệm. Em xin được tổng kết hoạt động của ngân hàng trong báo cáo thực tập này. Kết cấu của báo cáo này gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lạng Giang. Phần 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lạng Giang trong những năm gần đây. Vũ Trung Kiên –A11600 1 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Phần 3: Nhận xét và kết luận. Với khối lượng kiến thức được tìm hiểu trong trường và qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Huyện Lạng Giang, báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô. Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng cùng các cán bộ đã giúp đỡ em hoàn thành công tác thực tập và hoàn thiện báo cáo này! Em xin trân trọng cảm ơn! SINH VIÊN THỰC TẬP VŨ TRUNG KIÊN Vũ Trung Kiên –A11600 2 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp NhËn xÐt cña gi¸o viªn chÊm Hä tªn gi¸o viªn chÊm:..................................................................... NhËn xÐt vÒ b¸o c¸o thùc tËp tæng hîp cña sinh viªn : Vũ Trung Kiên. M· sinh viªn: A11600. Líp: QB20G3. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Vũ Trung Kiên –A11600 3 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LẠNG GIANG. I. Quá trình hình thành và phát triển: 1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lạng Giang: - Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lạng Giang. - Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp Lạng Giang - Trụ sở: Thị trấn Vôi – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang - Cơ quan chủ quản: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Lạng Giang: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 390/1997/Q Đ – NHNN5 ngày 22/11/1997, được xây dựng dựa trên quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đã tạo co sở pháp lý chặt chẽ hơn, được tự chủ, đồng thời chịu trách nhiệm trong các hoạt động. Nghị quyết ngày 06/11/1996 kỳ họp thứ X khóa IX Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phê duyệt chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Theo đó các sở ban ngành thuộc tỉnh Hà Bắc được chia tách theo đơn vị hành chính của hai tỉnh, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc được chia tách thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang. Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, được thành lập từ ngày 16/12/1996 và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc, được kế thừa toàn bộ tài sản, con người và hoạt Vũ Trung Kiên –A11600 4 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp động Ngân hàng thuộc 9 huyện và những hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị xã Bắc Giang. Trải qua quá trình phát triển, mô hình tổ chức màng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh thực hiện theo quy định từng thời kỳ. Đến cuối năm 2008 Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có 01 trung tâm hội sở, 8 phòng nghiệp, 13 chi nhánh loại 3 và 36 phòng giao dịch, tổng cộng có 50 điểm giao dịch, hoạt động tại các tụ điểm kinh tế văn hóa xã hội trong toàn tỉnh, phục vụ rộng khắp sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Với đội ngũ 506 cán bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. NHNo&PTNT Bắc Giang hoạt động thực hiện theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng và phát triển văn hóa – thông tin, giáo dục đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương trình giảm nghèo. Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc, có điều kiện tự nhiên đặc trưng, một năm có bốn mùa rõ rệt, địa hình đa dạng có miền núi, trung du và đồng bằng đan xen, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn lao động đất đai để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm hàng hóa phong phú. NHNo&PTNT Bắc Giang xác định hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội tại địa phương NHNo&PTNT Lạng Giang ra đời sau khi NHNo&PTNT Bắc Giang được thành lập theo quyết định thành lập từ ngày 01 tháng 07 năm 1988. NHNo&PTNT Lạng Giang là Chi nhánh cấp Huyện sau khi NHNo&PTNT Bắc Giang đã sáp nhập các cán bộ nhân viên ở các chi nhánh quĩ, phòng Tổ chức, Tín dụng công thương nghiệp…v.v NHNo&PTNT Lạng Giang là một trong 14 chi nhánh cấp huyện của NHNo&PTNT Bắc Giang. NHNo&PTNT Lạng Giang là một chi nhánh thành viên của NHNo&PTNT Bắc Giang, cũng hoạt động theo định hướng của tỉnh. Công tác Tài chính kế toán thời kỳ đầu là ổn định cơ sở vật chất, quản lý tài chính, thực hiện tiết kiệm chi phí để đảm bảo có lương tối thiểu cho cán bộ nhân viên Vũ Trung Kiên –A11600 5 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp và nộp Ngân sách Nhà nước. Vì mới thành lập nên cơ sở vật chất nghèo nàn, công tác thanh toán chậm trễ, thông tin báo cáo không kịp thời. Do mới chuyển từ một hệ thống ngân hàng hoạt động và quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang ngân hàng chuyên doanh nên trong kinh doanh có nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường. Trong những năm đầu hoạt động, quỹ tiền lương được xác lập trên cơ sở đơn giá tiền lương theo doanh thu. Thực chất là tính trên số lãi và thu dịch vụ, thời kỳ này tốc độ lạm phát cao, lãi suất cho vay có lúc thấp hơn lãi suất tiền gửi, trong thu chi có cả phần thu trượt giá và chi trượt giá, Nhà nước thực hiện cấp bù lỗ phần trượt giá vốn huy động. Cơ chế này được Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam áp dụng đến năm 1991. Từ năm 1992, cơ chế quản lý có nhiều thay đổi như lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi, đơn giá tiền lương được giao trên cơ sở chênh lệch thu chi chưa có lương. Do vậy đòi hỏi kinh doanh phải có lãi mới có lương. Cơ chế khoán tài chính này thúc đẩy các đơn vị tăng trưởng dư nợ nhanh, nhưng chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng. Từ năm 1995, cùng với sự phát triển của tin học, hệ thống máy vi tính bước đầu được trang bị tại ngân hàng, lúc này công tác sổ sách được chuyển dần từ thủ công sang thực hiện trên máy vi tính, tuy nhiên hoạt động cũng chỉ là máy móc sơ khai. Để đáp ứng được nhu cầu và tiện ích công việc, năm 1997, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp được bổ sung về ngân hàng, dần đưa hoạt động của Ngân hàng vào quy củ, thay đổi toàn bộ phương pháp làm việc của cán bộ nhân viên. Những năm 90, Ngân hàng đã mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ theo kế hoạch của NHNo&PTNT Bắc Giang. Hoạt động tín dụng được mở rộng đối với các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Phòng Nguồn vốn và kinh doanh khác được thành lập, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác huy động vốn, kinh doanh vàng bạc, đá quí, dịch vụ cầm đồ, cầm cố tài sản. Một số nội dung hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng được linh hoạt như: Huy động vốn ngay trong các hộ vay, dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, cho vay trung hạn đến hộ sản xuất góp vốn xây dựng công trình điện phục vụ sản xuất ở nông thôn, ủy quyền cho Vũ Trung Kiên –A11600 6 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp vay đối với các công ty, đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc, quĩ bảo lãnh tín dụng, cho vay thanh toán công nợ bắt buộc, cho vay kinh doanh lương thực, chỉ đạo huy động vốn, thu nợ thu lãi bằng tiền mặt trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường, thí điểm thay đổi các thủ tục và qui trình nghiệp vụ cho vay…v.v Những năm 2000, NHNo&PTNT Lạng Giang tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn một cách ổn định và vững chắc, nâng cao chất lượng đầu tư vốn tín dụng và mở rộng các dịch vụ, nghiệp vụ ngoài tín dụng như chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán…nhằm đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với hoạt động ngân hàng hiện đại, đủ sức để cạnh tranh, mở rộng thị phần hoạt động, đẩy nhanh ứng dụng tin học, tập trung đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ…Hiện nay, Ngân hàng đã có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ tinh nhuệ, đủ điều kiện tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, hoạt động của Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có bị suy giảm, thị trường tài chính tiền tệ trong nước luôn diễn biến phức tạp, đứng trước những khó khăn thách thức, Ngân hàng đã duy trì và đứng vững để hoạt động, thực hiện và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp được đặt tại Trung tâm Huyện Lạng Giang: Thị trấn Vôi, Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang, gần quốc lộ 1A, là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động ngân hàng cũng như phát triển kinh tế của địa phương. II. Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Lạng Giang: 1. Mô hình tổ chức: NHNo&PTNT Lạng Giang bắt đầu đi vào hoạt động với cơ cấu bao gồm: 01 Phòng giao dịch Kép, 02 bàn tiết kiệm cho vay, 02 cửa hàng Vàng bạc đá quý, kinh doanh tổng hợp. Công tác tổ chức cán bộ được thay đổi kể từ khi chia tách 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Vũ Trung Kiên –A11600 7 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Tổng số cán bộ nhân viên hiện nay của Ngân hàng là 45 người, thu nhập của người lao động được nâng lên, hoạt động ngân hàng đã góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương. Trong đó: - Trình độ đại học : 34 người. - Trình độ cao đẳng : 9 người. - Trình độ sơ, trung cấp: 2 người. Ngân hàng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ. Được sự quan tâm của Ngân hàng cấp trên, sự đào tạo bồi dưỡng của Chi bộ và quá trình rèn luyện phấn đấu của cán bộ đã đề nghị và được Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh bổ nhiệm 01 đồng chí Giám đốc NHNo&PTNT huyện, 06 trưởng phòng các Phòng, 06 Phó phòng. Ngân hàng thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên và đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo tháng, xếp loại theo quý, năm đồng thời thực hiện tốt việc quản lý đảng viên, luân chuyển, bố trí cán bộ hợp lý vào các vị trí chuyên môn phù hợp với năng lực sở trường, kịp thời kiện toàn tổ chức và sử dụng cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban Giám đốc luôn quan tâm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với trình độ năng lực và điều kiện công tác của từng cán bộ để mỗi cán bộ công nhân viên đem hết khả năng trình độ của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức: Với số lượng cán bộ sau khi được chia tách, đến nay cơ cấu của NHNo&PTNT Lạng Giang bao gồm: Vũ Trung Kiên –A11600 8 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Ban Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tín dụng Phòng Giao dịch Kép Phòng Giao dịch Tân Dĩnh Phòng Giao dịch Tiên Lục Phó giám đốc phụ trách kế toán, ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Phòng Hành chính nhân sự Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy của NHNo&PTNT Lạng Giang. III. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Giang. 1. Dịch vụ tiền gửi: - Tiết kiệm hưởng lãi luỹ tiến của số dư tiền gửi. - Không kỳ hạn, có kỳ hạn: từ 1 đến 24 tháng. - Tiết kiệm bậc thang. - Tiết kiệm dự thưởng. 2. Dịch vụ tín dụng: - Cho vay ngắn, trung, dài hạn. - Cho vay đồng tài trợ. - Cho vay cầm cố. - Cho vay tiêu dùng. - Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác – đầu tư trong nước và quốc tế. 3. Dịch vụ thanh toán trong nước: - Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Chi trả lương qua tài khoản. - Dịch vụ chuyển tiền đi. 4. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Vũ Trung Kiên –A11600 9 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp - Thanh toán xuất nhập khẩu: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền. - Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại. - Chi trả kiều hối , thu đổi ngoại tệ. 5. Dịch vụ thẻ: - Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và trang bị thêm nhiều máy ATM để tạo cho khách hàng một không gian sử dụng thẻ dễ dàng, thuận tiện với 1.700 máy ATM trên khắp tỉnh, huyện. 6. Các dịch vụ khác: - Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số dư tiền gửi đạt trên 100 triệu đồng. - Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác: ATM, Đại lý bảo hiểm; Tư vấn cho khách hàng; Chuyển tiền nhanh Western Union, Phone Banking,…) - Các hoạt động đầu tư kinh doanh… Vũ Trung Kiên –A11600 10 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LẠNG GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Kh¸i qu¸t quy tr×nh ho¹t ®éng cña NHNo&PTNT Lạng Giang: I. 1. Quy tr×nh ®Çu vµo ( Huy ®éng vèn): - Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức cả VNĐ và ngoại tệ. - Ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, doanh nghiệp với 1 mức lãi suất nhất định và cho vay với lãi suất cao hơn. VD: Tại thời điểm hiện tại: Lợi nhuận của Ngân hàng = chênh lệch lãi suất - các chi phí - Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng về huy động vốn, mở tài khoản. - Chấp hành chế độ kho quỹ, bảo quản an toàn quỹ tiền mặt, chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng, hồ sơ lưu và các thông tin của khách hàng. Các nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng: + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn): là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh. Đây là nguồn huy động có chi phí thấp của ngân hàng nhưng tính ổn định cũng không cao vì khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và Ngân hàng có trách nhiệm phải đáp ứng kịp thời. + Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: là khoản tiền mà doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi tại ngân hàng trong một thời gian nhất định. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn nhưng cũng có tính ổn định hơn nguồn từ tiền gửi thanh toán. + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: đây là một trong những nguồn lớn của ngân hàng. Khách hàng ở đây là tất cả các dân cư có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu Vũ Trung Kiên –A11600 11 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp sử dụng, có thể gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản tiền lãi nhất định. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư có các hình thức tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư: Dân cư có thể gửi tiền tại Ngân hang theo dạng các hợp đồng tiền gửi hoặc mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. + Tiền gửi ký quỹ: Đây là những khoản tiền mà khách hàng đem ký gửi vào ngân hang theo một mục đích nhất định. Việc sử dụng những khoản tiền ký quỹ được thực hiện theo những thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. + Vốn vay hoặc nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, vay trên thị trường vốn (phát hành giấy tờ có giá)... Quy tr×nh ®Çu ra ( TÝn dông): - NHNo & PTNT Việt Nam ban hành quy chế cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo phòng và ban giám đốc trực tiếp giải quyết cho vay. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay lớn vượt mức uỷ quyền của tồng giám đốc đối với chi nhánh thì phải thông qua hội đồng tín dụng và qua tổ thẩm định rủi ro độc lập. - Cụ thể là : Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng cần thực hiện các bước sau: 2. Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: các thông tin cơ bản về khách hàng, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng xin vay, mục đích vay vốn… Tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay và quy mô của các khoản vay mà ngân hàng quy định việc thiết lập bộ hồ sơ cho phù hợp. Bộ hồ sơ cho vay thường bao gồm các loại như: hồ sơ khách hàng lập (hồ sơ pháp lý, quyết định thành lập, hợp đồng liên doanh, quyết định đầu tư…); hồ sơ ngân hàng lập (báo cáo thẩm định, báo cáo kiểm tra sử dụng vốn…) Bước 2: Phân tích tín dụng Mục tiêu của việc phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Bản chất chính là phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong Vũ Trung Kiên –A11600 12 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Những mặt chủ yếu cần tập trung, phân tích và đánh giá: - Năng lực pháp lý của khách hàng - Uy tín của khách hàng - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng - Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh cỏa ban lãnh đạo dơn vị khách hàng - Thẩm định dự án đề nghị vay vốn - Thẩm định bảo đảm nợ vay Bước 3: Ra quyết định tín dụng Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đối với khách hàng nhỏ ngân hàng thường giao quyền quyết định cho cán bộ tín dụng. Đối với những khoản vay lớn thuộc quyền phán quyết của hội đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và thẩm định các điều kiện vay vốn của hồ sơ, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phải đưa ra được ý kiến có nên hay không nên cho vay và lập tờ trình hội đồng tín dụng. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của nhân viên tín dụng, Ban Giám đốc xem xét lại hồ sơ vay vốn và tờ trình để ra quyết định cho hay không cho vay. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Sau khi cho vay, bộ phận kế toán thu lãi, thu phí, thu nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Bộ phận kho quỹ quản lý tài sản thế chấp của khách hàng. Vũ Trung Kiên –A11600 13 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Ngân hàng. Khách hàng vay tiền. Sơ đồ 1: Quy trình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. Tóm lại: Từ thực tế cho thấy, công tác tín dụng thực hiện theo quy trình cơ bản của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc như: đối với các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là ngành xây dựng cơ bản nhiều khi vốn thanh toán của các công trình chưa được kịp thời khi công trình hoặc hạng mục công trình đã được hoàn thành; một số đơn vị khó khăn về tài chính nên nguồn trả nợ trả lãi ngân hàng còn chậm, không đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết. II Những hoạt động cụ thể và những kết quả đạt được của NHNo&PTNT Lạng Giang: 1. Hoạt động kế toán – ngân quỹ: Ngân hàng là đầu mối triển khai và hướng dẫn nghiệp vụ Kế toán, ngân quỹ và thanh toán đến các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trực tiếp, trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê. Đồng thời, kể từ năm 1997 đến nay, Ngân hàng đã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính toàn Huyện, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương. Hơn nữa, việc tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động Kế toán – Vũ Trung Kiên –A11600 14 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân quỹ phục vụ hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu tăng năng suất, nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác quản lý giám sát, tuân thủ chế độ đồng thời thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực và phòng chống tham nhũng được đặt lên hàng đầu. Ngân hàng đã thực hiện cơ chế khoán tài chính đến từng Phòng giao dịch và Phòng nghiệp vụ, đơn giá được giao theo từng đơn vị phụ thuộc theo từng địa bàn khác nhau. Theo phương pháp khoán này ngoài việc tạo quỹ tiền lương theo đơn giá được giao, các đơn vị phải phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Quỹ tiền lương được chi dựa trên cơ sở có quỹ thu nhập và tỷ lệ hoàn thành chung các chỉ tiêu kế hoạch bao gồm: Dư nợ, nguồn vốn, nợ quá hạn, doanh số thu lãi, thu nợ, rủi ro đã xử lý, chi phí quản lý. Các chỉ tiêu kế hoạch được tính theo hệ số khác nhau và quy về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung. Hệ số của các chỉ tiêu kế hoạch được thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh từng giai đoạn. NHNo&PTNT Lạng Giang luôn thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính được Ngân hàng tỉnh giao hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, tiếp tục duy trì và củng cố tiềm lực tài chính tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Mọi nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay nội, ngoại tệ về thanh toán, kinh doanh vàng bạc, thu chi tài chính…đều được phản ảnh kịp thời, chính xác thông qua công tác hạch toán kế toán. Tiền gửi, tiền vay được theo dõi quản lý đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và của ngân hàng. Hệ thống tài khoản nội, ngoại bảng được mở và ghi chép đầy đủ, các báo cáo tài chính kế toán lập đúng chế độ. Số lượng khách hàng cũng như số lượng các khoản tiền vay, tiền gửi không ngừng tăng lên qua các năm, tính đến 31/12/2009: Tổng số món vay đang quản lý: 133.946 món ( tăng 967 món so với năm 2008) Tổng số thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá: 48.143 thẻ (tăng 2069 thẻ so với năm 2008) với số dư 1.839 tỷ đồng. Tổng số TK cá nhân 163.563 tài khoản (tăng 12.067 tài khoản so với năm 2008), với số dư gần 45 tỷ đồng. Vũ Trung Kiên –A11600 15 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Ngoài ra còn hàng ngàn tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức và các hình thức huy động vốn khác. Nghiệp vụ thanh toán được tổ chức tốt, đúng đủ theo chế độ hiện hành và đáp ứng nhu cầu thanh toán trên địa bàn. Các hình thức thanh toán chủ yếu là: ủy nhiệm chi, séc lĩnh tiền mặt, séc bảo chi, yêu cầu chuyển tiền. Các kênh thanh toán chủ yếu là thanh toán chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán qua chuyển tiền điện tử nội ngoại tỉnh, thanh toán song phương… Đánh giá kết quả đạt được về công tác kế toán, ngân quỹ, Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh ghi nhận và tuyên dương kết quả đạt được của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Giang. Công tác kế toán – ngân quỹ đã được thực hiện tốt đối với nhiệm vụ đặt ra, hạch toán kế toán chính xác kịp thời, tuân thủ chế độ của Nhà nước, của ngành đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn vốn, tài sản, tổ chức tốt hạch toán kế toán huy động vốn, cho vay, hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán, chấp hành tốt chế độ an toàn kho quỹ, đấu tranh chống tiền giả. Đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động, đổi mới nhận thức, đổi mới phong cách giao dịch trong các khâu công việc, tích cực áp dụng khoa học công nghệ góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. Năm 2010, Ngân hàng tiếp tục bám sát các định hướng của ngành, các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chương trình kinh tế xã hội tại địa phương, đặc biệt là mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX. Cho bộ lãnh đạo cơ quan thực hiện hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị tại địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa công nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo. 2. Huy động vốn: Ngân hàng thành lập Phòng Tín dụng thực hiện nhiệm vụ tăng cường huy động mọi nguồn vốn, chỉ đạo mở rộng cho vay hộ sản xuất và các thành phần kinh tế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với hộ sản xuất, kinh tế trang trại, thủy sản. Hộ sản xuất vay từ 10 triệu đồng trở xuống, hộ sản xuất hàng hóa, trang trại vay đến 20 triệu đồng Vũ Trung Kiên –A11600 16 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp và hộ nuôi trồng thủy sản vay đến 50 triệu đồng không phải có tài sản đảm bảo. Song song với việc cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, Ngân hàng đã chỉ đạo các chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thẩm định, tái thẩm định cho vay. Ngân hàng thực hiện các Phòng Giao dịch phân loại khách hàng, phân tích chất lượng dư nợ tín dụng, đôn đốc xử lý nợ quá hạn, thu nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, nợ khoanh. Ngoài ra, cùng với các nghiệp vụ, Ngân hàng còn áp dụng các biện pháp luân chuyển cán bộ, biện pháp khoán đến các chi nhánh và khoán đến tổ nhóm và người lao động, tổ chức các phong trào thi đua, nên đã có tác dụng thúc đẩy mọi người nâng cao năng suất lao động, góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, cho cán bộ công nhân viên, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn vay. Tổng nguồn vốn đạt: 205.558 triệu đồng, năm 2007. Tổng nguồn vốn đạt: 260.228 triệu đồng, năm 2008. Tổng nguồn vốn đạt: 369.512 triệu đồng, năm 2009 Tổng nguồn vốn 3 năm qua được thể hiện qua biểu đồ dưới đây cho thấy dù trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng năm 2008, song Ngân hàng vẫn duy trì hoạt động của mình một cách ổn định và tăng trưởng khá. Biểu đồ 1: Tình hình nguồn vốn năm 2007 - 2009 Vũ Trung Kiên –A11600 17 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp 369512 260228 205558 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2007 – 2009 Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt tốc độ tăng trưởng 26,6%, đạt 104,8% kế hoạch năm 2008, chiếm trên 65% thị phần huy động vốn trên địa bàn Huyện. Nguồn vốn huy động bình quân trên 1 cán bộ là 7.885 triệu đồng, tăng 1.255 triệu đồng trên 1 cán bộ so với mức bình quân tại thời điểm 31/12/2007. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: - Tiền gửi không kỳ hạn: 11.715 triệu đồng. - Tiền gửi dưới 12 tháng: 85.860 triệu đồng, giảm 2.123 triệu đồng so với đầu năm. - Tiền gửi 12 tháng trở lên là 162.653 triệu đồng, tăng 56.875 triệu đồng so với đầu năm. Vũ Trung Kiên –A11600 18 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Sơ đồ 2: Cơ cấu tiền gửi năm 2008 11.715 triệu đồng 85.860 triệu đồng 162.653 triệu đồng 3. Công tác tín dụng: Ba năm qua, Ngân hàng đã quan tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu dư nợ, tập trung tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các hộ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu tín dụng của chính phủ nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì và phát triển kinh tế ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng đã tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất, đến thời điểm 31/12/2009 cho vay được 4380 hộ, với số dư nợ là 116.389 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 34,10%/tổng dư nợ. Cụ thể: - Hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131 là: 2623 hộ, số tiền là 70.784 triệu đồng. - Hỗ trợ lãi suất theo quyết định 443 là: 1639 hộ, số tiền là 37965 triệu đồng. - Hỗ trợ lãi suất theo quyết định 497 là: 118 hộ, số tiền là 7.640 triệu đồng. Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất là 186.240 triệu đồng, chiếm 37,62% doanh số cho vay năm 2009. Số tiền lãi đã thực hiện giảm trừ cho khách hàng là 2.572 triệu đồng. Vũ Trung Kiên –A11600 19 Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng 1: Tình hình dư nợ năm 2007 - 2009 Dư nợ Nợ xấu Năm 2007 236 tỷ < 4% tổng dư nợ Năm 2008 282 tỷ < 4% tổng dư nợ Năm 2009 317 tỷ < 3% tổng dư nợ Tình hình dư nợ được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Tình hình dư nợ năm 2007 – 2009 (§¬n vÞ tÝnh: Tû VN§) (Nguồn số liệu từ Báo cáo các năm 2007, 2008, 2009). Ngoài ra, Ngân hàng đã bám sát các chỉ tiêu kế hoạch, thẩm định cho vay theo cẩm nang từng dự án. Cụ thể: Dự án KFW: Số thông báo 6922 triệu đồng, thực hiện 6.922 triệu đồng Dự án ADB 1457: Số thông báo 3.065 triệu đồng, thực hiện 3.065 triệu đồng. Dự án RDF: Số thông báo 1.000 triệu đồng, thực hiện 1.000 triệu đồng. Ban Giám đốc Ngân hàng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện một số văn bản, những quy định cho vay đối với khách hàng, biện pháp đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nông nghiệp Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh. Như Nghị định 84/2007/ Vũ Trung Kiên –A11600 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan