Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn sự du nhập và ảnh hưởng của văn hoá mĩ ở miền nam việt nam thời kỳ 1954...

Tài liệu Luận văn sự du nhập và ảnh hưởng của văn hoá mĩ ở miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975

.PDF
123
876
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----  ----- LÊ THỊ LÝ SỰ DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954 – 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Tuyết HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 11 6. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 12 7. Bố cục đề tài ................................................................................................ 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954 – 1975 ..................................................................................................... 14 1.1 Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.................... 14 1.2 Chính sách văn hóa của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ........... 24 1.3 Đặc điểm văn hóa miền Nam Việt Nam trước năm 1954......................... 30 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: SỰ DU NHẬP VÀ BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954 – 1975 ...................................... 35 2.1. Sự du nhập của văn hóa Mỹ vào miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 ................................................................................................................. 35 2.1.1. Con đường du nhập văn hóa Mỹ ........................................................... 35 2.1.2. Mục đích du nhập .................................................................................. 37 2.1.3. Phương tiện, cách thức du nhập ........................................................... 39 2.2. Những biểu hiện của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 ................................................................................................................. 45 2.2.1. Trong chính trị - tư tưởng ..................................................................... 45 2.2.2. Trong giáo dục ...................................................................................... 54 2.2.3. Trong lối sống ....................................................................................... 63 2.2.5. Trong văn học, nghệ thuật và thông tin truyền thông ........................... 75 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 91 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954 – 1975 ........................................................................ 92 3.1. Đối với đời sống xã hội miền Nam Việt Nam ......................................... 92 3.2. Đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam . 103 3.3. Đối với nền văn hóa dân tộc .................................................................. 108 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 112 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (1954), Mỹ tìm cách can thiệp và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Với chiến lược mới này, Mỹ kiểm soát miền Nam Việt Nam thông qua chính quyền bản xứ do Mỹ hậu thuẫn, thành lập quốc gia riêng từ vĩ tuyến 17 trở vào với tên gọi “Việt Nam Cộng hòa”. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ sử dụng văn hóa như một phương tiện xâm lược với mục đích bành trướng văn hóa Mỹ, đưa miền Nam Việt Nam vào quỹ đạo chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Hoạt động văn hóa được thực hiện đồng thời với các hoạt động quân sự, chính trị, kinh tế. Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, Mỹ nhận thấy rằng nếu chỉ sử dụng chính trị và quân sự thì chỉ giải quyết được vấn đề một cách cấp thời, trái lại muốn chiến thắng toàn vẹn và lâu bền thì phải nghĩ đến nền tảng kiên cố hơn, đó là văn hóa. Vì vậy lĩnh vực văn hóa đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chiến thắng cộng sản và đưa miền Nam Việt Nam vào quỹ đạo chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Sự có mặt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam và những chính sách lệ thuộc Mỹ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tác động đến tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Thông qua viện trợ kinh tế và đội quân viễn chinh, văn hóa Mỹ đã du nhập vào miền Nam làm xã hội miền Nam chịu tác động, ảnh hưởng sâu sắc; làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống, làm thay đổi lối sống của những người dân sống trong đô thành Sài Gòn và nhiều đô thị khác, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân ở miền Nam Việt Nam. Văn hóa Mỹ với sức mạnh và tính hiện đại của nền văn minh công nghiệp khi xâm nhập vào miền Nam Việt Nam không chỉ làm cho đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam có nhiều xáo trộn và thay đổi, mà nó 4 còn tác động gián tiếp đến cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ này. Việc tìm hiểu quá trình du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam thời kỳ 1954 – 1975 sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những cách thức mà Mỹ đã sử dụng trong quá trình thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và mục đích của chính sách văn hóa mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã áp dụng ở đây trong thời kỳ này. Đồng thời qua đó giúp chúng ta có nhìn toàn cảnh về xã hội, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần ở miền Nam dưới ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chủ trương vừa giữa gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vừa tiếp tục quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn mang đậm bản sắc riêng. Vì vậy, nghiên cứu về quá trình du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá những cái được và mất, những tác động tiêu cực và tích cực của văn hóa Mỹ, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam, đưa nền văn hóa Việt Nam hội nhập với nền văn hóa chung của nhân loại. Như vậy, nghiên cứu về sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là một nội dung quan trọng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Do đó, lựa chọn vấn đề: “Sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975” làm luận văn tốt nghiệp, tôi hy vọng đóng góp thêm những nghiên cứu khoa học về lịch sử miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 và bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam 1954 – 1975. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Quá trình lịch sử đầy biến động những năm 1954 – 1975 đã đem đến cho miền Nam Việt Nam một cấu trúc đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, thành phần dân cư, văn hóa, tư tưởng và văn học nghệ thuật. Trong giai đoạn đó miền Nam là hợp thể của những đối cực văn hóa mà những giá trị thực sự muốn giành vị trí để được thừa nhận rộng rãi phải trải qua thời gian dài tranh cãi, thuyết phục. Nghiên cứu về văn hóa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là một vấn đề thú vị thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể kể đến như: Trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 119 năm 1969 có bài viết “Xã hội và văn hóa thành thị miền Nam Việt Nam dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ” của tác giả Lê Văn Hảo. Tác giả đã chỉ ra những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ khi xây dựng, du nhập văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ vào các thành thị miền Nam Việt Nam nhằm từng bước “Mỹ hóa” nền văn hóa Việt Nam, từng bước áp đặt chủ nghĩa thực dân mới vào miền Nam, biến văn hóa miền Nam thành công cụ phục vụ chiến tranh xâm lược và củng cố chế độ thực dân mới. Công trình nghiên cứu “Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy” (tập 1) được thực hiện bởi một nhóm các tác giả Trà Linh, Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá...., xuất bản năm 1977. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu phê phán một cách nghiêm túc, có hệ thống về nền văn hóa Mỹ ở miền Nam. Cuốn sách bước đầu phê phán một cách có hệ thống nền văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, thông qua một số bài viết về triết học, về lối sống Mỹ, về những âm mưu nô dịch trong lĩnh vực văn hóa về sân khấu, điện ảnh, văn học,... Cuốn sách “Văn hóa, văn nghệ miền Nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy” (tập 2) của một nhóm các tác giả Trần Độ, Phong Hiền, Võ Quang 6 Phúc,... xuất bản năm 1979. Cuốn sách gồm các bài viết đề cập một cách khái quát về các hiện tượng phản văn hóa ở Sài Gòn trước đây; về những âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, xuất bản và báo chí miền Nam, giáo dục phổ thông ở miền Nam; âm mưu lợi dụng tôn giáo nhằm thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Công trình “Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng” (tập1) do nhóm các tác giả Vũ Hạnh, Thạch Phương, Huy Khánh,... thực hiện xuất bản năm 1980. Cuốn sách là tập hợp nhiều bài viết, mỗi bài viết là một chỉnh thể hoàn chỉnh đề cập đến việc đội ngũ những người cầm bút chống cộng, những người này là cầu nối giữa đường lối, chủ trương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn với quần chúng nhân dân, là công cụ trực tiếp thực hiện chủ nghĩa chống cộng về mặt tư tưởng và triển khai chính sách văn hóa của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Các tác giả đã vạch trần tính chất nguy hại của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ về mặt văn hóa, đồng thời giúp người đọc có nhận thức bao quát, có sự đánh giá đúng về đội ngũ những người cầm bút chịu ảnh hưởng và là công cụ của chủ nghĩa thực dân mới. Công trình “Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam” của Lữ Phương do NXB Văn hóa xuất bản năm 1981. Đây là cuốn sách nói về chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam trên phương diện văn hóa và tư tưởng. Cuốn sách đi sâu tìm hiểu một số chính sách và thủ đoạn về văn hóa, tư tưởng mà Mỹ đã đề ra và áp dụng để phục vụ các hình thức xâm lược bằng chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Cuốn sách này giới hạn ở một số hiện tượng cụ thể, trình bày dưới hình thức những chuyên đề như: chính sách và thủ đoạn xâm nhập, chủ nghĩa chống cộng, nếp sống Mỹ...Tuy vậy, vấn đề ảnh hưởng của văn hóa thực dân mới ở miền Nam thời kỳ 1954 – 1975 chưa được đề cập đến. 7 Trong Tạp chí Xã hội học số 2 năm 1983 có bài viết “Lối sống thực dân mới của Mỹ ở miền Nam trước 1975” của tác giả Chu Khắc. Tác giả đề cập đến những khía cạnh nổi bật trong “lối sống Mỹ” ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 dưới ảnh hưởng của văn hóa thực dân mới Mỹ. Từ đó, tác giả chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của việc du nhập lối sống thực dân mới vào mảnh đất này đã gây ra những đảo lộn về kinh tế, văn hóa, xã hội và tư tưởng ở miền Nam Việt Nam. Công trình “Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại miền Nam Việt Nam 1954 – 1975” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, xuất bản năm 1990, chia làm 3 phần. Là một đề tài lớn với nhiều vấn đề phức tạp nên phần 1 tác giả chỉ tập trung trình bày những nét chung nhất để người đọc có thể hình dung ra một cách tổng quát toàn cảnh của bộ phận văn hóa, văn nghệ miền Nam Việt Nam 1954 – 1975. Phần 2 là phần nghiên cứu cụ thể và đi vào chiều sâu của một bộ phận quan trọng nhất trong văn hóa văn nghệ tại miền Nam Việt Nam đó là văn học tại miền Nam dưới chế độ thực dân mới Mỹ. Phần 3 dựa trên cơ sở hai phần đầu để đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động văn hóa, văn nghệ ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975. Cuốn sách này còn đề cập đến các cơ quan, tổ chức, tác phẩm và sự kiện văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ lịch sử 1954 – 1975. Nhưng, công trình này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về nền văn học thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Nhìn chung quan điểm, cách nhìn nhận về văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thờ kỳ 1954 - 1975 của các tác giả công trình vừa kể trên chủ yếu đề cập đến những mặt tiêu cực, phê phán ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến miền Nam Việt Nam. Trong thời gian gần đây, xuất hiện một số công trình nghiên cứu có cách nhìn nhận cởi mở hơn về văn hóa của Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Tác giả của những công trình này khi đề cập đến vấn đề ảnh 8 hưởng văn hóa Mỹ đến miền Nam Việt Nam có đánh giá khách quan hơn gồm cả mặt tiêu cực và mặt tích cực. Một số công trình đó là: Bài viết “Chiến tranh, xã hội tiêu thụ và thị trường văn học miền Nam 1954 – 1975” của tác giả Huỳnh Như Phương được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4 năm 2015. Tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực và cả những ảnh hưởng tích cực của văn hóa Mỹ trong lĩnh vực văn học đô thị và báo chí miền Nam trước năm 1975. Luận văn Tiến sĩ Lịch sử “Giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954- 1975)” của tác giả Hoàng Thị Hồng Nga bảo vệ năm 2016 đã chỉ ra những điểm mới, điểm tích cực trong nền giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa – một nền giáo dục đại học được mô phỏng theo nền giáo dục của Mỹ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã tái hiện lại được bức tranh tổng quát về văn hóa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trên những khía cạnh khác nhau như trong văn học, giáo dục, lối sống,...Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ gián tiếp nói lên một phần nào ảnh hưởng của văn hóa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến đời sống tinh thần, lối sống hay chính cuộc chiến tranh đang diễn ra ở đây trong thời kỳ này. Các công trình nghiên cứu trên đây phần nào giúp tôi tiếp cận, khảo sát các hiện tượng văn hóa dưới các góc độ khác nhau, hướng tới việc làm sáng tỏ những âm mưu của Mỹ khi du nhập nền văn hóa mới và những tác động, ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến miền Nam thời kỳ 1954 – 1975. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu “Sự du nhập và Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975” nhằm mục đích: làm rõ những cách thức của Mỹ trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và mục đích của các chính sách văn hóa mà Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã áp dụng ở đây. 9 Qua đó đánh giá một cách khách quan những ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến tình hình văn hóa, xã hội miền Nam và cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở đây.  Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung làm rõ những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất: phân tích những điều kiện lịch sử cho sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975, bao gồm những tác động từ bối cảnh lịch sử, các chính sách văn hóa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đặc điểm của văn hóa miền Nam Việt Nam trước năm 1954. Thứ hai: làm rõ quá trình du nhập của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam trên các khía cạnh: phương tiện du nhập, cách thức du nhập, mục tiêu du nhập. Đồng thời phân tích những biểu hiện của văn hóa Mỹ ở miền Nam Viêt Nam trong các lĩnh vực: tư tưởng – chính trị, tín ngưỡng – tôn giáo, giáo dục, lối sống, văn học nghệ thuật và thông tin truyền thông. Thứ ba: Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với nền văn hóa dân tộc, tình hình xã hội và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975 nói cách khác là sự du nhập nền văn hóa thực dân mới trong bối cảnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Nền văn hóa mà Mỹ du nhập trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là du nhập một nền văn hóa mới của phương Tây vào Việt Nam mà đằng sau đó là cả một âm mưu muốn dùng văn hóa như một công cụ để xâm lược, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. 10 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố văn hóa Mỹ có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975 được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là trong các lĩnh vực: tư tưởng – chính trị, tôn giáo, giáo dục, lối sống, văn học, nghệ thuật và thông tin truyền thông.  Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: luận văn giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu là miền Nam Việt Nam mà địa giới hành chính theo quy định của Hiệp định Genève là từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào địa bàn do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Về mặt thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1954, khi Mỹ chính thức thực hiện chính sách can thiệp ở miền Nam Việt Nam đến năm 1975 khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về sự du nhập của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam; những biểu hiện của văn hóa Mỹ trong tư tưởng – chính trị, trong tôn giáo, trong giáo dục, trong lối sống, trong văn học – nghệ thuật và thông tin truyền thông ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Qua đó phân tích, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với nền văn hóa dân tộc, đối với đời sống xã hội miền Nam Việt Nam và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Việt Nam. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu  Nguồn tư liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu khác nhau bao gồm: Các tạp chí, tập san về văn hóa, giáo dục, xã hội xuất bản ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975. 11 Các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ về lịch sử Việt Nam hiện đại có nội dung liên quan đến đề tài được thực hiện từ sau năm 1975 trên phạm vi cả nước.  Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày, đánh giá, nhận xét vấn đề trong mối quan hệ lôgic và theo trình tự thời gian. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp v.v… để nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cụ thể với kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn. 6. Đóng góp của đề tài Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về sự hiện diện và ảnh hưởng của văn hóa thực dân mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 – 1975. Đề tài góp phần làm phong phú hơn những công tình nghiên cứu về miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Qua việc tìm hiểu quá trình du nhập và những biểu hiện của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đề tài đã bước đầu đưa ra những đánh giá khách quan, chân thực về ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với đời sống văn hóa, xã hội miền Nam Việt Nam. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa bên ngoài trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương như sau: 12 Chương 1: Những điều kiện cho sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Chương này gồm trang, tập trung phân tích các điều kiện cho sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 như: bối cảnh lịch sử, các chính sách văn hóa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và những đặc điểm văn hóa miền Nam Việt Nam trước năm 1954. Chương 2: Sự du nhập và biểu hiện của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Chương này gồm trang, tập trung tìm hiểu, phân tích cách thức, phương tiện và mục đích du nhập của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời phân tích, làm rõ những biểu hiện của văn hóa Mỹ ở miền Nam trên các lĩnh vực tư tưởng – chính trị, giáo dục, lối sống, tôn giáo, văn học – nghệ thuật và thông tin truyền thông. Chương 3: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975). Chương này gồm trang đi sâu phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với đời nền văn hóa dân tộc, đối với đời sống xã hội và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. 13 CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954 – 1975 1.1 Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 Về chính trị: Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (1954), đế quốc Mỹ từng bước thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, âm mưu chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Bước khởi đầu cho âm mưu đó bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống chính trị. Một yêu cầu rất cơ bản của Mỹ khi đó là “phải có được một chính quyền tay sai “ổn định”, mang cái vỏ “dân chủ”, “tự do” giả hiệu” [44; 3]1. Với lá bài chuẩn bị từ lâu, đầu tháng 7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam, ép Pháp để Ngô Đình Diệm chấp chính. Mỹ đã giúp Diệm xây dựng một bộ máy chính quyền theo kiểu Mỹ, từ hiến pháp, tổ chức quân đội, tình báo, cảnh sát, hành chính đến văn hóa giáo dục. Trong nội các Ngô Đình Diệm, các thành viên thân Mỹ hoặc có quan hệ chặt chẽ với Diệm chiếm đa số. Ngày 23/10/1955 với sự giúp đỡ của Mỹ chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện cuộc “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, suy tôn Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam. Tiếp theo, ngày 4/3/1956, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Đến ngày 26/10/1956, Quốc hội Lập hiến ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Cùng với việc xây dựng bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Mỹ tuyên bố công khai không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định này, tiến hành can thiệp sâu hơn 1 Cao Văn Lượng (1977), Sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ trong chính sách xây dựng chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam, TCNCLS số 6, 1977. 14 nhằm biến miền Nam Việt Nam thành “quốc gia tự do” dưới sự ảnh hưởng và nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Để thực hiện âm mưu căn bản, lâu dài đó, tháng 9/ 1954 Mỹ đưa ra thông báo quyết định viện trợ trực tiếp cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tập trung giúp cho Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Genève, loại bỏ Pháp và các thế lực thân Pháp, nắm trọn quyền thống trị miền Nam. Tuy nhiên, trong suốt 20 năm, tình hình chính trị miền Nam hết sức bất ổn do những thay đổi trong những mưu đồ chính trị của Mỹ. Có thể nhận thấy sau mỗi lần thất bại thì mâu thuẫn trong nội bộ của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa càng trầm trọng hơn. Mở đầu cho một chuỗi các bất ổn trong nội bộ Việt Nam Cộng hòa là cuộc đảo chính ngày 1/ 11/ 1963. Đây là một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Mỹ. Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính là do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa bất mãn trước cách thức cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện cuộc đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ bằng cách làm ngơ, thậm chí là bật đèn xanh do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mẫu thuẫn với chính phủ Mỹ. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính quyền của Ngô Đình Diệm chủ trương độc lập với người Mỹ trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuộc đảo chính đã giết chết hai anh em là Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, nền Đệ nhất Cộng hòa (1955 – 1963) do Ngô Đình Diệm đứng đầu sụp đổ. Từ đây mở ra “thời kỳ quân quản” (1963 – 1967), một giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam với hàng loạt cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra dẫn đến những đổ vỡ trong nội bộ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 15 Người kế nhiệm John F. Kennedy, Tổng thống Lyndon B. Johnson từng nói rằng: “Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta....Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị từ lúc đó....” [86]2. Để ổn định tình hình, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tiến hành bầu cử quốc hội ngày 3/ 9/ 1967, sau đó thông qua bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, tuyên bố xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Những biến động chính trị trên đã tác động không nhỏ đến tình hình văn hóa, xã hội miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Cùng với việc ổn định bộ máy nhà nước, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới sự chỉ đạo của Mỹ đã phối hợp thực hiện các chiến lược chiến tranh liên tiếp đối phó với cách mạng miền Nam và thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam. Mỹ đã xây dựng cho Việt Nam Cộng hòa một quân đội hùng hậu, được trang bị tương đối hiện đại và huấn luyện theo chương trình cố vấn Mỹ chỉ đạo. Chi phí Mỹ dành cho toàn bộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lên đến hàng trăm tỷ USD. Chi phí của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam cao gấp đôi chi phí chiến tranh ở Triều Tiên và nếu không tính chi phí trong cuộc chiến tranh thế giới lần 2, thì chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam được xếp vào loại tốn kém nhất trong lịch sử chiến tranh của Mỹ [45; tr137]3. Dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thẳng tay đàn áp các lực lượng yêu nước, phát động các phong trào “tố cộng”, “diệt cộng” để bắt giam các chiến sĩ cách mạng. Đồng thời Việt Nam Cộng hòa tăng cường xây dựng các lực lượng quân đội, cải tiến trang thiết bị và huấn luyện binh sĩ phục vụ cho các chương trình “bình định”, lập “ấp chiến lược” Đảo chính Việt nam Cộng hòa 1963. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t _Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1963 3 Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB Giáo dục Việt Nam 2 16 dồn dân vào các trại tập trung để cô lập và tiêu diệt lực lượng du kích ở miền Nam. Chiến tranh lan rộng với cường độ ngày càng ác liệt, đặc biệt khi Mỹ trực tiếp đưa quân đội Mỹ và các nước đồng minh vào miền Nam năm 1965. Tình hình này đã ảnh hưởng đến việc hoạch định cũng như thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, sự hiện diện ngày càng đông đảo của lực lượng quân Mỹ và đồng minh kéo theo một làn sóng văn hóa Mỹ và phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội miền Nam. Về Kinh tế Để tạo cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa sức mạnh tiềm lực trong cuộc chiến chống cộng sản, tiền của, vũ khí và cố vấn Mỹ được cung cấp liên tục nhằm biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng sản và thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Với chiến lược của Mỹ, đầu tư kinh tế là để phục vụ cho mục tiêu chính trị. Nhờ những khoản viện trợ khổng lồ và đội ngũ cố vấn Mỹ hùng hậu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã bắt tay vào việc tổ chức lại các đơn vị hành chính, tăng cường phát triển kinh tế, mở mang giao thông làm chỗ dựa cho chiến lược “chống cộng”. Viện trợ của Mỹ tăng nhanh, từ năm 1955 đến 1957 Mỹ viện trợ cho Diệm 1,1 tỷ USD (trong đó gần 60% chi dùng vào mục đích quân sự). Trong những năm 1955 – 1960, Mỹ tiếp tục rót vào miền Nam 7 tỷ USD [45; tr42]4. Mỗi năm sau đó, trung bình chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhận được 1 tỷ USD từ Mỹ, trong đó viện trợ kinh tế vẫn được duy trì ở mức 200 triệu USD hàng năm. Với các loại viện trợ khác nhau như: viện trợ thương mại, viện trợ nông phẩm, viện trợ theo dự án, viện trợ cho vay... Mỹ đã tạo nên sự phồn vinh tạm thời ở miền Nam: hàng hóa tăng nhanh về số lượng và chủng loại; các thành phố lớn nhộn nhịp với vũ trường, quán bar, nhà hàng; nền kinh tế phát triển khá nhanh theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nguồn viện trợ này đã tác Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB Giáo dục Việt Nam 4 17 động rất lớn đối với nền kinh tế miền Nam trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Công nghiệp: trong thời kỳ này nền công nghiệp miền Nam có sự thay đổi rõ nét: Nếu như ở miền Bắc trong thời gian này các ngành công nghiệp chưa tập trung thành một hệ thống, thì ở miền Nam các ngành công nghiệp tập trung thành hệ thống công nghiệp, chủ yếu tập trung ở Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa. Ba khu vực này chiếm khoảng 85% tổng số xí nghiệp công nghiệp và 90 % tổng sản lượng công nghiệp chế biến [84; tr 44]5. Cũng từ năm 1965 trở đi, sản lượng công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá tăng lên được dùng để cung cấp cho quân đội Sài Gòn, quân đội Mỹ và đồng minh, do đó việc tiêu thụ tương đối ổn định. Cụ thể, sản lượng của một nhà máy chế biến sữa từ nguyên liệu sữa bột tăng nhanh qua các năm: năm 1965, sản xuất được 25.766 thùng (mỗi thùng 48 hộp); năm 1966 là 355.703 thùng; năm 1969 là 874.814 thùng [45; tr140]6. Thời kỳ này ngành công nghiệp điện cũng đạt được một số thành tựu lớn: năm 1954, sản xuất được 181.011.000 kWh đến năm 1960 là 305.882.000 kWh và năm 1965 là 522.203.000 kWh [45, tr 81]7. Công nghiệp miền Nam hoàn toàn do tư bản ngoại quốc lũng đoạn, những ngành sản xuất quan trọng trong công nghiệp đều do người ngoại quốc khống chế, như các ngành điện lực, đồ hộp, chè, bia, thuốc lá,...Ngành công nghiệp phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài (Mỹ, Nhật...) về nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị và cả về kỹ thuật; phát triển một cách què quặt (vì thiếu những ngành then chốt như cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, sản xuất nguyên liệu kỹ thuật) và mất cân đối, không những không chú trọng toàn bộ nền kinh tế mà ngay cả trong từng ngành, từng xí nghiệp (như thiếu sợi cho công Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ đến KT... http://luanvan365.com/luan-van/anh-huong-cua-chu-nghia-thuc-dan-kieu6 Nguyễn ĐÌnh Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB...... 7 Nguyễn ĐÌnh Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB...... 5 18 nghiệp dệt, thiếu bột giấy cho công nghiệp giấy....). Tổng sản lượng công nghiệp năm 1972 giảm 5% so với năm trước, đến năm 1973 giảm 22%, năm 1974 giảm 21% [60; tr288]8. Như vậy, công nghiệp miền Nam không ổn định, cơ cấu không cân đối và phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Mỹ. Nông nghiệp: Miền Nam đầy đủ các điều kiện tự nhiên để phát triển ngành nông nghiệp. Thông qua hình thức viện trợ theo dự án của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn, hàng năm chính quyền Sài Gòn nhận được một khối lượng lớn: thuốc trừ sâu, phân bón, giống mới, các loại máy móc dùng trong nông nghiệp để phát triển nông nghiệp. Sản lượng lúa ở miền Nam trong những năm 1964 – 1965 đạt trung bình khoảng hơn 5 triệu tấn. Tỷ lệ gạo hàng hóa khá cao. Năm 1961, tổng số gạo hàng hóa ở miền Nam là 225.055 tấn, năm 1965 là 327.449 tấn [45; tr 81]9. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài được lâu, từ năm 1965 chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt làm cho diện tích và sản lượng gạo giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân vô cùng khổ cực. Về cơ bản, nông nghiệp miền Nam vẫn nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ là phổ biến. Thương mại – dịch vụ: Trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát, chỉ số cán cân thương mại xuất nhập khẩu trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1965 luôn ở trong tình trạng nhập siêu, trong những năm 1965 – 1968 càng trầm trọng hơn. Xu hướng chung là nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm. Nhập khẩu vùng chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát chủ yếu với 4 đối tác là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Pháp. Xuất nhập cảng giữa Sài Gòn và Mỹ tăng nhanh. Năm 1960, tỷ lệ nhập cảng từ Mỹ chiếm khoảng 25% giá trị nhập cảng của Sài Gòn, năm 1965 lên gần 50%. Riêng nhập cảng theo hình thức viện trợ 8 Đặng Phong (2004), Kinh tế miền nam Việt Nam thời kỳ 1955 – 1975, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9 Nguyễn Đình lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB Giáo dục. 19 cho Sài Gòn, từ năm 1957 đến 1965, Mỹ chiếm 60 – 75% [45; tr81]10. Trong nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, cán cân thương mại thường xuyên thiếu hụt, giá trị hàng hóa nhập khẩu chiếm tỷ lệ áp đảo so với giá trị hàng hóa xuất khấu. Hơn nữa lại không nhập những những yếu tố khoa học, kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất mà nhập những sản phẩm và đầu ra của nền sản xuất đã nói lên tính chất phụ thuộc của nền thương mại Việt Nam Cộng hòa. Số lượng hàng hóa nhập cảng tăng lên đột biến. Hàng Mỹ và hàng các nước trong phe Mỹ (Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan...) được nhập tràn lan hoặc được tuồn từ các cửa hàng PX của quân viễn chinh vừa đẹp, vừa rẻ, đã giết chết nhiều ngành sản xuất thủ công và nửa cơ giới truyền thống của miền Nam. Nhiều nhà sản xuất hàng nội hóa muốn tồn tại phải chấp nhận hạ giá hàng. Khi chiến tranh lan rộng, các ngành dịch vụ phục vụ chiến tranh và quân đội Mỹ phát triển mạnh. Những ngành nghề trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh có điều kiện phát triển mạnh, còn nhiều ngành khác bị chững lại hay suy sụp. Mặt khác, do viện trợ, Mỹ cũng buộc chính quyền Sài Gòn phải mua hàng của Mỹ rồi bán hàng đó lấy tiền trả lương cho công chức, binh lính... khiến hàng sản xuất trong nước không cân sức với hàng ngoại nhập. Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ 1954 – 1975 đã hình thành một cơ chế thị trường khá năng động; hoạt động thương mại ở miền Nam sôi nổi và khá sầm uất; hàng hóa phong phú , đa dạng và dễ mua. Tuy vậy, kinh tế vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát bị lệ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Hầu hết các ngành kinh tế phát triển được là nhờ vào viện trợ; cơ cấu kinh tế không cân đối; nguyên vật liệu phần lớn là nhập ngoại; rất nhiều mặt hàng được sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của quân viễn chinh nên khi Mỹ rút quân và viện trợ của Mỹ giảm thì nền kinh tế Sài Gòn nhanh chóng giảm sút trong tất cả các ngành. Về xã hội: 10 Nguyễn Đình lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB Giáo dục. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan