Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn hà nội...

Tài liệu Luận văn rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn hà nội

.PDF
131
1282
157

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐỖ BÍCH NGỌC RỐI NHIỄU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ HÀ NỘI – 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐỖ BÍCH NGỌC RỐI NHIỄU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. Khúc Năng Toàn HÀ NỘI – 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan thực hiện đề tài này hoàn toàn độc lập, theo đúng hướng dẫn của Nhà trường và Giảng viên hướng dẫn. Tôi cam đoan số liệu trong kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác và được thực hiện tại địa điểm nghiên cứu. Học viên Đỗ Bích Ngọc 3 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội”, đến nay luận văn đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Khúc Năng Toàn đã tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Hà Thành, THCS Bế Văn Đàn đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình và người thân đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các quý thầy, cô giáo, bạn bè góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả Đỗ Bích Ngọc 4 DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BASC3 Behavioral Assessment Systems for Children, Third Edition 2 BDI-2 Beck Depression Inventtory 3 ICD10 International Classification Diseases 4 DSM5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) 5 THCS Trung học cơ sở 6 THPT Trung học phổ thông 7 WHO Tổ chức Y tế thế giới 5 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 10 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 12 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................... 12 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 12 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 13 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................. 13 7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 13 8. Đóng góp của đề tài............................................................................. 15 9. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA RỐI NHIỄU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ............................................................................... 16 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm .......................................... 16 1.1.1. Một số nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới ................................. 16 1.1.1. Một số nghiên cứu về trầm cảm ở Việt Nam .................................. 18 1.2. Khái quát về rối nhiễu trầm cảm ..................................................... 20 1.2.1. Khái niệm trầm cảm ............................................................................ 20 1.2.2. Những biểu hiện triệu chứng của rối nhiễu trầm cảm ..................... 24 1.2.3. Phân loại trầm cảm ............................................................................. 28 1.2.4. Các nguyên nhân gây rối nhiễu trầm cảm........................................... 30 1.2.5. Các tiêu chí chẩn đoán rỗi nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học. .. 33 1.2.5.1. Các tiêu chí chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm theo DSM-5 .... 33 1.2.5.2. Các tiêu chí chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm theo ICD10..... 35 6 1.3. Trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở .................................................. 38 1.3.1. Đặc điểm phát triển độ tuổi của học sinh THCS ................................ 38 1.3.2. Những yếu tố độ tuổi liên quan đến rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THCS 43 1.3.3. Đặc điểm của rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở............ 48 Tiểu kết chương 1........................................................................................ 51 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 53 2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................... 53 2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm và trầm cảm ở học sinh THCS 53 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................... 54 2.1.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ......................................................... 56 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 59 2.2.1. Các nguyên tắc phương pháp luận .................................................. 59 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 61 Tiểu kết chương 2........................................................................................ 63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI....................................................................... 64 3.1. Mức độ biểu hiện các triệu chứng rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội. ......................................................................... 64 3.1.1. Tỷ lệ học sinh đáp ứng chẩn đoán trầm cảm theo mức độ biểu hiện triệu chứng............................................................................................. 64 7 3.1.2. Mức độ biểu hiện các triệu chứng rối nhiễu trầm cảm của học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội ............................................................................ 70 3.2. Các biểu hiện triệu chứng rối nhiễu trầm cảm và những rối nhiễu liên quan ở học sinh THCS Hà Nội. ........................................................... 83 Tiểu kết chương 3........................................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 93 10. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 97 8 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1: Tỷ lệ học sinh đáp ứng chẩn đoán trầm cảm theo mức độ biểu hiện triệu chứng................................................................................................... 66 Bảng 2: Mức độ biểu hiện các rối nhiễu trầm cảm ở học sinh Trung Học Cơ Sở trên địa bàn Hà Nội ................................................................................ 71 Bảng 3: Khác biệt giới tính về mức độ biểu hiện các triệu chứng trầm cảm ở học sinh THCS Hà Nội ............................................................................ 78 Bảng 4: Khác biệt bậc học về mức độ biểu hiện các triệu chứng trầm cảm ở học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội ........................................................... 81 Bảng 5: Mức độ biểu hiện các triệu chứng trầm cảm của học sinh THCS Hà Nội theo các thang đo khác nhau. ............................................................... 84 Bảng 6: Tương quan mức độ biểu hiện triệu chứng trầm cảm theo các thang đo khác nhau................................................................................................ 87 Bảng 7: Các biểu hiện triệu chứng rối nhiễu ở học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội ......................................................................................................... 89 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Khác biệt giới tính về tỷ lệ đáp ứng chẩn đoán theo mức độ biểu hiện triệu chứng........................................................................................... 68 Biểu đồ 2: Khác biệt bậc học về tỷ lệ đáp ứng chẩn đoán trầm cảm theo mức độ biểu hiện triệu chứng...................................................................... 69 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại tỉ lệ người gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như stress, lo âu, trầm cảm ngày càng nhiều. Theo dự báo của tạp chí “The Global Burden of Disease Study”, đến năm 2020, trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng về bệnh tật trên toàn thế giới, và tới năm 2030 trầm cảm sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm giảm tuổi thọ, cũng như giảm tỉ lệ sinh. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), 3 đến 5% dân số thế giới hiện nay (khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát của trầm cảm là 50% đến 80%. Khoảng 45% - 70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát. Ở nước ta, con số 10% người bị trầm cảm chỉ tính riêng ở thành phố Hà Nội cho thấy Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trầm cảm là một loại rối nhiễu về cảm xúc, được đặc trưng bởi một số triệu chứng như buồn chán, mất sự hung thú, cảm thấy tội lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc sự ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung. Trầm cảm có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát và làm giảm khả năng của cá nhân trong thích ứng với cuộc sống, nhiều trường hợp trầm cảm có thể dẫn tới nguy cơ tự sát ở người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tuổi có nguy cơ cao mắc phải thường là những người trẻ tuổi, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên. Báo cáo Sức khỏe vị thành niên Thế giới 2014 nêu rõ trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10 – 19 tuổi). Theo Viện hàn lâm Tâm thần Nhi khoa Mỹ, khoảng 2% trẻ nhỏ và 4 – 8% trẻ vị thành 10 niên mắc chứng trầm cảm, nghĩa là khoảng 6 – 10% trẻ em nói chung mắc chứng bệnh này. Học sinh trung học cơ sở hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi cả về thể chất và tâm thần. Trước những tác động của môi trường không thuận lợi mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc - hành vi lệch lạc, mà nổi bật là trầm cảm.Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển hoàn thiện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ. Nếu rối loạn trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngược lại, việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số nghiên cứu về trầm cảm ở trẻ vị thành niên ở Việt Nam đã cho thấy tỷ lệ khá cao học sinh tại các thành phố lớn mà cụ thể là Hà Nội – khu vực học sinh chịu áp lực lớn từ việc học hành thi cử và các mối quan hệ xã hội đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán trầm cảm. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh và Đăṇg Hoàng Minh (2011), trên lứa tuổi 12 đến 16 ở một số tỉnh miền Bắc cho thấy, tỷ lệ trẻ có các dấu hiệu trầm cảm chiếm 6,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Bá năm 2003 trên 566 học sinh của 4 trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội: Phan Đình Phùng, Đinh Tiên Hoàng, Yên Hòa, Việt Nam – Ba Lan đã xác nhận 8,8% học sinh có dấu hiệu trầm cảm. Bên cạnh đó rất nhiều các báo cáo khoa học tại hội thảo Tâm lý học đường lần thứ 4 do Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế (CASP-I) và trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 14 và 15-8 năm 2016 tại Hà Nội cho thấy tại Việt Nam số lượng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc rối loạn lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. 11 Những lý do trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu các triệu chứng trầm cảm và những yếu tố liên quan đến loại rối nhiễu này ở học sinh trung học cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần học đường ở Việt Nam hiện nay. Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và các điều kiện nghiên cứu, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá những biểu hiện triệu chứng trầm cảm và một số rối nhiễu liên quan ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nôi, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ tâm lý đối với học sinh ở nhóm độ tuổi này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Các biểu hiện triệu chứng liên quan đến rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội b. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 120 học sinh, 120 phụ huynh và 24 giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội 4. Giả thuyết khoa học - Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội có biểu hiện triệu chứng trầm cảm tương đối cao. - Có sự khác biệt về loại triệu chứng và mức độ biểu hiện của các triệu chứng trầm cảm ở học sinh trung học cở sở trên địa bàn Hà Nội tùy theo bậc học, địa bàn sinh sống, giới tính và học lực. - Các triệu chứng trầm cảm và mức độ biểu hiện của các triệu chứng này ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội có mối liên hệ khác 12 nhau với các triệu chứng rối nhiễu tâm lý khác có liên quan đến trầm cảm ở học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trầm cảm ở học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng. - Khảo sát thực trạng rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội; đánh giá mức độ các triệu chứng rối nhiễu và xác định các rối nhiễu liên quan. - Đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm và tăng cường sự hỗ trợ của nhà trường, gia đình đối với những học sinh có các triệu chứng của rối nhiễu trầm cảm. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu a. Giới hạn nội dung nghiên cứu Có nhiều vấn đề liên quan đến trầm cảm nói chung và thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học nói riêng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá mức độ biểu hiện của những triệu chứng trầm cảm và một số rối nhiễu khác có liên quan đến trầm cảm ở học sinh một số trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội. b. Khách thể nghiên cứu Do những hạn chế về điều kiện và thời gian nghiên cứu, đề tài này được tiến hành trên 120 học sinh, 120 phụ huynh và 24 giáo viên thuộc 3 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Hà Thành, THCS Bế Văn Đàn trên địa bàn Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: 13 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trầm cảm, học sinh trung học, nguy cơ trầm cảm và các biểu hiện triệu chứng trầm cảm ở học sinh THCS để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ▪ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu nhằm thu thập các thông tin cá nhân (tình hình học tập, các mối quan hệ, gia đình, lựa chọn nghề...) của học sinh. ▪ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các biểu hiện của học sinh thông qua hoạt động học ở trên lớp, mối quan hệ với bạn bè và gia đình... ▪ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng thang đo BASC3 (Behavioral Assessment Systems for Children, Third Edition) để sàng lọc các triệu chứng rối nhiễu hành vi và cảm xúc của học sinh. Sử dụng thang đo các triệu chứng trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory – BDI-2 ) để đánh các biểu hiện và mức độ của từng biểu hiện triệu chứng trầm cảm ở học sinh trung học BASC3 là hệ thống sàng lọc các rối nhiễu hành vi, cảm xúc dành cho trẻ em được thực hiện thông qua đánh giá của giáo viên, phụ huynh và bản thân học sinh. Bảng hỏi BASC3 dành cho giáo viên bao gồm 165 mục hỏi; bảng hỏi dành cho phụ huynh gồm 173 mục hỏi; và bảng hỏi dành cho học sinh gồm 189 mục hỏi. Kết quả sàng lọc bằng BASC3 cho phép nhận biết các triệu chứng của hầu hết các rối nhiễu hành vi, cảm xúc, cũng như các vấn đề học tập của học sinh. Thang đo trầm cảm của Beck (BDI-2) gồm 21 mục tương ứng với 21 triệu chứng lâm sàng cơ bản của rối loạn trầm cảm, bao gồm: buồn, bi quan, sự thất bại trong quá khứ, mất vui, cảm giác tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, tự ghét mình, tự chỉ trích, tự tử, khóc, cảm giác bồn chồn, mất hứng, thiếu quyết đoán, cảm giác vô dụng, thiếu năng lượng, thay đổi về giấc ngủ, cáu kỉnh, 14 thay đổi về ăn uống, khó tập trung chú ý và những thay đổi về ham muốn tình dục. Từng triệu chứng trầm cảm được đánh giá theo 4 mức, tùy theo tần xuất biểu hiện hoặc mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nghiệm thể (người trả lời) được yêu cầu đọc cẩn thận tất cả các mục và chọn ra một câu mô tả sát nhất cảm nhận của mình về bản thân mình trong phạm vi 15 ngày gần nhất( tính cả ngày trả lời). 7.3.Phương pháp xử lý số liệu. Kết quả thu thập được qua điều tra thực trạng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Các phương pháp thống kê mô tả (vd, trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất) và thống kê suy luận (vd, t-test, ANOVA) được sử dụng để phân tích số liệu, đánh giá thực trạng và kiểm định giả thuyết. 8. Đóng góp của đề tài - Làm rõ các biểu hiện triệu chứng cơ bản và mức độ biểu hiện của các triệu chứng trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội - Chỉ ra được những rối nhiễu khác có liên quan và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất một số kiến nghị giúp ngăn chặn và làm giảm các nguy cơ trầm cảm cho học sinh trung học cơ sở Hà Nội hiện nay. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RỐI NHIỄU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm 1.1.1. Một số nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới Thuật ngữ rối loạn trầm cảm được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate. Tiếp đó, Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn loại loạn thần. Đến năm 1896, Kraepelin đã thống nhất các quan điểm xếp 2 trạng thái trầm cảm và hưng cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm (psychose maniaco – depressive). [10] Sang thế kỷ XX rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và hoàn thiện về khái niệm bệnh họcvà hình thái. Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm được xếp trong nhóm các rối loạn cảm xúc, mục F30 - F39. Trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và tâm lý học trị liệu, tâm lý học lâm sàng, tâm bệnh học nói riêng, trầm cảm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như xã hội, hành vi và nhận thức, liên nhân cách… Các nghiên cứu chủ yếu tập trung theo các hướng như nghiên cứu thực trạng, khảo sát trên một lượng lớn dân số để có số liệu thống kê cụ thể về thực trạng trầm cảm; và nghiên cứu thực nghiệm về các liệu pháp tâm lý chữa trị trầm cảm. Đã có nhiều công trình khảo sát trên diện rộng ở một số nơi trên thế giới về thực trạng rối nhiễu trầm cảm. Ở Canada, theo Scott B Patten (2006), tỷ lệ trầm cảm chung được xác định vào khoảng 12,2%, Tỷ lệ nữ, được chẩn đoán trầm cảm (5%) cao hơn so với nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Trầm cảm nặng không liên quan đến trình độ học vấn nhưng có liên quan đến tình trạng bệnh mãn tính (4,9% so với người không có bệnh là 1,9%), thất nghiệp (4,6% so với 16 người không thất nghiệp là 3,5%), và thu nhập (TC ở người nghèo nhất là 8,5%, người giàu nhất 3,2%). Ở các nước châu Á – Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E (2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trung bình là 3,7%, thấp hơn nhiều khu vực khác trên thế giới [20]. Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác (20 - 30% dân số), trong đó 3 - 4% là trầm cảm vừa và nặng. Ở một số nước châu Á như Trung Quốc, theo tác giả Chen R, tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn là 6%, ở khu vực đô thị là 3,6%. Có nhiều quan niệm khác nhau về nguyên nhân của trầm cảm như: Lewinsohn và cộng sự (1979) đã chỉ ra rằng trầm cảm là kết quả của tỉ lệ thấp các củng cố xã hội tích cực; lý thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm Seligman cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ việc người ta được học rằng môi trường sinh lý và xã hội nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân; hay do hậu quả của sự nuôi dưỡng trong sự ghẻ lạnh và cách ly môi trường (Carnelly, Pietomonaco và Jaffe, 1994) .... Tuy nhiên đặc biệt phải kể đến Beck Aaron T. (1997) đã thiết lập mô hình nhận thức về nguyên nhân trầm cảm với 3 nhân tố chính: suy nghĩ tiêu cực về bản thân, về người khác và về tương lai; quá trình xử lý thông tin sai lệch; hình ảnh về bản thân bị bóp mép. Trên cơ sở đó, Beck A.T. dùng liệu pháp nhận thức tác động làm thay đổi nhận thức cũng như chỉnh sửa quá trình xử lý thông tin bị sai lệch để đưa cá nhân thoát khỏi trầm cảm. Như vậy, theo ông, cái cốt lõi của trầm cảm chính là những suy nghĩ, nhận thức tiêu cực, Mặc dù Beck A.T. đã bỏ qua một số yếu tố quan trọng khác trong trầm cảm như cảm xúc, nhưng mô hình nhận thức của ông được rất nhiều nhà tâm lý học chấp nhận và phát triển thêm. Đóng góp rất lớn khác của Beck, A.T. là xây dựng thang đo trầm cảm (viết tắt là BDI) được xuất bản đầu tiên vào năm 1961. Đây là bảng câu hỏi gồm nhiều lựa chọn đo lường mọi phương diện của trầm cảm: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. 17 Sau 2 lần chỉnh sửa, cải tiến BDI, năm 1996, BDI – II ra đời và trở thành thang đo trầm cảm được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Nghiên cứu rối nhiễu trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp. Điều tra năm 1994 về sức khỏe của các thanh thiếu niên trên 14.000 học sinh phổ thông trung học ở Choquetcho thấy, các rối loạn tâm thể (đau đầu, đau bụng, đau lưng, rối loạn giấc ngủ, thức đêm) và các rối nhiễu xã hội khác (giảm đột ngột kết quả học tập, trốn học, cắt đứt đột ngột quan hệ bạn bè…) cho phép xác định một cách có hiệu quả tính trầm cảm và mức độ trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng như cá rối loạn khác có liên quan đến vấn đề tự sát. thiếu niên cũng như các rối loạn khác có liên quan đến vấn đề tự sát. Tóm lại, các nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới đã cho thấy một tỷ lệ khá lớn (2,6 – 8%) dân số mắc chứng trầm cảm. Đây là một loại rối nhiễu khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất cứ ai. Đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên được xác định là giai đoạn độ tuổi tương đối nhạy cảm với loại rối nhiễu cảm xúc này. Trầm cảm lứa tuổi thanh thiếu niên có thể liên quan đến các rối nhiễu tâm lý khác và có dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau ở trẻ. 1.1.1. Một số nghiên cứu về trầm cảm ở Việt Nam Ở nước ta, trầm cảm thường được các phương tiện truyền thông nhắc đến như là một hiện tượng xã hội. Nhiều nghiên cứu về trầm cảm cũng đã được tiến hành ở những vùng dân cư khác nhau, với những độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (2010) tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong nhóm dân số trên 15 tuổi ở địa phương này là 8,35%. [27] Nghiên cứu của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) trên nhóm sinh viên điều dưỡng và y tế công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ mắc trầm cảm ở 18 sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6%, ở sinh viên điều dưỡng là 16,5%; trầm cảm ở nhóm sinh viên này liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức về bản thân. Khá nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau: Tại thành phố Đã Nẵng, nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ (1998-2000) cho thấy lo âu – trầm cảm chiến 10 – 21% trong số những học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của bác sỹ Cao Văn Tuân (2002) cho biết tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ 5 – 7%, trong khi đó theo TS. Hoàng Cẩm Tú, tỷ lệ này là 10%, theo TS, Ngô Thanh Hồi, tỷ lệ này chiếm hơn 15%. Trong khi đó tại Hà Nội, theo công trình nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng “Trầm cảm ở thanh thiếu niên và một số yếu tố tâm lý xã hội có liên quan” (2002) nghiên cứu tại 3 trường THPT trên địa bàn Hà Nội với 377 khách thể (THPT Trần Phú, THPT Ngọc Hồi, THPT Phan Đình Phùng) đã chỉ ra rằng có tới >18% học sinh bị mắc trầm cảm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông Hà Nội bị trầm cảm trong năm học 2001 – 2002 ở mức độ trung bình (8,8%). Trong đó có 6,7% trầm cảm nhẹ; 1,7% trầm cảm vừa; 0,5% trầm cảm nặng [7] Như vậy, đã có khá nhiều các nghiên cứu về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói riêng, được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành ở các tỉnh thành phía Nam hoặc các địa phương lân cận Hà Nội. Các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào độ tuổi học sinh THPT. Tỷ lệ trầm cảm được xác định hết sức đa dạng tùy theo địa bàn nghiên cứu và độ tuổi và mức độ rối nhiễu. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung đánh giá các biểu hiện triệu chứng trầm cảm của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 19 1.2. Khái quát về rối nhiễu trầm cảm 1.2.1. Khái niệm trầm cảm Thuật ngữ, “trầm cảm” được sử dụng để mô tả tâm trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi. Trong từ điển Tiếng Việt trầm cảm được định nghĩa là “trầm uất, buồn và u uất trong lòng.” Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã dùng từ “trầm nhược” thay cho từ “trầm cảm”, theo đó, trầm nhược không chỉ là một trạng thái tâm lý, mà còn trạng thái suy nhược về thể chất. Ông định nghĩa như sau: “Trầm là chìm xuống, mất hào hứng, sôi nổi; tính khí buồn bã, chán chường, bi quan”, còn “nhược là suy yếu, uể oải, không muốn cử động, chân tay mỏi mệt, mặc dù không có bệnh gì rõ rệt”. GS.TS Nguyễn Đăng Dung và bác sĩ Nguyễn Văn Siêm đã định nghĩa về trầm cảm như sau: “Trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Bệnh nhân có khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm hứng thú và quan tâm, thấy tương lai ảm đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm sút lòng tự tin, thường hoang tưởng bị tội, dẫn đến tự sát, giảm vận động, ít nói, thường nằm hoặc ngồi lâu ở một tư thế, kèm theo sự rối loạn các chức năng sinh học (mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi…) [6] Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú: “Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện sự buồn rầu, chán nản, thất vọng quá mức bình thường làm ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần. Rối loạn đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất mọi quan tâm thích thú, mất năng lượng, dễ mệt mỏi, hoạt động giảm, khó tập trung chú ý, tư duy chậm, kèm theo mặc cảm tội lỗi, giảm giá trị hoặc hoang tưởng bị tội lỗi, chán đời … và đi kèm các triệu chứng cơ thể khác như rối loạn giấc ngủ, ăn…” [24] Theo từ điển tâm lý học của Tiến sĩ Vũ Dũng cho rằng trầm cảm là “trạng thái xúc cảm xuất hiện trên cơ sở cảm xúc âm tính, thay đổi động cơ, trí tuệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan