Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị tài chính vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệ...

Tài liệu Luận văn quản trị tài chính vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thiết bị cấp thoát nước sao minh

.DOC
66
162
87

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 1 Trường Học viên ngân LỜI NÓI ĐẦU Với điều kiện là nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, đã và đang hội nhập vào các định chế khu vực và trên thế giới với định hướng phát triển kinh tế quốc gia từ nay đến năm 2020, nước ta đó cú những sự đổi khác đáng kể ở nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, đứng trước sự tồn tại cũng như phát triển của chính mình, doanh nghiệp phải tận dụng mọi tiềm lực, lợi thế đã, đang và sẽ tạo ra trong tương lai. Và vốn là yếu tố đầu tiên, là một trong những yếu tố quan trọng trong những tiềm lực và lợi thế đó của doanh nghiệp. Vốn không chỉ là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, mà còn là tiền đề cơ bản, phương tiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó, tiến tới thực hiện mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Vốn, trong đó, vốn lưu động giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp được ví như một cơ thể con người thì trong đó, vốn lưu động sẽ đóng vai trò như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể đó. Vì vậy, với hiện tại là những thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như những cơ hội lớn mà nền kinh tế thị trường thời mở cửa mang lại, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, hơn thế nữa, doanh nghiệp cần tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp tài chính để sao cho sử dụng có hiệu quả nhất vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ tạo vị thế vững chắc cho doanh nghiệp trên con đường tiến tới thành công và thành công hơn nữa. Xuất phát từ thực tiễn đó, vận dụng lý luận với hành trang là tri thức những cơ bản, nâng cao đã được trang bị tại trường Học Viên Ngân Hàng, cũng như nhận thức được vị thế, tầm quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc của vốn lưu động Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 2 Trường Học viên ngân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong qua trình thực tập tại Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh, em đã nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập với chuyên đề : “Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh” Bài chuyên đề thực tập ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, có kết cấu gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp.  Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh.  Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh trong thời gian tới Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu cũng như trình độ kiến thức còn ít nhiều hạn chế, nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của thầy, cô để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội ngày 30 tháng 5 năm 2010 Sinh viên ĐÀM NGỌC LINH Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng CHƯƠNG: 1: 3 Trường Học viên ngân CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP Khái niệm, đặc điểm,phân loại và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1. Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. 1.2. Đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh và luân chuyển với tốc độ nhanh. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hinh thỏi khỏc rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu 1.3. Phân loại vốn lưu động 1.3.1. Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1) Vốn lưu động trong khâu dự trữ : Vốn nguyên vật liệu chính; Vốn vật liệu phụ; Vốn nhiên liệu; Vốn phụ tùng thay thế; Vốn vật liệu đóng gói; Vốn công cụ, dụng cụ. Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 2) 4 Trường Học viên ngân Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Giá trị sản phẩm dở dang; Bán thành phẩm; Các khoản chi phí chờ kết chuyển. 3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Giá trị thành phẩm; Vốn bằng tiền; Vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…); Vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng…) 1.3.2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện 1) Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản nợ phải thu khỏc… 2) Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ; Tiền gửi ngân hàng; Tiền đang chuyển; Vốn trong thanh toán; Các khoản đầu tư ngắn hạn; Kể cả kim loại quý. 1.3.3. Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành 1) Nguồn vốn chủ sở hữu: - Vốn ban đầu của chủ sở hữu: Là số tiền đóng góp của các nhà đầu tư, người chủ sở hữu doanh nghiệp, thuộc sở hữu của doanh nghiệp nó phụ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp. - Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: Là số vốn được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận hoặc từ các quỹ của doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải kể đến số vốn do các chủ sở hữu bổ sung mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu cũn cú: Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Quỹ phát triển sản xuất; Quỹ dự trữ; Chênh lệch tỷ giá; Quỹ phúc lợi; Quỹ khen thưởng; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp 2) Nguồn vốn tín dụng Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng - 5 Trường Học viên ngân Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Là các khoản vốn mà các doanh nghiệp vay các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hay các tổ chức kinh doanh khỏc… theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian quy định 1 khoản tiền gồm gốc và lãi theo tỷ lệ quy định hoặc theo tỷ lệ thỏa thuận - Vốn tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, biểu hiện dưới hinh thức mua bán chịu hàng hóa, mua bán trả chậm, trả góp. - Vốn chiếm dụng của các đối tượng khác: Các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, phải trả thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa đến hạn phải trả, phải nộp; Các khoản tiền đặt cọc. - Vốn do phát hành trái phiếu: Là nguồn vốn doanh nghiệp thu được do phát hành trái phiếu ngắn hạn ra thị trường nhằm thu hút được các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. 1.3.4. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp - Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ diễn ra liên tục mà còn diễn ra một cách hiệu quả - Là một công cụ quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc quản lý toàn diện tới việc cung cấp, sản xuất cũng như phân phối. - Là bàn đạp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp nhỏ với đặc điểm nguồn vốn có tỷ trọng cao là vốn lưu động. Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng - 6 Trường Học viên ngân Là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh thông qua đó phát huy tài năng của ban lãnh đạo đem thành công đến với doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động 1.4. Quản lý vốn bằng tiền 1.4.1. Xác định số dư tiền mặt mục tiêu Nếu doanh nghiệp chỉ nắm giữ số tiền mặt ở một mức thấp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong khả năng thanh toán, từ đó, chi phí giao dịch sẽ tăng lên và ngược lại 1.4.2. Hoạch định ngõn sỏch tiền mặt Hoạch định ngõn sách tiền mặt là hoạch định một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt của doanh nghiệp, kế hoạch này thường được xây dựng trên cơ sở quý, tháng, tuần. 1.4.3. Đầu tư tiền nhàn rỗi Hầu hết các công ty lớn quản lý tài sản tài chính ngắn hạn của mình và giao dịch thông qua ngân hàng và các trung gian. Do đó, nếu công ty có dư thừa tiền mặt tạm thời, công ty có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn. 1.5. Quản lý các khoản phải thu, phải trả Các khoản phải thu chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, các khoản phải trả là số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nó phụ thuộc vào các yếu tố : Tốc độ thu hồi hay trả công nợ cũ; Tốc độ tạo ra nợ mới; Chu kỳ suy thoái của nền kinh tế; Chu kỳ khủng hoảng tiền tệ… Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 1.6. 7 Trường Học viên ngân Quản lý hàng tồn kho: Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp, những lợi ích do dự trữ loại vốn này hợp lý mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn: tránh được tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa hoặc căng thẳng do thiếu vật tư.Hơn thế nữa, hiệu quả quản lý vốn tồn kho tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Vỡ vậy, quản lý vốn về hàng tồn kho là thực sự cần thiết. Trong quản lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an toàn trong cung ứng, nhà kinh tế Ford. W. Harris đã đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) 1.7. Quản trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Chính sách đầu tư cụ thể : Số loại chứng khoán tối thiểu có thể chấp nhận được; Giới hạn về số tiền đầu tư hoặc tỷ trọng đối với chứng khoán cụ thể của một người phát hành; Có sử dụng chiến lược “mua để giữ” hay không; Mục tiêu là mức thu nhập hay là suất sinh lời; Lựa chọn nhà môi giới: công ty chứng khoán, đại lý hay ngân hàng thương mại; Quy trình thực hiện và kiểm soát; Phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.8. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh tới số vốn lưu động bỏ ra trong kỳ. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 8 Trường Học viên ngân bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức húa phớ vốn la thấp. 1.9. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.9.1. Phương pháp so sánh 1) Điều kiện so sánh: phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu) đảm bảo so sánh được 2) Xác định gốc để so sánh: kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích. 3) Kỹ thuật so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số tương đối để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %. 1.9.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 1) Điều kiện Khi nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích phải xắp xếp nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn tình tự này. 2) Phương pháp: Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ với các chỉ tiờu.Sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: nhân tố số lượng xếp Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 9 Trường Học viên ngân trước, nhân tố chất lượng xếp sau.Thay thế lần lượt từng nhân tố theo trình tư trên. Nhân tố được thay thế sẽ lấy giá trị thực tế từ đó. Nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước đó thì chênh lệch tính được là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế. Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích). 1.9.3. Phương pháp cân đối Để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào chỉ cần tính ra chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm nhân tố khác. 1.9.4. Phương pháp phân tích chi tiết - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo yếu tố cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chúng được chính xác và cụ thể, qua đó xác định được nguyên nhân cũng như chỉ ra được trọng điểm của công tác quản lý. - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinh nhằm phát hiện được nơi (nguồn gốc) hình thành của chúng, nhằm xác định trọng điểm công tác quản lý. - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo thời gian. 1.10. Hệ số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.  Hệ số sinh lời : Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng HSL Trường Học viên ngân Lîi nhuËn = VL§bq Trong đó: HSL : Hệ số sinh lời vốn lưu động VLĐbq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ VL§bq VL§§K + VL§CK = 2 Trong đó: VLĐĐK: Số vốn lưu động đầu kỳ VLĐCK: Số vốn động cuối kỳ Hệ số sinh lời vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có quan hệ thuận với mức lợi nhuận của doanh nghiệp.  Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động H§N VL§BQ = Doanh thu thuÇn Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.  Số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuÇn Sè vßng quay VL§ = Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 VL§ b×nh qu©n sö dông trong kú Khoa Tài chính 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng Trường Học viên ngân Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện trong một kỳ. Số lần luân chuyển càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.  Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Thêi gian cña kú ph©n tÝch Kú lu©n chuyÓn VL§ = Sè vßng quay VL§ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển.  Mức lãng phí vốn lưu động Møc l·ng phÝ Doanh thu thuÇn = VL§(+, -) b×nh qu©n 1 ngµy x  Kú lu©n chuyÓn VL§ kú nµy - Kú lu©n chuyÓn VL§ kú tríc Vòng quay khoản phải thu: Trong đó : Vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu BQ = Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Doanh thu thuÇn Sè d BQ c¸c kho¶ n ph¶ i thu Kho¶ n ph¶ i thu § K  Kho¶ n ph¶ i thu CK 2 Khoa Tài chính 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng Trường Học viên ngân Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện rằng doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản nợ. Điều đó được đánh giá là tốt vì vốn bị chiếm dụng giảm.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vßng quay c¸c kho¶ n ph¶ i thu Chỉ tiêu này cho thấy kỳ thu tiền bình quân càng dài, chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.  Vòng quay hàng tồn kho GVHB Vßng quay hµng tån kho Hµng tån kho b×nh qu©n Chỉ tiêu này phản ánh sự luân chuyển của vốn vật tư, hàng hóa trong doanh nghiệp. Nếu vòng quay hàng tồn kho càng cao thì số ngày một vòng quay hàng tồn kho sẽ ít, doanh nghiệp quản lý dự trữ tốt. Hµng tån ®Çu n¨m + Hµng tån cuèi n¨m Hµng tån kho b×nh qu©n 2  Các hệ số khả năng thanh toán HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Tµi s¶n lu ®éng vµ ®Çu t ng¾n h¹n = Tæng nî ng¾n h¹n Khoa Tài chính 13 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng Trường Học viên ngân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển nhượng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh Tµi s¶n lu ®éng – Hµng tån kho Tæng nî ng¾n h¹n = Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn và đến hạn trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng kém, rủi ro tài chính càng cao và ngược lại. HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n tøc thêi = TiÒn + T¬ng ®¬ng tiÒn (®Çu t ng¾n h¹n) Nî ng¾n h¹n Phản ánh khả năng thanh toán nhanh nhất khi khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Như vậy, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nghiệp vụ quan trọng trong công tác tài chính của một doanh nghiệp. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn liên quan đến nghiệp vụ thu hút các nguồn lực của doanh nghiệp. Nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.11.1.Nhân tố khách quan - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 14 Trường Học viên ngân - Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm - Chính sách kinh tế của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ. - Uy tín của doanh nghiệp - Lạm phát. - Rủi ro trong sản xuất kinh doanh 1.11.2.Những nhân tố chủ quan - Con người: Có thể dễ dàng nhân thấy rằng, đối với doanh nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, con người luôn giữ một vị trí trung tâm. Nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh luôn khắc nghiệt, con người lại càng khẳng định được hơn nữa vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của mình. - Trình độ, khả năng quản lý: Nếu đối với doanh nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, con người luôn giữ một vai trò trung tâm thì trình độ và khả năng quản lý lại giữ một vai tro quyết định. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ ở mức cao nếu trình độ quản lý doanh nghiệp tốt, khi đó, vật tư hàng hóa thất thoát ít và ngược lại. - Công tác chiến lược và phương án kinh doanh: Công tác chiến lược và phương án kinh doanh được xác định sao cho đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế thị trường, đồng thời đi theo đường lối kinh tế của nhà nước. Nó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Ngoài nhưng nhân tố trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: lỗ tích lũy, công tác trích lập dự phũng… Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 15 Trường Học viên ngân 1.12. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1) Lựa chọn phương án, kế hoạch kinh doanh thích hợp với thực tế thị trường: Công tác lựa chọn và xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh phải thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nhận định được thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tinh khoa học có ứng dụng thực tiễn khi thực thi các phương án, kế hoạch kinh doanh. 2) Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cũng như các hình thức sử dụng: Mọi doanh nghiệp đều có một hoạt động sản xuất kinh doanh biến đổi không ngừng, bên cạnh đó là hoạt động mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp cũng theo đó mà thay đổi. Chính vì vậy, xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho thích hợp với từng thời kỳ đó của doanh nghiệp là công tác tài chính vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. 3) Sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả, thích hợp nhưng không lãng phí: Để sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả, thích hợp nhưng không lãng phí, doanh nghiệp phải tìm tòi, nghiên cứu những biện pháp góp phần sử dụng tối đa mọi tài sản lưu động đang có để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, định kỳ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 4) Giải quyết tốt quá trình thanh toán: Để quá trình thanh toán được giải quyết tốt, ngoài công tác thu hồi và giám sát chặt chẽ, sát sao việc thu hồi các khoản nợ, các khoản phải thu, doanh nghiệp còn phải có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán như: trích lập dự phòng các khoản nợ có khả năng khú đũi… Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 16 Trường Học viên ngân Kết luận Vốn lưu động là một trong những bộ phân vốn giữ vai trò trung tâm đối với doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, một phần không nhỏ là vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động quyết định. Vì vậy, công tác tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là công tác hết sức quan trọng. Trên cơ sở lí luận đã trình bày, cũng như phân tích khái quát, cụ thể ở chương 1, vận dụng vào thực tế Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh để có thể nhận định một cách cụ thể hơn nữa thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty, cũng như đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng CHƯƠNG: 2: 17 Trường Học viên ngân THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC SAO MINH Tổng quan về Công ty thiết bị cấp thoát nước Sao Minh 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty - Tên giao dịch: Công ty TNHH thiết bị cấp thoát nước Sao Minh - Loại hình công ty: Công ty TNHH - Công ty được cấp phép kinh doanh năm 2000 tại Hà Nội với tổng số vốn điều lệ năm 2009 là 1.500.000.000. Địa chỉ trụ sở chính: Số 177 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - Website: www.worldpumps.com.vn - Ngành nghề kinh doanh chính: Là nhà thầu chính cung cấp, lắp đặt, chạy thử, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân viên vận hành các nhà máy cấp nước, xử lý nước thải. Là nhà thầu phụ lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn vận hành các trạm cấp nước, xử lý nước thải. Kinh doanh thiết bị cấp nước, xử lý nước thải. Cung cấp các thiết bị đo lường, phân tích môi trường, thiết bị dụng cụ thí nghiệm. Gia công chế tạo một số thiết bị cấp thoát nước. 2.2. Các hoạt động chủ yếu trong các năm gần đây Năm 2000 Năm đầu được thành lập với tiêu chí của công ty đặt ra là hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghệ, xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp và lắp đặt thiết bị điện. Nhập khẩu các loại thiết cấp nước Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 18 Trường Học viên ngân và xử lý nước thải trực tiếp từ nhà sản xuất.Cung cấp, lắp đặt chạy thử các công trình điện trong các nhà máy, khu công nghiệp. Năm 2001-2004 Kinh doanh cung cấp lắp đặt thiết bị trong lĩnh vực cấp thoát nước, công nghệ xử lý nước thải và cấp nước. Với nguồn tài chính lớn, Công ty đã nhập trực tiếp nhiều loại thiết bị có sẵn của cỏc hóng sản xuất lớn trên thế giới, về bầy bán tại trụ sở chính và hệ thống Showroom trong nội thành Hà Nội. Trong năm, công ty đã trúng thầu một số công trình cấp nước và xử lý nước thải, là nhà thầu phụ lắp đặt và vận hành thử cho một số nhà thầu chớnh cỏc trạm cấp nước có quy mô lớn tại Hà Nội và Quảng Ninh. Năm 2005 Kinh doanh, xây dựng, lắp đặt thiết bị trong lĩnh vực cấp thoát nước thải, xử lý nước thải và cấp nước.Trong năm công ty đã là đại lý cho một số hóng chuyờn sản xuất thiết bị máy bơm nước, các thiết bị định lượng húa chất.Đó trúng thầu xây dựng, cung cấp, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn vận hành bàn giao cho chủ đầu tư nhiều trạm xử lý nước thải, cấp nước Năm 2006 Trúng thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị một số nhà máy cấp nước có công suất lớn trên 4000M3/ngđ. Tiếp tục kinh doanh các loại thiết bị cho lĩnh vực cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, mở rộng kinh doanh sang các loại thiết bị thí nghiệm, trong đó chủ yếu là các loại thiết bị thí nghiệm về môi trường. Tiếp tục kinh doanh các loại thiết bị điện. Trong năm qua công ty đã ký nhiều hợp đông cung cấp, lắp đặt các thiết bị cho công trình cấp nước và xử lý nước thải có quy Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 19 Trường Học viên ngân mô trung bình. Các công trình đã thi công được chủ đầu tư ghi nhận công trình hoạt động ổn định, đặc biệt là hệ thống thiết bị máy móc, hệ thống điện. Năm 2007 Đại diện cho nhà sản xuất tại Việt Nam để lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ cấp nước, lọc nươc cho dự án Vinpeal – Nha Trang, Khỏnh Hũa. Cung cấp, lắp đặt một số công trình cấp nước, xử lý nước thải tại Hà Tây, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Phát triển mạnh mảng bán lẻ các thiết bị cấp nước, chế tạo cõc thiết bị xử lý nước thải.Trỳng thầu một số công trình lắp đặt điện cho nhà máy. Năm 2008-2009 Để theo kịp công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới, công ty đã đưa nhân viên kỹ thuật sang Italy để đào tạo, tiếp thu các phương pháp xử lý nước và cách lắp đặt các thiết bị, vận hành các công trình cấp nước và các công trình xử lý nước thải. Tư vấn, cung cấp và lắp đặt các loại thiết bị cho các công trình xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tại Hải Dương, Hag Nam, Nam Định, Đà Nẵng, Hà Nội… Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng 20 Trường Học viên ngân 2.1: Cơ cấu bộ máy Công ty TNHH thiết bị cấp thoát nước Sao Minh Gi¸m ®èc Phã G§ kinh doanh Phßng Tµi chÝnhKÕ to¸n Phã G§ TT & PT thÞ trêng Phßng kinh doanh Phßng kü thuËt Phã G§ kü thuËt Phòng Marketting Đứng đầu công ty là giám đốc, trợ giúp cho Giám đốc gồm có các Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám đốc phụ trách tiếp thí phát triển thị trường, phó giám đốc phụ trạch kỹ thuật, bên dưới là cỏc phũng ban:  Giám đốc: KS CNT/CN Nguyễn Minh Kỳ :Là người lãnh đạo cao nhất, là người đại diện hợp pháp cho công ty. Điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty  Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: CN Trịnh Thị Minh Phượng.  Phó giám đốc phụ trách tiếp thị và phát triển thị trường: CN Nguyễn Thị Ngọc Lan  Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: CN, KS CTN Lưu Viết Nghi. Sinh viên: Đàm Ngọc Linh Lớp TCDNC – CĐ24 Khoa Tài chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan