Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị kinh doanh phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của...

Tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của công ty cổ phần ôtô tmt ( chi nhánh nhà máy ôtô cửu long tại hưng yên )

.DOC
59
1568
134

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ÔTÔ CỬU LONG..................3 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy ôtô Cửu Long.........................3 1.1.1.Tên ,địa chỉ và quy mô hiện tại của nhà máy...............................................3 1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy................................................................4 1.2.1.Chức năng.....................................................................................................4 1.2.2.Các hàng hóa ,dịch vụ..................................................................................5 1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp....................7 1.4.1.Hình thức tổ chức sản xuất...........................................................................7 1.4.2.Kết cấu sản xuất của Nhà máy.....................................................................8 1.5.Cơ cấu tổ chức của nhà máy................................................................................9 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY.........11 2.1Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing..........................11 2.1.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy thực hiện trong năm 2012........11 2.1.2.Chính sách sản phẩm thị trường.................................................................13 2.1.3.Chính sách giá............................................................................................14 2.1.4.Chính sách phân phối:................................................................................15 2.1.5.Chính sách xúc tiến bán..............................................................................15 2.1.6.Công tác thu thập thông tin marketing của Nhà máy.................................17 2.1.7.Một số đối thủ cạnh tranh của Nhà máy.....................................................18 2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Nhà máy.............19 2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương...........................................................20 2.2.1 Cơ cấu lao động của Nhà máy Ô tô Cửu Long..........................................20 2.2.5.Công tác tuyển dụng lao động và đào tạo lao động...................................23 2.2.6.Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương.......................................................24 2.2.7 Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân (sử dụng phương pháp chia theo thời gian bảng sau)...............................................................................27 2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của Nhà máy......................28 2.3 .Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định của Nhà máy.....................29 Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3.1.Các loại nguyên liệu dùng trong Nhà máy.................................................29 2.3.2.Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu............................................29 2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy:.......................................30 2.3.4.Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu tại Nhà máy.......36 2.3.5.Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định......................................37 2.3.6.Tình hình sử dụng TSCĐ...........................................................................40 2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định.............................40 2.4.Phân tích chi phí và giá thành...........................................................................41 2.4.1 Các loại chi phí của Nhà máy.....................................................................41 2.4.2.Hệ thống sổ sách kế toán của Nhà máy......................................................42 2.4.4.Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế.............................44 2.4.6.Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của Nhà máy..............45 2.5. Phân tích tình hình tài chính của Nhà máy Ô tô Cửu Long............................46 2.5.1.Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh...............................................46 2.5.2.Phân tích bảng cân đối kế toán...................................................................47 2.5.3.Phân tích một số tỷ suất tài chính...............................................................51 2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của Nhà máy...........................................53 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP .....................................................................................................................................54 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của Nhà máy:..........................................54 3.1.1 Các ưu điểm : Nhà máy Ô tô Cửu Long đã được xây dựng trụ sở chính ở Trưng Trắc – Văn Lâm –Hưng Yên cơ sở vật chất như văn phòng làm việc, các thiết bị hệ thống máy móc phù hợp đem lại hiệu quả cao...................54 3.1.2 Những hạn chế............................................................................................55 3.2 .Định hướng đề tài tốt nghiệp...........................................................................56 Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.................................................8 Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy.........................................................10 Bảng 2.1: Báo cáo tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2012........................11 Bảng 2.2: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phân theo khu vực địa lý.............12 Bảng 2.3: So sánh giữa hai doanh nghiệp năm 2012..............................................14 Sơ đồ 2.4: Chính sách phân phối sản phẩm của Nhà máy).....................................15 Bảng 2.5: Chi phi về các chương trình đã làm........................................................16 Bảng 2.6 So sánh một số đối thủ cạnh tranh sản phẩm ô tô tải)............................18 Bảng 2.7 Một số đối thủ cạnh tranh về xúc tiến bán, điểm mạnh, điểm yếu........19 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Nhà máy................................................................20 Bảng 2.9: Quy định chế độ làm thêm giờ cho cán bộ công nhân viên...................22 Bảng 2.10.Tình hình sử dụng thời gian lao động tại nhà máy...................................22 Bảng 2.11: Quy trình tuyển dụng lao động...............................................................23 Bảng 2.12 : Quy định chế độ thời gian làm ngày thường và làm thêm giờ cho CBCNV năm 2012..................................................................................27 Bảng 2.13 Lương tháng 12-2012 ,tổ lắp ráp động cơ xe ô tô cho công nhân Nhà máy ô tô năm 2012..................................................................................27 Bảng 2.14 Một số nguyên vật liệu Nhà máy thường dùng trong tháng..................29 Bảng 2.15: Bảng định mức sử dụng nguyên vật liệu áp dụng đối với phân xưởng sơn................................................................................................30 Bảng 2.16: Lưu đồ nhập kho nguyên vật liệu tại Nhà máy Ô tô Cửu Long............33 Bảng 2.17 : Lưu đồ xuất kho nguyên vật liệu tại Nhà máy Ô tô Cửu Long.............34 Bảng 2.18: Tình hình hao mòn TSCĐ- Nhà cửa vật chất kiến trúc.........................38 Bảng 2.19: Tình hình hao mòn TSCĐ- Máy móc thiết bị........................................38 Bảng 2.20: Tình hình hao mòn tài sản cố định –Phương tiện vận tải truyền dẫn. .................................................................................................................38 Bảng 2.21: Tình hình hao mòn tài sản cố định –Thiết bị dụng cụ quản lý).............39 Bảng 2.23: Tình hình sử dụng tài sản cố định..........................................................40 Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 2.24: Giá thành thực tế của lô xe.....................................................................42 Bảng 2.25: Phương án vật tư lô 110/11: 300 xe........................................................43 Bảng 2.26: Biến động giá thành thực tế của 2 lô xe tương tự qua 2 năm................44 Bảng 2.27: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh....................................................47 Bảng 2.28: Phân tích bảng cân đối kế toán...............................................................51 Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường đại học Bách Khoa, em đã được các thầy cô trong trường, trong viện hướng dẫn đào tạo về cơ sở lý thuyết để trở thành một sinh viên quản trị kinh doanh. Để áp dụng những cơ sở lý thuyết đó vào thực tiễn cần phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp và sau nữa là khoá luận tốt nghiệp. Mục đích giúp sinh viên làm quen với công việc thực tế đồng thời nhằm tạo cho sinh viên có những kinh nghiệm bước đầu và có cách nhìn trực quan hơn sau những gì đã được học tập tại trường. Từ những ý nghĩa to lớn của đợt thực tập, cùng với sự quan tâm của nhà trường đã tạo cho em thực tập và làm quen khoá luận tốt nghiệp. Em đã chọn Công ty Cổ phần ôtô TMT ( Chi nhánh Nhà máy ôtô Cửu Long tại Hưng yên ) làm cơ sở thực tập của mình. Đây là Công ty chuyên sản xuất , lắp ráp các loại xe ôtô tải thùng, ben có tải trọng từ 500Kg đến 8000Kg và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cơ khí ôtô. Trong suốt quá trình thực tập vừa rồi em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các cô chú, anh chị trong Công ty, cùng với sự góp ý của các bạn. Đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành. Nội dung báo cáo như sau : Phần I : Giới thiệu chung về doanh nghiệp Phần II : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phần III : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Em xin cảm ơn các thấy cô giáo trong viện kinh tế và quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Ôtô TMT ( Nhà máy Ôtô Cửu Long ) đã giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Phan Y Lan đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập vừa qua. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong quá trình vừa qua em đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức về kinh nghiệm nên báo cáo thực tập thực tập của em còn nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô và sự đóng góp của các bạn để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Hà nội. ngày 22 tháng 10 năm 2013 Sinh Viên Nguyên Văn Đức Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ÔTÔ CỬU LONG 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy ôtô Cửu Long. 1.1.1.Tên ,địa chỉ và quy mô hiện tại của nhà máy. Tên Nhà máy :Nhà máy ôtô Cửu Long . -Địa chỉ :Xã Trưng Trắc –Huyện Văn Lâm-Tỉnh Hưng Yên . -Mã số thuế :0100104563-006 -Thành lập theo Quyết định số:1072/QĐ-TCHC ngày 20/12/2006 của hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ôtô TMT. -Phương thức sở hữu của Nhà máy :Công ty cổ phần. 1.1.2.Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển . Nhà máy ôtô Cửu Long được thành lập với một quá trình trải qua nhiều giai đoạn thử thách, gian khó từ Công ty cổ phần ô tô TMT. Công ty cổ phần ôtô TMT là đơn vị thành viên của Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam –Tiền thân là “Công ty vật tư “ trực thuộc Cục cơ khí –Bộ Giao thông vận tải ,được thành lập ngày 27/10/1976. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường trong nước đang có nhiều biến đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô .Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ô tô TMT đã quyết định thành lập :Nhà máy ô tô Cửu Long trực thuộc Công ty cổ phần ô tô TMT theo quyết định số 1072/QĐ-TCHC ngày 20/12/2006. Nhà máy đã đẩy mạnh phát huy nội lực ,mặt khác nắm bắt tình hình thực tế để có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.Trong suốt thời gian kể từ khi thành lập đến nay Nhà máy đã từng bước cải tổ nâng cao quy mô về mọi mặt .Sản lượng sản phẩm đã đạt được 10.000xe/năm, đến nay số công nhân viên của Nhà máy tăng lên 1336 người. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Ôtô Cửu Long là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản riêng tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng ,theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý. Nhà máy chủ yếu sản xuất ô tô với nhiều chủng loại và kiểu dáng đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao như :ô tô tải, ô tô du lịch ,ô tô con … Năm 2008, đó là một năm khủng hoảng chung của nền kinh tế mặc dù rất khó khăn nhưng trước thách thức đó nhà máy vẫn đứng vững và khẳng đinh vị trí của mình trên thị trường nhờ khả năng quản lý và uy tín của nhà máy đã có được trong thời gian qua . Năm 2009,Nhà máy đã đặt mục tiêu là nâng cao chất lượng của xe ô tô Cửu Long và đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhà máy đã xây dựng thêm nhà máy sơn ED. Đây là dây truyền sơn tĩnh điện hiện đại dùng cho xe con và xe khách .Từ đó nhà máy đã cho ra đời các loại xe có màu chuẩn và đẹp hợp với thẩm mỹ của thi hiếu người tiêu dùng. Nhà máy động chủ động tới việc mở rộng thi trường và thâm nhập vào thị trường tiềm năng bằng cách mở rộng hệ thống các đại lý ở có tiềm năng tiêu thụ lớn như các khu công nghiệp ,các tỉnh có các mỏ khai thác khoáng sản…Các khách hàng lớn của Nhà máy có thể kể đến là: Công ty Huynh đai,Công ty TNHH Tâm Chí Mạnh,Công ty Thiên Trường An,Công ty Bình Dương,Công ty Xuân Hòa,… Năm 2011 công ty đã xúc tiến hợp tác với hãng ô tô TaTa của Ấn Độ với mục tiêu đưa xe ô tô giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu,tiện dụng với địa hình Việt Nam.Và đã đạt được giá trị tổng sản lượng, doanh thu,lãi gộp, thu nhập của người lao động đều đạt được ở mức cao, đặc biệt có các chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc. 1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy. 1.2.1.Chức năng. Sản xuất và lắp ráp xe ô tô tải. Đây là những mặt chủ đạo trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy, nó đã đóng góp một phần vào cuộc sống đổi mới của ngành Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghiệp ô tô Việt Nam cũng nhu trong cuộc xây dựng và phát triển đất nước .Tạo ra công ăn việc làm nâng cao cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Nhà máy được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014956 ngày 20/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp. 1.2.2.Các hàng hóa ,dịch vụ. -Sản xuất và cung ứng ứng vật tư thiết bị, cơ khí, giao thông vận tải. -Gia công, phục hồi, kinh doanh vật tư, phụ tùng, phương tiện cơ khí giao thông vận tải. -Làm dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư thiết bị,phụ tùng cơ khí ô tô, và hàng tiêu dùng. -Đại lý kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng cơ khí ô tô, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hóa. -Kinh doanh sản xuất lắp ráp xe ô tô. -Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. -Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng ô tô. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.Công nghệ sản xuất. Vật tư Vật tư NĐH Vật tư nhập khẩu Xử lý Trả lại NCC Kđạ t Trả lại NCC Kđạt Ktra Xử lý Thùng xe Phân xưởng Hàn Kđạt Ktra Kđạt Trả lại NCC Xử lý Kđạt KTra Kđạt Kđ ạt Ktra Phân xưởng lắp ráp Đạt Kđạt Phân xưởng Sơn Ktra Đạt Kđạt Ktr a Kđ ạt Ktr a KCS Vật tư Phân xưởng Cabin Trả lại NCC Xử lý Đạt Kđạt Bộ phận giao nhận xe Kđạt Ktra Kđạt Ktr a Khách hàng Đạt (Sơ đồ 1.1.Quy trình công nghệ lắp ráp, sản xuất xe ô tô) (Nguồn từ phòng khoa học công nghệ) Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp +Thuyết trình sơ đồ sản xuất và lắp ráp của nhà máy. →Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất là kiểm tra vật tư đầu vào của phân xưởng Hàn .Nếu đạt yêu cầu kỹ thuật →chuyển xuống phân xưởng hàn còn vật tư không đạt thì trả lại nhà cung cấp. Phần thùng xe là vật tư nội địa hóa trước khi nhận phải kiểm tra nếu kiểm tra đạt thì nhận, nếu không đạt thì trả lại nhà cung cấp. Hai khâu này khi làm xong nếu đạt yêu cầu →chuyển xuống phân xưởng sơn để sơn. Sau khi phân xưởng sơn sơn xong và kiểm tra, nếu không đạt thì trả lại, nếu đạt →chuyển xuống phân xưởng cabin. Khi phân xưởng cabin hoàn thành kiểm tra nếu không đạt trả lại, nếu đạt yêu cầu →chuyển tiếp xuống phân xưởng lắp ráp. Đồng thời thùng xe khi sơn xong kiểm tra nếu không đạt trả lại ,nếu đạt thì nhận và giao cho phân xưởng lắp rắp.Tại phân xưởng lắp ráp lúc này nhận đồng thời cả hai khâu đó là: Khâu vật tư từ phân xưởng cabin, khâu vật tư thùng xe, và khâu vật tư nhập khẩu.Tất cả các khâu được hoàn thiện và kiểm tra nếu đạt yêu cầu chất lượng thì đưa vào phân xưởng lắp ráp để lắp thành tổng thể xe ô tô.Kiểm tra nếu không đạt trả lại, nếu đạt →Chuyển xuống bộ phận của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Tại đây toàn bộ sản phẩm được kiểm tra ,kiểm định chặt chẽ,đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của cục đăng kiểm Việt Nam và của nhà máy. Thì được dán tem chất lượng để xuất xưởng .Sau đó được giao đến bộ phận giao nhận xe → Giao xe cho khách hàng. 1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.1.Hình thức tổ chức sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy theo kiểu chuyên môn hóa theo công nghệ,được mô tả ở sơ đồ 1.1 Để lắp ráp thành chiếc xe thành phẩm thì trước khi lắp rắp tắt cả các chi tiết đều được kiểm tra khi đạt chất lượng mới bàn giao cho khâu tiếp theo để lắp ráp, nếu không đạt chất lượng thì các chi tiết đó sẽ được trả lại cho các nhà cung cấp. Khi lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh thì đưa xuống trạm kiểm định hay còn gọi là phòng KCS để kiểm tra lại chất lượng của xe, nếu đủ các tiêu chuẩn về lực Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp phanh và khí thải… theo đúng tiêu chuẩn cục đăng kiểm Việt Nam và của nhà cung cấp thì xe mới được xuất xưởng. 1.4.2.Kết cấu sản xuất của Nhà máy. Từ sơ đồ 1.1 ta có sơ đồ kết cấu sản xuất của Nhà máy bao gồm bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ và mối quan hệ giữa chúng. Kết cấu sản xuất của Nhà máy: Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận sản xuất phụ trợ: -Nhà máy ôtô Cửu Long. -Các phòng ban(KCS,XNK,…) + Phân xưởng hàn. -Phân xưởng cơ điện . + Phân xưởng sơn. -Nhà ăn tập thể. + Phân xưởng cabin. -Phòng chuẩn bị vật tư. + Phân xưởng lắp ráp. - Đội xe vận tải. Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. (Nguồn từ Nhà máy ôtô Cửu Long) + Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các phân xưởng hoặc các bộ phận sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm chính Bộ phận sản xuất chính bao gồm: 1-Phân xưởng hàn. 2-Phân xưởng sơn. 3-Phân xưởng cabin. 4-Phân xưởng lắp ráp. + Bộ phận sản xuất phụ trợ :Là các hoạt động nhằm đảm bảo cho các quá trình sản xuất chính được tiến hành bình thường. Bộ phận sản xuất phụ trợ bao gồm: 1-Bộ phận cơ điện. 2-Bộ phận vệ sjnh công nghiệp. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3-Bộ phận kiểm tra đồ gá lắp,đường hơi, thiết bị khí nén. 4-Bộ phận kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa, máy móc thiết bị dụng cụ cân lực dụng cụ đo… 5-Bộ phận kiểm tra sản phẩm của các phân xưởng (hàn,sơn,cabin,lắp ráp) trước khi bàn giao sản phẩm cho phân xưởng khác. … + Mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau. Để quá trình sản xuất được đảm bảo diễn ra đúng qui trình một cách nhịp nhàng và có hiệu quả.Thì tất cả các bộ phận phải tạo ra một sự nhất trí cao về tất cả các khâu trong sản xuất, tránh tình trạng ùn tắc trong quá trình sản xuất nơi thừa cái này và nơi thiếu cái kia.Luôn tạo một dòng chảy thông suốt trong khi sản xuất, bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trội luôn luôn là những mắt xích không thể thiếu trong quá trình sản xuất và lắp ráp xe ôtô trong Nhà máy Ôtô Cửu Long. Cụ thể để phân xưởng hàn tạo ra được các sản phẩm chính là cabin xe ôtô thì phải cần đến các bộ phận như cơ điện để phục vụ cấp điện cho các máy hàn, máy khoan, máy mài…bộ phận vệ sinh nhà xưởng, bộ phận kiểm tra đồ gá lắp bộ phận kiểm tra sản phẩm trước khi chuyển sản phẩm sang phân xưởng sơn… 1.5.Cơ cấu tổ chức của nhà máy. Ban lãnh đạo (BGĐ) của nhà máy gồm 4 người :Giám đốc và 3 phó giám đốc. -Giám đốc :là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy . -Phó giám đốc :là người có nhiệm vụ theo dõi,quản lý các hoạt động kinh doanh và quản lý tình hình tài chính của nhà máy và chịu trách nhiệm trước Giám đốc .Các phòng ban trực thuộc bao gồm : + Văn phòng :Giải quyết các vấn đề mang tính hành chính, thủ tục,bố trí ,sắp xếp nhân lực… + Phòng tài vụ: Thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, phân tích thông tin, Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. + Phòng kỹ thuật: Là phòng có nhiệm vụ thiết kế kiểu dáng ,chủng loại của tất cả các loại xe được lắp ráp tại nhà máy và chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ, tính toán đề ra định mức, chế tạo sản phẩm mới. Và là nơi tham mưu cho ban giám đốc nhà máy về kiểu loại xe nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thị trường. + Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường,lập kế hoạch sản xuất ,đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo cho các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh. + Phòng KCS : Có nhiệm vụ là quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm ôtô, nhằm đảm bảo sản phẩm khi đến tay khách hàng có chất lượng tốt nhất. Thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn của cục Đăng kiểm Việt Nam và quy định của Nhà máy. Sơ đồ tổ chức của Nhà máy Giám đốc nhà máy Phó giám đốc thường trực Quản đốc phân xưởng hàn Quản đốc phân xưởng sơn Phó giám đốc Phụ trách vật tư nhập khẩu, định mức vật tư P.Quản đốc phân xưởng cabin Quản đốc phân xưởng lắp ráp Quản đốc phân xưởng cơ điện Phó giám đốc Phụ trách quản lý sản xuất vật tư nội địa Trưởng Phụ phòng tài trách tài chính kế chinh – toán hành chính Trưởn g phòng vật tư Trưởng phòng điều độ sản xuất Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy. (Nguồn từ văn phòng) Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 2.1Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing. 2.1.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy thực hiện trong năm 2012. -Tình hình tiêu thụ ôtô của Nhà máy 2012. Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện +/- % +/- % Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 CL thực hiện 2012 so với thực hiện 2011 CL thực hiện so với kế hoạch 2012 ĐVT Tổng sản lượng tiêu thụ chiếc 3.500 4.810 9.000 9.571 4.761 98,98 571 6,34 106,34 Tổng doanh thu tiêu thụ Trđ 600.000 723.100 1.596.630 1.718.678 995.578 137,68 122.048 7,64 107,64 Bảng 2.1: Báo cáo tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2012. (Nguồn từ phòng bán hàng) Nhận xét: - Qua số liệu trên ta thấy kết quả thực hiện năm 2012 so với 2011 đã tăng vượt bậc.Về sản lượng tăng 4.761 chiếc tương ứng với tốc độ tăng gần gấp đôi so với 2011 .Về doanh thu tăng 995.578 trđ tương ứng với tốc độ tăng 137,68% .Cho thấy năm 2012 đã có sự tăng trưởng. - Qua bảng trên ta còn thấy tổng sản lượng tiêu thụ thực hiện năm 2012 tăng Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp so vơi kế hoạch là (571 chiếc ) tương ứng với tốc độ tăng 6,34% cho thấy Nhà máy đã xúc tiến bán hàng làm cho sản lượng tăng so với kế hoạch đặt ra. - Sản lượng tăng tương ứng với doanh thu tăng là điều tất nhiên.Trong năm 2012 tổng doanh thu thực hiện so với kế hoạch tăng 122.048 (trđ) tương ứng với tốc độ tăng 7,64%. Từ đó cho thấy Nhà máy đã có tầm nhìn xa trong kinh doanh trong việc đặt ra kế hoach cho năm 2012 .Nhà máy đã thực hiện bán hàng nhằm đạt doanh thu không những đạt kế hoạch mà còn vượt kế hoạch .Đây là sự đáng mừng cho Nhà máy trong tình hình kinh tế khó khăn. -Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý. Năm 2011 Năm 2012 So sánh Khu vực bán Tỷ lệ tăng(%) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ% Miền Bắc 1.602 33% 2.098 22% -11% Miền Trung 1.713 36% 3.525 37% 1% Miền Nam 1.495 31% 3.948 41% 10% Cộng 4.810 100% 9.571 100% Bảng 2.2: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phân theo khu vực địa lý + Nhận xét: Qua bảng báo cáo trên cho ta thấy tình hình tiêu thụ xe ở khu vực miền bắc năm 2012 so với năm 2011 tăng 496 xe, nhưng so với tổng số tiêu thụ thì lại giảm 11% so với năm 2011. →Nguyên nhân do các yếu tố chủ yếu sau đây: Thứ nhất :Do thị trường xe CUULONG ở miền bắc bị cạnh tranh bởi các đối thủ như VINAXUKI, CHIEN THANG,TRUONG GIANG-DFM và Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp đặc biệt đối thủ cạnh tranh là TRUONG GIANG-DFM có nhà máy ô tô nằm sát ngay Nhà máy ô tô CUULONG nằm trên quốc lộ 5A Huyện Văn Lâm – Hưng Yên, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến thị phần của ô tô CUULONG. Thứ hai: Do việc nhập khẩu kinh doanh của các công ty làm ăn mang tính chụp giật,thời cơ.Nhập khẩu nguyên chiếc xe ô tô tải có tải trọng tương đương với xe CUULONG, nhưng chất lượng lại thấp hơn từ cửa khẩu HUU NGHI-Lạng Sơn về để bán do đó chi phí vận chuyển từ cửa khẩu Lạng Sơn về khu vực miền bắc thấp hơn. Thậm chí sẵn sàng bán với giá bằng hoặc thấp hơn xe CUULONG để thu hồi vốn nhanh mà không tính đến thương hiệu và uy tín lâu dài do vậy giá cả rẻ hơn dẫn đến sức mua của người tiêu dùng nhiều hơn. Nếu kinh doanh như vậy các công ty làm chắc chắn sẽ không tồn tại lâu trên thị trường, bởi không gây dựng được thương hiệu của mình . Thứ ba :Do thị hiếu của người tiêu dùng miền bắc thích dùng hàng ngoại. Thậm chí không cần thiết thương hiệu và chất lượng như thế nào nhưng cứ phải là xe sản xuất ở nước ngoài… 2.1.2.Chính sách sản phẩm thị trường. + Định hướng thị trường mục tiêu: -Sản xuất và lắp ráp xe tải từ 500kg đến 8000kg phục vụ tiêu dùng trong nước. -Sử dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân vận tải hàng hóa, đặc biệt là đang chương trình thay thế xe công nông bằng xe ô tô tải. -Phục vụ khách hàng vùng núi và vùng tây nguyên, vùng nông thôn nơi đang chuyển đổi thay thế xe công nông và xe gắn máy ba bánh. +Đặc điểm sản phẩm : Hiện nay sản phẩm chính của Nhà máy là xe ô tô tải, có trọng tải từ 495 kg đến 8000 kg .Bao gồm các loại :xe tải ben, xe thùng, và các loại xe thùng có mui phủ. +Chất lượng :Toàn bộ sản phẩm xe ô tô đều được kiểm soát chặt chẽ chất lượng theo tiêu chuẩn của cục đăng kiểm Việt Nam, bộ giao thông vận tải. Được cấp giấy phép chất lượng trước khi xuất bán ra thị trường. +Kiểu dáng:Hiện đại và tính năng ưu việt đẹp đầy đủ tiện nghi. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp +Nhãn hiệu :CUULONG MOTOR. 2.1.3.Chính sách giá. + Mục tiêu giá: Phù hợp với nhu cầu và mức thu nhập của người mua. + Phương pháp định giá bao gồm: *Định giá hướng chi phí Giá bán=(Chi phí+ Mức lợi nhuận mong đợi) *Định giá hướng thị trường Giá bán=(Căn cứ vào giá bán của SP cạnh tranh trực tiếp, Đánh giá của khách hàng về chất lượng tương đối của sản phẩm ,Nhu cầu của thị trường) -Bảng so sánh tình hình tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và công ty Trường Giang: Nhà máy ôtô Cửu Long Công ty Trường Giang Loại sản phẩm SL 8000kg 1.510 265 400.150 1.500 264 396.000 4500kg 2.490 240 597.600 2.481 229 568.149 2350kg 3.071 168 515.928 3.050 157 478.850 500kg 2.500 82 205.000 2.485 80 198.800 cộng 9571 1.718.678 9516 Đơn giá(trđ) Thành tiền (trđ) SL Đơn giá (trđ) Thành tiền (trđ) 1.641.799 Bảng 2.3 :so sánh giữa hai doanh nghiệp năm 2012 Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận xét:nhìn vào bảng trên cho thấy :cùng các loại xe như nhau nhưng trong một năm Nhà máy Ô tô Cửu Long tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn với đơn giá cao hơn so với công ty Trường Giang. Cụ thể ,xe ô tô 8000kg Nhà máy ô tô Cửu Long tiêu thụ được 1510xe/năm với đơn giá 265 trđ/xe,còn công ty Trường Giang chỉ tiêu thụ được 1500xe/năm với đơn giá 264trđ/xe .....từ đó cho thấy sản phẩm của nhà máy ô tô Cửu Long luôn được người tiêu dùng tín nhiệm và tin dùng. 2.1.4.Chính sách phân phối: + Bán theo kênh gián tiếp: (Sơ đồ 2.4: Chính sách phân phối sản phẩm của Nhà máy) Nhà máy Đại lý Khách hàng (Nguồn từ phòng bán hàng) VD: Nhà máy sản xuất được 40 chiếc xe sau khi kiểm tra đã đạt tiêu chuẩn thì giao tất cả cho các đại lý ,đại lý sẽ bán cho những khách có nhu cầu mua. Từ VD trên cho thấy nhà máy không bán lẻ sản phẩm cho khách hàng. 2.1.5.Chính sách xúc tiến bán. Khẩu hiệu của nhà máy là :“Chỉ bán những sản phẩm mà bạn cần cương quyết không bán những sản phẩm chúng tôi đã có sẵn”.Nhà máy sử dụng phương pháp quảng cáo,khuyến mại và bán hàng thông qua các đại lý. Các chương trình đã làm: + Về quảng cáo:Năm 2010 Nhà máy đã thực hiện chượng trình quảng Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cáo trên kênh VTV1 đài truyền hình Việt Nam vào các bản tin chào buổi sáng hàng ngày và quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam. Năm 2011 Nhà máy vẫn tiếp tục quảng cáo trên kênh tivi VTV1 đài truyền hình Việt Nam vào các bản tin chào buổi sáng ,từ tháng 7-2011 đến tháng 12-2011 Nhà máy quảng cáo thêm vào sau chương trình thời sự lúc 19h40 phút. +Về khuyến mại: Từ ngày 15/10/2011, Nhà máy Ô tô Cửu Long đã chính thức thông báo triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt từ 15/10/2011 đến 15/11/2011 khi mua xe CUULONG khách hàng được tặng ngay 3 chỉ vàng SJC -9999.Đến tháng 12/2011, Nhà máy vẫn tiếp tục chương trình khuyến mại cụ thể từ ngày 15/12/2011 đến 31/01/2012, Nhà máy khuyến tivi 32 inch hiệu samsung hoặc 100% lệ phí trước bạ và bảo hiểm vật chất xe cho khách hàng khi mua xe CUULONG. Bảng 2.5: Chi phi về các chương trình đã làm Đơn vị tính(đồng) Năm Tên các chương trình Quảng cáo Khuyến mại 2010 2.003.590.908 - 2011 3.261.938.820 6.254.003.481 2012 - - Tổng số tiền 5.265.529.728 6.254.003.481 Nhận xét các chương trình đã làm: Trong năm 2010 Nhà máy đã quảng cáo trên chương trình đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam tổng chi phí hết: 2.003.590.908 đồng.Kết quả thu được thể hiện ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy năm 2010. Sinh viên: Nguyên Văn Đức-Lớp :K10 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan