Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý dạy học ở các trường tiểu học quận ngô quyền , thành phố hải ph...

Tài liệu Luận văn quản lý dạy học ở các trường tiểu học quận ngô quyền , thành phố hải phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia

.PDF
164
321
95

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi ------------------- §ç THU HIÒN Qu¶n lý d¹y häc ë c¸c tr-êng tiÓu häc QuËn ng« quyÒn, thµnh phè h¶i phßng THEO Y£U CÇU TR-êng chuÈn quèc gia Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hiệu HÀ NỘI 2017 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi ------------------- §ç THU HIÒN Qu¶n lý d¹y häc ë c¸c tr-êng tiÓu häc QuËn ng« quyÒn, thµnh phè h¶i phßng THEO Y£U CÇU TR-êng chuÈn quèc gia Chuyªn ngµnh: qu¶n lý gi¸o dôc M· sè : 60 14 01 14 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hiệu HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới khoa Quản lí giáo dục, Phòng sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Trân trọng biết ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Hiệu ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này với những kinh nghiệm quý báu. Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngô Quyền, Ban giám hiệu và các quý đồng nghiệp các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn toàn thể bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã không ngừng sát cánh, cổ vũ, động viên tôi học tập hoàn thành khóa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do bản thân còn những hạn chế nhất định trong kinh nghiệm quản lí và quản lí hoạt động dạy học nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lí, bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2017 TÁC GIẢ ĐỖ THU HIỀN NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 2. CNTT Công nghệ thông tin 3. CSVC Cơ sở vật chất 4. ĐDDH Đồ dùng dạy học 5. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6. KT - ĐG Kiểm tra - Đánh giá 7. PTDH Phƣơng tiện dạy học 8. PPDH Phƣơng pháp dạy học 9. SGK Sách giáo khoa 10. SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 11. TBDH Thiết bị dạy học 12. GV Giáo viên 13. HS Học sinh 14. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 15 QLGD Quản lý giáo dục 16 TH Tiểu học 17 KH- KT Khoa học kỹ thuật 18 VH-XH Văn hóa xã hội MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên của đề tài .................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA................................................................................................. 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 5 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................................... 7 1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 8 1.2.1. Quản lý .............................................................................................................. 8 1.2.1.1 Bản chất của hoạt động quản lý.................................................................... 11 1.2.1.2 Chức năng quản lý ........................................................................................ 12 1.2.2. Quản lý nhà trường tiểu học ........................................................................... 14 1.2.2.1 Quản lý nhà trường ....................................................................................... 14 1.2.2.2 Quản lý trường tiểu học ................................................................................ 14 1.2.3. Trường Tiểu học và Hiệu Trưởng trường tiểu học ......................................... 15 1.2.3.1 Trường Tiểu học ............................................................................................ 15 1.2.3.2 Hiệu Trưởng trường Tiểu học ....................................................................... 15 1.2.4. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học ...... 20 1.2.4.1 Các thành tố của quá trình dạy học .............................................................. 20 1.2.4.2 Hoạt động dạy học ........................................................................................ 22 1.2.4.3 Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học ..................... 25 1.2.5.Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 .......................................................................................... 27 1.2.5.1 Dạy học theo yêu yêu cầu chuẩn quốc gia ................................................... 27 1.2.5.2 Quản lý của Hiệu trưởng trong trường Tiểu học theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 1 .............................................................................................................. 27 1.2.5.3 Quản lý của Hiệu trưởng trong trường Tiểu học theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 .............................................................................................................. 33 1.2.6 Biện pháp và Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia ............................................................................................. 37 1.3. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIỂU HỌC ............................................................... 39 1.3.1 Bản chất quá trình dạy học tiểu học ............................................................... 39 1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học .......................................................... 41 1.3.3 Một vài đặc điểm người giáo viên tiểu học ...................................................... 43 1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC .............................................................................................. 45 1.4.1. Quản lý mục tiêu, chương trình dạy học ........................................................ 45 1.4.2. Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ............................. 47 1.4.3. Quản lý kế hoạch dạy học của GV .................................................................. 50 1.4.4. Quản lý các hoạt động học tập của HS .......................................................... 54 1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dạy học .. 55 1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ................................ 56 1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU CHUẨN QUỐC GIA .......... 58 1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 58 1.5.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 59 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 62 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 ............................ 64 2.1 VÀI NÉT VỀ KINH TẾ -Xà HỘI, GIÁO DỤC QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................................ 64 2.1.1. Về kinh tế, xã hội quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ............................ 65 2.1.2. Về giáo dục tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ....................... 65 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 ................................................................................................... 67 2.2.1.Thực trạng hoạt động dạy học các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 ................................................... 67 2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 ..... 75 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG ..................................... 92 2.4.1. Những mặt mạnh ............................................................................................. 92 2.4.2. Những mặt hạn chế ......................................................................................... 93 2.4.3. Nguyên nhân thực trạng .................................................................................. 94 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 95 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 ...................................................................................... 97 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP .......................................................... 97 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................................. 97 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 97 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................... 97 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................. 98 3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 ................................................................................................................................... 98 Biện pháp 1: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học ở trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 .....................................................................................................98 Biện pháp 2: Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học tích cực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ............................................................................ 102 Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học tập của HS nhằm giúp HS tự tin giao tiếp, chia sẻ, phát huy hết khả năng, năng khiếu, năng lực cá nhân trong quá trình dạy học ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 .......................................................... 107 Biện pháp 4: Quản lý trang bị, bổ sung, nâng cấp có kế hoạch và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ................................................................................................................. 109 Biện pháp 5 : Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 .......................................................................................................... 112 Biện pháp 6: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ HS quản lý hoạt động dạy học ở ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ................................................. 115 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ...................... 117 3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ........................................................................................................ 118 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 125 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 127 1. Kết luận ............................................................................................................... 127 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ I. Bảng Bảng 2.1.Chất lượng đội ngũ GV trường tiểu học Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng năm 2015-2016 .............................................................................................. 68 Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ GV ở 06 trường tiểu học Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng năm 2015-2016 ....................................................................................... 69 Bảng 2.3. Bảng 2.3 Số lượng GV dạy giỏi bậc tiểu học qua các năm học ............... 70 Bảng 2.4 . Đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học qua các năm học. ................ 70 Bảng 2.5. Chất lượng HS đại trà bậc tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng qua các năm học. .......................................................................................... 72 Bảng 2.6. Chất lượng HS mũi nhọn, HS năng khiếu bậc tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng qua các năm học ....................................................... 72 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả thanh tra - kiểm tra bậc tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ................................................................................................ 73 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả thanh tra toàn diện GV trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng .................................................................................... 73 Bảng 2.9. Khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 ..................................................................................... 75 Bảng 2.10. Biện pháp quản lý giáo viên thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học ....................................................................................................................... 77 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GV chuẩn bị kế hoạch dạy học của hiệu trưởng ......................................................................................................... 79 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các PPDH hiện đại trong dạy học các trường tiểu học quận Ngô Quyền …………………………………………………………………………..80 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các hoạt động giảng dạy tích cực trong giờ học các trường tiểu học quận Ngô Quyền. ............................................................................ 83 Bảng 2.14. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS ........................................ 86 Bảng 2.15. Mức độ và kết quả thực hiện quản lý CSVC, thiết bị dạy học ................ 87 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý KT-ĐG của hiệu trưởng .......... 88 Bảng 2.17. Các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ....... 91 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền, Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ..................................................................... 120 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2............................................ 121 Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 .................................... 123 II. Biểu đồ, sơ đồ Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khải thi của các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòngtheo yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ......... 124 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ của chu trình quản lý ..................................................................... 11 Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ............................................... 11 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của các chức năng quản lý ................................................. 19 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc ta đang chuyển mình bƣớc vào kỷ nguyên phát triển và hội nhập với xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Để có thể hội nhập và phát triển kinh tế xã hội thì nguồn lực con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong suốt sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con ngƣời, phát triển con ngƣời, tƣ tƣởng đó luôn nhất quán và gắn liền với mong ƣớc lớn nhất của ngƣời đó là tự do, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Trong di chúc, Ngƣời đã viết: “Đầu tiên là công việc đối với con ngƣời” [16, 503]. Đảng ta đã khẳng định: “Con ngƣời là mục tiêu, là động lực của sự phát triển”. Nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII nhấn mạnh: “Nguồn lực con ngƣời là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nƣớc ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là ngƣời lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp đƣợc bồi dƣỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc, đội ngũ lao động cho khoa học và công nghệ”. [7]. Để hội nhập thế giới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đạt đƣợc mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”, giáo dục Việt Nam phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có khả năng thích nghi với công việc, hình thành đội ngũ nhân lực năng động và sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới ở thế kỷ 21. "Vốn con ngƣời là những kiến thức, kỹ năng tích luỹ trong mỗi con ngƣời nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Chính vì thế, giáo dục và đào tạo chính là yếu tố để hình thành và tích luỹ vốn con ngƣời. Điều này khẳng định giáo dục là một phần của vốn con ngƣời, nhƣng không phải tất cả" (Trích báo cáo của WEF). [32] Quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy học và hiệu quả đào tạo là vấn đề cần thiết, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Các nhà nghiên cứu đứng trên nhiều góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhƣng đều tập trung vào mục tiêu chung là nâng 1 cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng. Đánh giá công nhận trƣờng chuẩn quốc gia góp phần hƣớng tới mục tiêu chất lƣợng giáo dục chung trong cả nƣớc, hƣớng tới chất lƣợng đƣợc tích lũy và hình thành của con ngƣời, làm nền tảng cho sự phát triển của quốc gia. Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công nhận trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia; đƣợc thay thế bằng thông tƣ số 59/2012/TT-BGD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trƣờng tiểu học đạt mức chất lƣợng tối thiểu, trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia ngày 28/12/2012, là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tƣ các nguồn lực cho giáo dục tiểu học, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tạo điều kiện đảm bảo cho trƣờng tiểu học không ngừng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đồng thời là định hƣớng đúng đắn cho giáo dục Việt Nam trên con đƣờng hội nhập quốc tế. Cho tới nay, trong cả nƣớc đã có nhiều trƣờng đƣợc công nhận chuẩn quốc gia và đã có những trƣờng đƣợc công nhận song cũng chƣa thực sự đủ điều kiện. Ngô Quyền là một quận của thành phố Hải Phòng với nhiều điểm sáng trong giáo dục nhƣng số lƣợng trƣờng đạt chuẩn quốc gia chƣa cao, đặc biệt là chuẩn quốc gia ở mức độ 2. Nhiều năm công tác, trực tiếp dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng tiểu học, tôi nhận thấy: Việc nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2 là rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Quản lý dạy học ở các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia.” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2 góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục các trƣờng tiểu học của quận. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu: 3.1 Khách thể nghiên cứu Quản lý dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học 2 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp quản lý dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của quản lý dạy học, chúng tôi cho rằng, nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học một cách phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2 hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài có 03 nhiệm vụ nghiên cứu sau: 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia. 5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý của Hiệu trƣởng về dạy học ở các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2. 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên của đề tài Do điều kiện có hạn nên đề tài đƣợc nghiên cứu trong giới hạn vi sau: - Đề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu quản lý của hiệu trƣởng về hoạt động dạy học của GV các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2. - Nghiên cứu 6 trƣờng tiểu học công lập ở quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng một cách ngẫu nhiên. - Nghiên cứu khoảng 60 GV, Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học; Cán bộ quản lý PGD&ĐT; khoảng 200-300 HS tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 3 Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa…để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tƣợng bằng các An-két mở và đóng. 7.2.2 Phương pháp quan sát: Bằng dự giờ quan sát hoạt động của HS, GV, các hoạt động chung của nhà trƣờng. 7.2.3 Phương pháp trò chuyện: Nhằm bổ sung thêm số liệu 7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Bƣớc đầu dựa trên kinh nghiệm của các trƣờng tiểu học trong địa bàn quận 7.2.5 Phương pháp chuyên gia: Nhằm khảo nghiệm những kết luận khoa học đƣợc rút ra đặc biệt là các biện pháp 7.2.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Nghiên cứu trên các giáo án, sổ đầu bài… 7.3 Phƣơng pháp thống kê toán học nhằm xử lý các số liệu và kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, luận văn gồm 03 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học học của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 2. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài Quan điểm, tƣ tƣởng về quản lý xuất hiện từ rất sớm, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên thời đầu quản lý mang tính cách triết học chứ chƣa tách ra để trở thành một khoa học độc lập. Các tƣ tƣởng quản lý sơ khai xuất phát từ triết học cổ Trung Hoa và Hy Lạp tuy ít ỏi nhƣng đáng ghi nhận nhƣ: Khổng Tử (551- 476 TCN), Mạnh Tử (372 - 289 TCN), Tuân Tử (313 328 CN), Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN), Xocrat (469 - 399 TCN), Platon (427- 347 TCN), Arixtot (384 - 322 TCN). Vào thời kỳ cận đại quản lý từng bƣớc tách khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập mà đại diện là Frederick Wilslow Taylor (1856 - 1915), cha đẻ của thuyết quản lý khoa học (Scientific Management), hay Henry Faylo (1881 - 1925), đại diện tiêu biểu cho học thuyết Quản lý hành chính (Administrative Manegement)…Tƣơng tự nhƣ vậy, giáo dục đƣợc tách ra khỏi triết học vào đầu thế kỷ XVIII để trở thành một khoa học độc lập mà đại diện là F.Becown (1552 - 1626), đặc biệt là J.A. Coomenski (1552 -1880) với tác phẩm “Lý luận dạy học hiện đại” trở thành nguồn hết sức quan trọng trong Giáo dục học mà những tƣ tƣởng của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản Giáo dục học vào nửa đầu thế kỷ XIX phản ảnh nhiều khuynh hƣớng giáo dục khác nhau nhƣ: Giohan Phoriedrich Heecba (1776 – 1881), A. Dixtecvech (1790 – 1865), Xanh Simong (1760 -1828), S. Phurie (1772 – 1837) … đã từng bƣớc hoàn thiện và bắt đầu hình thành những tƣ tƣởng tiến bộ. Giáo dục học phát triển dựa trên cơ sở thực sự khoa học kể từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác vào những năm 40 thế kỷ XIX và đƣợc V.I. Lênin làm phong phú bằng những luận điểm mới trong hoàn cảnh lịch sử mới. Từ đây, Giáo dục học không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và do đó có tác động quan trọng tới sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 5 Trong thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia và mọi lĩnh vực phát triển của loài ngƣời, trong đó lĩnh vực giáo dục không nằm ngoài ngoại lệ. Yếu tố then chốt để mỗi một quốc gia không nằm ngoài guồng quay của bánh xe lịch sử là phải đào tạo đƣợc một lực lƣợng nhân lực đủ đức, đủ tài, có khả năng ứng phó với mọi biến đổi của cuộc sống hiện đại. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng giáo dục là việc làm cần thiết, có vai trò quan trọng và then chốt với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung đó phải đƣợc tiến hành ngay từ các cấp học nhỏ, một trong các cấp học đó là cấp tiểu học, cấp học trang bị cho ngƣời học những kiến thức nền tảng quan trọng nhất để họ có thể tiếp tục phát triển tiếp theo ở các bậc học cao hơn hoặc ở ngoài xã hội. Mỗi một nhà trƣờng tiểu học cần phải xác định “Chất lƣợng giáo dục là thƣớc đo năng lực và phẩm giá của ngƣời thầy”, để có sự đầu tƣ đúng mức cho công tác này, trong đó có việc nâng cao hiệu quả các hình thức dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và không ngừng biến đổi của xã hội. Với xu hƣớng phát triển của xã hội, dạy học hai buổi/ngày đã hình thành từ rất lâu ở các nƣớc trên thế giới. Nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện hoặc hƣớng tới thực hiện 5 ngày học/tuần. Ở Anh, các trƣờng thƣờng theo 3 mô hình sau: (1) Buổi sáng học Toán, ; buổi chiều học các học khác; (2) Buổi sáng học Toán, và các học khác; buổi chiều học các khác; (3) Học Toán và vào các thời điểm khác nhau, khi HS cảm thấy khỏe khoắn. Thậm chí nhiều nƣớc còn cung cấp bữa ăn trƣa miễn phí cho HS. Một số nƣớc trên thế giới, thời gian HS học ở cấp tiểu học kéo dài đến 6 năm nhƣ Nhật Bản, Philipines, Singapore, hệ thống giáo dục Tây Đức và thời gian học của HS cũng đƣợc kéo dài cả ngày với nội dung đan xen phù hợp giữa những học bắt buộc với các học tự chọn và các hoạt động ngoại khóa. Hiện nay, 5 nền giáo dục hàng đầu, theo đánh giá năm 2016 của U.S.News, gồm: Anh, Canada, Đức, Mỹ và Pháp. Nhóm kế tiếp là Australia, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan. Châu Á có 3 đại diện ở thứ hạng cao là Nhật Bản (thứ 8), Singapore (17) Hàn Quốc (18). Mỗi nƣớc đều có đặc thù riêng trong hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học. Bảng xếp hạng của U.S. News đƣợc xây dựng dựa trên nghiên cứu của Công ty hoạch định chiến lƣợc BAV Consulting và trƣờng 6 Wharton thuộc Đại học Pensylvania. Tiêu chí đánh giá gồm: số lƣợng trƣờng đại học hàng đầu, hệ thống giáo dục công phát triển và nhu cầu học tập tại quốc gia đƣợc xếp hạng.[32] Nhƣ vậy, xu hƣớng trƣờng chuẩn quốc gia tại Việt Nam tiến tới chuẩn quốc tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay hoàn toàn phù hợp. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang tiếp tục phát triển với những bƣớc nhảy vọt mang tính đột phá trong thế kỷ 21, khoa học - công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp có tác động tới tất cả các lĩnh vực KH - KT, VH - XH. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế phát triển khách quan trong đó vừa diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc vừa thúc đẩy sự phát triển của mỗi nƣớc trên thế giới. Việt Nam ngày nay, sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc trong xu thế toàn cầu hoá. Mặt khác năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO là bƣớc đi quan trọng của đất nƣớc trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế xã hội hơn bao giờ hết cần đến nguồn lực con ngƣời. Nguồn nhân lực này phải trải qua quá trình đào tạo của nền giáo dục hiện đại có chất lƣợng. Giáo dục có chức năng quan trọng mục đích tái sản xuất sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, hoạt động giáo dục luôn luôn phát triển, tiến bộ, không ngừng đổi mới để góp phần vào sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội. Đảng và Nhà nƣớc có nhiều chính sách đào tạo và bồi dƣỡng nhân tài, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để hƣớng tới hội nhập kinh tế quốc tế. Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi ngƣời với bốn trọng tâm: Giáo dục và chăm sóc mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục Trung học và Giáo dục không chính qui. Song song với những chính sách, chiến lƣợc phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục cũng là vấn đề đáng quan tâm trong nỗ lực phát triển giáo dục của nƣớc ta. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy từ năm 1999 đến nay, tại khoa Quản lý giáo dục - Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học tiêu biểu sau: 7 - Biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đảm bảo chất lƣợng dạy học của đội ngũ GV một số trƣờng Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh (1999) của tác giả Nguyễn Thị Bích Yến, Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Các biện pháp quản lý chuyên của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học ở Quảng Nam của tác giả Nguyễn Đăng Ngƣng (1999), Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Biện pháp Hiệu trƣởng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng tiểu học vùng cao tỉnh Hà Giang của tác giả Lê Thị Hòa (2008), Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2buổi/ngày của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học quận Lê Chân - Hải Phòng của tác giả Thái Thị Bích Vân (2008) Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình Hà Thị Lân (2008), Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội... Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, tuy nhiên chƣa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng tiểu học theo yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 2. Tác giả chọn đề tài “Quản lý dạy học ở các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia.” trên cơ sở kế thừa, tiếp tục nghiên cứu đƣa đƣợc ra những biện pháp khả thi. 1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện rất sớm. Con ngƣời trong quá trình hoạt động của mình, để đạt đƣợc mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắp xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tƣợng bằng cách nào đó theo khả năng của mình. Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu đƣợc kế hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động... Nhƣ vậy quản lý tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan đƣợc ra đời từ nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. 8 Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, quản lý là phƣơng thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tƣợng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đƣa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu. Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là chức năng của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật...) nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận hành và phát triển. Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), ngƣời Mỹ, đƣợc coi là “Cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”, là một trong những ngƣời mở ra “Kỷ nguyên vàng" trong quản lý đã thể hiện tƣ tƣởng cốt lõi của mình trong quản lý là mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên hoá và đều phải quản lý chặt chẽ. Ông cho rằng quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ nhất. Theo K. Marx, bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào đƣợc thực hiện ở một quy mô tƣơng đối lớn, đều cần ở một chừng mực nhất định đến sự quản lý. Quản lý xác lập sự tƣơng hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó. Nhƣ vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều quan niệm về quản lý dƣới các góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu lý luận liên bang Nga cho rằng: Quản lý một hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật tác động (của chủ thể quản lý) vào hệ thống, chủ yếu là vào con ngƣời, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định; hoặc: Quản lý là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bởi kết quả tối ƣu về kinh tế - xã hội.[21; 9] Các tác giả nghiên cứu quản lý phƣơng Tây cũng có những định nghĩa quản lý rất cụ thể nhƣ:“Quản lý chính là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [18; 25] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan