Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quá trình phá vây trong quan hệ quốc tế của việt nam giai đoạn 1986 199...

Tài liệu Luận văn quá trình phá vây trong quan hệ quốc tế của việt nam giai đoạn 1986 1995

.PDF
90
778
97

Mô tả:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCT Bộ Chính trị JIM 1 Hội nghị không chính thức Jakarta về Campuchia lần thứ nhất JIM 2 Hội nghị không chính thức Jakarta về Campuchia lần thứ hai TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN XHCN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 8 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995 . 10 1.1 Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 10 1.1.1 Tình hình thế giới và khu vực ................................................................ 10 1.1.2 Tình hình Việt Nam .............................................................................. 13 1.2 Quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1986 .......................... 18 1.3 Xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại thời kì Đổi mới (1986- 1995) ...22 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995 ............................. 33 2.1. Tích cực đối thoại tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia . 33 2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết “vấn đề Campuchia” .. 33 2.1.2. Thực hiện cam kết rút quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia ....... 34 2.1.3. Tích cực đối thoại nhằm ký kết Hiệp định Paris (1991) về lập lại hòa bình ở Campuchia ........................................................................................... 37 2.2 Chủ động cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN............................................................................................................ 42 2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về quan hệ với ASEAN ............... 42 2.2.2. Tích cực đối thoại, cải thiện quan hệ với nhóm nước ASEAN ............ 43 2.2.3 Gia nhập ASEAN ................................................................................... 45 2.3 Bình thường hóa và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc ........... 49 2.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bình thường hóa quan hệ ViệtTrung ............................................................................................................... 49 2.2.2. Nỗ lực nối lại đàm phán với Trung Quốc ............................................. 50 2.2.3. Đàm phán và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ......... 51 2.4. Phá bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và các nước TBCN khác...................................................................................................... 56 2.4.1. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ ................................ 56 2.4.2. Khôi phục và xây dựng quan hệ với các quốc gia Liên minh châu Âu 61 2.4.3. Khôi phục và xây dựng quan hệ với Nhật Bản ..................................... 62 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 64 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM....................................................................... 65 3.1. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hoạt động ngoại giao .................................................................................................................. 65 3.2. Các hoạt động ngoại giao thể hiện sự thức thời, sáng tạo liên tục trong đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại .................................................................. 67 3.3. Giải quyết vấn đề Campuchia là “chìa khóa” để giải tỏa các mối quan hệ quốc tế ............................................................................................................. 71 3.4. Hoạt động pháthế bao vây, cấm vận đã tạo động lực quan trọng cho việc đổi mới kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội ........................................... 73 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thập niên 80 của thế kỉ XX đã chứng kiến những sự kiện làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhân loại. Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống XHCN thế giới dần tan rã, từ đó đưa tới sự kết thúc của chiến tranh Lạnh và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực. Toàn cầu hóa dần trở thành xu thế nổi bật và chi phối sự phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh lịch sử mới, thay thế cho đối đầu thì hợp tác và cạnh tranh đã trở thành hai dòng chảy song hành chủ yếu trong quan hệ quốc tế, từ đó buộc các quốc gia phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và các mục tiêu trong phát triển đất nước. Trước những biến động của tình hình thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra quyết định lịch sử: Đổi mới toàn diện đất nước trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Đối ngoại vẫn thường được xem là cánh tay nối dài của đối nội, góp phần thực hiện bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Ý thức được điều này nên cùng với việc hình thành đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng được Đảng đề ra và từng bước điều chỉnh qua các Đại hội Đảng. Quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua nhằm đáp ứng sự vận động liên tục trong quan hệ quốc tế, từ đó xây dựng môi trường bên ngoài ổn định phục vụ cho sự phát triển. Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, ngoại giao Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: đưa đất nước từ chỗ bị bao vây cô lập trên trường quốc tế đến nay đã hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới, từ đó hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ trọng tâm “đổi mới về kinh tế”. Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường 1 tại tất cả châu lục; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình quốc tế luôn vận động không ngừng, các nước lớn luôn có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm đạt được lợi ích cao nhất của họ. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử ngoại giao nói chung và các chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc đúc rút những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm cho việc thự hiện nhiệm vụ đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay. Giai đoạn 1986-1995 là khoảng thời gian quan trọng, đặt nền móng cho việc đẩy mạnh đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước trong các giai đoạn sau. Đây cũng là thời kỳ quan trọng đánh dấu việc chuyển đổi tư duy đối ngoại cũng như hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bắt đầu từ đây, Đảng có những thay đổi về nhận thức quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia và quốc tế, nhiệm vụ đối ngoại, tiếp xúc quốc tế với những chấn động lớn trên thế giới… Từ đó, Đảng đã đề đường lối đối ngoại đúng đắn góp phần đưa đất nước phá thế bao vây, cấm vận và mở rộng quan hệ quan hệ đối ngoại. Những thành tựu về đối ngoại trên giúp Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm về những vấn đề như: thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại; giữ vững và phát huy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh,… Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn vấn đề “Qúa trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986-1995” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lĩnh vực đối ngoại, đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về chính sách đối ngoại cũng như quan hệ song phương giữa Việt Nam với các quốc gia, khu vực như: Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN trong thời kì 2 đổi mới. Các công trình này đã đề cập tới một số khía cạnh cụ thể của quá trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1995: Trước hết, nhiều tác giả đã khái quát quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước dựa trên cơ sở phân tích các văn kiện được đưa ra trong các Đại hội và Hội nghị Trung ương Đảng. Cuốn sách “Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II” (2004) của tác giả Nguyễn Vũ Tùng, Nxb Thế giới tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại từ 1975-2006, trong đó có phân tích quá trình hoạch định và nội dung của chính sách đối ngoại trong thời kì đổi mới. Cuốn sách “Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kì đổi mới” (2013) của tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nxb Chính trị - hành chính đã trình bày về sự đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hơn 25 năm đổi mới qua để hoạch định, hình thành chính sách đối ngoại đúng đắn, từ đó nêu rõ tư tưởng, nguyên tắc, nhiệm vụ, phương châm chỉ đạo, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, phương hướng và thành tựu hoạt động trong công tác đối ngoại của Đảng trong việc phá thế bao vây, cấm vận, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và hội nhập quốc tế. Cuốn sách “Qúa trình đổi mới đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam 1986-2012” (2013) của tác giả Đinh Xuân Lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, đặc biệt quá trình hình thành nhận thức về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2012. Trên cở sở đó, tác giả bước đầu chỉ ra một số còn tồn tại, bài học kinh nghiệm và đề xuất một vài kiến nghị về lĩnh vực đối ngoại, hội nhập quốc tế . Vấn đề đổi mới tư duy và chính sách đối ngoại giai đoạn 1986-1995 cũng được đề cập tới trong một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Cơ Thạch (1990), Những chuyển biến mới trên thế giới và tư duy mới của chúng ta, Tạp chí Quan hệ quốc tế số 1 (1-1990); Nguyễn 3 Hoàng Giáp với bài viết "Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta" trên tạp chí Cộng sản (62005); Vũ Khoan (2005), Đổi mới về đối ngoại, Tạp chí Cộng sản số 16 (82005); Nguyễn Ngọc Trường (2006), Ngoại giao Việt Nam trên những chặng đường đổi mới, Tạp chí Cộng sản số 7 (4-2006). Bên cạnh đó, với cách tiếp cận lịch sử, những hoạt động đối ngoại cụ thể trong giai đoạn 1986-1995 như giải quyết vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt Nam-ASEAN, Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Mỹ cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các công trình về lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung. Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh” (2000) do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành đã tập trung vào các chủ đề: thành tựu ngoại giao Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, bản sắc ngoại giao Việt Nam hiện đại và mấy vấn đề của ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách này mang đến cái nhìn khái quát về quan hệ quốc tế của Việt Nam trong hơn 50 năm trên các khía cạnh nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận,thực tiễn hoạt động cũng như bản sắc riêng của ngoại giao Việt Nam. Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” (2015) do Nguyễn Đình Bin chủ biên, của Nxb Chính trị quốc gia đã giành một phần dung lượng (từ trang 319 đến trang 376) để phân tích về đối ngoại Việt Nam giai đoạn 19862000, trong đó tác giả đã chú trọng nghiên cứu giai đoạn 1986-1995; tuy nhiên, cuốn sách ít đề cập đến những hạn chế của giai đoạn này. Cuốn“Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế lịch sử và vấn đề” (2016) của tác giả Vũ Dương Ninh, NXB Chính trị quốc gia - sự thật đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về quan hệ đối ngoại của Việt Nam, về mối liên hệ giữa Việt Nam với thế giới, giữa cách mạng Việt Nam với các lực lượng bên ngoài. Cuốn sách gồm có bốn phần, trong đó phần thứ ba và phần thứ tư, tác giả đã phân tích vấn đề Campuchia trong việc giải tỏa tình trạng bị bao vây 4 của Việt Nam cũng như việc phân tích và khái quát lại mối quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN, Việt Nam – Hoa Kỳ và thành tựu mà Việt Nam đạt được trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, thống nhất đất nước; giải tỏa tình trạng bao vây cấm vận. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập tới trong các sách tham khảo, luận văn, luận án, bài viết trên tạp chí chuyên ngành về quan hệ giữa Việt Nam với các khu vực và quốc gia như: ASEAN, Trung Quốc, Mỹ. Về quan hệ Việt Nam – ASEAN, một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như đề tài nghiên cứu khoa học “Quan hệ Việt Nam – ASEAN” (2000) của tác giả Vũ Dương Ninh, Bùi Hồng Hạnh, Hoàng Khắc Nam đã trình khái quát về tổ chức ASEAN, phân tích quan hệ Việt Nam – ASEAN qua các giai đoạn lịch sử để thấy những bước đi, những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai bên. Các hoạt động ngoại giao giải tỏa căng thẳng tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN cũng được nói đến trong các công trình như: “Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN” của Đinh Xuân Lý (2001), Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ đối ngoại với ASEAN (1967-1995)” của tác giả Nguyễn Đình Thực, Việt Nam gia nhập ASEAN: giải pháp đối ngoại mới từ chính sách khu vực, Nguyễn Vũ Tùng (9-2007), Luận văn Ths “Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với các nước ASEAN từ năm 1975 đến năm 1995” của Hoàng Thị Thơm,… Qua các công trình này, các tác giả đã phân tích một cách có hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các hoạt động đối ngoại về quan hệ Việt Nam – ASEAN qua các thời kỳ, trong đó chủ yếu từ 1986 đến 1995. Từ đó, các tác giả nêu lên những kinh nghiệm và giải pháp cho việc tiếp tục phát triển mối quan hệ này. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được đề cập đến trong các công trình như: “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (1979) của Nxb Sự thật, Nguyễn Thị Phương (2014) 5 “Những nhân tố tác động đến quá trình bình thường hóa quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc (1986-1991)”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6(19); Phạm Phúc Vĩnh (2016) “Qúa trình bình thường hóa quan hệ Trung Quốc theo đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (19861991)”, tạp chí phát triển KH&CN, tập 19;… Trong đó, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa với đề tài “Chủ trương của Đảng Cộng sản trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001” (2007) đã đi sâu phân tích chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001. Đánh giá những chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc nhằm củng cố quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước và đàm phán những vấn đề lãnh thổ, lãnh hải,.. Qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế trong quan hệ giữa hai nước và rút ra những bài học kinh nghiệm. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu trên các khía cạnh: kinh tế, chính trị - ngoại giao,… như: “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước” (2008) của tác giả Nguyễn Mại (cb), Nxb Tri thức, Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư (2004) của Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Khoa học xã hội; Trần Nam Tiến (2010) “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: thực trạng và triển vọng” của Nxb Văn hóa thông tin và truyền thông; Nguyễn Linh Lan “Qúa trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ: kinh nghiệm và bài học”,… Trong đó, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Anh Cường với đề tài “Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 -2006)” (2012) đã trình bày vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Khái quát quá trình lãnh đạo của Đảng tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 1995 và thời kì phát triển quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực từ năm 1996 đến năm 2006. Tác giả đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và 6 rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thiết lập và đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước. Việc giải quyết vấn đề Campuchia được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu trên các khía cạnh: chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực và các nước Đông Dương, kinh tế, chính trị - ngoại giao, quân sự và vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước như: Phạm Đức Thành (1995) “Lịch sử Campuchia” Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội; Luận văn Ths của Nguyễn Hải Anh với đề tài “Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991-2012) (2014) trường ĐHKH XH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội; “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000” (2015) do Nguyễn Đình Bin (chủ biên);… tiêu biểu là Luận văn Ths Lịch sử của Nguyễn Mạnh Linh (2014)“Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1997”, trường ĐH KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ của Việt Nam với Campuchia, dựng lại bức tranh về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 1979 -1997. Như vậy, có thể thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc hoạch định và các hoạt động triển khai thực hiện chính sách ngoại giao “phá vây” trong giai đoạn 1986-1995 một cách hệ thống và toàn diện . Mặc dù vậy, các công trình trên đã cung cấp nguồn tư liệu cũng như nhiều phân tích có giá trị cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu này phục dựng lại quá trình thực hiện các hoạt động đối ngoại phá thế bao vây cấm vận trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận xét về việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở trong giai đoạn 10 năm đầu của công cuộc Đổi mới đất nước (1986-1995). Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng trong 10 năm đầu thời kì đổi mới. 7 - Phân tích việc triển khai đường lối đối ngoại mới thông qua các hoạt động bình thường hóa quan hệ chính trị - ngoại giao với Campuchia, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và các nước TBCN giai đoạn 1986-1995. - Rút ra một số nhận xét về quá trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về nội dung và việc triển khai chính sách đối ngoại phá thế bao vây cấm vận của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu thời kì đổi mới (1986-1995), cụ thể là các hoạt động nhằm bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao với Campuchia, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và các nước TBCN. * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, luận văn nghiên cứu quá trình phá vây quan hệ quốc tế của Việt Nam từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước vào năm 1986 cho tới năm 1995 - thời điểm Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu các chủ trương và hoạt động bình thường hóa quan hệ với Campuchia, Trung Quốc, ASEAN, Hoa K, các nước TBCN 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu Để tìm hiểu về quá trình phá vây quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995, luận văn dựa vào một số nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: Các văn kiện Đại hội và Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995. Các sách giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn và luận án về ngoại giao Việt Nam nói chung và quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Mỹ và các nước TBCN, tổ chức ASEAN nói riêng. Các website chính thức của Bộ ngoại giao, đại sứ quán các nước. 8 * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phân tích nhằm làm sáng tỏ những chủ trương, đường lối quan trọng về đối ngoại và các hoạt động ngoại giao trong giai đoạn 1986-1995. Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống để được sử dụng để xử lý các sự kiện, con số với mục đích làm rõ hơn những thành tựu Việt Nam đạt được trong giai đoạn này. Phương pháp logic, phương pháp lịch sử được sử dụng tích cực trong nhận xét về quá trình phá vây của Việt Nam. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đem đến nhận thức tương đối toàn diện và có hệ thống về quá trình đổi mới tư duy đối ngoại và triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở nhằm phá thế bị bao vây cấm vận của Việt Nam giai đoạn 19861995. Từ đó, xác định đúng đắn vị trí của công tác đối ngoại đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của công cuộc Đổi mới đất nước trong giai đoạn này. Những nghiên cứu của luận văn có thể góp phần bổ sung và làm phong phú thêm những tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy chính sách đối ngoại, lịch sử ngoại giao nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Bối cảnh lịch sử và qúa trình đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986-1995 Chương 2: Các hoạt động đối ngoại phá thế bao vây, cấm vận của Việt Nam giai đoạn 1986-1995 Chương 3: Một số nhận xét về quá trình phá vây, cấm vận trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986-1995 9 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995 1.1 Bối cảnh lịch sử 1.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Từ những năm 80 của TK XX trở đi, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thế giới có nhiều biến chuyển dưới tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa và hoạt động của các công ty đa quốc gia. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 đã gây ra sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị. Giá dầu tăng cao gây áp lực lớn cho nền kinh tế nên nhiều quốc gia phương Tây đã có sự chuyển hướng hoặc điều chỉnh chiến lược phát triển, cải cách cơ cấu kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ. Trong đó, các quốc gia đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đặt trọng tâm nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển các loại năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…), vật liệu mới (polime, nano…) và chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động…). Những sản phẩm khoa học kỹ thuật mới đã làm thay đổi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện gia tăng sức sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động của các công ty đa quốc gia. Hơn nữa, chính sự mở rộng hoạt động của các công ty này và tiến bộ khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phân công, chuyên môn hóa lao động quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Nhờ đó, thị trường thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức được hình thành và phát triển nhanh chóng. Xu thế mới này cũng giúp các nước đang phát triển có cơ hội 10 được hưởng lợi từ việc tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao, sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, cũng như sự chi phối của các tổ chức kinh tế - tài chính lớn trên thế giới đối với các quốc gia,… Để giải quyết những vấn đề này, các quốc gia nhất là những nước đang phát triển phải đổi mới tư duy đối ngoại, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế nhằm ổn định tình hình trong nước, đồng thời giao lưu hợp tác với các nước khác trong xu thế đa dạng hóa hóa, đa phương hóa xu thế quốc tế. Trong bối cảnh mới, Liên Xô và nhiều nước XHCN Đông Âu đã không kịp thời điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế và dẫn tới hậu quả là đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên mọi lĩnh vực. Năm 1985, Gorbachev tiến hành cải tổ, tuy nhiên công cuộc cải tổ không thành công, do đó đẩy nhanh quá trình tan rã của Liên bang Xô viết. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã tác động mạnh mẽ đến Đông Âu, làm cho cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc, dẫn đến sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã đưa tới kết thúc Chiến tranh Lạnh, do đó trật tự hai cực biểu hiện cuộc đối đầu Đông – Tây khốc liệt cũng kết thúc. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh là tính hai mặt. Từ mâu thuẫn đối đầu nhau gay gắt trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, các nước đã chuyển sang mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa xung đột lại vừa thỏa hiệp, đấu tranh nhưng hạn chế chiến tranh trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia có liên quan. Những chuyển biến kinh tế có tác động lớn đến cục diện chính trị thế giới, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế trong quan hệ quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, tất cả các nước đều cố gắng điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế, coi đây là cơ sở xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia. Do vậy, kinh tế trở thành trọng điểm 11 trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc đọ sức giữa các cường quốc. Chiến lược đối ngoại của các nước cũng đã thay đổi theo hướng hòa dịu, tăng cường hợp tác, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài để tạo ra không khí quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hơn nữa, nhiều vấn đề toàn cầu (ô nhiễm môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm…) bước đầu nảy sinh do tác động của sự phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác chung tay để giải quyết. Tình hình này cũng góp phần đưa đến xu thế hòa dịu và hợp tác trong quan hệ quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho mọi sự hợp tác cả về trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế và văn hóa - xã hội. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng có biến đổi sâu sắc và toàn diện, Đông Á bước đầu trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao, một số quốc gia và vươn lên trở thành những con hổ mới về kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan,… Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu và có thể cung cấp nhiều bài học cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Trong bối cảnh hậu chiến tranh Lạnh, các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại hòa bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển. Do vậy, qúa trình hợp tác ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều tầng, nhiều lớp và dưới nhiều hình thức, như tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Khu vực thương mại tự do (ASEAN), Khu vực hợp tác kinh tế Nam Á (SAARC)… Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đó, các nước Đông Nam Á đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế. Những quốc gia này đã chuyển hướng hoạt động từ hợp tác an ninh chính trị sang đề cao hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác với các cường quốc kinh tế và những tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Từ chỗ là một khu vực bị phân hóa sâu sắc, nghi kị lẫn nhau từ trong thời kì chiến tranh Lạnh, các nước ASEAN và Đông Dương bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Hội nghị cấp cao lần thứ tư của ASEAN tổ chức tại Singapore (1-1992), đánh dấu bước 12 ngoặt quan trọng về quan hệ hợp tác của ASEAN, với việc chuyển mạnh sang hợp tác kinh tế nội bộ và với bên ngoài từ đầu những năm 90, sức mạnh kinh tế của các nước ASEAN gia tăng mạnh mẽ, họ bắt đầu đầu tư ra nước ngoài để “cất cánh” vào đầu thế kỉ XXI với các là nước công nghiệp mới hoặc công nghiệp phát triển” [41, tr.29]. Từ năm 1967 đến năm 1995, kim ngạch thương mại của các nước ASEAN tăng từ 10 tỷ đô la Mỹ lên tới 620 tỷ đô la Mỹ. Một số nước đang thực hiện công nghiệp hóa với tốc độ cao, trở thành một trong những con rồng của châu Á như Singapore [18, tr.19]. Như vậy, trong những thập niên cuối thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực có những biến động to lớn, tác động mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới. Thay vì đối đầu, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống TBCN và XHCN, các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau đã dần xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia trên trường quốc tế. Bối cảnh quốc tế trên là những yếu tố quan trọng chi phối việc xác định các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. 1.1.2 Tình hình Việt Nam Trong mười năm đầu sau khi đất nước được thống nhất (1975-1985), Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, lạm phát lên tới mức phi mã. Khó khăn yếu k m đó xuất phát từ những “sai lầm nghiêm trọng và k o dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [19, tr.25 . Nền kinh tế đặt dưới sự quản lí kiểu hành chính, tập trung, quan liêu bao cấp của nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế. Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chủ quan, nóng vội, quá coi trọng số lượng mà không quan tâm tới chất lượng, bởi mong muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong khi đất nước mới đang ở chặng đường đầu tiên. Trong bối cảnh đó, cuộc khủng hoảng ở Liên Xô đã làm sụt giảm viện trợ vốn là nguồn thu ngân sách 13 chủ yếu nhất của Việt Nam lúc này. Đặc biệt, sau hai cuộc chiến tranh biên giới, Việt Nam bị bao vây, cấm vận càng làm cho kinh tế càng khó khăn hơn. Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công - nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện); thực hiện ba chương trình kinh tế (chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu) và xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đề ra chủ trương nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được; khắc phục khó khăn, hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạnh tiến lên. Đại hội đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động đối ngoại trong giai đoạn 1991-1995 là giữ vững hòa bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các chương trình kinh tế - xã hội 1986-1990 và 1991-1995 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thứ nhất, Việt Nam đã chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ có hai thành phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mô hình mới là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam tăng từ 3,9% trong giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990) lên 8,2% trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) (xem biểu đồ 1.1). 14 12 10 8.7 9.5 8.1 8.8 7.3 8 5.1 5.9 5.1 6 3.5 4 % 2.8 2 0 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 1986-1995 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website Ngân hàng thế giớ Cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng hiện đại, phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 1995 còn 27,2%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hương tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng dù chưa ổn định song có xu hướng gia tăng, đến năm 1995 đạt 28,7%. Trong khi đó, khu vực dịch vụ đã chứng kiến đà tăng nhanh và liên tục từ 33% năm 1986 lên 44,1% năm 1995 (xem bảng 1.2). 15 Bảng 1.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 1986-1995 (%) 1986 Nông lâm nghiệp và thủy sản 38.1 Công nghiệp và xây dựng 28.9 1987 40.5 1988 Năm Dịch vụ Tổng 33.0 100 28.4 31.1 100 46.3 24.0 29.7 100 1989 42.1 22.9 35.0 100 1990 38.7 22.7 38.6 100 1991 40.5 23.8 35.7 100 1992 33.9 27.3 38.8 100 1993 29.9 28.9 41.2 100 1994 27.4 28.9 43.7 100 1995 27.2 28.7 44.1 100 Nguồn Tổng cục Thống kê, Việt Nam 20 năm đối mới và phát triển 1986-2005 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326 Các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế thời gian này đều có bước phát triển khá. Trong nông nghiệp, sản lượng lương thực “năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn” [21, tr.107]. Như vậy, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập lương thực đến năm 1990 sản xuất nông nghiệp nhất là lương thực đã vươn lên đáp ứng nhu cầu về gạo trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Trong công nghiệp, giai đoạn 1991-1995 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/ năm. Một số ngành bước đầu tăng trưởng khá: năm 1995 so với năm 1990, công nghiệp nhiên liệu tăng gấp 3,2 lần, điện gấp 1,6 lần, vật liệu xây dựng gấp 2,7 lần, chế biến thực phẩm gấp 1,9 lần [21, tr.117]. Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990, bình quân hàng năm tăng 12%. Giao thông vận tải chuyển biến tiến bộ, vận tải hàng hóa tăng 62%. Thị trường hàng hóa trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày 16 càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh tế đối ngoại cũng phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 1986-1995, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng gần 4,5 lần. Tuy nhiên, cán cân thương mại vẫn tiếp tục âm, Việt Nam thường xuyên ở tình trạng nhập siêu từ 1 tỉ USD đến 2,8 tỉ USD (chỉ có năm 1991 là xuất khẩu cao hơn nhập khẩu). Nguyên nhân, do hàng hóa Việt Nam xuất đi chủ yếu là các nguyên liệu thô như than đá, dầu thô, các sản phẩm nông-lâmngư nghiệp như gạo, cà phê, cao su, tiêu, thổ sản… Trong khi đó hàng hóa nhập về lại là những sản phẩm được sản xuất với kĩ thuật cao như ô tô, xăng dầu, sắt, th p,… [44, tr.39] Nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định, nạn lạm phát đã dần được kiểm soát hiệu quả. Lạm phát từ mức 774,5% năm 1986 giảm xuống 67,1% năm 1991, 17,5% năm 1992, 15,2% năm 1993, 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995 [21, tr.117]. Chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1989 giảm xuống còn 2,5% và 1990 là 4,4% [19, tr.237]. Những thành tựu về kinh tế nói trên đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ về phát triển xã hội, góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị. Thu nhập bình quân đầu người năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm – là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng liên tục trong các năm sau, đến năm 1995 đạt 289 USD/người/năm. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả ấn tượng tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 15,6% năm 1998 (theo chuẩn quốc gia) [79, tr.5]. Các chỉ số xã hội của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong những thập kỷ qua, không chỉ thu nhập tăng lên mà giáo dục cũng được cải thiện và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng từ 69 tuổi (1986) lên 72 tuổi (1995) tổng hợp từ ngân hàng thế giới. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan