Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phát triển các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của ...

Tài liệu Luận văn phát triển các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện hải hà tỉnh quảng ninh

.PDF
144
396
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN THÀNH PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN THÀNH PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Ngô Quang Sơn HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Quang Sơn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác. Tác giả Phạm Văn Thành LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Ngô Quang Sơn người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn vị…, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn PHẠM VĂN THÀNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lí CĐ : Cộng đồng GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTX : Giáo dục thương xuyên HTCĐ : Học tập cộng đồng HTSĐ : Học tập suốt đời KH&CN : Khoa học và Công nghệ NXB : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông XHHT : Xã hội học tập MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƢỜI DÂN ................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 11 1.2. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 15 1.2.1. Cộng đồng ............................................................................................. 15 1.2.2. Giáo dục cộng đồng .............................................................................. 19 1.2.3. Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng... 19 1.2.4. Xã hội học tập và học tập suốt đời ........................................................ 27 1.3. Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.... 28 1.4. Phát triển Trung tâm học tập công đồng đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời dân ................................................................................................ 33 1.4.1. Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ................................................................................................................. 33 1.4.2. Nội dung phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ............................................................................................ 34 1.4.3. Cách thức phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ............................................................................................ 35 1.4.4. Các lực lượng tham gia phát triển trung tâm học tập cộng đồngđáp ứng nhu cầu học tập của người dân. ....................................................................... 36 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời dân ..................................................... 37 1.5.1. Cơ chế, chính sách có liên quan đến Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ......................................................... 37 1.5.2. Sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của các tổ chức xã hội ..................................................................................... 37 1.5.3. Sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng dân cư ......................................... 37 1.5.4. Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lí Trung tâm học tập cộng đồng.... 38 1.5.5. Cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng của Trung tâm học tập cộng đồng .................................................................................... 38 1.5.6. Kinh phí dành cho các Trung tâm học tập cộng đồng .......................... 38 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ................................. 40 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................................40 2.1.1. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 40 2.1.2. Dân cư ................................................................................................... 40 2.1.3. Giáo dục và Đào tạo ............................................................................. 41 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................ 41 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 41 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 41 2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 41 2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 42 2.2.5. Công cụ khảo sát ................................................................................... 42 2.2.6. Tiến hành khảo sát ................................................................................ 42 2.2.7 . Phương pháp xử lí số liệu .................................................................... 42 2.3. Thực trạng xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................................ 42 2.3.1. Nhận thức về Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng .................................................................................................. 42 2.3.2 Số lượng các Trung tâm học tập cộng đồng và học viên của các Trung tâm học tập cộng đồng .................................................................................... 46 2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, hướng dẫn viên tại Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh ............................................... 47 2.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà ........................................................ 58 2.3.5. Sự hài lòng của học viên khi tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng ........................................................................................................ 59 2.3.6. Cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................... 60 2.3.7. Mức độ đáp ứng của Trung tâm học tập cộng đồng đối với nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................... 61 2.3.8. Các lực lượng tham gia phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng . 62 2.3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh........................................................ 62 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 63 2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 63 2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 64 2.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 65 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 67 Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................................................................... 68 3.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp ....................................................... 68 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 69 3.3. Biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời dân ............................................................................ 74 3.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ................................................................. 74 3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển cácTrung tâm học tập cộng đồng ........................................................................................... 76 3.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện chương trình, nội dung, phương thức hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng .......................................................... 81 3.3.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức và quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí Trung tâm học tập cộng đồng ........................................... 82 3.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên .................................................................. 89 3.3.6. Biện pháp 6: Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các Trung tâm học tập cộng đồng .................................................................................... 96 3.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ........................................................................................... 97 3.3.8. Biện pháp 8: Thu hút các lực lượng xã hội tham gia phát triển Trung tâm học tập cộng đồng .................................................................................. 100 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 102 3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................................ 104 3.5.1. Khái quát chung về quá trình khảo sát ................................................ 104 3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ........................................................... 105 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 123 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của Trung tâm HTCĐ ..................... 43 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ............. 44 Bảng 2.3. Các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Hải Hà,tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 46 Bảng 2.4. Số lượng học viên tham gia học tập tại các Trung tâm Học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh năm học 2016 - 2017 ............. 47 Bảng 2.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí Trung tâm học tậpcộng đồng huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 48 Bảng 2.6: Đánh giá chung về năng lực quản lí của các chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng ................................................................................. 49 Bảng 2.7. Đánh giá của các cấp quản lí Trung tâm học tập cộng đồngvề năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng ..................... 50 Bảng 2.8. Đánh giá chung của các cơ quan, tổ chức có liên quan .................. 52 về năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng ................. 52 Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện các phương pháp giảng dạy tại các Trung tâm học tập cộng đồng ............. 56 Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng của giáo viên, hướng dẫn viên khi tham gia chương trình giảng dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng ................................................................................. 57 Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà ..... 58 Bảng 2.12. Đánh giá về mức độ hài lòngcủa học viên khi tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng ............................................................... 59 Bảng 2.13. Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh..................................... 60 Bảng 2.14.Đánh giá về thực trạng thiết bịcủa các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................................. 60 Bảng 2.15. Đánh giá về mức độ đáp ứng của Trung tâm học tập cộng đồng đối với nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........... 61 Bảng 2.16. Đánh giá của đồng chí về mức độ ảnh hưởng của các yêu tố ...... 62 đến việc phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, ....... 62 tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 62 Bảng 3.1. Mẫu khách thể khảo nghiệm......................................................... 105 Bảng 3.2. Tính cần thiết của các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 106 Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 108 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển Trung tâm học tập cộng đồngđáp ứng nhu cầu học tập của người dân.....45 Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung về năng lực quản lí của các chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng ........................................................................ 50 Biểu đồ 2.3. Đánh giá của các cấp quản lí Trung tâm học tập cộng đồng về năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng .......... 51 Biểu đồ 2.4. Đánh giá chung của các cơ quan, tổ chức có liên quanvề năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng ......................... 53 Biểu đồ 2.5. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yêu tốđến việc phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......... 63 Sơ đồ 3.1 : Những nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến phát triển hệ thống các Trung tâm học tập cộng đồng trong hệ thống giáo dục quốc dân ...... 77 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển Trung tâm học tậpcộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 104 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà,tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 107 Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyệnHải Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoảng 10 năm gần đây thuật ngữ xã hội học tập (XHHT) thường được nhắc đến nhiều trong giáo dục (GD) và xã hội ở nước ta. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005 - 2010 [7]; giai đoạn 2012 - 2020 [3]. Một số tiêu chí cơ bản về XHHT cũng đã được xác định hết sức cụ thể. Dựa trên các tiêu chí cơ bản này về mặt lí luận cũng đang đòi hỏi phát triển thành tiêu chí cụ thể để có thể đánh giá sự phát triển Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) theo định hướng xây dựng XHHT. Vấn đề xây dựng XHHT ở cơ sở thông qua việc mở rộng và phát triển các Trung tâm HTCĐ là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước. Hội nghị TW lần 6 khóa IX, trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đến năm 2010 [9] đã nêu: “Phát triển các hình thức HTCĐ ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội (KTXH), tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời (HTSĐ) hướng tới XHHT”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN [11] đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện để người dân được HTSĐ”. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, nhấn mạnh mục tiêu của GD nước ta là: “Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu, phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng XHHT”[30]. Muốn thực hiện phương hướng trên, một trong những giải pháp hữu hiệu là thông qua các Trung tâm HTCĐ để tạo cơ hội cho người dân học tập để tự nâng cao kiến thức và kĩ năng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. 1 Trung tâm HTCĐ ra đời và phát triển bắt đầu ở Nhật Bản, những thập niên gần đây đã phát triển ở Việt Nam, Thái Lan và các nước khác. Để các Trung tâm HTCĐ ở nước ta tiếp tục phát triển bền vững, cần quan tâm nghiên cứu làm sâu sắc hơn về mặt lí luận như: Sứ mạng, vị trí, vai trò của Trung tâm HTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập (XHHT). Hoạt động của Trung tâm HTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời. Ở các Trung tâm HTCĐ, người dân được học tập xóa mù chữ, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Trung tâm HTCĐ cũng là nơi thực hiện việc phổ biến, tư vấn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Trong những năm qua, được sự định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể; sự nỗ lực cố gắng của nhân dân, các trung tâm HTCĐ ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ngày càng được phát triển. Hệ thống các Trung tâm HTCĐ đã phát triển ở rộng khắp các xã trong huyện; hoạt động của các Trung tâm HTCĐ ngày càng đa dạng, chất lượng hoạt động này càng gia tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH tại địa phương. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được của các trung tâm HTCĐ chưa tương xứng với vị thế và chức năng của mình, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu học tập của người dân trong huyện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải kể đến những hạn chế thuộc về cơ chế chính sách có liên quan đến việc phát triển các Trung tâm HTCĐ; hạn chế của việc khảo sát nhu cầu học tập của người dân và tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của họ; hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tại các Trung tâm HTCĐ; hạn chế trong công tác phối hợp hoạt động giữa các lực lượng cộng đồng; hạn chế về nhận thức đối với hoạt động học tập nâng cao trình độ hiểu biết của người dân... Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp 2 ứng nhu cầu học tập của người dân là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đặc biệt, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu thật sâu sắc, toàn diện về vấn đề này. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển các trung tâm học tập Cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và khảo sát thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và có thể vận dụng vào các địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển các Trung tâm HTCĐ tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động của các trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các xã trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định song còn nhiều bất cập. Nếu lựa chọn đề xuất và áp dụng một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ thì sẽ từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân, xây dựng XHHT. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Nghiên cứu biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Do điều kiện thời gian có hạn, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về lí luận, thực trạng và biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 6.2. Về khách thể khảo sát - Khảo sát trên 30 cán bộ quản lí, giáo viên và 200 học viên tại các trung tâm HTCĐ ở các xã của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. - Khảo sát ở 16 trung tâm HTCĐ thuộc các xã của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. - Khảo sát trên 30 cán bộ quản lí cộng đồng (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện; Ban Giám đốc các trung tâm HTCĐ), cán bộ của các tổ chức XH trên địa bàn. - Khảo sát trên 20 chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học... 6.3. Về thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. 4 Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu về thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Các phương pháp được sử dụng bao gồm: 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí các Ban, ngành, giáo viên và học viên… về thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7..2.3. Phương pháp phỏng vấn Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của cán bộ quản lí các Ban, ngành, giáo viên và học viên…về công tác phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học để xử lí các thông tin thu được từ thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các công thức toán học được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu đề tài là: Công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình.... 8. Đóng góp mới của đề tài Xây dựng khung lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 5 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương: Chương 1.Cơ sở lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân Chương 2.Thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Chương 3.Biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƢỜI DÂN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về Tháng 4 năm 1996, với tên gọi “Học tập, một kho báu tiềm ẩn” UNESCO công bố công trình của Jacque Delors, nguyên chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) nhiệm kỳ 1985-1995 [22] và được thế giới thừa nhận như một triết lí của GD thế kỷ XXI. Trong công trình này tác giả đã dành chương V để phân tích việc HTSĐ. Người ta có thể tóm tắt triết lý của một nền GD cần thiết cho thế kỷ XXI vào một mệnh đề cơ bản sau: “GD phải dựa trên 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”. Bốn trụ cột này phải được đặt trên nền tảng HTSĐ và xây dựng XHHT. Từ đây xuất hiện 2 đặc trưng mới của GD thế kỷ XXI là: HTSĐ và XHHT. HTSĐ được coi như là chìa khóa để bước vào thế kỷ XXI, nó vượt qua cách hiểu thông thường về giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy, nó hình thành một quan niệm mới về GD là GD ban đầu và GD tiếp tục. HTSĐ gắn với quan niệm mới tiên tiến quan niệm về một XHHT. Ở một XHHT có thể tạo ra cơ hội học tập và phát huy mạnh mẽ tiềm năng của mỗi con người. Cùng với công trình đã nêu ở trên, còn có nhiều nghiên cứu đề cập và nhấn mạnh tới xu thế HTSĐ trong điều kiện hiện nay. Ví dụ, các nhà, giáo dục học trên thế giới như Toffler Alvin, Bennis, Warren Stephen Covey, Gary Hamel, Kevin Kelly, Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge [3], Thomas L.Friedman [72],[73], Raja.RoySingh[64],... đã phân tích xã hội hiện đại, được xây dựng trên nền tảng của hệ thống tri thức khoa học phát triển nhanh, biến đổi mạnh và sự thông tin toàn cầu. Các nhà tương lai học 7 trên đã đưa ra dự báo nền GD mới hoàn toàn khác với nền GD truyền thống mà đặc trưng cơ bản của nó là sự lỗi thời nhanh chóng của kiến thức cũng như của các ngành sản xuất trong xã hội. Do đó, nền GD mới phải hướng đến sự GD suốt đời. Đi liền với việc nghiên cứu về xu thế HTSĐ của nền GD mới, nhiều nhà khoa học đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề XHHT. Các nhà khoa học đã tiếp cận về XHHT theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến cách tiếp cận logic. Điển hình cho cách tiếp cận logic là Faure và cộng sự . Năm 1970, Rober M. Hutchins khẳng định sự cấp thiết cần phải hình thành XHHT và GD phải tạo điều kiện cho việc học tập của con người diễn ra liên tục [92]. Công trình của Donal Shon , với ý tưởng các công ty, các phong trào xã hội và các cơ quan đều phải là “các hệ thống học tập” (Learning System). Trong các công trình của mình, Robert M.Hutchins đã phân tích cơ sở xã hội của của một XHHT. Một trong những công trình nghiên cứu về XHHT đáng quan tâm nhất là của Hutsen [91], nghiên cứu vai trò của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sự ra đời của XHHT, đặc biệt từ những năm 40 của thế kỷ trước. Theo Richard Ewards, XHHT là một xã hội đảm bảo tự do dân chủ và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là mọi người dân đều tạo cho mình khả năng tự học và tự học suốt đời, từ đó nẩy sinh ra động cơ học tập, nhu cầu học tập là một động lực quan trọng thúc đẩy sự học ngày càng cao. Về mô hình XHHT, năm 1997 Edwards đã đưa ra 3 mô hình XHHT [90]. Các mô hình XHHT do Edwards đề xuất tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng tổng hợp lại chúng đều đề cập tới các khía cạnh nhu cầu và nghĩa vụ học tập; cơ hội và điều kiện học tập của người dân. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, đã giải quyết được các nội dung cơ bản của vấn đề xu thế HTSĐ và xây dựng một XHHT như tính tất yếu của thời đại. Đến những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, xu thế HTSĐ và một XHHT đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đơn cử một số nước như sau: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan