Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ...

Tài liệu Luận văn phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước.

.PDF
125
615
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN VIỆT HÀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ TRẦN ÁNH Hà Nội – Năm 2012 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tác giả đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước” xin cam đoan bản luận văn là công trình do tác giả thực hiện, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Hà Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Ngô Trần Ánh, người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp Vụ Tài vụ - Quản trị, Phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Hà nội, Ngày tháng 3 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Hà Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................2 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG......3 1.1. Hoạt động đầu tư và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. ...................3 1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư.................................................................3 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư .............................................4 1.2. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư ................................................................5 1.2.1. Khái niệm về dự án...................................................................................5 1.2.2. Khái niệm về dự án đầu tư........................................................................6 1.2.3. Phân loại dự án đầu tư ..............................................................................9 1.3. Các nội dung quản lý dự án đầu tư ................................................................12 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư .............................................................12 1.3.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư ...............................................................13 1.3.3. Lập dự án đầu tư.....................................................................................21 1.3.4. Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ........................................................22 1.3.5. Quản lý thực hiện dự án đầu tư ..............................................................26 1.4. Các hình thức quản lý dự án ..........................................................................30 1.4.1. Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ........................................30 1.4.2. Hình thức Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án ....................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................35 Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC.................36 2.1. Nhân tố tác động tới năng lực quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN ...................................................................................................................36 2.1.1. Tổ chức bộ máy của Tổng cục DTNN ...................................................36 2.1.2. Tổ chức bộ máy Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ......................40 2.2. Kết quả thực hiện đầu tư và xây dựng trong những năm qua và giai đoạn 2007 - 2011 ...........................................................................................................41 2.2.1. Hệ thống kho của Tổng cục DTNN........................................................41 2.2.2. Hệ thống Nhà văn phòng của Tổng cục DTNN .....................................44 2.3. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN thời gian qua.......................................................................................46 2.3.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư ............................................46 2.3.2. Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.....................................................59 2.3.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch hệ thống kho DTNN.......................60 2.3.4. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ..........................................................................................................................61 2.3.5. Quản lý công tác đấu thầu ......................................................................69 2.3.6. Công tác thanh quyết toán và giá xây dựng ...........................................73 2.3.7. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng .................................74 2.3.8. Công tác giám sát đánh giá đầu tư..........................................................77 2.4. Năng lực ban quản lý và Chủ đầu tư .............................................................78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................80 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DTNN ...............81 3.1. Cơ sở pháp lý và định hướng phát triển của Tổng cục DTNN giai đoạn 2011 – 2020....................................................................................................................81 3.1.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................81 3.1.2. Chiến lược phát triển ngành Dự trữ quốc gia.........................................82 3.1.3. Quy hoạch phát triển ngành Dự trữ quốc gia .........................................83 Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 3.1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng của Tổng cục DTNN.........................................................................................................85 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN....................................................................................87 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng cục DTNN ..........................................................................................87 3.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án của Cục DTNN khu vực .............................................................................................................94 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng của Tổng cục DTNN ...............................................................................97 3.2.4. Đổi mới công tác kế hoạch hóa về đầu tư xây dựng ..............................99 3.2.5. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư................................100 3.2.6. Đối với công tác đấu thầu.....................................................................103 3.2.7. Công tác giám sát và quản lý chất lượng dự án xây dựng....................106 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................108 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ THESIS SUMMARY Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTNN : Dự trữ Nhà nước DTNNKV : Dự trữ Nhà nước khu vực GSĐGĐT : Giám sát đánh giá đầu tư HSMT : Hồ sơ mời thầu KT-XH : Kinh tế-xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước QLDA : Quản lý dự án XDCB : Xây dựng cơ bản Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Hình 1.1: Chu kỳ dự án đầu tư ....................................................................................9 Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án đầu tư .................................................................15 Hình 1.3: Các lĩnh vực quản lý dự án .......................................................................20 Hình 1.4: Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.............................................33 Hình 1.5. Mô hình thuê Tư vấn quản lý dự án..........................................................34 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng cục DTNN.............................................39 Bảng 2.1: Thống kê đầu tư và xây dựng hệ thống kho dự trữ giai đoạn 2007 - 2011 ...................................................................................................................................42 Bảng 2.2: Thống kê đầu tư và xây dựng hệ thống nhà văn phòng giai đoạn 2007 2011...........................................................................................................................45 Bảng 2.3: Nhu cầu kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2011 hệ thống dự trữ nhà nước ...................................................................................................................................49 Bảng 2.4: Thông báo vốn đầu tư cho từng dự án......................................................54 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2007 – 2011....70 Bảng 2.6: Tổng hợp tỷ lệ áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu.........................70 giai đoạn 2007 – 2011 ...............................................................................................70 Bảng 2.7: Kết quả thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư.............................78 Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản hiện nay ...................................................................................................................................88 Hình 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy mới Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản ...89 Hình 3.3: Mô hình tổ chức hiện nay của bộ máy quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN..............................................................................................92 Hình 3.4: Mô hình tổ chức mới của Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN........................................................................................................93 Hình 3.5: Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của các Ban QLDA Thuộc Tổng cục DTNN........................................................................................................................95 Hình 3.6: Mô hình tổ chức bộ máy mới của các Ban QLDA của Tổng cục DTNN..... ...................................................................................................................................96 Nguyễn Việt Hà Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ; xu thế hòa bình hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Song các quốc gia vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn do thiên tai (bão lụt, dịch bệnh ...) gây ra. Bên cạnh đó, khủng bố quốc tế, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia và những xung đột chính trị trên thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những tổn thất do thiên tai hoặc những bất ổn chính trị và kinh tế gây ra, từ lâu các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm đến việc tổ chức lực lượng dự phòng chiến lược về vật chất nhằm sẵn sàng ứng cứu khi cần. Từ đó, các nước hình thành việc tổ chức, quản lý và sử dụng quỹ dự trữ chiến lược của mỗi quốc gia. Dự trữ Quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước. Với vị trí quan trọng của hệ thống Dự trữ Nhà nước, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở vật chất của ngành dự trữ đã được Nhà nước đầu tư theo hướng hiện đại và tiên tiến. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý về đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN trong thời gian tới là vấn đề cần phải làm ngay. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn có thể hỗ trợ cho việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Làm sáng tỏ về mặt lý thuyết về quản lý đầu tư và xây dựng. Nguyễn Việt Hà 1 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đầu tư và xây dựng, công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong những năm vừa qua ở Tổng cục DTNN. Những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục để tiếp tục đổi mới và phát triển. 2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất của Tổng cục DTNN và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lĩnh vực đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thu thập thông tin từ sách, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành có liên quan, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn tại Tổng cục DTNN và các đơn vị trong ngành để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư và xây dựng Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN. Nguyễn Việt Hà 2 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1.1. Hoạt động đầu tư và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. 1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ ... Kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đường sá ...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật ...) và nguồn nhân lực có chất lượng, năng suất làm việc cao hơn ... Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Đầu tư phát triển là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất kinh doanh mới, thông qua việc mua sắm lắp đặt thiết bị, máy móc, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc và tiến hành các công việc có liên quan đến sự phát huy tác dụng của các cơ sở vật chất kỹ thuật do hoạt động đầu tư phát triển tạo ra. Đầu tư phát triển là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, là chìa khoá để tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nhằm tạo ra thế và lực đưa nền kinh tế cả nước cũng như mỗi địa phương phát triển và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Do vậy, đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược vừa là một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Bất kỳ quốc gia nào muốn có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đều phải quan tâm đến đầu tư phát triển. Để đầu tư phát triển ngày một đáp ứng yêu cầu về quy mô và hiệu quả, vấn đề quan trọng là phải giải quyết được nhu cầu về vốn đầu tư và các định chế về sử Nguyễn Việt Hà 3 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dụng hiệu quả vốn đầu tư. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư - Là hoạt động bỏ vốn, nên quyết định đầu tư trước hết là quyết định việc sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các hình thức khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ … Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính (tốn phí bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện không, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lợi là bao nhiêu …). Nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế, xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính và vì thế cũng không thể thực hiện trên thực tế. - Là hoạt động có tính chất lâu dài Khác với các hoạt động thương mại và các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do tính lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều yếu tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích tương lai (vốn để đầu tư không phải là các nguồn lực để dành), vì vậy luôn luôn có sự so sánh, cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai. Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện nay họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc không đầu tư vào nơi khác). - Là hoạt động mang nặng rủi ro Các đặc trưng nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lượng tính hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro là bản năng Nguyễn Việt Hà 4 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cánh thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro để sự sai khác so với dự tính là ít nhất. 1.2. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư 1.2.1. Khái niệm về dự án Theo Luật Đấu thầu “Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định”. Dự án có một số đặc trưng cơ bản như sau: - Dự án mang tính chất thời đoạn (vòng đời dự án giới hạn) có mục đích, kết quả xác định, có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. - Sản phẩm của dự án mang tính chất duy nhất, độc đáo (mới lạ), môi trường hoạt động “va chạm”, tính bất định và độ rủi ro cao. - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần phải duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. Đặc điểm của dự án là ở chỗ kết hợp mong muốn với hiện thực, ý tưởng với hành động. Không có cố gắng nghị lực thì sẽ không đạt được mục đích và dự án sẽ tồn tại ở hình thể tiềm tàng, mơ hồ. Có thể nói thực hiện một dự án là xác định và dẫn dắt đến thành công một tổ hợp các hành động, quyết định và hàng loạt các công việc phụ thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: + Đáp ứng một nhu cầu đã đề ra. + Chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực. + Thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn. Chúng ta nói dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã đề ra bởi vì dự án được xuất phát từ một ý tưởng, ý tưởng bắt nguồn từ một cơ hội. Cơ hội này có thể trở thành một hiện thực hay không thì quá trình thực hiện dự án phải được tiến hành. Nếu không có một nhu cầu cụ thể thì sẽ không có dự án. Bất kỳ dự án nào cũng chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn vì mỗi mục tiêu, mỗi nhu cầu đều chỉ xuất hiện theo từng Nguyễn Việt Hà 5 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thời điểm. Có thể trong giai đoạn trước mắt tồn tại mục tiêu đó song nếu dự án chỉ được hoàn thành sau thời điểm dự kiến thì có thể mục tiêu đó đã không còn hoặc giảm hiệu quả lợi ích. Bất kỳ sự trễ hạn nào cũng kéo theo một chuỗi nhiều biến cố bất lợi như bội chi, khó tổ chức lại nguồn lực, tiến độ cung cấp thiết bị vật tư … không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào đúng thời điểm mà cơ hội xuất hiện như dự án ban đầu. Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án, người ta nhìn thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện, dụng cụ, thời gian, trí tuệ … Các nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với nhau và tạo nên khuôn khổ của dự án. Vì khối lượng chi phí nguồn lực cho dự án là một thông số then chốt phản ánh mức độ thành công của dự án đối với những dự án có quy mô lớn. Hầu hết các dự án có quy mô lớn đều phải trải qua những thời kỳ khó khăn vì bất kỳ một quyết định nào cũng bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ. 1.2.2. Khái niệm về dự án đầu tư 1.2.2.1. Khái niệm Theo Luật Đầu tư “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”. Hay Luật Xây dựng ghi “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định”. Cụ thể là, phát hiện ra một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trước hết nhà đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác định phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư mang tính khả thi. Nói một cách tổng quát, “dự án đầu tư” là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Tính chung của định nghĩa này vẫn nằm trong khuôn khổ các yếu tố: Mục đích, nguồn lực và thời gian. Bất cứ một dự án nào có thể khác nhau về mục tiêu hay phương tiện, cách Nguyễn Việt Hà 6 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thức tiến hành nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của bản chất dự án. Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ: - Về hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định trong tương lai. - Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. - Trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung. - Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau: - Các mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: + Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại. + Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm vụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. Nguyễn Việt Hà 7 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội - Các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. - Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án. - Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án. - Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án. Trong các thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến bộ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 1.2.2.2. Yêu cầu đối với dự án đầu tư Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Tính pháp lý: Dự án đầu tư phải phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính khoa học: Khi lập dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo, lập và thực hiện dự án đầu tư, cần có sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm và cơ quan chuyên môn. -Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. - Tính đồng nhất: các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan nhà nước về hoạt động đầu tư. Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế. 1.2.2.3. Chu kỳ của dự án đầu tư Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng đến khi dự án được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Nguyễn Việt Hà 8 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Chu kỳ của dự án đầu tư được minh họa như hình 1.1 sau: Ý tưởng về dự án đầu tư Chuẩn bị Thực hiện đầu tư đầu tư Hoàn thành khai thác sử dụng Ý tưởng về dự án mới Hình 1.1: Chu kỳ dự án đầu tư 1.2.3. Phân loại dự án đầu tư Dự án trong thực tế có nhiều dạng, tùy theo các tiêu chuẩn ta có các dạng sau: * Xét theo người khởi xướng: dự án cá nhân, tập thể, quốc gia hay liên quốc gia (quốc tế). * Xét theo ngành kinh tế - xã hội: các dự án sản xuất thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội. * Xét theo quy mô: có dự án đặc trưng bởi tổng kinh phí huy động lớn, các bên tham gia đông và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế và sản xuất; dự án nhỏ, ngoài những đặc tính ngược lại với dự án lớn, các dự án nhỏ thường nằm trong bối cảnh sẵn có hoặc ít được ưu tiên, các nguồn lực huy động và thường không có ngay mục tiêu và trách nhiệm, đôi khi không rõ ràng, những người tham gia thường không có kinh nghiệm trong hoạt động dự án, chủ nhiệm dự án thường kiêm luôn cả việc quản lý dự án lẫn việc liên hệ với các chuyên gia bên ngoài. * Xét theo thời gian ấn định: có dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. * Xét theo sự phân cấp quản lý dự án: Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính Phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình các dự án đầu tư (không kể các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) thành nhóm A, nhóm B, nhóm C; cụ thể như sau: 1. Dự án nhóm A: - Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư). Nguyễn Việt Hà 9 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội - Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ (không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư). - Các dự án có tổng mức đầu tư lớn: a. Trên 1.500 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. b. Trên 1.000 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm 1-a), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. c. Trên 700 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. d. Trên 500 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. 2. Dự án nhóm B: a. Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. b. Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm 2-a), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. c. Từ 40 tỷ đồng đến 700 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Nguyễn Việt Hà 10 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội d. Từ 30 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. 3. Dự án nhóm C: a. Dưới 75 tỷ đồng đối với Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. b. Dưới 50 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm 3-a), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. c. Dưới 40 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. d. Dưới 30 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. * Xét theo mức độ chi tiết của nội dung của dự án gồm 2 loại : Dự án tiền khả thi và dự án khả thi. - Dự án tiền khả thi: được lập cho những dự án có quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài, không thể đạt ngay tính khả thi mà phải qua nghiên cứu sơ bộ và lập dự án sơ bộ. Đối với các dự án có quy mô đầu tư không lớn, giải pháp đầu tư không phức tạp có thể bỏ qua bước lập dự án tiền khả thi và lập ngay dự án khả thi. Dự án tiền khả thi có tác dụng chính sau: + Là cơ sở để Chủ đầu tư hay cơ quan chủ quản đầu tư xem xét có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự án chi tiết hay không (dự án khả thi). Nguyễn Việt Hà 11 Niên khóa 2009 - 2011 Luận văn thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội + Là cơ sở để các nhà đầu tư khác (hoặc các nhà đầu tư nước ngoài) tiếp cận có nên tham gia đầu tư không. - Dự án khả thi: là dự án chi tiết, các giải pháp có căn cứ và mang tính hợp lý, có thể thực hiện được khả năng tạo ra kết quả như dự tính và đạt được mục tiêu đề ra có thể được xem là chắc chắn. Do vậy, dự án khả thi còn được gọi là luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Một số dự án có quy mô nhỏ, giải pháp đầu tư đơn giản được gọi là Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Dự án khả thi có các tác dụng sau: + Là đối tượng để các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư. + Là cơ sở để nhà đầu tư xin vay vốn, tìm đối tác liên doanh kêu gọi cổ phần. + Là cơ sở để nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư. 1.3. Các nội dung quản lý dự án đầu tư 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trường biến động. Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu: lập kế hoạch; điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. - Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống. - Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm Nguyễn Việt Hà 12 Niên khóa 2009 - 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan