Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện thuỷ nguyên thành phố hải ...

Tài liệu Luận văn nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng

.PDF
142
887
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐOÀN THỊ HẰNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐOÀN THỊ HẰNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2015 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Đoàn Thị Hằng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, trong suốt thời gian qua tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các đơn vị, các quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau Đại học, ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Địa lí của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo - GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, cô đã chỉ bảo, hướng dẫn, khuyến khích và động viên tôi trong quá trình học tập, lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, các Phòng Ban, Trung tâm và đặc biệt là Trường THPT Ngô Quyền trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu luận văn. Để có được kết quả nghiên cứu thực tế xác thực, sinh động trong luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan UBND thành phố Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên; Các Sở, Ban, Ngành, cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi đến thực tế. Để hoàn thành luận văn, cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những người luôn ủng hộ, chia sẻ và đồng hành cùng tôi. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Đoàn Thị Hằng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Tên đầy đủ 1 KT - XH Kinh tế - xã hội 2 KCN Khu công nghiệp 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 NIC Các nước công nghiệp mới 5 ILO Tổ chức lao động quốc tế 6 KH - KT Khoa học – kĩ thuật 7 CMKT Chuyên môn kĩ thuật 8 UBND ỦY ban nhân dân 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 THCS Trung học cơ sở 11 ĐB Đồng bằng 12 NXB Nhà xuất bản 13 TT Thị trấn 14 LHQ Liên hợp quốc BẢNG TÊN VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Tên đầy đủ 1 KT - XH Kinh tế - xã hội 2 KCN Khu công nghiệp 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 NIC Các nước công nghiệp mới 5 ILO Tổ chức lao động quốc tế 6 KH - KT Khoa học - kĩ thuật 7 CMKT Chuyên môn kĩ thuật 8 UBND ỦY ban nhân dân 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 11 THCS ĐB Trung học cơ sở Đồng bằng 12 NXB Nhà xuất bản 13 TT Thị trấn 14 15 TP THPT Thành phố Trung học phổ thông 16 GTSX Giá trị sản xuất 1 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Tên bảng số liệu Trang Bảng 1.1. Quy mô dân số và lao động từ 15 tuổi trở lên ở TP. Hải Phòng, giai đoạn 2010 - 2015 Bảng 1.2. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015 Bảng 1.3. Cơ cấu lao động động phân theo khu vực kinh tế của thành phố Hải Phòng năm 2005 - 2015 Bảng 1.4. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của thành phố Hải Phòng qua các năm Bảng 1.5. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành thị và nông thôn của thành phố Hải Phòng qua các năm Bảng 1.6. Tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính và thành thị, nông thôn qua các năm Bảng 2.1. Số dân, gia tăng dân số và mật độ dân số của H. Thủy Nguyên giai đoạn 2005-2015 Bảng 2.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của huyện Thủy Nguyên năm 2015 Bảng 2.3. Cơ cấu dân số phân theo giới tính ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005-2015 Bảng 2.4. Cơ cấu dân số phân theo thị trấn và nông thônở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005- 2015 Bảng 2.5. GTSX và GTSX/người trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 2.6. GTSX và cơ cấu GTSX nông – lâm – thủy sản của huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 (theo giá thực tế) Bảng 2.7. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2010 – 2015 Bảng 2.8. GTSX của ngành dịch vụ của Thủy Nguyên giai đoạn 2005 – 2015 (giá thực tế) Bảng 3.1. Quy mô dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 -2015 Bảng 3.2. Quy mô và tỷ lệ lao động huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005-2015 29 30 33 34 35 36 49 51 52 53 55 55 56 58 74 75 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. Bảng 3.3.Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.4. Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở huyện Thủy Nguyên từ năm 2005 - 2015 Bảng 3.5. Cơ cấu lao động phân theo lãnh thổ ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.6. Trình độ CMKT của dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo thị trấn và nông thôn ở huyện Thủy Nguyên năm 2015 Bảng 3.7. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo loại thành phần kinh tế ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.8. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.9. Lực lượng và cơ cấu lao động đang làm việc trong nông - lâm - ngư nghiệp phân theo ngành ở Thủy Nguyên năm 2005 và 2015 Bảng 3.10. Lực lượng và cơ cấu lao động đang làm việc trong công nghiệp - xây dựng phân theo ngành ở Thủy Nguyên năm 2005 và 2015 Bảng 3.11. Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ ở Thủy Nguyên năm 2005 và 2015 Bảng 3.12. Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở huyện Thủy Nguyên năm 2020 và 2030 Bảng 3.13. Năng suất lao động ở Thủy Nguyên năm 2005 và 2015 78 Bảng 3.14. Lao động đang làm việc ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.15. Lao động thất nghiệp ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 94 80 82 83 85 86 88 89 90 92 93 95 . DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên bảng số liệu Trang 1 Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của thành phố Hải Phòng năm 2005 - 2015 Biểu đồ 1.3. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của thành phố Hải Phòng qua các năm Biểu đồ 1.4. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành thị và nông thôn của thành phố Hải Phòng qua các năm Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Thủy Nguyên năm 2015 Biểu đồ 2.2. Số dân, gia tăng dân số của H. Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của huyện Thủy Nguyên năm 2015 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dân số phân theo giới tính của thủy Nguyên giai đoạn 2005 – 2015 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dân số phân theo thành thị (thị trấn) và nông thônở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ quy mô lao độngcủa huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015. Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lao động so với dân sốtrung bình của huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 -2015 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu lao động phân theo giới tính ở huyện Thủy Nguyên từ năm 2005 - 2015. Biểu đồ 3.5. Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở huyện Thủy Nguyên từ năm 2005 - 2015 Biểu đồ 3.6. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở huyện Thủy Nguyên từ năm 2005 - 2015 30 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 33 34 35 43 49 51 53 54 75 76 78 80 81 87 DANH MỤC BẢN ĐỒ STT Tên bảng số liệu 1 Bản đồ hành chính huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng 2 Bản đồ dân cư huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng 3 Bản đồ về thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. DANH MỤC PHỤ LỤC BẢNG STT Tên bảng số liệu 1 Phụ lục 1. Diện tích, dân số và mật độ dân số TP Hải Phòng phân theo quận, huyện năm 2015. 2 Phụ lục 2. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Thủy Nguyên phân theo đơn vị hành chính năm 2015. 3 Phụ lục 3. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo đơn vị hành chính huyện Thủy Nguyên, năm 2015. 4 Phụ lục 4. Dân số trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động, không có việc làm(thất nghiệp), lao động đang làm việc phân theo đơn vị hành chính huyện Thủy Nguyên năm 2015. 5 Phụ lục 5. Cơ cấu nhóm tuổi lao động phân theo lãnh thổ ở huyện Thủy Nguyên từ năm 2005 - 2015 (Đơn vị%). 6 Phụ lục 6. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo lãnh thổ ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 (Đơn vị: người). 7 Phụ lục 7. Quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính ở huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: người). MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................... 2 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 2. Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 III. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 IV. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4 1. Hệ quan điểm ............................................................................................... 4 1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp. ............................................................. 4 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. ................................................................... 5 1.3. Quan điểm lịch sử và quan điểm viễn cảnh. ............................................. 5 1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ............................................. 6 2. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................. 6 2.2. Phương pháp thống kê .............................................................................. 6 2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp .............................................. 6 2.4. Phương pháp dự báo ................................................................................. 6 2.5. Phương pháp bản đồ, biều đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) ............ 6 V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 7 VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................ 7 CHƯƠNG I ...................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ........................................................................... 8 1.1. Cơ sở lí luận về nguồn lao động ............................................................... 8 1.1.1.Các khái niệm .......................................................................................... 8 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ....................................... 15 1.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lao động .................................................. 19 1.2. Cơ sở lí luận về sử dụng lao động ........................................................... 19 1.2.1. Sử dụng lao động ................................................................................. 19 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động ............................. 19 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng lao động ....................................... 22 1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 25 1.3.1. Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng bằng sông Hồng .......... 25 1.3.2. Nguồn lao dộng và sử dụng lao động ở thành phố Hải phòng ............ 28 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 37 CHƯƠNG II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNGLAO ĐỘNG Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN ......................... 38 2.1. Khái quát về huyện Thủy Nguyên .......................................................... 38 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên .................................................................................................. 40 2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ........................................................... 40 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...................................... 41 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 48 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 73 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................... 74 3.1. Thực trạng nguồn lao động huyện Thủy Nguyên ................................... 74 3.1.1. Quy mô nguồn lao động ....................................................................... 74 3.1.2. Chất lượng nguồn lao động ................................................................. 77 3.1. 3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Thủy Nguyên ............. 79 3.1.4. Sự phân bố lao động trên địa bàn huyện ............................................. 82 3.1.5. Đánh giá chung về nguồn lao động ở huyện Thủy nguyên.................. 84 3.2.Thực trạng sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên .............................. 85 3.2.1.Sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên .............................................. 85 3.2.2. Năng suất lao động ở huyện Thủy Nguyên .......................................... 93 3.2.3.Thực trạng việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm ở huyện Thủy Nguyên ................................................................................................... 94 3.2.3.1.Thực trạng việc làm ........................................................................... 94 3.2.3.2. Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ................................................ 95 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 97 CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................................... 99 4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng góp phần nâng cao nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên đến năm 2020. .............................. 99 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................ 99 4.1.2. Mục tiêu ................................................................................................ 99 4.1.3. Định hướng, nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn lao động - sử dụng lao động huyện Thủy Nguyên đến năm 2020. .............................................. 104 4.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng .................................... 105 4.2.1 Giảm gia tăng dân số, tiến tới ổn định qui mô gia đình, qui mô nguồn lao động. ............................................................................................................. 105 4.2.2. Thực hiện tốt công tác dự báo nguồn lao động ................................. 106 4.2.3. Giải pháp về Giáo đục - đào tạo, hướng nghiệp ............................... 106 4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lao động của huyện .............................. 107 4.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho các ngành sản xuất .............................. 108 4.2.6. Khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển và chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, tạo nhiều đầu việc làm cho người lao động ................................................................. 108 4.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chính trong huyện ................. 111 4.2.8. Phối hợp chương trình việc làm với các chương trình khác ............. 112 4.2.9. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ........................................ 112 4.2.10. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nguồn lao động ........ 112 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................... 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 114 1. Kết luận .................................................................................................... 114 1.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 114 1.2. Hạn chế ................................................................................................. 115 2. Kiến nghị .................................................................................................. 115 2.1. Đối với thành phố Hải Phòng ............................................................... 115 2.2. Đối với huyện Thủy Nguyên .................................................................. 116 2.3. Đối với người lao động ......................................................................... 116 2.4. Đối với các doanh nghiệp ..................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 117 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ trước đến nay, ở bất cứ một thời đại nào con người vẫn luôn là nguồn lực quý giá của đất nước, mục tiêu cao nhất của các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời là động lực phát triển xã hội loài người. Đặc biệt con người xét ở khía cạnh người lao động có một vai trò rất lớn trong xã hội, là một trong những tiềm lực kinh tế, thước đo trình độ phát triển của các quốc gia trên Thế Giới. Một trong những chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta luôn lấy yếu tố con người làm trung tâm, là động lực cho sự phát triển. Nghị quyết đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.[41]. Nguồn lực con người chính là một trong những thành tố tiên quyết góp phần cho sự thành công trong sự nghiệp thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Năm 2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đạt 53,98 triệu người, chiếm 58,9% tổng số dân cả nước; tăng 236,2 nghìn người so với năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%tổng số dân;Như vậy mỗi năm nước ta tăng thêm 1 triệu lao động, tạo nhiều thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội; song cũng là sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống của nhân dân.[31] Với xu thế hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực và phát triển bền vững còn nhiều bức xúc. Đó là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nước ta là 2,33%,trong đó khu vực thành thị chiếm 3,3%, khu vực nông thôn chiếm 1,82%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là1,89%,trong đó khu vực thành thị 0,84%, khu vực nông thôn 2,39%. Đặc biệt ở nước ta lao động thủ công còn chủ yếu, năng suất lao động thấp, trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.[31] Thủy Nguyên là một huyện ngoại thành của thành phố Hải Phòng với diện tích 242,79 Km2, dân số trung bình 323.774 người (năm 2015) nên có mật độ khá cao [7]. Đây là lợi thế, đồng thời cũng là thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy để kết hợp lợi thế về nguồn lao động với việc khai thác các 1 tiềm lực của huyện Thủy Nguyên cần phải có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giải quyết việc làm nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược phát huy nguồn nhân lực của huyện, cần phải đánh giá khách quan về thực trạng nguồn lao động và việc sử dụng lao động của huyện. Từ đó có những hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân, khẳng định vị thế của huyện Thủy Nguyên trong nền kinh tế Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung. Với ý nghĩa đó em muốn chọn đề tài: “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015” II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Dựa trên cơ sở vận dụng lí luận nguồn lao động và việc sử dụng lao động, đề tài có mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn lao động và sử dụng lao động, thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng. Từ đó luận văn đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm ổn định nguồn lao động, sử dụng hợp lí và hiệu quả lao động, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. 2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng lao động. Vận dụng vào việc nghiên cứu ở huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng. - Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn lao động về số lượng, chất lượng và việc sử dụng lao động trên địa bàn toàn huyện, theo các xã, thị trấn trong huyện. - Từ đó đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm sử dụng hợp lí, có hiệu quả hơn nguồn lao động trong hiện tại và tương lai, nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung phân tích nguồn lao động và sử dụng lao động đã công bố chính thức. - Về không gian: Phân tích nguồn lao động và sử dụng lao động trên phạm vi toàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng theo ranh giới hành chính đến năm 2015. 2 - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu chính thức của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở qua các năm của huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng và cả nước từ năm 2005 đến năm 2015. III. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề nguồn lao động và việc làm là công trình nghiên cứu của nhiều hội thảo, báo cáo, đề tài của nhiều cơ quan ban ngành như Bộ lao động Thương binh xã hội, Viện chiến lược và phát triển, Học Viện chính trị Quốc Gia tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như nhiều nhà nghiên cứu. Trong thông tin chuyên đề của trung tâm thông tin thuộc ủy ban kế hoạch Nhà nước, tác giả Nguyễn Hữu Dung và Đinh Văn Bình đã từngđề cập đến một vài khía cạnh lao động và việc làm trong bài viết “ Thị trường lao động và vấn đề việc làm ở Việt Nam”.[9] Ngoài ra còn nhiều bài viết khác, tiêu biểu như tác giả Lê Văn Ba có bài: “ Lao động và việc làm ở nông thôn thời kì 1991- 1995” ” [1]. PGS.TS Nguyễn Quốc Tế có bài: “ Vấn đề phân bố và sử dụng nguồn lao động theo vùng và định hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [29]…Tuy nhiên những bài viết trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của mối quan hệ giữa: Dân số Lao động và việc làm của cả nước. Đề tài “Một số vấn đề dân số, nguồn nhân lực và việc làm ở Việt Nam” của lao động và kế hoạch hóa gia đình và trung tâm nghiên cứu dân số - nguồn lao động (thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội) tháng 5/ 1996 đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản nhất của dân số - lao động - việc làm ở Việt Nam cũng như mô tả các mối quan hệ phức tạp giữa các biến số. Song đề tài mới chỉ nhận định về thực trạng mà chưa đề ra giải pháp cho vấn đề dân số - lao động - việc làm ở Việt Nam [2]. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, vấn đề lao động và việc làm cũng chịu tác động không nhỏ. TS Lê Vinh Danh đã phân tích nhu cầu điều chỉnh chính sách lao động trước xu thế toàn cầu hóa trong bài viết: “Mấy vấn đề và điều chỉnh chính sách lao động trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế” [10]. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để giải quyết tình trạng người lao động bị đào thải khỏi guồng máy sản xuất do quá trình toàn cầu hóa. Tác giả nhận định vấn đề cốt lõi là làm sao cho người lao động có khả năng tìm được việc làm mới, hoặc hỗ trợ để có thể xin việc làm khác, chuyển đổi chỗ làm việc mới một cách dễ dàng khi bị mất việc làm cũ do hệ quả của sự cạnh tranh. Tác giả cũng đã phân loại lao động thành nhóm với nhu cầu đào tạo khác 3 nhau. Đối với nhóm lao động được đào tạo tốt, nhiều loại kĩ năng, xin việc đối với họ không khó trong thời gian thất nghiệp tạm thời và được hỗ trợ xúc tiến việc làm. Còn đối với nhóm lao động có chuyên môn nhưng lớn tuổi cần đào tạo lại những kĩ năng phù hợp ngắn hạn để đưa họ vào làm những chương trình tiên tiến phát triển trung hạn, đòi hỏi ít kĩ năng của nhà nước. Riêng đối với lao động thủ công (lực lượng lao động đông đảo nhất), cần tăng cường tái đào tạo cho họ và phát triển hệ thống tín dụng miễn lãi suất để họ có thể vay tiền đi học. Kế tiếp là tái cấu trúc trở lại lao động đã qua đào tạo và hệ thống kinh tế thông qua công tác hỗ trợ xúc tiến việc làm. Tác giả Văn Khánh trên báo Nhân dân điện tử cũng đặt ra vấn đề chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản làm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam [47.4]. Tác giả kì vọng vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện để nguồn lao động trong nước có chất lượng, nâng cao năng suất lao động.Về nguồn lao động và sử dụng lao động, gần đây cho thấy có nhiều bài viết đưa ra những thực trạng cần tháo gỡ để sử dụng tốt nguồn lực lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó, đáng chú ý cho lao động nông thôn và vấn đề tạo việc làm cho lao động ở nông thôn khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của tác giả Lê Mậu Lâm trên báo Nhân dân điện tử [17]. Giải pháp bền vững cho nguồn lao động huyện Thủy Nguyên nói riêng và cả nước nói chung là nâng cao chất lượng nguồn lao động mà trách nhiệm hàng đầu thuộc về giáo dục - đào tạo. Ngoài ra, còn có một số báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ cũng đã đề cập về vấn đề này nhưng chủ yếu làm về các tỉnh như: Bắc Ninh, Nam Định, huyện Hoài Đức [39], huyện Thường Tín, Quảng Ninh [46], thành phố Hồ Chí Minh [8]… Nhưng chưa có báo cáo nào làm về huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng. Nguồn lao động và sử dụng lao động trong bất kì thời điểm nào cũng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững;Hơn nữa hiện nay nước ta đang tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức thì vấn đề này càng có ý nghĩa chiến lược. IV. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Hệ quan điểm 1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp. Trong quá trình phát triển ở nông thôn, dù ở bất cứ quy mô lãnh thổ nào thì thực chất vẫn tuân theo quy luật vận hành hệ thống, trong đó có sự tham gia của các 4 hợp phần như: thể chế, chính sách, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các loại nguyên liệu đầu vào khác. Quá trình vận hành của hệ thống này quyết định bởi sự điều hành của các cấp chính quyền địa phương và quản lí, cuối cùng là sự tham gia của người dân. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng vô cùng quan trọng, điều này do luật “ cung - cầu” trong kinh tế thị trường quyết định. Các trường hợp tham gia vào sự vận hành của hệ thống này ở bất cứ cấp độ nào đều phải hài hòa với nhau, có như vậy hệ thống mới mang lại hiệu quả. Thật vậy, để các hợp phần này liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động nhịp nhàng thì phải có một sự điều hành đúng đắn từ các cấp, chính quyền, đó chính là những chiến lược, sách lược, các chương trình phát triển nông thôn với sự tham gia của nhiều nhà quy hoạch định hướng chính sách và các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau. Vấn đề nguồn lao động và sử dụng lao động huyện Thủy Nguyên được xem xét trong tổng thể KT- XH hoàn chỉnh là không thể bị tách rời. Nó là một bộ phận cấu thành của hệ thống KT- XH. Sự vận động, phát triển của nó có quy luật riêng nhưng vẫn phụ thuộc vào các bộ phận khác. Để tồn tại, con người vừa phải là con người của kinh tế (sản xuất và tiêu thụ), vừa phải là con người của sinh thái. Con người cũng chính là kết quả của môi trường sinh thái và nền sản xuất xã hội trong nhiều thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau. Từ đó những đặc trưng nhân văn và văn hóa của con người được hình thành. Nguồn lao động và sử dụng lao động huyện Thủy Nguyên còn được xem xét trong mối quan hệ hệ thống như là một bộ phận của nguồn lao động vùng và cả nước. Đồng thời nguồn lao động và sử dụng lao động ở huyện cũng có thể coi là mộ hệ thống độc lập tương đối, có kết cấu và vận động riêng. 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Là quan điểm cơ bản của khoa học Địa lí. Đề tài nghiên cứu nguồn lao động và việc sử dụng lao động huyện Thủy Nguyên trong bối cảnh KT- XH cũng như những đặc thù về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử phát triển của huyện. Bên cạnh đó, đề tài cũng đặt vấn đề về nguồn lao động huyện Thủy Nguyên trong mối quan hệ không thể tách rời với các lãnh thổ lân cận trong toàn vùng để so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra những nhận định và giải pháp đúng đắn. 1.3. Quan điểm lịch sử và quan điểm viễn cảnh. Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động không ngừng. Trong mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ nhất định. Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu phải 5 nhìn nhận quá khứ để lí giải thỏa đáng ở mức độ nhất định những hiện tượng trong hiện tại và dự báo tương lai. Đề tài phân tích, đánh giá tư liệu, thực trạng của từng giai đoạn nhất định, trong đó đặc biệt chú ý đến những thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động KT- XH trong điều kiện cụ thể. 1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Đề tài luôn chú ý ưu tiên những khía cạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của từng yếu tố và của tổng thể, đảm bảo sự hài hòa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Các phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Tác giả thu thập tài liệu như số liệu thống kê, các tài liệu liên quan về vấn đề lao động và nguồn lao động của các ban ngành khác nhau: Niên giám thống kê và các văn bản hành chính của các cơ quan ban ngành liên quan như phòng Thống kê thuộc chi cục thống kê huyện Thủy Nguyên, phòng lao động và thương binh xã hội… 2.2. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và tài liệu từ các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê KT- XH của chi cục thống kê huyện Thủy Nguyên, số liệu của sở kế hoạch và đầu tư, số liệu từ các cơ quan quản lý huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Là phương pháp không thể thiếu trong vệc nghiên cứu khoa học. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, tìm ra bản chất của vấn đề và tác động qua lại của vấn đề lao động - việc làm với các vấn đề KT- XH khác. 2.4. Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phương pháp này dựa trên việc nghiên cứu lịch sử và quy luật vận động của đối tượng trong quá khứ và hiện tại, từ đó làm căn cứ để dự báo và đề ra các giải pháp trong tương lai gần. 2.5. Phương pháp bản đồ, biều đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Bản đồ vừa là phương pháp, vừa là công cụ nghiên cứu đặc thù của địa lí. Luận văn xây dựng và sử dụng các bản đồ thông qua sự trợ giúp của các phần mềm tin học (chủ yếu là Mapinfo) để nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Bản đồ còn giúp xác lập các mối quan hệ không gian hiệu quả và chính xác. Ngoài ra, các biểu đồ 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan