Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng phân hủy trong môi trường của...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng phân hủy trong môi trường của màng bao gói khí quyển biến đổi (map) chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá và ứng dụng để bảo quản rau quả sau khi thu hoạch

.PDF
94
790
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ LINH ĐA NGHI£N CøU CHÕ T¹O, TÝNH CHÊT Vµ KH¶ N¡NG PH¢N Huû TRONG M¤I TR¦êNG CñA MµNG BAO GãI KHÝ QUYÓN BIÕN §æI (MAP) CHøA PHô GIA XóC TIÕN OXY HO¸ Vµ øNG DôNG §Ó B¶O QU¶N RAU QU¶ SAU KHI THU HO¹CH Chuyên ngành: Hóa Môi trƣờng Mã số: 60 44 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TÙNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận án Trần Thị Linh Đa LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ này đã được hoàn thành tại Phòng vật liệu Polime Viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Tùng- Viện Hoá Học đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn, dạy dỗ, động viên và cho nhiều lời khuyên sâu sắc, quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. ThS. Phạm Thu Trang đã hướng dẫn tôi thực hiện các thí nghiệm của luận văn. Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Hoá Học, đặc biệt các thầy cô trong tổ Hoá Học Môi Trường - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, các anh chị trong Viện hoá học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm việc và nghiên cứu luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này. Hà Nội,tháng 6 năm 2017 Học viên Trần Thị Linh Đa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 2 7. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung vể màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) ............. 4 1.1.1. Nguyên lý về bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) ... 4 1.1.2. Vật liệu và công nghệ chế tạo màng MAP .......................................... 9 1.2.Màng polyme chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá ..................................... 18 1.2.1. Phụ gia xúc tiến oxy hoá ................................................................... 18 1.2.2.Quá trình phân huỷ của màng polyme chứa phụ gia xúc tiến oxi hoá .... 21 1.3. Ứng dụng màng bao gói MAP bảo quản rau quả sau thu hoạch ...... 27 1.3.1. Trên thế giới ...................................................................................... 27 1.3.2. Trong nước ....................................................................................... 36 CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................... 41 2.1. Hoá chất, nguyên vật liệu, dụng cụ thiết bị ......................................... 41 2.1.1. Hoá chất và nguyên vật liệu.............................................................. 41 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị ............................................................................ 41 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 42 2.2.1. Xác định tính chất cơ lý .................................................................... 42 2.2.2. Phổ hồng ngoại (FTIR) ..................................................................... 43 2.2.3. Kính hiển vi điện tử quét(SEM)......................................................... 43 2.2.4.Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) .................................................... 43 2.2.5. Nhiệt vi sai quét (DSC) ..................................................................... 43 2.2.6. Nghiên cứu sự suy giảm khối lượng mẫu .......................................... 44 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 44 2.3.1. Nghiên cứu chế tạo mẫu màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá ..... 44 2.3.2. Nghiên cứu quá trình phân hủy huỷ oxy hoá nhiệt của màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxi hoá ..................................................................... 44 2.3.3. Nghiên cứu khả năng phân huỷ của màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxi hoá trong môi trường tự nhiên ....................................................... 45 2.4. Ứng dụng màng MAP để bảo quản rau quả sau thu hoạch .............. 46 2.4.1. Bảo quản thanh long ......................................................................... 46 2.4.2. Bảo quản đậu cove ............................................................................ 47 2.4.3. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm sau bảo quản của thanh long và đậu cove ............................................................................... 48 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 51 3.1. Nghiên cứu chế tạo màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxi hoá ......... 51 3.2. Nghiên cứu khả năng phân huỷ của màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hóa .................................................................................................... 51 3.2.1. Quá trình phân huỷ oxy hoá nhiệt..................................................... 51 3.2.2. Quá trình phân huỷ sinh học trong môi trường tự nhiên .................. 57 3.3. Ứng dụng màng MAP trong bảo quản thanh long và đậu cove ........ 67 3.3.1. Bảo quản quả thanh long................................................................... 67 3.3.2. Bảo quản đậu cove............................................................................. 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 PHỤ LỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Kí hiệu viết tắt PHSH PE LMDPE HDPE Phân huỷ sinh học Polyetylen Polyetylen mạch thẳng tỷ trọng trung bình Polyetylen tỷ trọng cao PVC Polyvinyl MAP Màng bao gói khí quyển biến đổi ĐC LDPE PP Đối chứng Polyetylen tỷ trọng thấp Polypropylen TGA Phân tích trọng lượng SEM Hình thái học bề mặt DSC Nhiệt vi sai quét IR Phổ hồng ngoại IC Phần trăm kết tinh ΔHf Nhiệt nóng chảy Tg Nhiệt độ thủy tinh hóa Tm Nhiệt độ nóng chảy Tmax Nhiệt độ phân hủy lớn nhất DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Giới hạn dưới O2 gây tổn thất đối với một số loại rau quả giữ ở nhiệt độ bảo quản thường ........................................................... 7 Bảng 1.2. Giới hạn trên CO2 gây tổn thất đối với một số loại rau quả ........ 8 Bảng 1.3. Các loại màng bao gói chủ yếu và các tính chất cơ bản ............ 11 Bảng 1.4. Một số loại màng polyme và độ thẩm thấu khí có sẵn để chế tạo MAP ........................................................................................ 14 Bảng 1.5. Điều kiện MAP và độ chọn lọc cần thiết đối với bao gói khí quyển biến đổi cho các loại quả .................................................... 29 Bảng 1.6. Điều kiện MAP và độ chọn lọc cần thiết đối với bao gói khí quyển biến đổi cho các loại rau củ .............................................. 33 Bảng 2.1. Đơn phối liệu chế tạo các mẫu màng MAP .................................. 44 Bảng 3.1. Thông số công nghệ quá trình tạo màng....................................... 51 Bảng 3.2. Độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt của các màng MAP chứa và không chứa phụ gia xúc tiến oxy oxy hoá trước và sau khi oxi hoá nhiệt ........................................................................................ 51 Bảng 3.3. Nhiệt độ nóng chảy (Tm), nhiệt nóng chảy (ΔHf), phần trăm kết tinh của các mẫu MAP .................................................................. 54 Bảng 3.4. Các đặc trưng TGA của các mẫu màng MAP ban đầu và sau 6 ngày oxy hóa nhiệt ........................................................................ 55 Bảng 3.5. Tổn hao khối lượng của các mẫu MAP khi chôn trong đất (%) ... 59 Bảng 3.6. Các đặc trưng TGA của các mẫu màng MAP ban đầu và sau 9 tuần PHSH trong đất....................................................................... 61 Bảng 3.7. Tổn hao khối lượng của các mẫu MAP khi ngâm trong bùn hoạt tính (%) ................................................................................. 64 Bảng 3.8. Các đặc trưng TGA của các mẫu màng MAP ban đầu và sau 6 tuần PHSH trong bùn kỵ khí ........................................................... 66 Bảng 3.9. Sự biến đổi độ cứng của thanh long trong thời gian bảo quản ..... 68 Bảng 3.10. Tỷ lệ hư hỏng và hao hụt khối lượng tự nhiên thanh long ........... 69 Bảng 3.11. Sự thay đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số và vitamin C của thanh long ...................................................................................... 70 Bảng 3.12. Chất lượng cảm quan của thanh long ........................................... 71 Bảng 3.13. Độ cứng đậu cove (kg/cm2) ở 80C ................................................ 72 Bảng 3.14. Tỉ lệ hư hỏng và hao hụt khối lượng của đậu cove ...................... 73 Bảng 3.15. Hàm lượng axit hữu cơ tổng số và vitamin C của đậu cove ........ 74 Bảng 3.16. Điểm đánh giá cảm quan của đậu cove ........................................ 75 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Quá trình biến đổi khí quyển trong và ngoài bao gói khi bảo quản rau quả tươi .......................................................................... 5 Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đùn màng ........................................ 17 Hình 1.3. Quá trình phân hủy của PE xúc tác bởi kim loại chuyển tiếp ... 20 Hình 1.4. Cơ chế phân huỷ quang hoá PE .................................................. 22 Hình 1.5. Phân huỷ oxy hoá theo cơ chế Norrish....................................... 22 Hình 2.1. Mẫu vật liệu đo tính chất cơ lý ................................................... 42 Hình 3.1. Phổ IR của mẫu màng M3 trước (a) và sau (b) khi oxy hóa nhiệt 6 ngày ................................................................................ 53 Hình 3.2. Ảnh SEM của các mẫu màng MAP trước và sau 6 ngày oxi hoá nhiệt ..................................................................................... 56 Hình 3.3. Ảnh chụp quá trình chôn mẫu trong đất ..................................... 57 Hình 3.4. Ảnh chụp các mẫu màng M3 trước (a) và sau 5 tuần(b) 7 tuần (c) chôn trong đất........................................................................ 58 Hình 3.5. Phổ IR của mẫu M3 sau 7 tuần chôn trong đất .......................... 60 Bảng 3.6. Các đặc trưng TGA của các mẫu màng MAP ban đầu và sau 7 tuần PHSH trong đất ............................................................... 61 Hình 3.6. Ảnh SEM của mẫu màng sau khi chôn trong đất 7 tuần ............ 62 Hình 3.7. Ảnh chụp quá trình ngâm mẫu trong bùn hoạt tính.................... 63 Hình 3.8. Ảnh chụp các mẫu màng M3 trước (a) và sau 2 tuần(b) 6 tuần (c) ngâm trong bùn hoạt tính ...................................................... 64 Hình 3.9. Phổ IR của mẫu M3 sau 6 tuần ngâm trong bùn kị khí .............. 65 Hình 3.10. Ảnh SEM của các mẫu màng sau 6 tuần khi ngâm trong bùn ... 67 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp với số lượng nông sản đa dạng, phong phú và xuất hiện quanh năm. Nông sản là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống. Vào thời điểm chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng tốt. Những lúc trái vụ thí hàng nông sản lại khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá thành thường rất cao. Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện nay tỉ lệ hư hỏng rau quả sau thu hoạch ở nước ta còn khá cao, khoảng 20% tổng sản lượng. Vấn đề bảo quản sau thu hoạch các loại rau, hoa quả đang là bài toán khó đối với người nông dân. Để giải quyết vấn nạn trên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau quả, trong đó màng bao gói khí quyển biến đổi gọi tắt là màng MAP. Bao gói khí quyển biến đổi (MAP) được định nghĩa là bao bọc sản phẩm thực phẩm trong các vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được thay đổi ức chế tác nhân gây hư hỏng, nhờ đó có thể duy trì chất lượng cao hơn của các thực phẩm dễ hỏng trong quá trình sống tự nhiên hay kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên cũng giống như các loại nhựa khác, màng MAP thông thường cũng khó phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để đẩy nhanh thời gian phân huỷ của màng MAP một trong các biện pháp được quan tâm nhất đó là kết hợp với các phụ gia xúc tiến oxy hoá. Chất xúc tiến oxy hóa thường là các ion kim loại chuyển tiếp được đưa vào ở dạng stearat hay phức chất với các phối tử hữu cơ khác. Các kim loại chuyển tiếp được sử dụng làm phụ gia xúc tiến oxy hóa gồm Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Ca..., trong đó hiệu quả nhất phải kể đến phức stearat của Co, Mn và Fe. 1 Vì vậy, trong luận văn này tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng phân huỷ trong môi trường của màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá và ứng dụng để bảo quản rau quả sau khi thu hoạch”. 2. Đối tƣợng nghiên cứu - Màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá - Thanh long và đậu cove. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nhựa LDPE tỷ trọng thấp. - Màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá. - Bảo quản quả thanh long và đậu cove. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chế tạo, tính chất của màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá. - Nghiên cứu khả năng phân huỷ trong môi trường của các màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá. -Nghiên cứu chất lượng bảo quản thanh long và đậu cove. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu -Phương pháp thực nghiệm -Phương pháp tìm hiểu tài liệu 6. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1. Tổng quan (Trình bày tổng quan bảo quản màng bằng bao gói khí quyển biến đổi,màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá và ứng dụng của màng MAP) 2 Chương 2. Thực nghiệm (Trình bày 1 số hoá chất dụng cụ và thiết bị cần dùng, các phương pháp nghiên cứu khả năng phân huỷ của màng MAP, phương pháp bảo quản thanh long và đậu cove.) Chương 3. Kết quả và thảo luận (Trình bày kết quả nghiên cứu khả năng phân huỷ của màng MAP và ứng dụng của màng MAP vào quả thanh long và đậu cove sau khi thu hoạch) Kết luận Tài liệu tham khảo 7. Đóng góp mới của luận văn 1. Nghiên cứu khả năng phân huỷ trong môi trường của màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) chứa phụ gia xúc tiến oxi hoá. 2. Nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản thanh long và đậu cove bằng màng MAP chứa phụ gia xúc tiến oxy hoá. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung vể màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) 1.1.1. Nguyên lý về bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) Bao gói khí quyển biến đổi (MAP) được định nghĩa là bao bọc sản phẩm thực phẩm trong các vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được thay đổi để ức chế tác nhân gây hư hỏng, nhờ đó có thể duy trì chất lượng cao hơn của các thực phẩm dễ hỏng trong quá trình sống tự nhiên hay kéo dài thời hạn sử dụng. Các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây và rau quả, khi để trong không khí thường bị hỏng nhanh do sự mất độ ẩm, do tương tác với oxy và sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật hiếu khí. Sự tăng trưởng của vi sinh vật dẫn tới sự biến đổi về kết cấu, màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm này. Việc lưu trữ các loại nông sản trong bầu khí quyển biến đổi có thể đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian tồn trữ bằng cách làm chậm các quá trình hóa học và sinh hóa có hại, đồng thời làm chậm sự phát triển của các sinh vật gây thối hỏng (Coles et al., 2003)(1). Ngoài ra, bao gói cách ly sản phẩm khỏi môi trường bên ngoài và đảm bảo làm giảm sự tiếp xúc với mầm bệnh và lây nhiễm. Các loại khí chính được sử dụng trong công nghệ bao gói khí quyển biến đổi là oxy, cacbon dioxit và nito. Tỷ lệ thành phần các khí này phụ thuộc vào từng loại sản phẩm được bao gói. Trong đó: + Oxy là chất khí không màu, không mùi và rất hoạt động, độ tan trong nước thấp và có nhiều phản ứng sinh hóa với sản phẩm bao gói, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nâu hóa vỏ quả ở các loại trái cây do phản ứng oxy hóa tạo các hợp chất màu. Hầu hết các loại vi khuẩn và nấm gây hư hỏng cho rau quả phát triển trong điều kiện có O2. 4 + Cacbon dioxit có thể được coi là chất khí quan trọng nhất trong bao gói khí quyển biến đổi do đặc tính kháng khuẩn của nó. Cabon dioxit có khả năng ức chế mạnh mẽ đến sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt hiệu quả với nhóm các vi khuẩn hiếu khí gram âm gây thối hỏng ở rau quả. Tuy nhiên, cabon dioxit không có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tất cả các loại vi sinh vật. Hiệu quả ức chế của carbon dioxide tăng lên ở nhiệt độ thấp. CO2 không màu và dễ dàng hòa tan trong nước, trong chất béo cũng như một số chất hữu cơ khác, do đó tốc độ thấm qua màng bao gói có thể nhanh hơn đến 30 lần so với các khí khác dùng trong bao gói (Parry, 1993) (2) + Ni-tơ là chất khí tương đối trơ và khó hòa tan trong nước cũng như chất hữu cơ. N2 thường được sử dụng để thay thế cho O2 trong bao gói. Đồng thời, N2 cũng gián tiếp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật hiếu khí. N2 còn có tác dụng như chất khí “độn” nhằm đảm bảo sự ổn định của khoảng trống bên trong bao gói đối với các loại sản phẩm hấp thu khí CO2. Hình 1.1. Quá trình biến đổi khí quyển trong và ngoài bao gói khi bảo quản rau quả tươi Trong quá trình bảo quản, do quá trình hô hấp của rau quả, hàm lượng oxi trong bao gói sẽ giảm dần và hàm lượng cacbonic sẽ tăng dần. Điều kiện để rau quả không bị hư hỏng là hàm lượng oxi và cacbonic phải 5 ở mức phù hợp. Người ta thường mong muốn tạo ra một khí quyển O2 thấp và CO2 cao để hạn chế sự trao đổi chất của sản phẩm được bao gói hoặc ức chế hoạt tính của các vi sinh vật gây thối hỏng nhằm kéo dài thời gian tồn trữ và thời hạn sử dụng. Tuy nhiên lượng oxi chỉ được giảm đến một mức độ nhất đinh, nếu không rau quả sẽ bị hư hỏng do hô hấp yếm khí, còn lượng cacbonic cũng chỉ được tăng đến một giới hạn nhất định, nếu không rau quả sẽ bị hư hỏng do hàm lượng cacbonic quá cao. Ngoài việc biến đổi khí quyển, MAP còn cải thiện đáng kể khả năng giữ ẩm, đây là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo quản hơn cả hàm lượng O2 và CO2 Bao gói sử dụng khí quyển biến đổi MAP được phân thành 2 loại: thụ động và chủ động. Với khí quyển biến đổi thụ động, khi bao gói sản phẩm tươi như rau quả, do quá trình hô hấp, việc tiêu thụ oxy tỷ lệ thuận với việc tạo thành carbon dioxit trong khí quyển bên trong bao gói. Sau một thời gian nhất định, thành phần khí trong bao gói đạt đến một sự cân bằng nhất định giữa tốc độ hô hấp và độ thấm của màng bao gói. Ở trạng thái cân bằng, tổng lượng carbon dioxide tạo ra và lượng oxy tiêu thụ do quá trình hô hấp bằng với tổng lượng khí CO2 và O2 thấm qua màng. Việc biến đổi khí quyển chủ động đòi hỏi phải rút bớt không khí trong bao gói, sau đó thay thế khí quyển cũ trong bao gói bằng một hỗn hợp khí phù hợp, nhằm đẩy nhanh quá trình biến đổi khí quyển đạt đến trạng trạng thái mong muốn, hạn chế được sự tiếp xúc của rau quả với nồng độ cao các chất khí không thích hợp. Khí quyển biến đổi có thể cải thiện khả năng tồn trữ của một số loại rau quả nhưng nó cũng gây ra một số hiệu ứng không mong muốn. Quá trình lên men và tạo mùi không mong muốn có thể xảy ra nếu hàm lượng O2 giảm không thể duy trì hô hấp hiếu khí. Tương tự, tổn thất có thể xảy ra nếu CO2 vượt quá ngưỡng chịu đựng. Khoảng nồng độ O2 và CO2 không 6 gây tổn thất đối với một số loại rau quả, sản phẩm chế biến tối thiểu, hoa cây cảnh…được trình bày trong bảng 1.1. và 1.2. Bảng 1.1. Giới hạn dưới O2 gây tổn thất đối với một số loại rau quả giữ ở nhiệt độ bảo quản thường O2 (%) <0,5 Loại rau, quả Xà lách các loại (Romain, búp đỏ, búp xanh) cắt nhỏ, cải bó xôi, lê cắt lát, bông cải xanh, nấm Hoa lơ, xà lách mỡ cắt nhỏ, táo cắt lát, mầm bắp cải, dưa vàng, 1,0 dưa chuột, xà lách quấn đầu, hành tây, mơ, bơ, chuối, mãng cầu Mễ, mãng cầu dai, anh đào, nam việt quất, nho, kiwi, vải, xuân đào, đào, mận, chôm chôm, na 1,5 Hầu hết các loại táo, lê Cà rốt cắt miếng và thái sợi, actiso, bắp cải, súp lơ, cần tây, ớt 2,0 cay và ớt chuông, ngô ngọt, cà chua, mâm xôi đen, sầu riêng, sung, xoài, ô liu, đu đủ, dứa, lựu, phúc bồn tử, dâu tây 2,5 3,0 Bắp cải thái sợi, việt quất Dưa vàng cắt miếng hoặc cắt lát, các loại táo và lê có độ thấm thấp, bưởi chùm, hồng 4,0 Nấm cắt lát 5,0 Đậu que, chanh vàng, chanh vỏ xanh, cam 10,0 Đậu cô ve 14,0 Cam cắt miếng hoặc bóc múi 7 Bảng 1.2. Giới hạn trên CO2 gây tổn thất đối với một số loại rau quả CO2 (kPa) Loại rau, quả 2 Xà lách (quấn đầu), lê 3 Actiso, cà chua Các loại táo, mơ, súp lơ, dưa chuột, nho, lê Nhật, ô liu, cam, 5 đào Clingstone, khoai tây, ót chuông 7 Chuối, đậu que, kiwi 8 Đu đủ Đậu cô ve, mầm bắp cải, bắp cải, cần tây, bưởi chùm, chanh 10 vàng, chanh vỏ xanh, xoài, xuân đào, đào freestone, hồng, dứa, ngô ngọt 15 Bơ, bông cải xanh, vải, mận, lựu, na 20 Dưa vàng (dưa lưới), sầu riêng, nấm, chôm chôm 25 Mâm xôi đen, việt quất, sung, phúc bồn tử, dâu tây 30 Mãng cầu Mễ Thành phần khí quyển bên trong bao gói là kết quả tương tác của một số yếu tố bao gồm đặc tính thẩm thấu của bao gói, hoạt động hô hấp của rau quả và môi trường. Màng cấu tạo nên bao gói được lựa chọn phải có các đặc tính thẩm thấu phù hợp, và sự thay đổi các đặc tính này theo thời gian, nhiệt độ và độ ẩm phải tuân theo những quy luật vật lý nhất định. Môi trường có thể điều khiển để tạo ra điều kiện thích hợp. Ngược lại với những yếu tố đã biết và có thể kiểm soát này là những yếu tố thường không biết và không kiểm soát được của rau quả. Loại rau quả, giống cây, biện pháp trồng trọt, giai đoạn phát triển, cách thu hoạch, kiểu tế bào và việc xử lý sau thu hoạch đều góp phần và có ảnh hưởng đến ứng đáp của rau quả đối với khí quyển tạo ra. Mức độ ứng đáp của rau quả cũng có thể biến đổi bởi thông lượng khí ban đầu của bao bì trước khi đóng gói và các xử lý hoá 8 học nhằm làm chậm các quá trình không mong muốn hay để làm giảm thối hỏng. Mỗi thành tố này của quá trình bao gói đều có thể kiểm tra một cách riêng lẻ để hiểu rõ hơn đóng góp của mỗi thành tố vào qui trình bao gói. Bao gói khí quyển biến đổi có ảnh hưởng đến đặc tính sinh lý của rau quả. Các thông số chất lượng như khả năng lưu giữ chất màu, glutathion, axit ascorbic, đường, ancol đường, amino axit cũng bị ảnh huởng trong quá trình bảo quản bằng MAP. Trong quá trình bảo quản khí quyển biến đổi, nồng độ O2, CO2 và C2H4 trong tế bào thực vật quyết định ứng đáp sinh lý và sinh hóa của tế bào đó. Lợi ích của MAP đối với một loại rau quả nhất định có thể dự đoán từ thông tin về nguyên nhân cơ bản gây hư hỏng và những tác động đã biết về những nguyên nhân này như hô hấp, thay đổi về thành phần, thoát hơi nước, rối loạn sinh lý, hư hỏng do bệnh lý. Giảm tốc độ hô hấp đi kèm với giảm etylen khiến cho khả năng lưu giữ chất màu (diệp lục, lycopen…), cấu trúc (ít bị mềm hóa và lignin hóa), tính chất cảm quan của hoa quả. 1.1.2. Vật liệu và công nghệ chế tạo màng MAP 1.1.2.1. Vật liệu chế tạo màng MAP Các loại polymer đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bao gói thực phẩm để bảo quản rau quả tươi. Nhờ tính linh hoạt và mềm dẻo, các loại vật liệu này có thể dễ dàng được gia công thành các loaị màng bao gói dẻo hoặc các hộp chứa cứng với nhiều kích thước khác nhau. Bên cạnh đó, các tính chất nhiệt rắn và nhiệt dẻo còn cung cấp cho vật liệu khả năng hàn nhiệt, kháng hóa chất, độ trong, khả năng chịu nhiệt và tính chất chắn khí tốt. Các đặc điểm này rất phù hợp cho các ứng dụng bao gói hiện đại như bao gói khí quyển biến đổi MAP. Màng bao gói sử dụng trong công nghệ MAP thường được chế tạo từ các loại nhựa nhiệt dẻo như polypropylen (PP), polyetylen tỷ trọng thấp 9 (LDPE), polyetylen mạch thẳng tỷ trọng trung bình (LMDPE), polyetylen tỷ trọng cao (HDPE), polyvinyl clorua (PVC).. . Các loại bao bì bằng nhựa dẻo chiếm khoảng 90% vật liệu được sử dụng trong công nghệ MAP để bảo quản trái cây và rau quả. Trong số này, màng được ưa dùng nhất là LDPE do tính chất chắn khí rất tốt của nó. Màng PVC là loại màng có tính chất chắn khí rất tốt, tuy nhiên hiện nay nó bị hạn chế sử dụng trong thực phẩm và sắp tới sẽ bị cấm sử dụng [3]. 10 Bảng 1.3. Các loại màng bao gói chủ yếu và các tính chất cơ bản Loại màng LDPE Đặc tính sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm - Mềm, dẻo, bền - chắn ẩm tốt - kháng hóa chất - dễ dàng hàn nhiệt - độ thấm khí CO2 và O2 cao - có thể cán và ghép đùn Tác động đến môi trường Ưu điểm Nhược điểm - có thể tái chế - Tái chế dễ dàng thành dạng bán rắn nhưng rất khó để đồng nhất và phân tách thành dạng màng Chi phí Thấp - Tái chế dễ dàng -Không thích hợp với các ứng dụng LMDPE đòi hỏi tiếp xúc với nhiệt HDPE - bền, linh hoạt - Điểm mềm hóa cao hơn so với LDPE và các đặc tính chắn tốt hơn - Có khả năng thấm khí - dễ gia công và tạo hình - có thể tái chế thành dạng bán rắn nhưng rất khó để đồng Thấp nhất và phân tách thành dạng màng - Tái chế dễ dàng thành dạng bán rắn - có thể tái nhưng rất khó để đồng chế nhất và phân tách thành dạng màng - độ trong kém 11 Thấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan