Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình

.PDF
145
642
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ LOAN NGHI£N CøU CHÊT L¦îNG CUéC SèNG D¢N C¦ TØNH NINH B×NH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ LOAN NGHI£N CøU CHÊT L¦îNG CUéC SèNG D¢N C¦ TØNH NINH B×NH Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VIẾT THỊNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, trong suốt thời gian qua tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị, quý thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thày cô giáo trong khoa Địa Lí của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đặc biệt, với lòng kính mến và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thày giáo - GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, khuyến khích và động viên tôi trong quá trình học tập, lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn cán bộ thƣ viện trƣờng, thƣ viện Khoa Địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn, cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, cùng các cơ quan khác trong tỉnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu để có đƣợc kết quả nghiên cứu thực tế xác thực, sinh động trong luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn học viên lớp Cao học K25 chuyên ngành Địa lý học đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Vũ Thị Loan DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Tên đầy đủ 1. BTB và DHNTB Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 2. CLCS Chất lƣợng cuộc sống 3. CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4. CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia 5. ĐB Đồng bằng 6. GD - ĐT Giáo dục – đào tạo 7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8. GNI Tổng thu nhập quốc gia 9. GTSX Giá trị sản xuất 10. H. Huyện 11. HDI Chỉ số phát triển con ngƣời 12. HS Học sinh 13. NXB Nhà xuất bản 14. TB Trung bình 15. TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc 16. THCS Trung học cơ sở 17. THPT Trung học phổ thông 18. TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu ngƣời 19. TP Thành phố 20. UBND Ủy ban nhân dân 21. UNDP Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...........................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................3 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................6 5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................8 6. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ .........................................................................................................9 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống ..............................................................9 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư cho cấp tỉnh .........10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư .....................15 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................18 1.2.1. Khái quát về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam ............................18 1.2.2. Khái quát về chất lượng cuộc sống dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng ....32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................38 Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH .....................................................................39 2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ..........................................................................39 2.1.1. Vị trí địa lí ..............................................................................................39 2.1.2. Phạm vi lãnh thổ .....................................................................................40 2.2. Điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................42 2.2.1. Địa hình ..................................................................................................42 2.2.2. Khí hậu ...................................................................................................43 2.2.3. Thủy văn .................................................................................................45 2.2.4. Đất ..........................................................................................................46 2.2.5. Tài nguyên sinh vật.................................................................................48 2.2.6. Tài nguyên khoáng sản ...........................................................................49 2.2.7. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................50 2.3. Kinh tế - xã hội .................................................................................................51 2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế ......................................................................51 2.3.2. Đường lối chính sách .............................................................................56 2.3.3. Dân cư, nguồn lao động, dân tộc ...........................................................59 2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ................................................64 2.3.5. Khoa học và công nghệ ..........................................................................68 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................69 2.4.1. Những thuận lợi cơ bản ..........................................................................69 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .....................................................................71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH ..................................................................................................73 3.1. Đánh giá các chỉ tiêu về chất lƣợng cuộc sống dân cƣ tỉnh Ninh Bình .......73 3.1.1. Về kinh tế ................................................................................................73 3.1.2. Giáo dục .................................................................................................81 3.1.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe ..........................................................................89 3.1.4. Nhóm chỉ tiêu về hưởng thụ phúc lợi .....................................................94 3.2. Đánh giá tổng hợp chất lƣợng cuộc sống dân cƣ Ninh Bình ......................101 3.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình............................................................................................101 3.2.2. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình ..........91 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................................105 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH ......................................................106 4.1. Những căn cứ đƣa ra định hƣớng và xây dựng giải pháp ..........................106 4.2. Những mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ tỉnh Ninh Bình...........................................................................................106 4.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................106 4.2.2. Những mục tiêu chủ yếu .......................................................................106 4.3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân tỉnh Ninh Bình ...............................................................................................................108 4.3.1. Giải pháp về thu nhập ..........................................................................108 4.3.2. Giải pháp về dân số, vấn đề lao động và giải quyết việc làm ..............109 4.3.3. Giải pháp về y tế và sức khỏe ...............................................................110 4.3.4. Giải pháp về giáo dục và đào tạo.........................................................111 4.3.5. Giải pháp về vấn đề điện, nước và vệ sinh môi trường ........................113 4.3.6. Các giải pháp khác ...............................................................................114 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4..........................................................................................115 KẾT LUẬN ............................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015....................................12 Bảng 1.2. GDP và GDP/ngƣời ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014 .....................19 Bảng 1.3. GDP/ngƣời và chênh lệch GDP/ngƣời giữa các vùng giai đoạn 2000 – 2012 ..........................................................................................20 Bảng 1.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng ở Việt Nam và các vùng giai đoạn 2004 – 2014 ..................................................................................20 Bảng 1.5. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và theo vùng giai đoạn 2004 – 2014 ........21 Bảng 1.6. Tuổi thọ TB toàn quốc và các vùng của nƣớc ta giai đoạn 2004 – 2014 .... 22 Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu y tế/1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014............ 23 Bảng 1.8. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo vùng ở Việt Nam năm 2014 .... 24 Bảng 1.9. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của Việt Nam năm 2008 và 2012 .........................................................................................25 Bảng 1.10. Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, theo thành thị, nông thôn và theo vùng của Việt Nam năm 2012 ..............................................................25 Bảng 1.11. Tỷ lệ đi học đúng tuổi theo cấp học, theo thành thị, nông thôn và theo vùng của Việt Nam năm 2012 ......................................................26 Bảng 1.12. Một số chỉ tiêu giáo dục của Việt nam và các vùng tính đến 31/12/2014 ............................................................................................27 Bảng 1.13. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 ...............................28 Bảng 1.14. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2014 ....................................................29 Bảng 1.15. HDI các vùng nƣớc ta năm 2014 ..........................................................29 Bảng 1.16. TNBQĐN/tháng các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH năm 2014 ...............33 Bảng 1.17. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH năm 2014 .................33 Bảng 1.18. Một số chỉ tiêu y tế/1 vạn dân của vùng ĐB sông Hồng năm 2014 .....34 Bảng 1.19. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của vùng ĐBSH năm 2010 – 2012...................................................................................35 Bảng 1.20. Tỷ lệ HS/1 giáo viên và tỷ lệ HS THPT/tổng số HS của các tỉnh vùng ĐBSH năm 2014 ..........................................................................36 Bảng 1.21. Một số chỉ tiêu CLCS dân cƣ của vùng ĐBSH ....................................37 Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính, diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Ninh Bình năm 2014 ......................................................................................42 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình năm 2004 và năm 2014 ...48 Bảng 2.3. Kết cấu dân số theo giới tính ở Ninh Bình năm 2004 và 2014 .............60 Bảng 2.4. Kết cấu dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2014 ...........................................61 Bảng 2.5. Nguồn lao động và cơ cấu nguồn lao động theo khu vực kinh tế ........62 Bảng 2.6. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 ..................................................................................64 Bảng 3.1. GDP/ngƣời tỉnh Ninh Bình so với cả nƣớc giai đoạn 2004 – 2014 (giá thực tế) ...........................................................................................73 Bảng 3.2. TNBQĐN/tháng phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014 ....75 Bảng 3.3. Cơ cấu thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 .....................................77 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất của tỉnh Ninh Bình ............................78 Bảng 3.4. Tổng số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014 .............................................................................80 Bảng 3.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014......................................................................82 Bảng 3.6. Chỉ số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014 .........................................83 Bảng 3.7. Số trƣờng, lớp và học sinh mẫu giáo qua các năm học của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 - 2014 .........................................................84 Bảng 3.8. Tổng số trƣờng, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 - 2014 .........................................................85 Bảng 3.9. Số học sinh phổ thông/1 giáo viên qua các năm học giai đoạn 2004 – 2014 ..........................................................................................86 Bảng 3.10. Giáo viên, học sinh phổ thông phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm học 2013 - 2014...........................................................87 Bảng 3.11. Tỷ lệ ngân sách địa phƣơng chi cho Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 - 2014 .........................................................88 Bảng 3.12. Tuổi thọ trung bình dân cƣ phân theo huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình năm 2014 .............................................................................89 Bảng 3.13. Mạng lƣới y tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 .........................90 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu y tế phân theo huyện, thành phố ở tỉnh Ninh Bình năm 2014 ...............................................................................................91 Bảng 3.15. Ngân sách tỉnh Ninh Bình chi cho y tế giai đoạn 2004 – 2014 ............93 Bảng 3.16. Tỷ lệ hộ dân phân theo loại nhà của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 ................................................................................... 94 Bảng 3.17. Điều kiện nhà ở của các hộ dân cƣ phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014............................................................... 95 Bảng 3.18. Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 ..........................................................................................96 Bảng 3.19. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh phân theo huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014.....................................................98 Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 - 2014 ..................................................................................99 Bảng 3.21. Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh đạt chuẩn phân theo các huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình năm 2014 ............................................................100 Bảng 3.22. Xác định mức và điểm cho từng chỉ tiêu ............................................101 Bảng 3.23. Đánh giá tổng hợp CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình năm 2014 ..............103 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Chi tiêu cho giáo dục/1 HS phổ thông Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014 .......27 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ số hộ dùng nguồn nƣớc hợp vệ sinh phân hóa theo vùng của Việt Nam năm 2014....................................................................31 Biểu đồ 2.1. GDP của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 (giá thực tế) ..........52 Biểu đồ 2.2. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 - 2014 ...............................................................................53 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Ninh Bình năm 2004 và 2014 theo giá thực tế ..........................................54 Biểu đồ 2.4. Dân số và gia tăng dân số tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 -2014 .....59 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Ninh Bình ..................................60 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2004 và năm 2014 ............................................................63 Biểu đồ 3.1. TNBQĐN/tháng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 ..................74 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2014 .....................79 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới sinh hoạt tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014 ............................................................................100 DANH MỤC BẢN ĐỒ STT Tên bản đồ 1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 2 Bản đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình 3 Bản đồ thu nhập bình quân đầu ngƣời và tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Ninh Bình năm 2014 4 Bản đồ giáo dục tỉnh Ninh Bình năm 2014 5 Bản đồ y tế, chăm sóc sức khỏe tỉnh Ninh Bình năm 2014 6 Bản đồ đánh giá tổng hợp CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình năm 2014 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chất lƣợng cuộc sống (CLCS) là đặc trƣng của một xã hội văn minh, có trình độ phát triển về nhiều mặt. Do đó, việc nâng cao CLCS về mọi mặt, bao gồm thể chất và trí tuệ, tinh thần và vật chất cho nhân dân là nội dung chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời và đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Ngày nay, CLCS của con ngƣời ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đều có xu hƣớng đƣợc cải thiện, vấn đề nâng cao CLCS đƣợc chú trọng hơn. Song khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nƣớc và trong nội bộ từng nƣớc còn rất lớn. Điều này dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo lại diễn ra hết sức gay gắt gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Muốn rút ngắn đƣợc khoảng cách chênh lệch, tiến tới sự công bằng thì giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất là phải nâng cao CLCS dân cƣ, đặc biệt ở các quốc gia, địa phƣơng nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao CLCS là vấn đề cấp bách hiện nay thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức. Việt Nam luôn xác định nâng cao CLCS cho ngƣời dân, phát triển nguồn lực con ngƣời là tiền đề xây dựng đất nƣớc giàu mạnh. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2011 – 2020 nêu rõ cam kết của Chính phủ Việt Nam: “Hài hòa hóa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, phát triển văn hóa mạnh mẽ và đẩy mạnh dân chủ” [7]. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi hài hòa với tiến bộ, công bằng xã hội và tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân” [36]. Vì thế, nƣớc ta đã đƣa ra nhiều chính sách, thực hiện nhiều chƣơng trình hành động để góp phần nâng cao CLCS cho ngƣời dân, nhất là công cuộc xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo, do đó CLCS của ngƣời dân Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch về CLCS ở nƣớc ta có sự khác biệt rõ nét giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng. 1 Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi sinh sống của 927 nghìn ngƣời (2014), với 2 dân tộc chính sinh sống là dân tộc Kinh và dân tộc Mƣờng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc, các cấp lãnh đạo tỉnh đã quan tâm đến việc nâng cao CLCS cho ngƣời dân, nền kinh tế của Ninh Bình có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên về cơ bản Ninh Bình vẫn còn là tỉnh nghèo, CLCS có sự phân hóa rõ nét giữa các huyện, thành phố và giữa các dân tộc. Với những kiến thức đƣợc trang bị trong quá trình học tập và để nâng cao kỹ năng nghiên cứu một vấn đề khoa học, đồng thời giúp bản thân vận dụng những lý thuyết đã học gắn với thực tế nhằm mục đích tìm hiểu cuộc sống địa phƣơng nơi mình sinh sống, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình, với mong muốn góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Vận dụng lý luận, thực tiễn về CLCS dân cƣ, mục tiêu của luận văn là đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến CLCS dân cƣ và làm rõ thực trạng CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004 – 2014. Từ đó, đƣa ra những những định hƣớng và giải pháp nâng cao CLCS dân cƣ trong tỉnh Ninh Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về CLCS dân cƣ để vận dụng vào địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá thực trạng CLCS dân cƣ trong tỉnh giai đoạn 2004 – 2014. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản về CLCS dân cƣ cấp tỉnh, cụ thể: 2 + Về kinh tế: GDP và GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Ninh Bình. + Về giáo dục: tỉ lệ ngƣời lớn biết chữ, tỉ số đi học (nhập học) gộp, tỉ lệ dân số trên 18 tuổi tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên/số dân trên 18 tuổi, mức độ đƣợc tiếp cận giáo dục. + Về y tế, chăm sóc sức khỏe: tuổi thọ trung bình, mạng lƣới y tế, chăm sóc sức khỏe, chi tiêu y tế/ngƣời/năm. + Về phúc lợi xã hội: tình hình nhà ở của ngƣời dân, sử dụng điện, sử dụng nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng. - Về không gian: phân tích một số chỉ tiêu CLCS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Có sự phân hóa theo cấp huyện thị), đặt trong quan hệ so sánh với các tỉnh lân cận của vùng ĐBSH. - Về phƣơng diện thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2014. 3. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về CLCS đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức, các cơ quan chuyên ngành dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ: nghiên cứu CLCS nói chung, nghiên cứu các yếu tố của CLCS, mối quan hệ của CLCS với sự phát triển kinh tế… Trên thế giới Trong tác phẩm nổi tiếng của R. C. Sharma “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Poplutation, resources, environment and quality of life) [19] năm 1988, CLCS là một khái niệm phức tạp, đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung, cũng nhƣ những khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Theo đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội đƣợc coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS. Ông đã tập trung vào nghiên cứu CLCS của dân cƣ trong mối quan hệ với phát triển dân số ở mỗi quốc gia. Năm 1990, chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con ngƣời, trong đó khía cạnh quan trọng 3 nhất của CLCS con ngƣời là chỉ số phát triển con ngƣời (Human Development Index – HDI). HDI phản ánh những thành tựu phát triển của một quốc gia thông qua ba tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế. Chỉ số HDI càng cao, chứng tỏ CLCS của ngƣời dân ở quốc gia đó ngày càng đƣợc đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của con ngƣời và ngƣợc lại. Trong các phiên bản hàng năm của Báo cáo phát triển con ngƣời của UNDP, các hệ thống chỉ tiêu này không ngừng đƣợc hoàn thiện, nhằm phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển con ngƣời của các nƣớc, các nhóm nƣớc, các vùng lãnh thổ, các nỗ lực của các quốc gia nhằm nâng cao CLCS và phát triển con ngƣời. Những nghiên cứu này đã để lại những khái niệm, chỉ tiêu và thực trạng các vấn đề về dân số, tài nguyên, môi trƣờng, phát triển và CLCS, cung cấp tiền đề cơ sở lí luận và thực tiễn cho nhiều công trình nghiên cứu CLCS ở nƣớc ta. Ở Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CLCS dân cƣ. Các giáo trình cơ bản đề cập đến cơ sở lí luận về CLCS nhƣ: giáo trình “Giáo trình dân số và phát triển” của Nguyễn Đình Cử (chủ biên) [11], Giáo trình Địa lí KT-XH đại cương của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [33], Giáo trình Đia lí KT-XH Việt Nam của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức [27], Giáo trình đào tạo thạc sĩ “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ [33]… đã phân tích hệ thống khá sâu sắc những vấn đề lí luận và thực tiễn của Địa lí KT – XH nói chung và Địa lí KT – XH từng lãnh thổ nói riêng nhƣ: các quan niệm, các nhân tố ảnh hƣởng.. đến CLCS ở trên thế giới và Việt Nam. Từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều công trình khoa học có liên quan đến CLCS nhƣ vấn đề dân số và phát triển, giáo dục – dân số, dân số và tác động của nó đến phát triển con ngƣời của các nhà khoa học nhƣ “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995); Điều tra về mức sống dân cư Việt Nam qua các năm 1993, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010; “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể các tác giả nhƣ Đỗ Thiên Kính, Phùng 4 Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình…đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên quan đến mức sống của dân cƣ nhƣ thu nhập của ngƣời dân, trình độ dân trí, chất lƣợng y tế, giáo dục… Bàn về CLCS dân cƣ Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – đổi mới và sự nghiệp phát triển con người”, đƣợc nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát triển con ngƣời ở Việt Nam [32]; công trình này cùng với Báo cáo phát triển con ngƣời của UNDP cho phép so sánh các bƣớc tiến của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng nhƣ các chủ đề đƣợc quan tâm riêng từng thời kì. Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu “Khảo sát mức sống dân cư 2012” [30] đã phân tích đƣợc khá cụ thể một số khía cạnh về CLCS dân cƣ Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu của các tổ chức và các nhà khoa học trong nƣớc, một số tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam nhƣ UNDP, World Bank… cũng tiến hành nghiên cứu các khía cạnh về CLCS của nƣớc ta. Các tổ chức này đã đƣa ra những báo cáo đánh giá về tỷ lệ hộ nghèo, về giáo dục, y tế… ở nƣớc ta, so sánh với thế giới và khu vực. Hƣớng nghiên cứu CLCS dƣới góc độ địa lí học đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong khoa Địa lí, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã bảo vệ, tiêu biểu là: luận án tiến sĩ địa lí học “Phân tích chất lượng cuộc sống của dân cư thành phố Hải Phòng” của Nguyễn Thị Kim Thoa (2004) [28], luận văn thạc sĩ địa lí học “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Nam Định” của Đặng Thị Vân (2002).. và gần đây nhất là luận văn thạc sĩ địa lí học “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Sơn La” của Trần Thị Thanh Hà (2014) [14]. Các đề tài trên đã làm rõ hiện trạng CLCS dân cƣ của địa bàn nghiên cứu và đề xuất ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao CLCS dân cƣ tại các địa phƣơng này. Ở Ninh Bình, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu, phân tích cụ thể về CLCS dân cƣ của tỉnh mà mới chỉ dừng lại ở các báo cáo mang tính chuyên 5 đề của các Sở về mức sống của ngƣời dân, các kết quả điều tra về dân số, nhà ở, y tế, giáo dục… 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống CLCS đƣợc coi là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bản thân tỉnh Ninh Bình cũng là một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm nhiều phân hệ nhỏ và là một bộ phận của các hệ thống lớn hơn. Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình không chỉ tìm hiểu sự tác động qua lại trong một hệ thống mà còn giữa các hệ thống với nhau để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình là một đối tƣợng nghiên cứu của địa lí kinh tế xã hội, do đó trong quá trình nghiên cứu cần đứng trên quan điểm tổng hợp để nhìn nhận, đánh giá quá trình, các yếu tố của CLCS và các tác nhân ảnh hƣởng nhƣ điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, dân số, tài nguyên… trong mối quan hệ tƣơng tác với nhau và với các hiện tƣợng khác. Trong quá trình nghiên cứu, cần phải thấy đƣợc khả năng phát triển kinh tế của từng huyện, thành phố để đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả trong thời gian tới vì nó gắn liền với CLCS của dân cƣ. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Tất cả các sự vật, hiện tƣợng đều biến đổi theo thời gian, có quá trình hình thành, phát triển và vận động qua từng giai đoạn lịch sử. CLCS dân cƣ cũng vậy, nó thay đổi và phát triển trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể. Trên quan điểm lịch sử sẽ thấy đƣợc những biến đổi sâu sắc của chúng, từ đó phân tích, đánh giá chúng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội và từ đó làm rõ nguyên nhân của sự thay đổi. Khi nghiên cứu CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình cần quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh để làm tiền đề tìm ra các định hƣớng, giải pháp khắc phục và dự báo sự phát triển trong tƣơng lai. 6 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững đƣợc xây dựng trên cơ sở cả ba góc độ: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. CLCS dân cƣ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Kinh tế, xã hội, môi trƣờng phát triển bền vững mới đảm bảo CLCS dân cƣ đƣợc nâng cao và bền vững. Vì thế, khi nghiên cứu CLCS phải đặt nó trong mối quan hệ với ba yếu tố trên. Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay đối với bất cứ quốc gia hay địa phƣơng nào, trong đó có tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu Đây là phƣơng pháp truyền thống, quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu CLCS dân cƣ là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh. Do đó, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài từ nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau của tỉnh Ninh Bình: UBND tỉnh, niên giám thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở GD – ĐT, Sở Y tế, Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp, Công ty điện lực, Công ty nƣớc, Thƣ viện tỉnh, Thƣ viện khoa Địa lí trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Thƣ viện trƣờng ĐHSP Hà Nội… 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Dựa trên các số liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh theo không gian và thời gian trên phạm vi từng huyện, thành phố cũng nhƣ toàn tỉnh để phù hợp với yêu cầu của đề tài, sau đó rút ra kết luận để đánh giá thực trạng CLCS dân cƣ tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2004 – 2014. 4.2.3. Phương pháp thống kê mô tả Trên cơ sở các số liệu đã thu thập đƣợc, sử dụng các công thức toán học tính các chỉ số cần thiết cho việc phân tích đánh giá các nội dung của đề tài. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, GIS Bản đồ là công cụ quan trọng trong nghiên cứu địa lí. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở các biểu đồ, bản đồ của Tỉnh, các số liệu thống kê và dựa vào những kiến thức đã học về GIS, phần mềm Mapinfo, SPSS, tác giả đã xây dựng các bản đồ về các đặc trƣng CLCS để có đƣợc cái nhìn trực quan hơn về vấn đề nghiên cứu. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan