Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong việc giáo dục đạo đứ...

Tài liệu Luận văn nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở tp. long xuyên, tỉnh an giang hiện nay

.PDF
96
1702
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- DƯƠNG KIẾM ANH NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- DƯƠNG KIẾM ANH NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THỌ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: “Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Long Xuyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả Dương Kiếm Anh LỜI CẢM ƠN Thực tế đã chứng minh không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, quý Thầy Cô khoa Triết học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Thọ - người đã dành mọi tâm huyết, sự tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành Luận văn. Lời cuối cùng, em xin gửi lời tri ân đến gia đình, đồng nghiệp, các bạn học viên đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành Luận văn. Long Xuyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả Dương Kiếm Anh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Xã hội chủ nghĩa XHCN Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐTNCSHCM Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ĐTNTPHCM Thành phố Tp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Kinh tế - xã hội KT-XH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ................................................ 12 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn ....................... 12 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................ 12 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 13 7. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu .................................................... 13 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 14 9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn........14 10. Cấu trúc của luận văn................................................................... 15 Chương 1: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………...16 1.1. Lý luận chung về đạo đức cách mạng ………………….......16 1.1.1. Khái niệm đạo đức, đạo đức cách mạng…………………….16 1.1.2. Giáo dục đạo đức cách mạng………………………………..24 1.1.3. Nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng…………………...26 1.2. Sự cần thiết nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang hiện nay……………………………………...........................36 1.2.1. Thế hệ trẻ, Đoàn TNCSHCM………………………………...36 1.2.2. Đặc điểm tổ chức đoàn thanh niên ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang hiện nay………………………………………………………..41 1.2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn ……………….................................43 Tiểu kết chương 1............................................................................. 50 Chương 2 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP………………………………………..51 2.1. Thực trạng nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay……………………………………………………….51 2.1.1. Những thành tựu, nguyên nhân của thành tựu………………51 2.1.2. Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế………………......58 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay………………………..62 2.2.1. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay……………………………………………63 2.2.2. Phát huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa của mỗi cán bộ đoàn, tổ chức đoàn trong việc rèn luyện đạo đức, nâng cao nhận thức về đạo đức cách mạng…………………………………………67 2.2.3. Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động phong trào và nâng cao chất lượng công tác tổ chức của Đoàn TNCS HCM ……………………………………………………………….70 2.2.4. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay…………………………………………………....................................74 Tiểu kết chương 2…………………………….....................................78 KẾT LUẬN……………………………………………………...........79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………….......81 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong Khoản 1, Điều 4, Luật Thanh niên có ghi: “Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) của Đảng ta đã chỉ rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường Xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Trải qua các thời kỳ cách mạng cho thấy, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác thanh niên, trọng tâm là giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người kế tục trung thành tuyệt đối với mục tiêu: “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội”. Do đó, khi nước nhà bị xâm lược, lý tưởng đó đã hướng thanh niên xả thân đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Và hôm nay, trong thời kỳ cách mạng mới, nhiệm vụ chính trị cao cả của thanh niên là cùng với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội ra sức thi đua yêu nước theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Quán triệt các quan điểm giáo dục đối với thanh niên của Đảng và Bác Hồ, thời gian qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác thanh niên, cùng với các lực lượng giáo dục khác luôn kiên trì thực hiện nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện thanh niên. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên được triển khai thực hiện đồng bộ dưới nhiều phương thức đa dạng và phong phú, như công tác tuyên truyền, giáo dục; triển khai học tập các bài lý luận chính trị cơ bản; học tập, 2 nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng; tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên…; thông qua phong trào thi đua yêu nước trong cộng đồng dân cư và các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ như “thanh niên lập nghiệp”, “tuổi trẻ giữ nước”, “thanh niên tình nguyện”, “thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,… thông qua công tác tổ chức, bồi dưỡng thanh niên phấn đấu trở thành đoàn viên, qua các đợt sinh hoạt của chi đoàn, qua công tác đoàn kết tập hợp thanh niên vào các tổ chức Hội do Đoàn làm nòng cốt; qua nhiệm vụ bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; qua việc quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhờ vậy, trong thời gian qua, cùng với những thành tựu quan trọng và to lớn đạt được của đất nước, công tác giáo dục thanh niên đã góp phần tạo dựng nên một lớp thanh niên mới, trong đó có bộ phận thanh niên tiên tiến đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện của những thế hệ thanh niên cách mạng lớp trước, đó cũng là những phẩm chất nổi trội của thanh niên ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên ngày nay ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội, có nhận thức chính trị non kém, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ những giá trị truyền thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc, bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống ngoại lai, sự xâm nhập văn hóa và những tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường diễn biến phức tạp, trong đó thanh 3 thiếu nhi vừa là đối tượng, vừa là nạn nhân đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển của đất nước. Công tác giáo dục đối với thanh thiếu nhi từng lúc, từng nơi còn yếu, chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ của các lực lượng xã hội trong giáo dục thanh niên. Việc nắm bắt, xử lý diễn biến tư tưởng thanh niên và thực hiện nội dung giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên của Đoàn, Hội hiệu quả còn thấp, hình thức còn xơ cứng, thiếu hấp dẫn; nhiều vấn đề chính đáng của thanh niên chậm được giải quyết; việc đầu tư cho công tác giáo dục thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình hiện nay. Trước bối cảnh như vậy, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Với mục đích mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh niên, đặc biệt là góp phần xây dựng một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, có lý tưởng cao đẹp, sống có văn hóa, tình nghĩa, giàu lòng yêu nước với tinh thần quốc tế chân chính, biết nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc và luôn kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa. 2. Lịch sử nghiên cứu Đạo đức, đạo đức cách mạng là những nội dung hết sức quan trọng trong giáo dục và đào tạo con người. Việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh thiếu nhi luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Vì vậy, từ trước tới nay nghiên cứu về đạo đức, đạo đức cách mạng, vai trò của Đoàn Thanh niên và phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, điều đó được thể hiện ở những nhóm vấn đề sau: 4 Thứ nhất, Nh c c c ng nh nghi n cứ ề đạo đức à đạo đức cách mạng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Mác-Lênin, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, UBKHXH Việt Nam (1986): Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. Kỷ yếu bao gồm những bản tham luận phân tích về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chỉ dẫn của Người về đạo đức cách mạng. Nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên dưới ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vũ Anh, Vũ Kỳ, Hoàng Hữu Kháng (2008), Những chuyện kể về tinh thần lạc quan, vượt khó của Bác Hồ, Nxb Lao động, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện kể về những nét phẩm chất cao đẹp, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm tuyên truyền sâu rộng tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. Phạm Văn Khánh (2008), Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm những bài viết, luận bàn một số vấn đề cụ thể mà Đảng và Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải học tập nhằm hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và khát vọng của Người về một đất nước trong tương lai "có thể sánh vai với các cường quốc" trên thế giới. Hoàng Chí Bảo (2009), “Người cán bộ tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2, tr.7173. Trong đó nhấn mạnh, người cán bộ tổ chức, người làm công tác tổ chức cán bộ trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể đã ý thức sâu sắc về công việc mình phụ trách và trách nhiệm của mình với người, với việc, với tổ chức, bên cạnh đó họ còn chú trọng thực hành tính nguyên tắc sau khi học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 5 Nguyễn Văn Bạo (2009), “Rèn luyện đạo đức cách mạng một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 (218), tr.28-31. Bài viết khái quát những nội dung của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nhân (nhân ái), Nghĩa (ngay thẳng), Trí (sáng suốt), Dũng (dũng cảm), Liêm (quang minh), Trung với nước - hiếu với dân .... Nguyễn Hữu Cát (2009), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.10-15. Bài viết đã chỉ ra rằng, nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh thể hiện qua các tiêu chí: Tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân; phấn đấu thực hiện mục tiêu của Đảng; trong hoàn cảnh khó khăn kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng... Phạm Công Khái (2009), “Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 (220), tr.41-44. Bài viết nhấn mạnh thế hệ trẻ là một trong những lực lượng nòng cốt của cách mạng, luôn xung phong gương mẫu, đi đầu trong nhiệm vụ và góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chu Đức Tính, Nguyễn Văn Công, Đặng Văn Thái (2010), Hồ Chí Minh tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm phân tích phẩm chất đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, nổi bật là trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn, nhân ái,... Đinh Thị Mai (2011), “Đưa Tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống của thanh niên, học sinh, sinh viên”, Tạp chí iáo dục, số 258, tr.3-4. Nêu lên một số phương pháp có tính nguyên tắc đối với việc tiến hành giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho giới trẻ thông qua việc dạy học các môn học về khoa học xã hội. 6 Nguyễn Đình Bắc (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “nêu gương” trong giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, tr.3-7. Bài viết trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “nêu gương” trong đó trước hết là nêu gương về đạo đức của gia đình, giáo dục đạo đức trong nhà trường và giáo dục xã hội; kết hợp chặt chẽ và linh hoạt giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nguyễn Thị Quang, Chu Ngọc Lan (2012), Về tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu về giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm với hai vấn đề lớn là đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân; nêu bật những ưu điểm của cán bộ, đảng viên, chỉ rõ những khuyết điểm, thiếu sót và sự nguy hại của chủ nghĩa cá nhân,... đặc biệt là những biện pháp để phòng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên. Các bài viết trên đây, đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn về đạo đức cách mạng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá, giúp tác giả có được nhận thức khái quát về đạo đức cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong luận văn của mình. Thứ hai, nh c c c ng trình nghi n cứ ề gi o ục đạo đức c ch ạng Trần Sỹ Phán (1999), iáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung luận án 7 góp phần làm sáng tỏ những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách, từ đó làm nổi bật vai trò của giáo dục đạo đức, tìm hiểu, vạch ra nét đặc thù của mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên; qua đó đề ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án luận giải mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức, vận dụng mối quan hệ này vào hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại nhằm xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Đào Duy Quát, Vũ Khiêu, Tô Hoài (2004), Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, đạo đức cách mạng, lối sống. Thực trạng đạo đức, lối sống và công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Nguyễn Viết Thông (2004), iáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách hệ thống những vấn đề về lý luận và thực tiễn đạo đức xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khái quát cô đọng những chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức của dân tộc ta, những nguyên tắc, phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 8 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách gồm ba phần, tập trung phản ánh một số mặt, những vấn đề đang đặt ra hiện nay, nhằm nêu bật ba nội dung cơ bản: Một là, Hồ Chí Minh Nhà tư tưởng lỗi lạc; Hai là, Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất; Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay. Ở phần ba “Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay”, chú trọng đặc biệt đến các bài viết về Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tu dưỡng đạo đức cách mạng và xây dựng con người phát triển toàn diện cả đạo đức và tài năng. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2008), Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là công trình sưu tầm, biên soạn công phu, có hệ thống những bài nói, bài viết, lời dạy bảo ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; là tập hợp những kết quả trong việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Đặng Huỳnh Mai, Phạm Văn Tây (2011), Tuyên truyền giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và pháp luật phòng tránh bạo lực học đường; ma tuý, mại dâm; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Cuốn sách nhằm tuyên truyền giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, những quy định chỉ đạo về xây dựng trường học an toàn và phòng chống dịch bệnh trong trường học. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2011), Xây dựng mô hình quản lí công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm trong 9 giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Hà Nội. Luận án trình bày nội dung xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm hiện nay. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013), iáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; từ đó đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nội dung các cuốn sách và luận án trên đây, đã góp phần giúp tác giả có thêm kiến thức để nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục đạo đức, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau cùng những giải pháp có ý nghĩa thiết thực; là cơ sở và nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong việc triển khai luận văn của mình. Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình, như: Nguyễn Văn Cư (2008), “Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông qua việc dạy và học môn Giáo dục công dân”, Tạp chí iáo dục, số 186, tr. 22-24. Nguyễn Thị Thọ (2009), “Giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí iáo dục, số 206 (tháng 1), tr. 5456. Văn Thị Thanh Mai (2010), “Giáo dục và chiến lược trồng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí ân chủ và háp luật, số 11, tr.2-5. Nguyễn Minh Tuấn (2014), “Học và làm theo Bác về làm gương và nêu gương”, Tạp chí Tuyên giáo, số 7, tr. 30-33. Các đề tài được nhiều tác giả các bài viết, chuyên khảo, tác giả các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ quan tâm, như “ iáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại 10 thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay”, Luận án Tiến sỹ triết học của Đỗ Tuyết Bảo, 2001; “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông” của Nguyễn Đức Hoà, Tạp chí Triết học số 5 (204) năm 2008; “Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách” của Cao Thu Hằng, Tạp chí Triết học số 2 (237) năm 2011. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải sự tác động, ảnh hưởng của giá trị đạo đức cách mạng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của các giá trị đạo đức trong quá trình này và coi đây là tiền đề khách quan để xây dựng nhân cách Việt Nam vừa mang tính hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc... Thứ ba, nhóm những nghiên cứu về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí minh trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang nói riêng Nguyễn Đắc Vinh (2015), “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 3, tr. 9-13. Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên hiện nay. Đàm Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Ánh (2014), “Tăng cường công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 216, tr. 71-73,77. Trong bài viết, tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống của dân tộc và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. 11 Lại Quốc Khánh, Phan Duy An (2013), “Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 9, tr. 66-69. Theo tác giả để nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2013), “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”, Tạp chí Cộng sản, số 1 (843), tr.6-11. Bài viết đề cập tới vai trò và vị trí của công tác thanh niên trong giai đoạn mới hiện nay, qua đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để phát triển hơn nữa công tác này. Mai Thị Dung (2013), “Về lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 5 (264), tr.84-92. Tác giả cho rằng để việc định hướng lối sống mới cho thế hệ trẻ hiện nay đạt hiệu quả thì cần chú trọng một số giải pháp: xây dựng tình yêu quê hương, đất nước; xây dựng lối sống vì cộng đồng có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và xã hội; xây dựng lối ứng xử có văn hoá trong cuộc sống. Trong những năm qua, Thành uỷ Long Xuyên nói chung và Thành Đoàn TP. Long Xuyên nói riêng rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ thế hệ trẻ. Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, cán bộ đoàn các cấp đã xây dựng, thực hiện các tiêu chí chuẩn mực đạo đức cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá X đã ban hành quy định về tác phong, lề lối cán bộ đoàn. Nghiêm túc thực hiện kiểm điểm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều ít nhiều đề cập đến vấn đề lối sống và xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cũng như kế 12 thừa và phát huy các giá trị đạo đức cách mạng vào xây dựng lối sống mới ở nước ta. Tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết mà người viết luận văn tham khảo là rất phong phú về nội dung và hình thức. Ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, các tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng, điều đó có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Đồng thời, sự phong phú của các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên càng phản ánh tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào trình bày một cách trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ của TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay, hy vọng luận văn của tác giả sẽ góp phần làm rõ nội dung đó. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay, nhất là đạo đức cách mạng chưa được quan tâm, giáo dục đúng mức, trong đó có nguyên nhân là chưa phát huy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng