Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trườ...

Tài liệu Luận văn kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường trung học cơ sở liên nghĩa (huyện văn giang, tỉnh hưng yên)

.PDF
151
1110
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ HUYỀN MAI TRANG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LIÊN NGHĨA (VĂN GIANG, HƯNG YÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ HUYỀN MAI TRANG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LIÊN NGHĨA (VĂN GIANG, HƯNG YÊN) Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ HẠNH PHÚC HÀ NỘI, NĂM 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố lần nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Lê Huyền Mai Trang iii LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo tận tâm, chu đáo và động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo, các em học sinh của trường Trung học cơ sở Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai khảo sát thực trạng và thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên tôi, động viên, khuyến khích, hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. Do còn hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2016 Học viên Lê Huyền Mai Trang iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN ................................................................................................ iv MỤC LỤC ........................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ...............................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................. xi MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ........................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .....................................................3 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................................................5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................5 Cấu trúc luận văn .....................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .....................................................................................................................................7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu về tình huống........................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống .........................9 1.2. Một số khái niệm cơ bản .....................................................................14 1.2.1. Khái niệm kỹ năng .......................................................................14 1.2.2. Kỹ năng giải quyết tình huống .....................................................22 1.3. Kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh THCS............................29 1.3.1. Học sinh trung học cơ sở .............................................................29 1.3.2. Kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh THCS .........................................................................................................35 1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh THCS ..................................................................................................40 Kết luận chương 1 ..................................................................................45 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................46 2.1.Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................46 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................46 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................47 v 2.2. Tiến trình nghiên cứu ..........................................................................48 2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận .......................................................48 2.2.2. Giai đoạn xây dựng bộ công cụ khảo sát .....................................48 2.2.3. Giai đoạn khảo sát thực trạng ......................................................50 2.2.4. Giai đoạn thực nghiệm tác động ..................................................50 2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................50 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................50 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...........................................51 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn...............................................................54 2.3.4. Phương pháp chuyên gia ..............................................................54 2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................55 2.3.6. Phương pháp thực nghiệm ...........................................................56 Kết luận chương 2 ..................................................................................59 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾTTÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LIÊN NGHĨA (VĂN GIANG, HƯNG YÊN)...................................................................................60 3.1. Thực trạng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ......................................................................................60 3.1.1. Tần suất học sinh trường THCS Liên Nghĩa gặp những tình huống trong giao tiếp với bạn ...........................................................................60 3.1.2. Cách phản ứng của học sinh trường THCS Liên Nghĩa khi gặp các tình huống khó khăn trong giao tiếp với bạn. .............................................64 3.1.3. Những khó khăn học sinh trường THCS Liên Nghĩa gặp trong việc xử lý tình huống.........................................................................................67 3.2. Thực trạng nhận thức về kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa....................................................69 3.2.1. Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về khái niệm kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn. ....................................69 3.2.2. Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về các bước củakỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn ................................71 3.2.3. Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về vai trò của kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn .....................................72 3.3. Thực trạng thực hiện kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ..........................................................74 3.3.2. Mức độ thực hiện kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn qua tự đánh giá của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ......................77 3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa.............................................79 3.4.1. Các yếu tố chủ quan .....................................................................79 vi 3.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................82 3.5. Mức độ mong muốn được rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa .........85 3.6. Tổ chức thực nghiệm ..........................................................................87 3.6.1. Đối tượng: 20 học sinh lớp 9A2. .................................................87 3.6.2. Thời gian và địa điểm ..................................................................87 3.6.3. Trước thực nghiệm .......................................................................87 3.6.4. Sau thực nghiệm...........................................................................88 Kết luận chương 3 ..................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................92 1. Kết luận ..................................................................................................92 1.1. Về lí luận .........................................................................................92 1.2. Về thực tiễn .....................................................................................92 2. Kiến nghị ................................................................................................93 2.1.Với nhà trường .................................................................................93 2.2. Với phụ huynh học sinh ..................................................................94 2.3. Với học sinh ....................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................96 TIẾNG VIỆT..........................................................................................96 TIẾNG ANH ..........................................................................................98 PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................1 Phụ lục 1.PHIẾU KHẢO SÁT .....................................................................1 Phụ lục 2.PHIẾU PHỎNG VẤN .................................................................6 Phụ lục 3.PHIẾU PHỎNG VẤN .................................................................7 Phụ lục 4 .......................................................................................................8 BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 .................................................8 BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 .................................................8 ĐÁP ÁN PHIẾU BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .......................9 Phụ lục 5 .....................................................................................................11 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN ...........................................................11 Mục tiêu chung của chương trình thực nghiệm .....................................11 BUỔI 1: NHẬN THỨC VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN ........................................................11 BUỔI 2: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN ........................................................13 Phụ lục 6 .....................................................................................................15 vii MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU VỀ KIỂM ĐỊNH SO SÁNH T–TEST ..........15 Phụ lục 7 .....................................................................................................26 CÁC BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS........................................................26 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Xin đọc là Viết tắt AH Ảnh hưởng ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình G1L Gặp 1 lần GT Giao tiếp K Không gặp bao giờ KN Kỹ năng KNGQTH Kỹ năng giải quyết tình huống RTX Rất thường xuyên THCS Trung học cơ sở THCVĐ Tình huống có vấn đề TT Thỉnh thoảng TX Thường xuyên ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các đặc điểm của kỹ năng ............................................................17 Sơ đồ 1.2: Cấu trúc kỹ năng giải quyết tình huống........................................25 Hình 1.1. Học sinh THCS ..............................................................................30 Hình 1.2. Giao tiếp học sinh THCS ...............................................................35 Hình 2.1. Huyện Văn Giang, Hưng Yên ........................................................46 Biểu đồ 3.1 : Cách phản ứng của học sinh trường THCS Liên Nghĩa khi gặp các tình huống khó khăn trong giao tiếp với bạn. .....................................................65 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về khái niệm KNGQTH trong giao tiếp với bạn. ...........................................................................70 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về vai trò của KNGQTH trong GT với bạn .....................................................................................72 Biểu đồ 3.4: Mức độ thực hiện các KN thành phần trong KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa........................................................75 Biểu đồ 3.5: Mức độ thưc hiện KNGQTG trong GT với bạn qua tự đánh giá của học sinh trường THCS Liên Nghĩa .....................................................................78 Biểu đồ 3.6: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ........................................80 Biểu đồ 3.7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quanđến KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ........................................83 x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu .......................................................47 Bảng 3.1: Tần suất học sinh trường THCS Liên Nghĩa gặp những tình huống trong GT với bạn .......................................................................................................60 Bảng 3.2: So sánh tần suất gặp những tình huống trong GT với bạn giữa học sinh khối 6 và khối 9 .................................................................................................62 Bảng 3.3: Kiểm định T-test giữa hai mẫu khối 6 và khối 9 ...........................63 Bảng 3.4: Cách phản ứng của học sinh trường THCS Liên Nghĩa khi gặp các tình huống khó khăn trong giao tiếp với bạn. ...........................................................65 Bảng 3.5: Những khó khăn học sinh trường THCS Liên Nghĩa gặp trong việc xử lý tình huống ........................................................................................................67 Bảng 3.6: So sánh những khó khăn học sinh khối 6 và khối 9 gặp trong việc xử lý tình huống ........................................................................................................69 Bảng 3.7: Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về khái niệm KNGQTH trong giao tiếp với bạn. ...........................................................................70 Bảng 3.8: Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về các bước của kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn .............................................71 Bảng 3.9: Nhận thức của học sinh trường THCS Liên Nghĩa về vai trò của KNGQTH trong GT với bạn .....................................................................................72 Bảng 3.10: Mức độ thực hiện các KN thành phần trong KNGQTH trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa.................................................74 Bảng 3.11. Kiểm định T-test giữa hai mẫu khối 6 và khối 9 .........................77 Bảng 3.12: Mức độ thưc hiện KNGQTG trong GT với bạn qua tự đánh giá của học sinh ...............................................................................................................78 trường THCS Liên Nghĩa...............................................................................78 Bảng 3.13: Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTH trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa.................................................79 Bảng 3.14: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa .................................................80 Bảng 3.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa ........................................82 xi Bảng 3.16: Mức độ mong muốn được rèn luyện và nâng cao KNGQTH trong GT với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa .................................................86 Bảng 3.17: Kết quả phiếu trước thực nghiệm ................................................87 Bảng 3.18: Kết quả phiếu sau thực nghiệm ...................................................88 Bảng 3.19: So sánh kết quả lớp 9A2 trước và sau thực nghiệm ....................88 xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Đất nước Việt Nam đang trong thời kì toàn cầu hóa, có sự giao lưu hội nhập kinh tế văn hóa. Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ giúp nâng cao đời sống của con người. Sự giao thoa và chuyển tiếp về văn hóa, kinh tế trong bối cảnh xã hội hiện nay làm nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống. Mỗi ngày, có vô vàn những sự kiện xảy đến với mỗi cá nhân, mỗi sự kiện sẽ mang đến cho những cá nhân khác nhau những cảm xúc khác nhau. Trước cùng một vấn đề không may xảy ra, có người lập tức nổi nóng và giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực, lại có người bình tĩnh phân tích vấn đề và tìm kiếm giải pháp hợp lý. Khi đứng trước những vấn đề trong cuộc sống, dù là vấn đề đơn giản hay phức tạp, cá nhân đều phải nhanh nhạy lựa chọn cách giải quyết cho vấn đề. Cách giải quyết cá nhân lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến diễn biến và hệ quả của vấn đề, đến cuộc sống và những mối quan hệ của cá nhân.Cách giải quyết ở mỗi cá nhân trước một vấn đềlà rất khác nhau, nó liên quan mật thiết đến cách cá nhân suy nghĩ, tư duy về vấn đề, đến khả năng hiểu và phân tích vấn đề của cá nhân.Trong thực tế, khi vấn đề xảy ra, có nhiều người không dùng lí trí phân tích rõ ràng mà lập tức hành động theo cảm xúc. Việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công việc, những mối quan hệ và sự thành công của con người. Tại sao trong cùng một tình huống thực tế xảy ra, mỗi cá nhân lựa chọn một cách giải quyết khác nhau? Thực tế cho thấy có nhiều người đã đưa ra cách giải quyết không phù hợp. Hậu quả của cách giải quyết tình huống không phù hợp có thể đánh mất đi của cá nhân những cơ hội tốt, phá vỡ tất cả những gì họ dầy công xây dựng, gây ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ, khiến bản thân thất bại hoặc dẫn tới những hành vi sai trái. Cũng có những người lúng túng và sau khi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ, họ vẫn không thể lựa chọn được một cách giải quyết hợp lý.Bên cạnh đó, cũng có những người rất bình tĩnh, họ nhận thức được vấn đề mình gặp phải, giữ được trạng thái ổn định cho cảm xúc và có sự phân tích kỹ lưỡng để tìm ra cách giải quyết. Cách giải quyết họ đưa ra có sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân mình.Sự khác biệt nằm ở khả năng giải quyết tình huống của mỗi người, cụ thể hơn là khả năng hiểu và phân tích tình huống, hiểu năng lực của bản thân, khả năng đánh giá các giải pháp. Việc đưa ra cách giải quyết hợp lý là một việc làm rất quan trọng song nhiều lúc 1 rất khó thực hiện, đòi hỏi cá nhân phải rèn luyện và có sự trải nghiệm. Xã hội hiện đại với sự đòi hỏi ngày càng cao trong các hoạt động bắt buộc mỗi con người phải phát triển các kỹ năng để đạt hiệu quả công việc cũng như cân bằng cuộc sống. Một trong các kỹ năng quan trọng hàng đầu mỗi cá nhân cần có là kỹ năng giải quyết tình huống. Kỹ năng giải quyết tình huống được hiểu đơn giản là kỹ năng giúp cá nhân xử lý những tình huống gặp phải một cách tích cực và hợp lý. Khi có được kỹ năng giải quyết tình huống, con người sẽ biết nhận thức và phân tích tình huống mình gặp phải, đưa ra được các giải pháp, đánh giá được khách quan tính khả thi của các giải pháp và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cá nhân sẽ giải quyết tình huống theo giải pháp đã lựa chọn và có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện giải pháp. Kỹ năng giải quyết tình huống giúp cá nhân nâng cao các năng lực quan trọng cho bản thân: năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức... Bản chất của cuộc sống là tính có vấn đề, vì thế, nếu không được trang bị kỹ năng giải quyết tình huống thì cá nhân sẽ dễ mất định hướng, đánh mất đi những cơ hội, có thể thất bại trong các mối quan hệ, trong học tập, trong công việc. Kỹ năng này được rèn luyện và nâng cao sẽ giúp cá nhân vượt qua những khó khăn, tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp; góp phần làm giảm căng thẳng, biết ứng phó một cách tích cực trong mọi tình huống. Những người thành công vẫn có thể gặp những chuyện không may như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ nhìn nhận đúng vấn đề mình gặp phải, hướng bản thân vào việc suy nghĩ tích cực để giải quyết thay vì đi đổ lỗi hay buông xuôi. Do vậy, kỹ năng giải quyết tình huống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống và sự thành công của mỗi cá nhân. Mức độ vận dụng kỹ năng giải quyết tình huống ở mỗi cá nhân có sự khác biệt do các yếu tố về khí chất, năng lực cá nhân, môi trường, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế. Dù ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, mỗi cá nhân cũng cần rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và vươn tới thành công. Bước vào bậc trung học cơ sở là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Đây là lứa tuổi có sự phát triển đột biến về cơ thể, đặc biệt sự dậy thì xuất hiện ở giai đoạn này, là yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển tâm lý tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này còn được biết đến với tên gọi “tuổi khủng hoảng”, “tuổi quá độ”. Tuổi thiếu niên được xem là giai đoạn có những biến động nhanh, mạnh, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển.Các em sẽ bước vào một môi trường học tập mới 2 có nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự phát triển cao của tư duy, trí nhớ, tưởng tượng. Các em có sự thay đổi vị thế trong gia đình và trong xã hội, sẽ có những trải nghiệm mới với những mối quan hệ xung quanh, sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những tình huống xung đột và mâu thuẫn trong cuộc sống. Lúc này, sự thay đổi về vị thế cùng những thay đổi tâm, sinh lý sẽ khiến các em gặp những căng thẳng, những khó khăn trong học tập, trong tình bạn, trong các mối quan hệ xã hội. Cùng với học tập, giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên. Đặc biệt, giao tiếp với bạn đã trở thành một hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của thiếu niên. Giá trị giao tiếp với bạn nhiều khi cao đến mức có thể ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp với người thân và đến toàn bộ đời sống tâm lý của các em. Các em có nhu cầu mạnh mẽ được giao tiếp với bạn để khẳng định mình, để được chia sẽ, dốc bầu tâm sự. Trong giao tiếp với bạn, do những biến đổi tâm, sinh lý và vốn kinh nghiệm còn hạn chế, thiếu niên dễ gặp phải những tình huống mâu thuẫn, bất đồng. Các em gặp khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp với bạn. Cách giải quyết không hợp lý có thể dẫn đến sự cô lập, tẩy chay trong lớp học, khiến thiếu niên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, gây ra những xung đột về tinh thần, nảy sinh những hành vi bạo lực, làm mất đi tình bạn trong sáng. Việc rèn luyện và vận dụng các kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc sống, đến hoạt động học tập và giao tiếp của thiếu niên. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở là rất cần thiết, từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống cho học sinh trung học cơ sở. Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: “Kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường Trung học cơ sở Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên)”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý – sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống cho học sinh Trung học cơ sở. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3 Học sinh và giáo viên trường THCS Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), trong đó bao gồm 100 học sinh khối 6, 100 học sinh khối 9 và 15 giáo viên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh Trung học cơ sở ở mức trung bình, việc thực hiện kỹ năng giải quyết tình huống còn gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh THCS là kỹ năng phức hợp biểu hiện ở bốn kỹ năng thành phần: (1) Kỹ năng xác định tình huống, (2) Kỹ năng phân tích tình huống, (3) Kỹ năng xác định giải pháp, (4) Kỹ năng thực hiện và đánh giá giải pháp. Trong đó, kỹ năng xác định tình huống là kỹ năng học sinh thực hiện tốt nhất, kỹ năng xác định giải pháp là kỹ năng học sinh yếu nhất. Có sự khác biệt về kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn giữa học sinh khối 6 và khối 9. Kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố kinh nghiệm cá nhân có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nếu đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tâm lý – sư phạm phù hợp sẽ góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn cho học sinh THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở (kỹ năng, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh THCS). 5.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh trường THCS Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý – sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn cho học sinh Trung học 4 cơ sở. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về địa bàn và khách thể  Giới hạn về địa bàn: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Trường THCS Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).  Giới hạn về khách thể: Đề tài nghiên cứu 100 học sinh khối 6, 100 học sinh khối 9 và 15 giáo viên trường THCS Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). 6.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn cùng lớp ở trong môi trường học đường của học sinh Trung học cơ sở. Đề tài chia kỹ năng giải quyết tình huống thành bốn tiểu kỹ năng: (1) Kỹ năng xác định tình huống, (2) Kỹ năng phân tích tình huống, (3) Kỹ năng xác định giải pháp, (4) Kỹ năng thực hiện và đánh giá giải pháp. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống 7.1.2. Tiếp cận hoạt động 7.1.3. Tiếp cận phát triển 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết để hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn. Trên cơ sở phân tích tài liệu, người nghiên cứu xây dựng hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài. 7.2.2. Phương pháp điều tra viết Xây dựng phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi (đóng và mở) được sắp xếp lôgic để khảo sát thực trạng về kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh Trung học cơ sở. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn 5 Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp từ các khách thể nghiên cứu, hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết nhằm thu được kết quả khách quan. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm Người nghiên cứu tiến hành thử nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý – sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn cho học sinh Trung học cơ sở. 7.2.5. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu nhằm bảo đảm tính khách quan và chính xác của các kết quả thu thập được. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về vấn đề nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương.  Chương 1: Cơ sở lí luận về kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh Trung học cơ sở;  Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu;  Chương 3: Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp với bạn của học sinh Trung học cơ sở. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp ở luận văn này chúng tôi phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề trên 2 bình diện: (1) Nghiên cứu về tình huống; (2) Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống. 1.1.1. Các nghiên cứu về tình huống 1.1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Trong các ngành khoa học tâm lý, giáo dục và quản lý, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về tình huống, tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề, tình huống trong quản lý…Những công trình nghiên cứu này đã được ứng dụng vào các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Nghiên cứu tình huống có vấn đề trong dạy học ở Liên Xô (cũ) điển hình có A.M.Machiuskin có công trình nghiên cứu “Tình huống có vấn đề trong tư duy và dạy học” (1972) [27], tác giả T.V.Cuđriaxep với tác phẩm “Một số vấn đề tâm lý học dạy học nêu vấn đề” (1972). Đặc biệt, I.Ia.Lecner và V.Ôkôn đã cho ra đời cuốn “Dạy học nêu vấn đề” [23], và “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề”, nhằm mục đích là kích thích con người trong quá trình lao động và học tập. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì ở phương đông người sử dụng phương pháp tình huống sớm nhất để dạy học đó là Khổng Tử. Ông đã dùng các tình huống có thực trong đời sống để đưa vào các bài dạy cho học trò của mình một các có hiệu quả [34]. Năm 1921, cuốn sách đầu tiên về tình huống ra đời (tác giả Copeland). Tác giả cuốn sách đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã dần dần được áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Nhận thức được tầm quan trọng của tình huống trong dạy học, năm 1987 tác giả Good và Smith đã tóm tắt về những nghiên cứu xung quanh vấn đề này, cụ thể: vào những năm 1960, tình huống trong dạy học được hiểu như những câu đố, trò chơi yêu 7 cầu người học phải giải quyết. Sau đó vào năm 1970, tình huống được hiểu là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Ở đây, tình huống được nghiên cứu như một phương pháp dạy học và được gọi là phương pháp dạy học theo trường hợp hay phương pháp dạy học tình huống. Khi sử dụng phương pháp này, người dạy thay vì trình bày lý thuyết sẽ tiến hành thảo luận về những trường hợp cụ thể trong thực tiễn, trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn. Nghiên cứu về các tình huống giao tiếp phải kể đến Bônđazepxkaia [7], ông quan tâm đặc biệt đến ảnh hưởng của sự khéo léo trong giáo dục học sinh, một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự khéo léo đó là việc giải quyết các tình huống giáo dục. Tiếp đó là nghiên cứu của A.A.Bondarencô với “Tình huống có vấn đề trong giao tiếp sư phạm” [6], theo ông tình huống nảy sinh trong giao tiếp sư phạm luôn đòi hỏi các nhà giáo dục phải suy nghĩ tìm cách giải quyết, đó chính là tác động ảnh hưởng rõ nét đến nhân cách học sinh. E.I.Xecmiajơ (1991) xây dựng “142 tình huống giáo dục gia đình” [45]để giúp phụ huynh có thể học được các kinh nghiệm giáo dục cho con em trong gia đình. Nghiên cứu về các tình huống có vấn đề trong quản lý và cách giải quyết các tình huống quản lý trong các lĩnh vực có thể kể đến B.O.Suftsuk với “100 tình huống trong quản lý” [38] trong đó tác giả mô tả những tình huống cụ thể xảy ra trong thực tiễn quản lý của một nhà máy, xí nghiệp và việc giải quyết những tình huống đó. Nhà tư vấn người Mỹ Fred E.Jandt đã viết cuốn “Giải quyết vấn đề của nhà quản lý” [20], trong đó đưa ra cách giải quyết những tình huống cụ thể với mục đích nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn của các nhà quản lý doanh nghiệp. Tác giả Muriel Solomon trong “Làm việc với người trái tính trái nết” [36] đã hướng dẫn cho người đọc những ứng xử phù hợp khi làm việc với 100 mẫu người trái tính trái nết cho dù họ ở nhiều cương vị - vị trí khác nhau. Harold Koontz, Cyril O’Donnell và Heinz Weihrich có tác phẩm nổi tiếng “Những vẫn đề cốt yếu của quản lý” [21], ở mỗi chương tác giả đều nêu lên một vài tình huống để minh họa cho phần lý luận đã trình bày. 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tình huống và giải quyết tình huống. Trong lĩnh vực quản lý phải kể đến các tác phẩm “100 tình huống của giám đốc” của tác giả Lê Thụ [43], “500 tình huống quản lý” của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan