Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn khảo cứu văn bản tĩnh trai tiểu thảo trích sao...

Tài liệu Luận văn khảo cứu văn bản tĩnh trai tiểu thảo trích sao

.PDF
114
574
138

Mô tả:

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜 齋 小 草 摘 抄 là tập thơ tiêu biểu và giàu giá trị trong văn học trung đại Việt Nam. Tập thơ là những tâm sự, nỗi niềm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước... Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao cũng chính là tư liệu quan trọng giúp người đọc hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, con người cũng như những đóng góp của tác giả cho lịch sử dân tộc và nền văn học nước nhà. Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, quyển 3 tại thư viện Hán Nôm có thông tin về 2 văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao: văn bản thứ nhất có kí hiệu là VHv.104 chép trên 200 bài thơ chữ Hán và văn bản thứ hai có kí hiệu A.2820 chép trên 60 bài thơ chữ Hán. Trong cuốn Danh nhân văn hóa Quảng Bình (Vĩnh Nguyên – Vĩnh Tú) cũng trích dẫn và phiên dịch một số bài thơ chữ Hán trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao nhưng không nhiều.Thậm chí cuốn sách chỉ giới thiệu và trích một số câu thơ từ các bài thơ trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Từ đó cho thấy Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao chưa được dịch và nghiên cứu nhiều nên những đóng góp của tác giả tập thơ này cho nền văn học nước nhà phần nào còn bị hạn chế và chưa được biết đến một cách trọn vẹn. Vì thế, những giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ nói riêng và tác giả của tập thơ cũng chưa được khai thác hết. Thêm vào đó, Tĩnh Trai là tên hiệu được nhiều người đặt. Đã có rất nhiều tác giả văn học cũng đặt tên hiệu của mình là Tĩnh Trai. Vì thế, việc xác định tác giả của văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là rất cần thiết. Mặc dù có nhiều cuốn sách, bài báo, bài tiểu luận của các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã cho rằng thi tập Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là của tác giả Nguyễn Hàm Ninh. Tuy nhiên Nguyễn Hàm Ninh có đúng là tác giả của thi tập này hay không? Đây cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ hơn. 1 Trước tình hình đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo cứu văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao” với hy vọng đóng góp thêm vào việc nghiên cứu văn bản cũng như những giá trị sâu sắc về nội dung, nghệ thuật của tập thơ này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là cuốn thi tập trích chép trên 200 bài thơ chữ Hán và hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Hán Nôm. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về văn bản này. Người đọc thường chỉ biết đến Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao qua một số sách báo, bài tiểu luận về Nguyễn Hàm Ninh. Tuy nhiên, Nguyễn Hàm Ninh có đúng là tác giả của Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao hay không chúng tôi sẽ khảo sát văn bản, khẳng định và nghiên cứu về tác giả của văn bản. Trong phần lịch sử vấn đề này chúng tôi xin giới thiệu một số cuốn sách, bài báo, bài tiểu luận có nhắc đến văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao: - Trong Di sản Hán Nôm tại Thư Viện Hán Nôm viết về Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao như sau: 3779. Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靖 齋 小 草 摘 抄. 2 bản viết: VHv.104: 116 tr., 29 × 16.5: 239 bài; A.2080: 46 tr., 27.5 × 16.5: 66 bài. - Trong cuốn Danh Nhân Văn Hóa Quảng Bình của Vĩnh Nguyên, Vĩnh Tú và cả cuốn Đời tài hoa của Đẩu Tiếp cũng chỉ giới thiệu và dịch một số rất ít bài thơ hay chỉ là một số đoạn thơ trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao mà chưa liệt kê hay phiên dịch hết cả tập thơ này. - Trong Đời tài hoa, Đẩu Tiếp cũng giới thiệu: “Thơ cụ còn một tập nữa, nhan đề là Tĩnh Trai Thi Tập 靜齋詩集.Tập này chia ra làm Thiên Kiều 遷喬 (1 thiên), Tiên Lê 煎 藜 (4 thiên), Ngọa Du 臥遊 (1 thiên). Chúng tôi đã từng xem bản thảo, chính chữ cụ viết ra, dấu mực của ông, dấu mực của ông Cao Bá Quát và dấu son của ông Tùng Thiện Vương phê bình. Bài nào cũng thấy có câu mà hai ngài phải giành nhau khuyên đặc cả mặt giấy”. (27,Tr.30) 2 - Trần Mạnh Thường trong Các tác giả văn chương Việt Nam, Tập 1, cũng trình bày rất rõ về cuộc đời, giai thoại và sự nghiệp văn thơ Nguyễn Hàm Ninh: “Tuy đường làm quan gặp nhiều trắc trở, nhưng sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Hàm Ninh khá phong phú. Về thơ, mặc dù bị thất lạc nhiều, hoặc bị bỏ đi do liên hệ với người bạn thân Cao Bá Quát (1809 – 1854), chúng ta vẫn còn được đọc trên 200 bài thơ chữ Hán chép trong ba tập Tĩnh Trai thi sao (bản sao thơ Tĩnh Trai), Nhâm Sơn thi tập (tập thơ Nhâm Sơn) và Dược sư ngẫu đề (Đề vịnh ngẫu hứng khi làm thuốc), một bài văn tứ lục chữ Nôm: Phản thúc ước. Ngoài ra, ông còn có một số thơ văn chữ Nôm khác nữa.” (31, Tr. 1505) - Bài viết với nhan đề Khí phách Nguyễn Hàm Ninh của tác giả Mai Văn Hoan (10/08/2001) có đoạn viết: “Do tính khí cương trực nên quãng đời làm quan của ông không mấy suôn sẻ, thăng giáng nhiều lần. Ông là bạn thân của Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm… Tác phẩm của ông gồm: Tĩnh trai thi sao (chữ Hán) và bài Phản Thúc ước (chữ Nôm). - Trong Danh nhân văn hóa Quảng Bình có đoạn giới thiệu: “Tuy đường làm quan không được hanh thông như vậy, nhưng về mặt văn chương, Nguyễn Hàm Ninh lại có một sự nghiệp không nhỏ. Hiện chúng ta không còn giữ được trọn vẹn tập văn của ông, thật là đáng tiếc. Về thơ, mặc dù còn khá nhiều bài bị thất lạc hoặc bị bỏ đi do liên hệ với người bạn thân Cao Bá Quát, chúng ta vẫn được đọc gần 200 bài trong hai tập trích chép Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Hán Nôm…(21, Tr.50) Từ các bài viết trên cho thấy, lịch sử nghiên cứu về văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao còn quá sơ sài vì đa phần trong các cuốn sách, bài báo, tiểu luận trên chỉ là các lời nhận định Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. 3 2.2. Lịch sử nghiên cứu giá trị văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao Về giá trị văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt nào về cả giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng…của văn bản này. Chúng tôi chỉ tìm thấy một vài nhận xét rất sơ lược của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về về văn bản này thôi. Chẳng hạn như Hoàng Minh Tiến trong bài viết Chân dung văn học: Nguyễn Hàm Ninh (7/12/2012) đã nhắc đến lời bình luận của một số nhà thơ nổi tiếng như Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương: “Nhận xét nhiều bài thơ trong tập "Tĩnh Trai thi tập" của Nguyễn Hàm Ninh, Tùng Thiện Vương phê: "Thạnh Đường duy trứ, bách độc bất yếm" (Một bài thơ hay đời Thịnh Đường sót lại, đọc trăm lần không chán) còn Cao Bá Quát thì phê: "Phi thiện học Thiếu Lăng yên đắc linh diệu nại dư?" (Nếu không phải đã học được tài thơ của Đỗ Phủ thì làm sao mà linh diệu được đến thế?)”. Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu về giá trị văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao nên những đóng góp của thi tập cho nền văn học nước nhà còn nhiều hạn chế và chưa được khai thác hết. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng…của văn bản là rất cần thiết. 2.3. Lịch sử dịch thuật Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao (VHv.104) là cuốn thi tập trích chép 239 bài thơ chữ Hán. Thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay dịch thuật một cách trọn vẹn nào về văn bản này. Hầu hết các bài thơ trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao đều được trích dịch trong một số cuốn sách viết về nhà thơ Nguyễn Hàm Ninh, tiêu biểu là hai cuốn: Danh nhân văn hóa Quảng Bình, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Tú, Nxb Thuận Hóa, 1994 và Đời tài hoa, Nguyễn Đẩu Tiếp, Hiệu sách Đông Tây 195, Hàng Bông – Hà Nội, 1938. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu về thi tập này chúng tôi thống kê được 17 bài thơ trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao đã được nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lương An phiên dịch trong cuốn Danh nhân văn hóa Quảng Bình, trong 4 đó có 5 bài thơ được phiên dịch đầy đủ cả bài còn lại 12 bài thơ chỉ được trích dịch một số câu. Còn trong cuốn Đời Tài Hoa, tác giả Nguyễn Đẩu Tiếp đã phiên dịch một số bài thơ trong Tĩnh Trai thi tập nhưng qua khảo sát chúng tôi chỉ thấy một bài duy nhất có trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao đó là bài Bất kiến đã được phiên dịch. Sau đây là bảng thống kê các bài thơ đã được phiên dịch trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Bảng thống kê các bài thơ đã được phiên dịch trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Stt Tên tác phẩm Số lượng Người dịch 1 Thôn cư tức mục (IV) 4 câu Lương An 2 Tức sự di chư đồng chí (I) 2 câu Lương An 3 Tức sự di chư đồng chí (II) 4 câu Lương An 4 Tức sự di chư đồng chí (III) 2 câu Lương An 5 Xuân nhật phụng ký thương sơn 1 câu Lương An 2 câu Lương An 2 câu Lương An 8 câu (cả bài) Đẩu Tiếp 2 câu Lương An thượngcông (II) 6 Xuân nhật phụng ký thương sơn thượng công (III) 7 Cửu nhật vũ tình dữ Trần Minh Phủ hạn vận 8 Bất kiến 9 Di cúc – Sơn cư bát sự 10 Côn Lôn mộng 8 câu (cả bài) Lương An 11 Lệ Sơn xuân vọng 8 câu (cả bài) Lượng An 12 Gia Hội kiều dạ phát 2 câu Lương An 13 Tản bộ 2 câu Lương An 14 Dĩ thi đại thủ trí vấn Hùng Sơn cư sĩ 4 câu Lương An 15 Nhất bần 8 câu (cả bài) Lương An 16 Cảm sơn tự yết Hy Văn Nguyễn Ông 8 câu (cả bài) Lương An 5 17 Tự Quảng Cao dịch dạ hành để Quảng Ninh 18 8 câu (cả bài) Lương An 2 câu Lương An Vị đắc Phạm Xuân Quế thiếu ti khấu qui thẫn tiêu tức Qua thống kê cho thấy số lượng các bài thơ đã được dịch trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là rất ít. Để hiểu hơn về giá trị thi tập, ngoài những bài đã được dịch chúng tôi sẽ dịch mới trên 30 bài hi vọng sẽ đóng góp phần nào trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về văn bản, thống kê chữ Hán, dịch thuật cũng như nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Đó thực sự là thiệt thòi lớn cho cả tác giả và thi đàn Việt Nam thời trung đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao với các văn bản: - Tĩnh trai tiểu thảo trích sao (Kí hiệu VHv.104 ) - Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao (Kí hiệu A.2820) (Cả hai cuốn sách đề được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng được xác định như trên, luận văn triển khai phạm vi nghiên cứu gồm: - Khảo sát văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao - Nghiên cứu về tác giả văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao: Tiểu sử, cuộc đời, con người, quê hương, gia đình, sự nghiệp sáng tác (đặc biệt là thơ ca) của Nguyễn Hàm Ninh - Nghiên cứu những giá trị tiêu biểu của Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao như giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng… 6 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp văn bản học Phương pháp văn bản học được sử dụng chủ yếu trong quá trình khảo sát văn bản nhằm xác định văn bản tốt nhất trong các dị bản thông qua các thao tác sưu tầm, mô tả, khảo dị, thống kê, đối chiếu, lí giải, phiên dịch, chú giải….Trên cơ sở khai thác văn bản, luận văn khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật các bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh. 4.2. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này dùng để thống kê số lượng bài thơ, thể loại… trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, số lượng các bài thơ đã được phiên dịch…làm cơ sở chắc chắn cho những kết luận, nhận định về sau. 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là việc làm trên số liệu, nhằm tìm kiếm các cứ liệu ngôn ngữ cụ thể để bước đầu quan sát, mô tả một vài đặc điểm văn bản, từ vựng ở thơ ca Nguyễn Hàm Ninh. Việc mô tả chính xác đầy đủ sẽ là cơ sở chắc chắn cho các kết luận mà luận văn đã đưa ra. 4.4. Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp nghiên cứu văn học sử được sử dụng nhằm tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ của Nguyễn Hàm Ninh trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận văn triển khai những nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Nghiên cứu về tác giả văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao Chương 2: Vấn đề văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao Chương 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao Ngoài ra, luận văn còn có Mục lục và phần Phụ lục. 7 Chương 1: NGHIÊN CỨU VỀ TÁC GIẢ VĂN BẢN TĨNH TRAI TIỂU THẢO TRÍCH SAO Ở chương này chúng tôi sẽ nghiên cứu về tác giả của văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Trước hết, chúng tôi sẽ khảo sát và liệt kê tất cả các tác giả có cùng tên hiệu Tĩnh Trai. Sau đó, chúng tôi sẽ đi tìm những căn cứ để xác định tác giả văn bản và sau khi đã tìm được tác giả văn bản là ai chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. 1. Những tác giả cùng tên hiệu Tĩnh Trai Thời xưa, tầng lớp quý tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông bà, cha mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu. “Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “古 代 貴 族 始 生 有 名, 二十 歲 成 人, 行 冠 禮 又 加 字, 合 稱 名 字. 後 來 在 字 之 外, 又 有號, 合 稱 名 號. 自 稱 用 名, 別 人 爲 表 示 禮 敬, 用 自 或 號 相 稱”. (Phiên âm: “Cổ đại quý tộc thủy sinh hữu danh, nhị thập tuế thành nhân, hành quán lễ hựu gia tự, hợp xưng danh tự. Hậu lai tại tự chi ngoại, hựu hữu hiệu, hợp xưng danh hiệu. Tự xưng dụng danh, biệt nhân vi biểu thị lễ kính, dụng tự hoặc hiệu xưng danh”. Dịch nghĩa: “Tầng lớp quý tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt tên hiệu, gọi chung là danh hiệu” (14, Tr.5). Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu”). Tên (danh) là tên riêng do ông bà, cha mẹ đặt cho. Tên chữ (tự) thường giải thích và bổ sung cho danh. Tên tự được đặt khi đã thành niên và thường do cha mẹ hoặc bề trên đặt cho, cũng có khi cho chính bản thân tự đặt. Tên hiệu là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành. Trong giao tiếp, danh thương dung trong trường hợp khiêm xưng hoặc trên gọi dưới. Tự và hiệu dung trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang 8 hang nhau. Ngoài việc dùng trong giao tiếp, danh, tự, hiệu còn được dung để đặt tên cho trước tác của một người nào đó. Sau này, không chỉ có tầng lớp quý tộc mà cả các tầng lớp khác như quan lại, nho sĩ, các nhà văn, nhà thơ…cũng đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, thời kỳ phong kiến, các nhà văn, nhà thơ, nhà Nho, các bậc quan lại ngoài tên (danh) cũng đặt tên tự, tên hiệu, biệt hiệu. Ví dụ, Chu Văn An lấy tên tự là Linh Triệt, tên hiệu là Tiều Ẩn, Khang Tiết Tiên Sinh; Trần Nguyên Đán lấy hiệu là Băng Hồ, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu là Bạch Vân Am và Tuyết Giang, tự là Hanh Phủ; Nguyễn Thiếp lấy lấy các địa danh quê hương để ghép tên hiệu cho mình như: La Sơn Phu Tử, La Giang Phu Tử, Lam Hồng Dị Nhân, Lục Niên Phu Tử… Như vậy, khi gọi và viết về người khác, người xưa ít khi nêu tên (danh) mà thường thay bằng tên tự, tên hiệu, biệt hiệu. Điều đó đã gây nhiều khó khăn cho giới nghiên cứu ngày nay, đặc biệt là khi nghiên cứu, tìm hiểu về các gia Hán Nôm cùng các văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Vì tên tự, tên hiệu của nhiều tác gia trùng nhau nên nhiều khi khó xác định được đó là ai. Ví dụ như từ “Trai”, khi đọc cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của tác giả Trịnh Khắc Mạnh, chúng tôi thống kê thấy có đến gần hai chục tác giả lấy tên hiệu có từ “Trai”. Riêng từ “Đạm Trai”, có đến 6 tác giả lấy làm tên hiệu cho mình. Hay từ “Tĩnh Trai” cũng có đến 7 tác giả Hán Nôm cùng lấy để đặt tên hiệu cho mình. Giáo sư Nguyễn Đăng Na trong bài viết: Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam – Một công trình khoa học nghiêm túc và giá trị, Tạp chí văn học, số 3, năm 2003 cũng khẳng định: “6 tác giả Hán Nôm là Nhữ Sĩ Bá, Phạm Hồng Nghị, Phạm Thanh, Trần Huy Phác, Vũ Huy Tuấn và Vương Duy Trinh cùng có tên hiệu là Đạm Trai. Thậm chí 7 người cùng có tên hiệu là Tĩnh Trai là Đặng Huy Trứ, Lê Hữu Thanh, Hoàng Kim Tích, Ngô Thì Điển, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Đình Túc, Trần Sầm”. 9 Thật vậy, khi đọc cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh, Nxb. Văn hóa Thông tin, H., 2007, chúng tôi cũng thống kê thấy có đến 7 tác giả Hán Nôm cùng tên hiệu là Tĩnh Trai, đó là: Đặng Huy Trứ, Lê Hữu Thanh, Hoàng Kim Tích, Ngô Thì Điển, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Đình Túc, Trần Sầm. Tuy nhiên, trong 7 tác giả này chỉ có Nguyễn Hàm Ninh có tác phẩm là Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao còn 6 tác giả còn lại cùng có tên hiệu là Tĩnh Trai nhưng không có tác phẩm là Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. 2. Những dấu hiệu để xác định Tĩnh Trai là Nguyễn Hàm Ninh Chúng tôi căn cứ vào tên tự, tên hiệu và tên tác giả có ghi trong tác phẩm: Nguyễn Hàm Ninh tên hiệu là Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, tự là Thuận Chi mà ngay từ trang đầu của tập thơ có dòng chữ ghi: 靖 齋 小 草 摘 抄 (Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao) - 壬 山 阮 咸 寧 順 之 著 (Nhâm Sơn Nguyễn Hàm Ninh Thuận Chi trứ) 10 Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm đồng tình đã nhận định tác giả Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là Nguyễn Hàm Ninh. Có nhiều cuốn sách, bài báo, bài viết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, phê bình viết về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Hàm Ninh và khẳng định văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh. Ở đây chúng tôi xin dẫn ra một số sách chữ Hán và chữ quốc ngữ viết về Nguyễn Hàm Ninh như sau: Thứ nhất, sách chữ Hán có một số cuốn viết về Nguyễn Hàm Ninh và Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao: Trong cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, tác giả Trịnh Khắc Mạnh viết về Nguyễn Hàm Ninh như sau: “Nguyễn Hàm Ninh 阮 咸 寜 (1808 – 1867), hiệu là Tĩnh Trai, ông còn có hiệu là Nhâm Sơn và tự là Thuận Chi, người làng Sùng Ái huyện Bình Chánh (nay thuộc Bố Trạch tỉnh Quảng Bình). Nguyễn Hàm Ninh thi đỗ cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu minh mệnh thứ 12 (1831) đời vua Nguyễn Thánh Tổ. Ông từng giữ các chức quan như: Tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Quốc học Độc thư, Lang trung Bộ Lại, Án sát Khánh Hòa. Nguyễn Hàm Ninh là người có tài thơ văn, ông thường là bạn xướng họa với Cao Bá Quát. Tác phẩm của ông có: Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靖 齋 小 草 摘 抄 (14, Tr.433). Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, quyển 3 tại Thư Viện Hán Nôm cũng viết về Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao và Nguyễn Hàm Ninh : 3779. Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靖 齋 小 草 摘 抄 (VHv.104: 116 tr., 29 × 16.5; A.2080: 46 tr., 27.5 × 16.5 Nguyễn Hàm Ninh 阮 咸 寜, tự Thuận Chi 順 之, hiệu Nhâm Sơn 壬 山. Hai bản viết với ký hiệu là VHv.104: 239 bài; A.2820: 66 bài: giong thuyền trên sông Hương; lưu tặng khi từ biệt người em thứ hai của vua Hàm Nghi; qua Hoành Sơn; chúc thọ ông Nguyễn Phác Hiên ở Hà Thành; tức sự ngày hè ở thành Đồng Hới…) 11 Thứ hai, sách quốc ngữ cũng có nhiều cuốn sách, bài báo, bài tiểu luận viết về Nguyễn Hàm Ninh và giới thiệu các tác phẩm văn chương của ông, trong đó có Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao: Trong cuốn Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1, có đoạn chép về Nguyễn Hàm Ninh đó là: “Nguyễn Hàm Ninh, tự là Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai, Người huyện Bình Chính, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh năm 1808, mất năm 1867. Năm 1831 (Minh Mệnh thứ 12), đỗ thủ khoa, đư ợc bổ tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang); năm 1804 (Thiệu trị thứ 1), làm án sát bị cách. Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng hay chữ và giỏi thơ ngũ ngôn, ông là bạn xướng họa với Cao Bá Quát. Tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh có: Tĩnh Trai thi tập và văn tập (văn), A.2820 (6, Tr.418) Ở cuốn Tuyển Tập Cao Xuân Dục, tập 5, cũng đưa ra lời nhận xét ngắn gọn về cuộc đời, con người và văn thơ Nguyễn Hàm Ninh: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng, mà số thì lạ, hễ thăng quan là bị miễn khứ; về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh khi đè nén khi phô trương và sở trường về lối ngũ ngôn. Thương Sơn công vẫn thường khen, nay có thơ văn tập văn gọi là Tĩnh trai” (32, Tr.684) Trần Mạnh Thường trong Các tác giả văn chương Việt Nam, Tập 1 cũng trình bày rất rõ về cuộc đời, giai thoại và sự nghiệp văn thơ Nguyễn Hàm Ninh: “Tuy đường làm quan gặp nhiều trắc trở, nhưng sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Hàm Ninh khá phong phú. Về thơ, mặc dù bị thất lạc nhiều, hoặc bị bỏ đi do liên hệ với người bạn thân Cao Bá Quát (1809 – 1854), chúng ta vẫn còn được đọc trên 200 bài thơ chữ Hán chép trong ba tập Tĩnh Trai thi sao (bản sao thơ Tĩnh Trai), Nhâm Sơn thi tập (tập thơ Nhâm Sơn) và Dược sư ngẫu đề (Đề vịnh ngẫu hứng khi làm thuốc), một bài văn tứ lục chữ Nôm: Phản thúc ước. Ngoài ra, ông còn có một số thơ văn chữ Nôm khác nữa.” (31, Tr. 1505) Trong Danh nhân văn hóa Quảng Bình có đoạn giới thiệu: “Tuy đường làm quan không được hanh thông như vậy, nhưng về mặt văn chương, Nguyễn 12 Hàm Ninh lại có một sự nghiệp không nhỏ. Hiện chúng ta không còn giữ được trọn vẹn tập văn của ông, thật là đáng tiếc. Về thơ, mặc dù còn khá nhiều bài bị thất lạc hoặc bị bỏ đi do liên hệ với người bạn thân Cao Bá Quát, chúng ta vẫn được đọc gần 200 bài trong hai tập trích chép Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Hán Nôm. Về quốc âm, sách Đời tài hoa của Đẩu Tiếp giới thiệu được mấy bài ca trù và nhất là bài Phản thúc ước, dài đến 111 câu, mỗi câu 2 vế đối nhau. Một số lượng như thế, chưa thể so với Miên Thẩm và Cao Bá Quát, song trên bình diện chung đâu phải là quá ít”. (21, Tr.50) Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Q.Thắng, Nguyễn Bá Thế, Nxb Khoa học xã hội, 1991, cũng đã giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Hàm Ninh và cho biết các tác phẩm chính của Nguyễn Hàm Ninh trong đó có Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Như vậy từ những căn cứ nêu trên có thể khẳng định Tĩnh Trai là tên hiệu của Nguyễn Hàm Ninh và Nguyễn Hàm Ninh cũng chính là tác giả của thi tập Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. 3. Giới thiệu Nguyễn Hàm Ninh 3.1. Quê hương Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình. Quảng Bình quê hương ông được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều địa danh nổi tiếng (Lũy Thầy, Đèo Ngang, sông Linh Giang, động Phong Nha…), giàu giá trị văn hóa và sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nằm ở vị trí bản lề của đất nước, Quảng Bình là nơi hội tụ và giao thoa các luồng văn hóa Bắc – Nam; trải qua trăm năm Nam, Bắc triều và trăm năm Trịnh, Nguyễn tranh hùng xưng bá, lấy sông Gianh làm giới tuyến đã biến vùng đất này trở thành thiên la địa võng, khói lửa chiến binh ghi đậm những biến cố hào hùng trong lịch sử nước nhà. 13 Vì thế, Quảng Bình đã được đi vào ca dao và thi ca Việt Nam với những câu thơ, câu ca nổi tiếng: - “Quảng Bình là đất trường ca Đất đai chi Bảo Đại mà kéo Tây qua đóng đồn…” Hay - “Chữ rằng nhân kiệt địa linh Đất chung khí tốt mới sinh anh hiền”… Các câu ca dao trên đã thể hiện niềm tự hào của nhân dân về truyền thống văn chương lâu đời và truyền thống cách mạng vẻ vang của vùng đất Quảng Bình. Với các danh lam thắng cảnh đẹp như đình làng, đền miếu, chùa chiền, sông nước…và địa hình hiểm trở ấy đã được ông say sưa ca ngợi trong nhiều tác phẩm của mình như những bài thơ, bài phú, bài văn, câu đối... Đặc biệt là truyền thống văn chương của con người Quảng Bình đã đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn học nước nhà, được Nguyễn Hàm Ninh tiếp nối và phát huy. Bản thân tác giả cũng chính là con người tài hoa, là nhà thơ kiệt xuất được nở rộ trên mảnh đất Quảng Bình. Quê hương chính là niềm tự hào, là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của nhà thơ. 3.2. Gia đình Nguyễn Hàm Ninh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, được người cô nuôi cho ăn học. Sách Đời tài hoa của Đẩu tiếp đã nhận định: “Theo chúng tôi thì cụ chỉ là một đứa con yêu quý của hai vợ chồng nhà nông nọ, ở chân núi Chóp Chài, bên ngọn nước Khe Dang kia. Không tiền, thuở nhỏ cụ thân sinh không cho đi học. Một hôm có một người bà con đem đến cho cái bánh, ngài đùa rằng trong nhà ai hễ ai lớn hơn cả thì được. Cụ hỏi: Thế thầy tuổi gì? – Tuổi mùi. Thế mẹ tuổi gì? – Tuổi thân. Cụ cười: Thế thì cái bánh phần con, con tuổi thìn. Thìn đã rồi mới đến ngọ, mùi, thân, dậu chứ! Biết con là bậc thông tuệ phi thường, cụ thân mới cho cắp sách đến trường học phóng. 14 Song cửa nhà đơn bần quá chừng, chưa đuợc mấy tháng cụ lại phải bỏ học về giúp đỡ việc nhà. Mãi đến năm 15 tuổi, nhờ có người cô ruột là bà Nguyễn Húc, một tay cự phú trong làng, không con nên mới xin nuôi cụ đem về nuôi cho ăn học, cụ mới được chuyên nguyện tàng tu từ đó” (27, Tr.6). 3.3. Hành trạng Nguyễn Hàm Ninh, tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai. Ông sinh ngày 15 tháng 1năm 1808 - mất ngày mùng 15 tháng 12 năm 1867), hưởng thọ 60 tuổi. Ông người làng Phù Kinh (sau 1954 đổi thành Phù Hóa), sau đổi thành Trung Ái (Trung Thuần), phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người ta đồn rằng cụ là một bậc thần đồng. Khi cụ chưa sinh, những lúc canh khuya đêm vắng, trên hòn lèn Bảng, người ta thường thấy một ngọn đèn leo lét thắp dưới một gốc cây, xa nghe văng vẳng có tiếng người đọc sách. Khi cụ đã lọt lòng rồi, tiếng đọc sách ấy và ngọn đèn, không còn nghe thấy đâu nữa, họa chăng ở nhà cụ... Nhưng kịp lúc cụ đã trở về cõi suối làng mây, trên lèn Bảng tự nhiên ngọn đèn khuya lại thấy, tiếng đọc sách lại nghe, nhưng ít lâu lại im lặng. Đồng thời cụ Lê Chí Tuân (Tấn sĩ, người Lâm Xuân) ra đời nên có kẻ ước đoán rằng: người tiên trên lèn (lèn: núi đá) Bảng hai lần thác sinh xuống cõi trần, sau là cụ Lê Chí Tuân., mà trước là cụ Nguyễn Hàm Ninh đó vậy… Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Hàm Ninh đã là một cậu bé thông minh, ham học. Mới 16, 17 tuổi ông đã nổi tiếng văn hay, chữ tốt. Đi đến đâu anh học trò nghèo ấy cũng để lại những câu thơ, phú, câu văn, câu đối dí dỏm đả kích, phê phán những thói hư tật xấu mà mình được chứng kiến. Trong sách Đời tài hoa có kể: “Người ta thường thuật rằng: một hôm trong một quán rượu ở chợ Ba Đồn, một cô kỹ nữ người Thỗ Ngọa, cô Bình, đương cùng thầy cử người Di Luân, bên lời tâm phúc, bên lời hàn huyên. Thoạt thấy cụ ở đâu vào, thầy cử muốn làm cách tảng lờ để chữa thẹn, liền đón hỏi: “Thế nào? Mấy lâu nay anh có bài gì hay? Đọc nghe!” 15 - Cụ Nguyễn: Thưa không, song nếu tiên sinh hạ cố đến, muốn nghe văn tôi, tôi xin đọc ngay một bài phú tức cảnh để hầu tiên sinh. - Thầy cử: Được, tốt lắm, anh cứ đọc. Cụ Nguyễn: Thầy cử Di Luân; Cô Bình Thổ Ngọa; Hai bên gặp gỡ thờ ơ; Một quán chuyện trò thong thả…Thầy cử gượng cười: Hay, rất hay! -Trầu đầy đãy, nhai nhai nhả nhả, trỏ bà gia “chi” lấy chìa vôi; Thuốc đầy bao, nút nút, châm châm, quát thằng nhỏ “chi” lấy đem chút lả (lửa). Thầy cử vuốt râu: Hay, rất hay! – Cụ Nguyễn: Khăn hồng đỏ chót, vắt lên che đen kịt “chi” hàm râu; Quần lãnh bưởi láng xầy, thả xuống trắng bong “chi” cổ vả…Thầy cử đỏ mặt: khăn tay sao lại đối quần lãnh, hàm râu sao lại đối cổ vả? À ra thằng này xấc thật! Một lần cụ lên chơi ở tỉnh lỵ cùng mấy người bạn, bên đường thấy một mỹ nữ đi ngang, cụ liền đọc luôn mấy câu:Con nhà ai? đi đâu đó? Gò má hồng hồng; dây lưng đỏ đỏ. Nhìn qua phong dạng, ước mười bảy, mười tám mô chừng; Ngó lại hình dung, e cô hai, cô ba chi nỏ. Uớc chi được như vầy... Mà rứa, mà rứa. . .''dã tai''! Lại một lần có người quen biết trong làng đi cưới vợ ở Tượng Sơn, cụ cũng được mời đi. Qua bến Kênh Kịa, cụ đi sau, thoạt thấy cả đoàn dừng lại, rồi tin từ phía trước đưa đến: '' Câu đối! Họ ra câu đối!'' Cụ liền chạy lên trước đoàn, thấy các bực đàn anh đương đứng ngơ ngẩn trước một mảnh giấy hồng, trải trên một cái hương án mà người ta đặt chắn ngang đường để đòi nộp cheo. Cụ vội vàng cầm lấy mảnh giấy lên xem: Chân giậm tay mò bơn hói Kịa. Biết câu đối ra lỡm, cụ cũng đối lỡm lại: Má kề miệng ngậm bống khe Dang. ''Một nét chữ, một câu thơ, chỉ suy học một đã biết mười'', một câu thơ ấy, không biết đã đủ để diễn tả tài học của cụ đã được chưa? (27, Tr.8) Năm 21 tuổi (1829), Nguyễn Hàm Ninh đi thi và đỗ tú tài. Ba năm sau, khoa Tân Mão (1831), ông đỗ giải nguyên trường Thừa Thiên. Với học vị đó, 16 năm 1832 ông được cử đi làm Hậu bổ tỉnh Nghệ An rồi được cử giữ chức chi huyện Lục Ngạn (phủ Lạng Giang – Bắc Giang). Năm 1833, cha Nguyễn Hàm Ninh mất, ông xin nghỉ về cư tang. Sách Đời tài hoa có đoạn kể: “Ở nhà cư tang được ít lâu, vì sinh kế, cụ phải tìm vào Thanh Toàn (Huế) hỏi nơi dạy học. Bấy giờ gặp khoa Giáp Ngọ (1834), trong quán nước, cụ ngồi một mình trên bộ ngựa (ván), các thí sinh, những ai đã từng biết cụ, đều khúm núm đứng chực hai bên. Một anh chàng lạ mặt, từ đâu đến, thấy thế liền cười: '' chào thầy tú'', vì có tú tài mới đến kinh đô để hòng giựt cái cử nhân, chớ cử nhân hay tấn sĩ mấy ai qua đó, quanh quẩn ở ngoài trường thi làm gì!''Ngư mục hỗn châu'' là thế. Không lẽ cụ đành lặng thinh để cho người ta xem thường hay sao! Cụ liền đáp lại: 我為尋師萬里來 Ngã vị “tầm sư” vạn lý lai, 嶺南先占百花魁 Lãnh Nam tiên chiếm bách hoa khôi. 蓬萍客地誰青眼 Bồng bềnh khách địa thùy thanh nhãn 幸得君今說秀才 Hạnh đắc quân kim thuyết tú tài. Dịch là: Vì kẻ tìm thầy đến đấy chơi, (Đi tìm nơi dạy học mà lại bảo:Vì kẻ tìm thầy đến đấy chơi!) Non Nam tầng tỏ mặt hoa khôi. Bơ vơ đất khách ai tri kỷ, May được nhà ông nói tú tài! Nghe xong mấy vần thơ ấy, biết là một bậc kỳ tài, người kia liền xin lỗi, sụp xuống lạy và ngỏ ý muốn tôn cụ làm thầy…” (27, tr.10). Sinh thời, Nguyễn Hàm Ninh đã kết giao với rất nhiều người bạn, trong đó có hai người bạn rất thân là Cao Bá Quát và Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Trong sách Đời tài hoa, tác giả Đẩu Tiếp đã kể nhiều câu chuyện về 17 tình bạn của Nguyễn Hàm Ninh với hai bậc danh Nho nổi tiếng cùng thời với ông là Cao Bá Quát và Miên Thẩm. Đầu tiên là chuyện của Nguyễn Hàm Ninh với Cao Bá Quát. Sách Đời tài hoa kể rằng: Năm cụ Nguyễn Hàm Ninh đậu Giải Nguyên ở trường Thừa, thì ông Cao Bá Quát cũng đậu thủ khoa ở Hà Nội. Năm sau (Nhâm – thìn, 1832), ông Quát từ Bắc vào Huế để thi Hội. Trên đường đi, Cao Bá Quát đã gặp một người khăn đen áo dài và hỏi thăm nhà cụ Nguyễn Hàm Ninh ở đâu. Người kia hỏi lý do thì ông trả lời rằng nghe danh Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng hay chữ muốn gặp một lần xem có đúng như vậy không. Người kia nói anh ta chính là học trò của Nguyễn Hàm Ninh. Hai người bèn làm thơ và họa lại cho nhau nghe. Tuy hai người ngang sức ngang tài nhưng Cao Bá Quát vẫn thấy nể phục tài nghệ của anh học trò này và quyết gặp cho bằng được Nguyễn Hàm Ninh. Nhưng anh học trò này chỉ cho địa chỉ mà không đưa Cao Bá Quát đến gặp Nguyễn Hàm Ninh. Khi đến nơi ở của Nguyễn Hàm Ninh, ông Cao vừa bất ngờ vừa vui mừng vì nhận ra Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đi đường mà mình gặp hôm nọ. Hai người kết giao từ đó. Lúc cùng làm quan tại triều, họ thường đi lại chơi với nhau như anh em một nhà và cùng sướng họa văn chương với nhau. Chẳng những lúc phú quý có nhau mà khi hoạn nạn cũng cùng nhau san sẻ. Cao Bá Quát với Nguyễn Hàm Ninh đã thân mà Nguyễn Hàm Ninh với Tùng Thiện Vương lại càng thân hơn. Sách Đời tài hoa có kể: “Lúc cụ Tri huyện Lục Ngạn về đinh gian, rồi vào dạy tư ở Thanh toàn, đó là lần đầu cụ được gần gũi ông Tùng. Chính nàng thơ đã làm môi giới cho cuộc nhân duyên ấy giữa hai nhà văn: biết ông Tùng là tay sinh, nên ở thành ngoài nghe đọc bài thơ gì của ông, thì cụ Nguyễn bèn họa lại và gửi vào. Một lần ông Tùng thấy thơ thì liền phục đến người, thường vời cụ vào các, cùng nhau uống rượu làm thơ. Ông Tùng thường bảo cụ rằng: “trong bạn thơ rượu, đã vì tài đức mà kết 18 thân với nhau, thì khi chén bạc chén thù, câu xướng câu họa. Hãy gác lại sự sang hèn ngoài vòng trần tục, nghĩa là đừng sá quan tâm gì đến chỗ phẩm hàm trước lộc mà ái ngại rụt rè. Nhờ được ông Tùng một lòng quí mến, ra tay dìu dắt cho mà sau cụ mới được vào làm việc ở sở Quốc học độc thư và bước quan giai mỗi ngày mỗi thêm tấn phát. Mấy lần cụ bị nạn cũng nhờ có ông Tùng vùa giúp mới được toàn thây.” (27, Tr.37) Năm 1836, Nguyễn Hàm Ninh được gọi vào kinh đô Phú Xuân giữ chân Quốc Học độc thư, rồi đến năm 1838 ông lại làm chủ sự phủ Tôn Nhân dưới quyền của Tả tôn chính Miên Tông (sau này lên nối ngôi là vua Thiệu Trị). Tuy làm quan trong kinh, nơi có nhiều người quyền cao chức trọng song tính tình ông vẫn không thay đổi. Sách Danh nhân văn hóa Quảng Bình viết: “Một lần, nhân có một ông quan to học hành dốt nát, tính kiêu căng, dáng người lại lùn tịt, gặp khi vợ sinh con trai, các thuộc viên đều có thơ chúc mừng. Riêng bài của ông chủ sự Nguyễn Hàm Ninh có hai câu: Bất nguyện ngô nhi đại quá nhân Đản nguyện ngô nhi như phụ thân (Chẳng mong cậu lớn vượt hơn người Chỉ mong ngang bố vậy mà thôi) Mới nghe qua tưởng ông chúc cậu bé lớn lên sẽ làm quan to hơn người như cha, song khi có người mách nước, vị thượng quan mới hiểu ra là ông thuộc hạ chơi mình một vố đau điếng” (21, Tr.47). Việc bé xé ra to, không bao lâu (năm1840), nhân một sơ sót gì đó, ông đã bị bãi chức về làng. Mặc dù trước đó, khi còn ở Quốc Học, ông đã từng trách triều đình chỉ trả bằng đồng lương chết đói. Trong thư gửi cho một người bạn ở Nghệ An, ông đã viết: “Điển bộ như kim dĩ điển y” (Hàm điển bộ, nay áo đã cầm rồi). Vì quan trên không biết nên ông không làm sao nhưng lần này ông lại không tránh khỏi tội và đã bị bãi chức. 19 Nhưng mới về quê được ít lâu thì vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi. Vì mến tài văn hay chữ tốt của người bề tôi giỏi giang, nhà vua lại cho gọi Nguyễn Hàm Ninh vào triều và phong cho giữ chức Hành tẩu ở Nội Các (năm 1841). Có thể nói đây là giai đoạn làm quan hanh thông nhất trong quá trình làm quan ngắn ngủi của Nguyễn Hàm Ninh. Ông được thăng chức nhanh chóng từ Hành tẩu ở Nội Các lên Viên ngoại bộ Hình, Lang trung bộ Lễ rồi thự Án sát tỉnh Khánh Hòa (năm 1846). Thế nhưng một chuyện không may đã xảy ra, vừa nhận chức ông đã cùng ngài tri huyện Vĩnh Xương sơ xuất xuống một chiếc tàu Pháp để thăm hỏi tình hình mà không biết rằng chính lúc đó bọn chúng đang theo dõi ta chuẩn bị tập kích vào Đà Nẵng. Thế là cả Nguyễn Hàm Ninh và ngài tri huyện đều bị chúng bắt trói, tra hỏi và giam giữ mười ngày. Sự việc được báo cáo về triều đình, vua Thiệu Trị tức giận dù chưa rõ thực hư thế nào nhưng ông đã bị nhà vua cách chức và bị bắt đi sung quân vào Đà Nẵng. Song nghĩ thương người bề tôi trung quân vì không hiểu tình thế nên chỉ sáu tháng sau, vua Thiệu Trị lại cho khôi phục phẩm hàm và cho ông vào làm việc tại Sở Tu thư. Tháng 11 năm 1847, vua Thiệu Trị mất, vua Tự Đức lên ngôi, trong triều đình có nhiều rối ren, Nguyễn Hàm Ninh cảm thấy lo lắng, bất an và có ý từ quan về quê. Cùng lúc đó, mối bất hòa giữa hai anh em Hồng Bảo và Hồng Nhậm ngày càng sâu đậm. Trong cuốn Lược khảo các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X – XIX có đoạn kể: “ Có người cho rằng Hồng Bảo mưu đảo chính thất bại vì trước đó đã để lộ hình tích và lòng oán hận Tự Đức trong một bài thơ. Tư liệu khác thì kể: “Người đương thời cho là vua Tự Đức mưu giết anh để trừ hậu họa. Sau đó, nhân một buổi ngự thiện, Tự Đức dùng cơm vô ý cắn phải lưỡi, liền lấy đầu đề Răng cắn lưỡi ra cho đình thần làm thơ. Nguyễn Hàm Ninh dâng một bài tứ tuyệt: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan