Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kế toán thương mại hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá th...

Tài liệu Luận văn kế toán thương mại hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chè đen xuất khẩu tại công ty dịch vụ và chế biến chè lương mỹ

.PDF
64
199
85

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào WTO. Đó là sự tiến bộ và cố gắng vượt bậc của nước ta cũng như các thành phần kinh tế trong thị trường mở cửa của nước ta hiện nay. Nhưng liệu nền kinh tế có sớm bắt kịp nhịp điệu phát triển hay không? Câu trả lời không chỉ đối với Nhà nước nói chung mà đối với từng bộ phận, từng tác nhân trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thị trường cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định hướng sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ, quay vòng sản xuất. Doanh nghiệp vừa phải đầu tư để đổi mới công nghệ nhằm tạo ra hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phong phú song giá thành phải thấp để có giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng, thực hiện phương châm “ lợi nhuận tối đa chi phí tối thiểu”. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có bộ máy kế toán giỏi có năng lực hay nói chính xác hơn là phải làm công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đỳng, tính đủ giá thành sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản xuất, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và đỏnh giá thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà 2 quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đú có biện pháp hạ gớa thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chè đen xuất khẩu tại Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ” làm chuyên đề tốt nghiệp. * Kết cấu của đề tài: Phần I: Tổng quan về Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ Phần II: Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chè đen xuất khẩu tại Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ. Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chè đen xuất khẩu tại Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ. 3 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ CHẾ BIẾN CHẩ LƢƠNG MỸ 1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, trên địa giới của ba phần đất Chương Mỹ - Hà Tây, Kim Bôi – Hoà Bình, Lương Sơn – Hoà Bình, nằm đan xen trong cỏc vựng dõn cư của dân tộc Mường, Kinh khác nhau với 6 đội sản xuất và một xưởng chế biến Công ty Dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ là tiền thân của Nông trường Lương Mỹ được thành lập ngày 23/06/1964 theo quyết định của Bộ Nông trường 09-1964, ban đầu nhiệm vụ chính là trồng xả và chế biến tinh dầu xả. Sau một thời gian nghiên cứu Nông trường được Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ là trồng chè và chế biến chè. Đến năm 1993 Nông trường Lương Mỹ được tỉnh Hà Tây quản lý và chính thức đổi tên thành Công ty Dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ với ngành nghề chính là sản xuất chè đen xuất khẩu. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm của UBND tỉnh Công ty đã tự mình vươn lên và đúng gúp khụng nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong vùng. * Kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm gần đõy ( 2005-2007) Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ là một đơn vị sản xuất kinh doanh khép kín bao gồm từ trồng, chăm sóc, quản lý, thu mua nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Hoạt động sản xuất chính là công nghiệp, những năm trước đõy việc sản xuất của Công ty tương đối tốt và ổn định nhưng mấy năm gần đõy kết quả sản xuất của Công ty không cao có năm còn bị thua lỗ. * Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật. 4 Biểu 1.1: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật ( 2005-2007) ĐVT: kg Năm Chỉ tiêu Tồn 2006 2005 6.920 SX trong năm Sản lượng 2007 TĐPT % Sản lượng TĐPT % TĐPT BQ(%) 0 - 0 - - 355.774 460.618 129,47 648.200,5 140,72 135,095 362.694 460.618 127 648.200,5 140,72 133,86 Tiêu thụ trong năm Qua biểu trên ta thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2005-2007. Điều này là dấu hiệu đáng mừng cho Công ty, nguyên nhân là do mấy năm gần đõy chất lượng và số lượng NVL tăng lên, quản lý làm việc chặt chẽ hơn nên đã hạn chế được tình trạng thất thoát nguyên liệu chố bỳp tươi như những năm trước đõy. Hơn nữa tay nghề của công nhân được nâng cao nên năng suất và chất lượng sản phẩm hoàn thành cao hơn. * Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị Qua bảng thống kê ta nhận thấy tình hình sản xuất của Công ty là kém hiệu quả, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm luụn õm. (năm 2005 âm 57.175.609đ; năm 2006 âm 573.818.861đ, năm 2007 âm 188.478.487đ). Qua tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ trên chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau: 5 - Chi phí giá bán là thấp qua các năm thỡ cỏc chi phí đầu vào cho sản xuất thường xuyên tăng cao. Mặt khác, do mức trích khấu hao lớn theo khế ước trả nợ ngân hàng nên giá thành lại càng cao. Các chi phí bán hàng và chi phí QLDN cao làm sản xuất kinh doanh thua lỗ. Do các hoạt động sản xuất của Công ty đều hoạt động bằng vốn vay nên trong khi thu nhập từ hoạt động tài chính thấp thỡ cỏc khoản về chi phí hoạt động tài chính lại cao, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của Công ty, hơn nữa, các hoạt động tài chính không tách riêng mà lại được tính vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy sự thua lỗ của hoạt động tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động khỏc cú nhưng không bù lại được số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt năm 2006 vẫn làm tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty âm tới 522.569.912đ 6 Biểu 1.2: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị ( 2005-2007) ĐVT: đồng 2006 Chỉ tiêu 2007 1 Doanh thu bán hàng 8.091.951.226 8.760.358.824 TĐPT LH(%) 108,26 2 Giá vốn hàng bán 7.586.261.601 8.594.271.492 113,29 8.455.478.119 98,39 105,57 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng 505.689.625 166.087.332 32,84 558.124.056 336,04 105,06 4 52.582.050 42.261.767 82,27 59.935.082 59.935.082 49.187.184 49.165.433 49.165.433 85.904.477 82,03 82,03 174,65 28.518.853 33.615.033 33.615.033 77.399.302 65,92 6 Doanh thu HĐTC Chi phí HĐTC Trong đó chi phí lãi vay Chi phí bán hàng 68,37 68,37 90,1 73,65 74,89 74,89 125,44 7 Chi phí quản lý DN 506.325.018 648.098.050 128 663.817.681 102,43 114,53 8 Lợi nhuận từ hoạt động KD (57.175.609) (573.818.861) - (188.478.487) - - 9 THu nhập khác 279.386.873 51.248.949 18,34 188.721.402 368,24 82,19 10 Chi phí khác 204.869.141 0 0 0 - - 11 Lợi nhuận khác 74.517.732 51.248.949 68,77 188.721.402 368,24 82,19 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 17.342.123 (522.569.912) - 242.915 - - 13 Thuế thu nhập DN 0 0 - 0 - - 14 Tổng lợi nhuận sau thuế 17.342.123 (522.569.912) - 242.915 - - TT 5 2005 Số lượng 9.013.602.175 TĐPT LH(%) 102,89 TĐPT BQ (%) Số lượng 105,54 7 1. 2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ là đơn vị SXKD khép kín với sản phẩm chè đen được sản xuất theo phương pháp lên men màu, quy trình sản suất được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình kỹ thuật chế biến chè đen xuất khẩu theo phương pháp OTD Vò lần 2 Nguyên liệu chè búp tươi Băng tải chuyển chè Đưa vào kho thành phẩm Làm héo chè Vò lần 1 chè héo Đóng gói chè thành phẩm Sàng lần 1 chè vò Sàng lần 2 20-25(%) đưa lên men Sàng phân loại chè Lên men T=130‟ Sấy chè T= 24‟ (1) Nguyên liệu chố bỳp tươi được đưa vào máy làm hộo chố nhằm làm giảm lượng nước trong chè từ từ tạo sự mềm dẻo cho nguyên liệu. Sau khi héo, lượng nước trong chè chỉ khoảng 65%. (2) Sau khi chố hộo thỡ chuyển sang hệ thống vò. Có thể vò 2 hoặc 3 lần tuỳ theo loại nguyên liệu ( A, B, C ). Quá trình vũ làm giảm diện tích lá, làm dập tế bào ( độ tập trung bình 78%). 8 (3) Đưa nguyên liệu vào lờn men.Nguyờn liệu được đưa vào các khay có độ ẩm không khí 98% và nhiệt độ từ 22oC đến 24oC. Quá trình này có tác dụng ụxy hoỏ tạo hương vị đặc trưng cho chè đen. Đõy là giai đoạn quan trọng nhất quyết định nội chất của sản phẩm chè. (4) Giai đoạn sấy khô, tạo ra bán thành phẩm. Quá trình sấy dùng hộc không khí núng cú nhiệt độ từ 90oC đến 120oC và thời gian khoảng 25 phút. Thuỷ phân còn lại sau khi sấy khoảng 3% đến 5%. (5) Sàng chè, phân loại chè. (6) Giai đoạn cuối cùng là tiến hành đấu trộn theo từng tỷ kệ kỹ thuật quy định để tạo ra sản phẩm chè. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ là một đơn vị SXKD khép kín bao gồm cả trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu mua và chế biến sản phẩm. Hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm các hoạt động sau đõy: 1.2.2.1. Hoạt động sản xuất Nông nghiệp: Sau khi ổn định phương hướng SXKD, Công ty tiến hành giao quyền sử dụng đất bằng phương thức khoán nông nghiệp cho hộ gia đình. Công ty Đội sản xuất Giao chỉ tiêu kế hoạch Ý kiến phản hồi Hộ gia đình 9 1.2.2.2. Hoạt động thu mua, vận chuyển Để đáp ứng NVL cho sản xuất thì Công ty phải tiến hành thu mua NVL từ hộ gia đình nông dân. Công ty Trạm thu mua ở các đội Hộ gia đình Giao chỉ tiêu kế hoạch Thu mua vận chuyển 1.2.2.3. Hoạt động sản xuất khâu công nghiệp: Sản xuất khâu công nghiệp là sản xuất chủ đạo của Công ty với sản phẩm chính là chè đen xuất khẩu. Sản xuất khâu Công nghiệp: Công ty Xưởng chế biến Công nhân Công ty Giao chỉ tiêu kế hoạch Phản hồi, thoả thuận Hoạt động sản xuất công nghiệp của công ty chủ yếu tập trung ở xưởng chế biến: 10 Sơ đồ 1.2: sản xuất khâu công nghiệp xưởng chế biến. Xưởng chế biến Tổ cơ điện Tổ cân Héo Vò Bán thành phẩm Hoàn thành phẩm Sấy Trộn Nấu ăn ca, vệ sinh CN Sàng 1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay Công ty áp dụng mô hình quản lý kiểu trực tuyến - chức năng. Mô hình này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó mang tính chất tập trung, thống nhất, dân chủ, đáp ứng tốt chức năng giám sát, điều hành SXKD. Giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý cú cỏc phũng ban chức năng. Cỏc phũng ban này tuỳ thuộc vào chức năng của mình mà thực hiện các công việc về tài chính, quản lý lao động, kế toán hay tổ chức hành chính. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau: + Giám đốc: là người có quyền cao nhất và phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và công ty về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 11 + Phó giám đốc: Hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được giao. Ngoài ra còn phải giúp đỡ giám đốc quản lý công ty. + Phòng tổ chức hành chính - bảo vệ: Có nhiệm vụ tổ chức, tuyển chọn, quản lý,bố trí lao động. + Phòng kế toán tài chính: Chức năng của phòng này là theo dõi tổng hợp sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế tài chính, kế toán thu, chi, tính giá thành, lập bảng biểu báo cáo giám đốc, theo dõi quá trình tiêu thụ hàng hoá, kinh doanh lỗ - lãi của Công ty. Lập phiếu thu, chi, thanh toán lương, chi tạm ứng, tổng hợp vào sổ theo dõi xuất nhập kho hàng ngày. Lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực về tài chính như: vốn, tiền mặt, vật tư, tài sản. Giỳp giám đốc kiểm tra giám sát và quản lý các nguồn vốn đảm bảo đúng với quy định của Nhà nước về quản lý tài chính. Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nứơc. + Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của các hoạt động SXKD trong Công ty. + Phòng Nguyờn liệu-nụng nghiệp: Chức năng của phòng này là đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vật tư cho ngành sản xuất theo kế hoạch đã đề ra và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng sản phẩm của Công ty. 12 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phòng tổ chức hành chính, bảo vệ Xưởng chế biến Tổ cơ điện Phòng tài chính kế toán Đội 1 Phòng kế hoạch kỹ thuật Đội 2 Đội 3 Đội 4 Phòng nguyên liệu nông nghiệp Đội 5 Đội 6 13 1.2.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty 1.2.4.1. Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung nên mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty, từ việc thu thập chứng từ, ghi sổ đến lập báo cáo kế toán. Mọi nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ một người lãnh đạo là trưởng phòng kế toán. Phòng kế toán của Công ty có 8 người, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán và có trách nhiệm theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương, BHXH, TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Quan hệ trực tiếp Kế toán thành phẩm và tiêu thụ 14 * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả, chỉ đạo kiểm tra công tác nghiệp vụ của phòng kế toán. Tổng hợp số liệu và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản lý. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có chức năng giúp việc, giảm bớt gánh nặng công việc cho kế toán trưởng. Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán và lập các sổ sách báo cáo kế toán tổng hợp theo yêu cầu của kế toán trưởng. - Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán với khách hàng trong quá trình giao dịch mua hàng, bán và thanh toán với cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch, thủ tục vây ngân hàng, theo dừi tình hình tăng giảm tiền gửi trong tài khoản ở ngân hàng. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, TSCĐ: Thanh toán lương, tiến hành trớch cỏc khoản trích theo lương theo quy định và các khoản khấu trừ lương của cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo dừi tình hình tăng giảm và khấu hao tài sản cố định của công ty. - Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình nhập xuất vật tư, số lượng và chủng loại vật tư trong sản xuất. - Kế toán thành phẩm tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập kho thành phẩm và xuất bán sản phẩm, lập báo cáo về kết quả tiêu thụ. 15 - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt và các khoản phải thu, chi quỹ tiền mặt của công ty. Nhận xét: Bộ máy kế toán gọn nhẹ, cho phép thu thập các thông tin tổng hợp một cách nhanh chóng. Quan hệ chỉ đạo trong toàn đơn vị thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lượng nhân viên kế toán còn hạn chế nên mỗi người phải đảm nhiệm nhiều việc khác nhau đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. 1.2.4.2. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán - Chứng từ liên quan đến lao động tiền lương: Bảng chấm công; bảng thanh toán tiền lương... - Chứng từ liên quan đến tài sản, vật tư, hàng hoá: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn, sổ chi tiết vật liệu.. - Chứng từ liên quan đến kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy báo nợ, bỏo cú... 1.2.4.3. Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng hiện nay Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng: Số hiệu tài khoản Tên tài khoản 111 Tiền mặt 112 Tiền gửi Ngân hàng 131 Phải thu của khách hàng 133 Thuế GTGT được khấu trừ 16 138 Phải thu khác 141 Tạm ứng 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 152 Nguyên liệu, vật liệu 153 Công cụ, dụng cụ 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 155 Thành phẩm 156 Hàng hoá 211 Tài sản cố định hữu hình 214 Hao mòn TSCĐ 311 Vay ngắn hạn 331 Phải trả cho người bán 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 334 Phải trả người lao động 335 Chi phí phải trả 338 Phải trả, phải nộp khác 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 413 Chênh lệch tỷ giá 421 Lợi nhuận chưa phân phối 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 521 Chiết khấu thương mại 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán 17 611 Mua hàng 632 Giá vốn hàng bán 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 711 Thu nhập khác 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 911 Xác định kết quả kinh doanh 1.2.4.4. Hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính * Hệ thống sổ sách dùng chung toàn bộ Công ty: Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thủ công theo đúng hệ thống sổ sách mà Bộ Tài chính ban hành. * Sổ sách dùng cho khâu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: - Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 7, 8, 9, 10. - Bảng kê số 1, 2, 3, 4, 5, 8, 10. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC. - Sổ cái tài khoản * Các báo cáo kế toán lập cuối kỳ: Hiện nay Công ty đang sử dụng các mẫu báo cáo tài chính theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bao gồm các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toỏnMẫu B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫ Mẫu B01-DN Mẫu B02-DN 18 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu B03-DN Mẫu B03-DN - Thuyết minh báo cáo tài chớnhMẫu B0 Mẫu B09-DN 1.2.4.5. Hình thức ghi sổ kế toán mà Công ty đang áp dụng Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ ghi sổ kế toán theo hình thức „Nhật ký chứng từ” Sơ đồ 1.5: kế toán theo hình thức “ Nhật ký chứng từ” Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký - chứng từ Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối kì * Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý ở trên phù hợp với trình độ và điều kiện quản lý, công ty sử dụng phần mềm kế toán. 19 * Trình tự ghi sổ kế toán: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc lấy số liệu vào tờ kê chi tiết, bảng kê, sổ chi tiết sau đó từ tờ kê khai chi tiết và bảng kê vào nhật ký chứng từ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về chi phí sản xuất thì lấy số liệu chứng từ gốc được phân loại tập hợp trờn cỏc bảng phân bổ rồi từ các bảng phân bổ cuối tháng ghi số liệu vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần vào sổ chi tiết thì căn cứ vào chứng từ gốc ta ghi vào sổ thẻ phù hợp. - Cuối tháng cộng các nhật ký chứng từ, tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu trờn cỏc nhật ký chứng từ, ở các nhật ký chứng từ với các bảng kê có liên quan rồi lấy số liệu kết quả ở các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần. - Công tác sổ kế toán chi tiết ( theo từng tài khoản) căn cứ vào sổ chi tiết bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản đó để đối chiếu với sổ cái. - Cuối kỳ căn cứ vào sổ cỏi, cỏc chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập bảng thống kê tài sản và báo cáo kế toán khác. 20 PHẦN II TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHẩ ĐEN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ CHẾ BIẾN CHẩ LƢƠNG MỸ 2.1. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất của Công ty dịch vụ và chế biến chè Lƣơng Mỹ 2.1.1. Đặc điểm Công ty dịch vụ và chế biến chè Lương Mỹ là một đơn vị hạch toán độc lập với dây chuyền công nghệ giản đơn liên tục. Trong dây chuyền công nghệ, quá trình sản xuất phải lần lượt trải qua các giai đoạn ( không có bộ phận nào tiến hành song song đồng thời). Bắt đầu từ khâu thu mua vận chuyển chè búp tươi từ hộ nông dân cho đến khi sản xuất thành sản phẩm chè đen xuất khẩu. Chi phí sản xuất của Công ty phát sinh đều đặn hàng quý trong năm. Tuy nhiên chi phí sản xuất phát sinh trong quý I chủ yếu là sửa chữa máy móc thiết bị. Các chi phí về NVL, nhân công sản xuất chè phát sinh ở quý II, quý III và khoảng 2 tháng của quý IV, đây là thời vụ thu hái nguyên liệu chè búp tươi. Ngoài ra, quý IV còn phát sinh chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng và bộ phận QLDN. Tức là các TSCĐ dùng trong các bộ phận này được khấu hao hàng năm ( vào tháng 12) theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Nhưng chi phí này không được phân bổ đều cho các quý sản xuất trong năm mà được chia đều cho số sản phẩm hoàn thành trong năm. ( Tổng số sản phẩm hoàn thành được kiểm kê và tổng hợp vào cuối năm).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan