Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kế toán hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo ...

Tài liệu Luận văn kế toán hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sx xnk nông sản hà nội hagrimex.

.DOC
47
161
109

Mô tả:

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HÀ NỘI Giảng viên hương dẫn : HÀ THỊ HẰNG Sinh viên thực hiện : ĐỖ PHƯƠNG THẢO Ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Chuyên ngành : KẾ TOÁN Lớp : Đ7LT-KT46 Khóa : Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo Hà Nội, tháng 10 năm 2013LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua việc thay đổi toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện tạo ra những chuyển biến tích cực, nhiều chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính đã được đổi mới và ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực vào việc phát triển và ổn định nền kinh tế quốc dân. Việc hạch toán kinh tế và sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với bất kỳ một loại hỉnh sản xuất kinh doanh nào thì lực lượng lao động trong đó con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, thính lực lượng lao động là con người đã tạo ra của cải vật chất phục vụ xã hội để tái tạo sức lao động mà họ đã tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định được trả tương ứng với sức lao động của người lao động là một trong những công việc và nghiệp vụ quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Tiền lương có vai trò tác dụng là đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đến người lao động, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thường xuyên tăng cường công tác quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương chính xác, kịp thời sẽ vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán đúng, đủ và làm tốt công tác kế toán tiền lương là đòi hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động, nó góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo tái sức lao động và thực hiện chính sách chế độ của Nhà nước. Với những lý do trên khi tiếp cận thực tế tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội - HAGRIMEX để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường và mong muốn tìm hiểu vai trò của công tác kế toán tiền lương đối với người lao động nên em đã chọn đề tài thực tập: “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sx XNK nông sản Hà Nội - HAGRIMEX”. Nội dung chuyên đề thực tập được trình bày thành 3 phần như sau: Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty sx - XNK nông sản Hà Nội - HAGRIMEX. Phần II: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội HAGRIMEX Phần III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội - HAGRIMEX Xin trân thành cảm ơn các cô, chú lãnh đạo, phòng kế toán Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội - HAGRIMEX đã quan tâm, tạo điều kiện để phân tích, tổng họp và nghiên cứu về cơ sở dữ liệu, tài liệu của Công ty. Cám ơn các thầy, cô trường Đại học Điện lực đặc biệt là Giáo viên Hà Thị Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để chuyên đề được hoàn thành. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HÀ NỘI VIỆT NAM CÔNG TY SX – XNK NÔNG SẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HÀ NỘI Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2011 Số: /BC-TH BÁO CÁO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 (Phần thuộc phòng tổ chức cán bộ chuẩn bị) ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY - Tên doanh nghiệp: Công ty SX – XNK Nông sản Hà Nội - Quyết định thành lập số: 3305/QĐ-UB ngày 19/12/1992 của UBND Thành phố Hà Nội “Về việc thành lập Công ty Rau quả Nông sản Hà Nội”. - Ngày 19/7/2002 đổi tên thành Công ty SX – XNK Nông sản Hà Nội theo Quyết định số 5186/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. - Ngày 17/9/2004 sáp nhận Công ty Thương mại Khách sạn Đống đa vào Công ty SX – XNK Nông sản Hà Nội theo Quyết định 6251/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. - Quyết định 2714/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội cho phép công ty sản xuất – XNK nông sản Hà Nội chuyển đổi Cty TNHH một thành viên. - Quyết định 2714/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND Thành phố Hà Nội chuyển doanh nghiệp nhà nước Cty sản xuất – XNK nông sản Hà Nội thành: Cty TNHH một thành viên Dịch vụ - XNK nông sản Hà Nội. - Địa chỉ văn phòng Công ty: Tầng 3 nhà 2010 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 108594 do Trọng tài Kinh tế Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/6/2003. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0106000627 (đăng ký tại lần thứ 1 do đổi tên và bổ sung them các chức năng kinh doanh) Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/01/2006: - Điện thoại: 6.2852219 – 6.2852215; Fax: 6.285.2220 - Số tài khoản chính: - Mã số thuế: 01.00107589 + Tổng số lao động hiện tại: Tháng 8/2012 104 người B. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - Kinh doanh hàng nông sản, rau quả tưởi. - Chế biến, kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; dịch vụ ăn uống, tiệc cưới, hội nghị. - Kinh doanh rượu, bia, thuốc lá. - Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản, lâm thổ sản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp. - Xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung; kinh doanh thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, xây dựng và chuyển giao công nghệ. - Kinh doanh vật tư, thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ thí nghiệm và y tế. - Xuất nhập xẩu mặt hàng nguyên phục liệu thuốc là. - Xuất khấu Thuốc lá điếu. - Kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo may sẵn, sản phẩm may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ. - Kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo - Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông, hóa chất, nhập khẩu ô tô, xe máy. - Kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy. - Đầu tư xây dựng nhà dân dụng và kinh doanh bất động sản. C. TIỀN LƯƠNG Thực hiện trả lương cho người lao dộng áp dụng hệ thống trong bản lương cấp bậc, ngành nghề đối với doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 2005/NĐCp ngày 14/12/2004 của chính phủ khi người lao động được huy động làm thêm giờ thì áp dụng trả lương thêm giờ đối với từng trường hợp cụ thể theo luật lao động. Trong từng giai đoạn cụ thể kết hợp áp dụng nghị định 2005 NĐ-CP ngày 14/12/2004 với quy định mức lương tối thiểu theo vùng của chính phủ. - Các chính sách BHXH, BHYT, BHTN…. Được thực hiện theo luật BHXH theo mức lương tổi thiểu chung từng thời kỳ của chính phủ. - Giải quyết chính xác, kịp thời, đảm bảo đúng quy định các chế độ được hưởng đối với người lao động như ôm đau, thai sản, hưu trí ..v..v../. D. TRÌNH ĐỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG + Trình độ Đại học, Cao đẳng : 38 + Trình độ Cao đẳng, Trung cấp : 14 + Công nhân lành nghề : 36 + Lao động phổ thông : 14 * Lao động thu nhập bình quân qua các năm: 2010: Thu nhập bình quân: 3,36 triệu/người/tháng 2011: Thu nhập bình quân: 4,8 triệu/người/tháng 2012: Thu nhập bình quân: 5,7 triệu/người/tháng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỂ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÔNG TY SX - XNK NÔNG SẢN HÀ NỘI – HAGRIMEX I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm lao động Lao động là sự hao phí có mục đích, thể lực, trí lực của con người nhàm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Phân loại lao động Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Lao động được chia theo các tiêu thức sau: 2.1. Phân loại lao động theo thời gian - Lao động thường xuyên trong danh sách: Là lực lượng lao động đo doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác gồm cả số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. - Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập ... 2.2. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất - Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: + Lao động có tay nghề cao: Bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: Bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa được đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng thời gian làm việc thực tế tương đối dài, được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. + Lao động phổ thông: Lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được. - Lao động gián tiếp sản xuất: Là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. + Chuyên viên: Là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao. + Cán sự: Là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác chưa nhiều. + Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên mồn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ tiền lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. 2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh - Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng ... - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường ... - Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính ... Cách phân loại này cỏ tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân định được chi phí và chi phí thời kỳ. 3. Ý nghĩa quản lý lao động Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động và một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Vì vậy các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở tính thù lao lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian két quả lao động để góp phần tiết kiệm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. II. BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG 1. Bản chất và chức năng của tiền lương Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản như lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất lao động nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động mà ta vẫn gọi là tiền lương. Đối với chủ nghĩa tư bản tiền lương là số tiền mà người công nhân nhận được sau một thời gian làm việc và hoàn thành một khối lượng sản phẩm nào đó đây là hiện tượng bên ngoài, họ tưởng rằng tiền lương là giá cả lao động. Song sự thật thì tiền lương không phải là gía trị hay giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng hoá và không phải là đối tượng mua bán. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủ nghĩa đã tồn tại khá lâu quan điểm cho rằng: “Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phố i theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”. Quan niệm trên về tiền lương hoàn toàn thống nhất với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủ nghĩa song nó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Chuyển sang nền kinh tế thị trường do có sự thay đổi lớn trong nhận Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo thức nên quan niệm về tiền lương cũng được đổi mới về cơ bản và tiền lương có những ưu điểm rõ rệt. 2. Vai trò và ý nghĩa của tiền ỉưovg 2.1. Vai trò của tiền lương - Đối với người lao động: Tạo ra thu nhập cá nhân cho người lao động để tái sản xuất sức lao động, nuôi dưỡng gia đình người lao động vì vậy tiền lương ừở thành động lực cho người lao động tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất là động lực phát huy tính sáng tạo của người lao động. Do đó tiền lương là công cụ hết sức nhạy bén, hữu hiệu có tác dụng ngay ứong quá trình quản lý của các nhà quản trị. - Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một bộ phận chi phí của doanh nghiệp, chính là bộ phận hao phí lao động sống. Tiền lương góp phần tạo nên giá trị thặng dư, đây là nguồn gốc lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tiền lương còn có vai trò là đòn bẩy kinh tế, khi tiền lương trả cho người lao động phù họp với sự cống hiến của họ bỏ ra sẽ khuyến khích họ quan tâm đến công việc, gắn lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, tiền lương tạo nên sự dịch chuyển lao động và nó chỉ dừng lại khi có sự cân bằng giữa các mức lương. - Đối với Nhà nước và nền kinh tế quốc dân: Tiền lương được coi là một phương tiện tạo ra sự phân bố lại lao động giữa các ngành, giữa các địa phương vì khi tiền lương cao sẽ thu hút lao động ở ngành khác sang, tạo ra sự dịch chuyển dòng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó nguồn lực được khai thác sử dụng tạo nên hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. 2.2. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương được xem là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng, kết quả lao động. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả thì tiền lương của người lao động sẽ gia tăng. Tuy nhiên mức tăng tiền lương về nguyên tắc không được vượt quá mức tăng năng suất lao động. Ngoài lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhận được tiền thưởng do có sáng kiến trong quá trình làm việc như thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng tăng năng suất lao động và các khoản thưởng khác ... Vận dụng chính xác tiền lương tiền thưởng thích họp sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp. Ngoài tiền lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhận được khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản. Tiền lương, tiền thưởng và các khoản nợ cấp bảo hiểm xã hội (nếu có) là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nên hạch toán tiền lương có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tại doanh nghiệp. Hạch toán tốt tiền lương giúp cho công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp đi vào nề nếp, có kỷ luật đồng thời tạo cơ sở để trả lương, thưởng đúng đắn và đày đủ các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản. Tổ chức tốt hạch toán lao động, tiền lương còn giúp cho việc quản lý quỹ lương được chặt chẽ, đảm bảo việc trả lương, thưởng đúng với chính sách Nhà nước và của doanh nghiệp, đồng thời làm căn cứ để tính toán phân bổ chi phí nhân công vào chi phí kinh doanh được hợp lý. 3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế được mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động. Hiện nay, mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 1.595.000đ/ tháng. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương sau: 3.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách sau: - Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức tính: Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế * Đơn giá tiền lương thời gian Tiền lương thời gian giản đơn bao gồm: + Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động trong một tháng hoặc có thể tiền lương quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương chế độ tiền lương quy định của Nhà nước. Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tể, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất... Ltháng = Mt * (HL + Hpc) Trong đó: Ltháng - Lương tháng Mt – Mức lương tối thiểu của người lao động trong 1 tháng HL - Hệ số lương Hpc - Hệ số phụ cấp + Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương một tuần làm việc. Tiền lương tuần áp dụng cho lao động bán thời gian và lao động hợp đồng thời vụ. Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương tháng * 12 tháng 52 tuần + Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Tiền lương ngày còn là cơ sở để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội để cho người lao động được hưởng phép theo chế độ quy định. Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng (22 ngày) + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế. Mức lương giờ được xác định trên cơ sở mức lương ngày chí cho số giờ làm việc theo chế độ trong ngày. Hiện nay số giờ làm việc theo chế độ nước ta là 8giờ/ tuần. Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8 giờ) + Tiền lương công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tại thời điểm chưa xếp vào thang bậc lương. Mức lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. Hình thức tiền lương công nhật áp dụng đối với lao động tạm thời tuyển dụng. - Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: Là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương * Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản có thể lập bảng tính sẵn. * Nhược điểm: Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo tắn phân phối theo lao động. Chưa gắn liền lương với chất lượng lao động vì vậy doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất, hiệu suất lao động cao. * Chú ý: Những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. 3.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động hay nhóm người lao động, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ hoàn thành. Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động, đơn giản giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức lương sản phẩm như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ... - Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tuỳ thuộc vào sổ lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm tiền lương phải trả được xác định theo công thức sau: Tổng tiền phải trả = số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá tiền lương SP Hình thức này áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. - Tiền lương theo sản phẩm luỹ kế: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động có phân biệt đom giá lương với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Nguyên tắc là đơn giá lương sẽ tăng lên khi số lượng sản phẩm vượt định mức. Hình thức này áp dụng cho những công đoạn quan trọng sản xuất khẩn trương, đảm bảo tính đồng bộ của sản xuất hay đáp ứng tiến độ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên khi áp dụng cần chú ý trường hợp người lao động vì quan tâm đến số lượng sản phẩm hoàn thành mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. - Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này ừả lương cho lao động gián tiếp ở bộ phận sản xuất như bộ phận tiếp liệu, vận chuyển thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị ... Tiền lương của bộ phận này thường theo tỷ lệ của tiền lương lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lý do là chất lượng và năng suất của bộ phận sản xuất trực tiếp còn phụ thuộc vào chất lượng phục vụ của bộ phận gián tiếp này. - Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Theo hình thức này ngoài tiền lương sản phẩm trực tiếp người lao động còn nhận khoản tiền thưởng do tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến. - Tiền lương khoán khối lượng công việc: Theo hình thức này tiền lương được trả cho khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho công việc có tính đơn giản như bốc dỡ vật tư, sửa chữa ... hay những công việc không thể tách ra cụ thể được. - Tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. 4. Xây dựng quỹ tiền lương của doanh nghiệp 4.1. Khái niệm quỹ tiền lương Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Quỹ tiền lương bao gồm: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Phương Thảo - Tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, lương khoán. - Tiền lương trả cho thời gian công nhân ngừng việc đi học tập tự vệ, hội nghị, nghỉ phép năm ... - Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại... - Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên ... 4.2. Nội dung quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Quỹ tiền lương về nguyên tắc bao gồm bộ phận: - Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc. - Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia vào sản xuất theo chể độ của công nhân viên như nghỉ phép năm, nghỉ lễ ... - Quỹ tiền lương bổ sung bao gồm các khoản phụ cấp cho người lao động trong điều kiện lao động đặc biệt hoặc do đặc tính nghề nghiệp. 4.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương. * Trên thực tế có nhiều cách phân loại quỹ tiền lương: Căn cứ theo cách trả lương thì tiền lương thì tiền lương được chia ra thành tiền lương thời gian và tiền lương theo sản phẩm. Căn cứ theo đối tượng trả lương thì tiền lương được chia thành tiền lương trực tiếp và tiền lương gián tiếp. Căn cứ theo chức năng của tiên lương thì tiên lương được chia ra thành tiền lương sản xuất, tiền lương bán hàng và tiền lương quản lý. Mỗi cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Để thuận lợi cho công tác hạch toán, tiền lương được chia ra thành tiền lương chính và tiền lương phụ. * Quỹ tiền lương chỉnh: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp đêm, làm thêm giờ ...) * Quỹ tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tạp dân quân tự về, tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan ... được hưởng lương theo chế độ. Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng và năng suất lao động còn tiền lương phụ không liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động và thường là những khoản chi theo chế độ quy định. III. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Kế toán lao động của doanh nghiệp Kế toán lao động là tổ chức hạch toán ban đầu những biến động về số lượng lao động, về tình hình lao động và kế quả lao động. Cụ thể bao gồm kế toán số lượng lao động, kế toán thời gian lao động, kế toán kết quả lao động. 1.1. Kế toán số lượng lao động Kế toán số lượng lao động là việc phản ánh, theo dõi số hiện có và tình hình biến động lực lượng lao động tại các bộ phận của doanh nghiệp. Công tác kế toán lao động tại doanh nghiệp thường là nhiệm vụ của phòng nhân sự Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hay phòng lao động tiền lương. SV: Đỗ Phương Thảo Để theo dõi đội ngũ lao động tại doanh nghiệp người ta thường sử dụng “Sổ sách lao động” lao động trong doanh nghiệp được theo dõi theo từng nơi làm việc, theo chuyên môn ngành nghề, theo trình độ, theo tuổi tác, theo giới tính ... Kế toán chi tiết số lượng, chất lượng lao động có tác dụng trong công tác quản lý lao động như tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân viên hợp lý, có chế độ đãi ngộ cho các tài năng của doanh nghiệp. Kế toán số lượng lao động còn là cơ sở để tính lương và thanh toán các khoản trợ cấp cho người lao động theo đúng chế độ. 1.2. Kế toán thời gian lao động Kế toán thời gian lao động là việc ghi chép số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc nghỉ việc của từng lao động tại các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Kế toán sử dụng thời gian lao động là cơ sở để đưa lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, là cơ sở để trả lương thưởng và các khoản trợ cấp theo đúng qui định. Để quản lý thời gian lao động các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tuỳ thuộc vào các đặc điểm của tổ chức quản lý lao động của doanh nghiệp chủ yếu phương pháp chấm công là phương pháp phổ biến để hạch toán sử dụng thời gian lao động. Theo phương pháp chấm công, chứng từ kế toán sử dụng lao động là Bảng chấm công (Mẫu 01 - LĐTL). Bảng chấm công được mở ra để theo dõi ngày công làm việc thực tế, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội ... của từng lao động tại từng phòng ban, nơi sản xuất... Hàng ngày tổ trưởng phải căn cứ vào tình hình thực tế lao động tại bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày. Bảng chấm công thường để tại một địa điểm công khai cho người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng, người chấm công và phụ trách nộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về phòng kế toán hay bộ phận tiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan