Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hình tượng người nông dân trong sáng tác của nam cao và nguyễn minh châ...

Tài liệu Luận văn hình tượng người nông dân trong sáng tác của nam cao và nguyễn minh châu

.PDF
111
743
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHAN THỊ THÚY VÂN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Mã số : 60.22.01.21 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TOÀN HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi tới Phó giáo sư- Tiến sĩ Trần Văn Toàn lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, cảm ơn Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người thân yêu đã luôn ở bên động viên, cổ vũ tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả được rút kinh nghiệm, bổ sung cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thị Thúy Vân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 5. Nội dung cơ bản và đóng góp của luận văn ................................................ 13 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 14 PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT VỀ SO SÁNH, SO SÁNH VĂN HỌC VÀ HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAMError! Bookma 1.1. Giới thuyết về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản (liên văn bản trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc tự khắc cũng đặt ra vấn đề so sánh) ................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Văn học so sánh- So sánh văn học ..... Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Liên văn bản ....................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam hiện đạiError! Bookmark 1.2.1 Người nông dân trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945Error! Bookmark not 1.2.2 Người nông dân trong văn học từ 1945 đến nayError! Bookmark not defined. Chƣơng 2: NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN MINH CHÂU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNGError! Bookmar 2.1.Nét tƣơng đồng trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu .......... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Người nông dân - những số phận bi kịchError! Bookmark not defined. 2.1.2 Người nông dân - vẻ đẹp của tình thươngError! Bookmark not defined. 2.1.3 Người nông dân - hạn chế trong tâm lý, tính cáchError! Bookmark not define 2.2. Sự khác biệt trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Người nông dân trong sáng tác của Nam CaoError! Bookmark not defined. 2.2.1.1 Con người tha hóa ...................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2 Con người bị xã hội cự tuyệt ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Người nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not d 2.2.2.1 Con người cộng đồng và con người cá thểError! Bookmark not defined. 2.2.2.2 Con người trong mối quan hệ với tự nhiênError! Bookmark not defined. 2.2.2.3 Con người mang dấu vết vùng biển quê hương ………………………………15 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN MINH CHÂUError! Bookma 3.1. Nét tƣơng đồng trong nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defin 3.1.1 Sự song trùng người – vật .................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Tính đối thoại, đa diện ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Điểm khác biệt về nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defined. 3.2.1 Từ nghệ thuật phân tích tâm lý của Nam CaoError! Bookmark not defined. 3.2.2 Đến kỹ thuật dòng ý thức của Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defined PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined. THƢ MỤC THAM KHẢO........................... Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Cao (1917- 1951), Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là những tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Sống cùng thế kỉ nhưng người trước kẻ sau, chịu ảnh hưởng của những biến cố lịch sử khác nhau của dân tộc, có sở trường khác nhau nên mỗi nhà văn có một hướng đi riêng thể hiện qua những mảng đề tài. Nam Cao thuộc những tác giả thời kì cuối của văn học hiện thực phê phán, bắt đầu sáng tác khi những bậc đàn anh trong văn giới đã có tiếng vang như Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…“Nam Cao đã đến muộn nhưng có vẻ chính vì thế lại càng có dịp phát huy mạnh mẽ bản sắc độc đáo của mình chăng ? Tôi nghĩ bài học đầu tiên của Nam Cao là bài học của một cây bút luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo”[38,199]. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn mang theo một tiếng nói mới của chủ nghĩa hiện thực, như nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố là những nhà văn quan sát hiện thực. Nam Cao là nhà văn suy ngẫm và phân tích hiện thực”[44,75], ông được mọi người thực sự chú ý bắt đầu từ tác phẩm Chí Phèo (1941). Sống trong không khí cả nước đang quằn quại rên xiết dưới sự áp bức bóc lột của phong kiến thực dân, ông đã tái hiện chân thực cảnh sống tàn tạ, thê lương, đau khổ vì đói và rét của dân tộc Việt Nam. Khi viết về nông thôn là “[m]ột thế giới nông thôn khác lạ với những gì mà các nhà văn trước ông đã khai thác và phản ánh. Nam Cao không né tránh những vấn đề xã hội nóng bỏng, nhưng ông có ý thức sâu sắc về việc thể hiện những mâu thuẫn mang tính xã hội gắn với vấn đề quyền sống,vấn đề phẩm giá con người dưới tác động của môi trường”[39,12]. Nhân vật trong 1 sáng tác của ông dù là người nông dân hay trí thức cũng đều bị dày vò, ảnh hưởng bởi cái đói, miếng ăn. Sau khi cách mạng thành công, ông hăm hở tham gia vào các họat động phục vụ kháng chiến, quan niệm “sống đã rồi mới viết”, sẵn sàng tự nguyện làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép cho cách mạng, sẵn sàng ba cùng với nhân dân. Nhưng tiếc thay, trong một lần đi làm nhiệm vụ của một người chiến sĩ, ông đã bị hi sinh khi mới 34 tuổi. Ngã xuống khi tuổi đời và tuổi nghề đang ở độ chín, để lại bao dự định dang dở. Khát vọng đi để viết của Nam Cao mãi mãi chưa hoàn thiện được, để lại bao nhớ thương và tiếc nuối cho người đọc mọi thế hệ. Tuy đời văn ngắn ngủi, lượng tác phẩm không đồ sộ nhưng nhắc đến văn học Việt Nam hiện đại không thể thiếu Nam Cao. “Nam Cao là một đỉnh cao của một chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt nam giai đoạn 1930-1945” [53, 9]. Vậy nên “Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo [53,7]. Ngay từ khi Chí Phèo ra đời, tác giả đã xác lập được một vị thế vững chắc trong làng văn Việt Nam. Điều làm nên sức sống cho những tác phẩm của Nam Cao chính là tài năng và phẩm chất của người cầm bút. Hai mảng đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của Nam Cao là người nông dân và trí thức. Người đọc biết đến ông như là nhà văn của người trí thức và người nông dân, ông đã nói hộ tình cảnh và tấm lòng của những người nông dân, ông phơi bày mổ xẻ đời sống vật chất nghèo đói và đời sống tinh thần cằn cỗi, mòn mỏi của tầng lớp trí thức. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn khoác áo lính, ông bắt đầu nổi tiếng với tiểu thuyết Cửa sông- 1966, sau đó là những tác phẩm như: Dấu chân người lính, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Bức tranh… Phiên chợ Giát. Thời kỳ kháng 2 chiến chống Mĩ, cũng như những tác giả khác ông quan tâm sâu sắc đến đời sống chiến đấu của những người lính. Khi chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất, Bắc Nam xum họp, cả nước bắt tay vào giải quyết hậu quả chiến tranh, ổn định, xây dựng và bước vào thời kì đổi mới, sáng tác của ông vẫn quan tâm tới số phận của những người lính sau chiến tranh như Cỏ lau, Bức tranh… Nhưng bên cạnh hình tượng quen thuộc đó, ta nhận thấy hình tượng những người phụ nữ và đặc biệt là người nông dân cũng là mối quan tâm thường trực của Nguyễn Minh Châu. Đặc biệt với: Mảnh đất tình yêu, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã trả được một phần món nợ lòng với quê hương, với những người dân quê xứ Nghệ. Nam Cao đánh dấu sự kết thúc vẻ vang chặng cuối của văn học hiện thực phê phán, Nguyễn Minh Châu được đánh giá cao trong vai trò là “người mở đường tinh anh và tài hoa nhất” (Nguyên Ngọc), người “đi được xa nhất trong chặng đường văn học thời kì đổi mới” (Nguyễn Khải). Bằng những tác phẩm cụ thể của mình, ông đã khẳng định được vị thế, sự tích cực của văn chương thời kì đổi mới. Đào Tuấn Anh đã nhận xét: “Truyền thống Nam Cao được khôi phục lại bằng sáng tác của nhà văn đi ra từ chiến tranh – Nguyễn Minh Châu- những năm 80 [4, 209]. Theo quan điểm của giáo sư Hà Minh Đức thì “Đối với những nhà văn biết trân trọng ngòi bút của mình biết phẫn nộ trước những cảnh ngang trái bất công, nhất định không thể không quan tâm đến vấn đề nông dân[16,56]. Tìm hiểu các sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, chúng tôi thấy cả hai tác giả đều giành sự quan tâm thích đáng tới vấn đề người nông dân và nông thôn Việt Nam và viết rất thành công về hình tượng này. Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hình tượng người nông dân trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, muốn bày tỏ tấm lòng biết 3 ơn và trân trọng sự đóng góp của hai tác giả đối với nền văn học nước nhà. Đồng thời trong tương quan so sánh các sáng tác của họ viết về đề tài này có thể chỉ ra phần nào mối liện hệ như: những tương đồng và cách biệt, những cách tân và kế thừa, những thành công và hạn chế… của hai tác giả. Trên đây là những ý nghĩa, lí do đưa đến việc xác định đề tài luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đều là những hiện tượng thu hút được mối quan tâm của đông đảo người đọc và các nhà phê bình. “Gần nửa thế kỷ qua, đã có hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Nam Cao” [53, 9]. Có khoảng 200 bài viết và công trình nghiên cứu về Nam Cao, có khoảng trên dưới 150 bài viết về Nguyễn Minh Châu được in rải rác trên các báo và tạp chí. Vấn đề người nông dân trong tác phẩm của họ cũng nhận được rất nhiều ý kiến phê bình, đánh giá. Chúng ta có thể điểm qua một số ý kiến sau Năm 1961, trong “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc”- chuyên luận đầu tiên viết về Nam Cao của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức - khi xem xét mảng sáng tác về người nông dân, tác giả khẳng định: “Trong những sáng tác của Nam Cao viết về nông thôn có những trang viết cực kì đau xót. Ở đây chúng ta không bắt gặp cuộc đời đầy bất công trong cái vẻ ồn ào huyên náo, trong những mâu thuẫn gay gắt, giằng xé nhau giữa các thế lực đối lập. Chúng ta không tìm thấy trong tác phẩm của Nam Cao khung cảnh nông thôn trong những ngày này trăm ngàn tội ác của bọn quan lại cường hào trút lên đầu những người nghèo khổ. Chúng ta không thấy những cảnh hà hiếp, cướp đoạt, đánh đập, cùm kẹp cùng những cảnh bán vợ đợ con tan cửa nát nhà của biết bao gia đình nông dân lao động. Nam Cao chưa nói lên được những cảnh đó mà chỉ trình bày những cảnh đời rất tủi cực trong cuộc sống của người nông dân dưới chế độ cũ”. Qua những nhận xét ngắn gọn này ta thấy rõ ràng Nam Cao đã có bước đi mới so với những cây bút đương thời. Đề tài người nông 4 dân không còn mới lạ nhưng khai thác nó đạt hiệu quả lại là vấn đề không dễ và Nam Cao đã làm được điều đó. Đặc biệt tác giả Hà Minh Đức đã mạnh dạn và thẳng thắn thừa nhận những hạn chế và tích cực khi kết luận “Nhận thức của Nam Cao về vấn đề nông dân tuy còn hạn chế về nhiều mặt và chưa phải là quan điểm tiên tiến của thời đại, nhưng trên nhiều phương diện cách phát hiện và đặt vấn đề của Nam Cao khá sâu sắc, đặc biệt Nam Cao có cái nhìn thông cảm ưu ái, xót thương những người cùng cảnh ngộ nên tác phẩm của Nam Cao thường chan chứa tinh thần nhân đạo” Năm 1987, nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài viết “Tình cảnh nông dân và cái làng quê tiền cách mạng trong sáng tác của Nam Cao” in trên Tạp chí văn học số 5, khẳng định giá trị của truyện ngắn Chí Phèo khi góp tiếng nói vào đề tài người nông dân: “Bức tranh nông thôn ở Nam Cao không chỉ giới hạn ở một sự thể ấy, được hiện thân trong hình ảnh người nông dân lam lũ nhịn nhục chịu ép dưới sức đè của hoàn cảnh, rồi chìm xuống tận đáy của sự bần cùng, là cái chết. Như một chiều hướng ngược lại hoặc như một chiều hướng bổ sung cho nó, Nam Cao đem đến cho ta một gương mặt mới Chí Phèo. Ông cũng nhìn thấy tiềm năng cách mạng của người nông dân, hay nói cách khác tác phẩm của Nam Cao có khả năng dự báo:“Bức tranh đời sống Nam Cao vừa như có sự dồn nén vừa như từng lúc vỡ tung ra. Đó là một cuộc sống gần như bất động mà đầy những biến động. Một cuộc sống tù đọng ngưng tắt nhưng lại gần như âm ỉ chất chứa biết bao xáo trộn đổi thay. Trượt trên cái dốc của sự bần cùng đi đến đói - chết hoặc khùng điên, xã hội và nhân vật Nam Cao như chực sẵn những tiềm năng cách mạng” Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong cuốn “Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao” cũng khẳng định tên tuổi, giá trị của Nam Cao qua các sáng tác của ông: “là một đỉnh cao của một chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt nam giai đoạn 1930-1945”. Hơn thế nữa: “Thời gian càng lùi xa, những tác 5 phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” Năm 1996, trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng Nam Cao có công rất lớn trong việc minh oan cho phẩm giá, nhân cách của nhân dân lao động nghèo :“ Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đọa đầy vào cảnh nghèo túng đến cùng đường. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực diện đặt ra vấn đề này và ông quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công”. Trong Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn của Bùi Công Minh năm 2010 “Vị trí văn học sử của Nam Cao trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945” tác giả cho thấy vấn đề nông thôn và người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao liên quan mật thiết đến bảo vệ quyền sống, phẩm giá của con người: “Một thế giới nông thôn khác lạ với những gì mà các nhà văn trước ông đã khai thác và phản ánh. Nam Cao không né tránh những vấn đề xã hội nóng bỏng, nhưng ông có ý thức sâu sắc về việc thể hiện những mâu thuẫn mang tính xã hội gắn với vấn đề quyền sống,vấn đề phẩm giá con người dưới tác động của môi trường” Chính vì vậy mà tác giả cũng thấy sự đa diện nhiều chiều ở tính cách của người nông dân trong sáng tác của Nam Cao: “ Hình tượng người nông dân không phải là những con người đơn giản mà được khắc họa với những tính cách đa dạng phong phú, phức tạp, có cả hai mặt tích cực và tiêu cực” Nhà nghiên cứu Nguyễn văn Hạnh trong bài “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng” đã chỉ ra giá trị vĩnh cửu sáng tác của Nam Cao nói chung và sáng tác về người nông dân nói riêng: “ Ngòi bút Nam Cao hướng đến làm cho con người hiểu con người hơn, biết quý trọng 6 bản tính tốt đẹp vốn có của con người, cái bản tính thường bị bóp méo bị che lấp bởi hoàn cảnh, bởi sự nghèo khổ và bằng cả sự bàng quan, vô tâm của những người xung quanh hàng ngày… Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa, không được sống như bản chất của mình theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình”. Đọc Nam Cao người đọc có xu hướng nhìn lại mình hơn bao giờ hết, có cái nhìn độ lượng với những người xung quanh, nhức nhối về thân phận và nhân phẩm con người Trong bài viết của tác giả Đào Tuấn Anh “Sê khốp và Nam Cao một sáng tác hiện thực kiểu mới”có đoạn nhận xét về nghệ thuật sáng tác của Nam Cao: “Nam Cao đã tạo ra kiểu sáng tác hiện thực riêng biệt cao hơn so với lối tả chân xã hội lúc đó, bởi nó kết hợp nhuần nhuyễn sức khái quát nghệ thuật cao của phương pháp hiện thực cổ điển, bút pháp miêu tả khách quan với phong cách trữ tình không thể lẫn, lối miêu tả lạnh lùng cái dung tục, vụn vặt của đời thường với chất thơ của cuộc sống. Đây chính là những đặc điểm làm ông gần gũi, đồng dạng với sáng tác của Tsêkhôp”. Tác giả cũng cho rằng: “Đa số những tác phẩm của Nam Cao đã thực sự xâm nhập vào bản chất những điều vặt vãnh thông qua việc miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, qua đó làm nổi bật lên tính bi kịch của đời thường” Nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong bài “Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX” đã cho rằng: “Nam Cao tạo nên được một ngôn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ chức được những mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả , ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả những sự đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai ngôn ngữ ấy. Nam Cao là một trong số không nhiều tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngôn ngữ dường như không cũ đi so với thời gian, tức là có những tác phẩm đạt đến mức cổ điển 7 của văn xuôi tiếng Việt” Đối với Nguyễn Minh Châu tình hình phê bình đánh giá cũng khá sôi nổi. Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì chiến tranh đã đề cập đến người nông dân nhưng chỉ khi liên hoàn hai tác phẩm“Khách ở quê ra”và “Phiên chợ Giát” ra đời, hình tượng này mới thực sự thu hút được sự chú ý của dư luận và các nhà nghiên cứu. Một thời gian dài chiến tranh, văn nghệ viết theo đường lối minh họa, tiếng nói chủ yếu là độc thoại, một chiều, giờ đây tác phẩm Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu mới mẻ, đã gây những dư luận trái chiều trong giới quan tâm. Trong Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu do báo văn nghệ tổ chức năm 1985, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Câu chuyện Khách ở quê ra , tôi cảm thấy cảm hứng của tác giả hơi gán ghép. Có người cho là, được viết sau Cái sân gạch (của Đào Vũ) thì nhân vật Khúng là hơi cũ”. Còn nhà văn Triều Dương cho rằng: “Phẩm chất của một nền văn học có giá trị mới chính là ở chỗ những nhân vật văn học, bằng hành vi và tư tưởng của mình tham gia vào cuộc đấu tranh cho xã hội, mang lại cho người đọc niềm tin ở con người, nâng tâm hồn họ lên một tầm cao mới. Hiểu như vậy thì nhân vật Khúng còn rất hạn chế ”. Năm 1996, trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có đoạn viết: “Nhớ lại hồi truyện Lão Khúng (tức Khách ở quê ra) mới đăng báo, không phải ai cũng hiểu và đồng tình. Ngay bây giờ cũng có người không “nuốt nổi ” nữa là. Một nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học nói với tôi như thế: Tôi không sao hiểu nổi cái truyện này và cả tập Bến quê nữa”. Nhưng phần lớn các ý kiến đồng tình là chủ yếu, cho rằng với hình tượng lão Khúng, Nguyễn Minh châu đã “đi tiên phong” và “đi được xa hơn” so với các nhà văn đương thời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết “Những lần cuối cùng gặp nhà văn Nguyễn Minh Châu” đã có những 8 nhận xét sắc sảo về nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra: “Cái lão Khúng có một cái gì rất “tượng trưng”, từ hình thù bên ngoài đến tính cách. Như một gốc cây già hay một tảng đá mốc rêu xù xì hoang dã. Những con người như lão Khúng đã gánh cả hai cuộc kháng chiến trên vai. Bằng những bàn tay cóc cáy, xương xẩu, rắn như thép của mình, họ đã làm được cái việc thần kỳ đúng như lời thơ của Tố Hữu hay Hoàng Trung Thông: biến sỏi đá thành sắn gạo để nuôi cả dân tộc trong thời chiến tranh. Họ đã đẻ ra hàng đàn con (lão Khúng có 10 con) để vừa cung cấp cho hậu phương sản xuất, vừa cung cấp cho tiền tuyến đánh giặc. Nhưng chính họ, cái gốc cây, cái tảng đá lớn ấy sẽ ngăn trở xã hội tiến lên con đường hiện đại hóa. Tất nhiên tôi muốn nói ở đây tư tưởng nông dân, cái tâm lý, cái lối sống nông dân. Ôi lão Khúng, cả cái gia đình đông đúc ấy đều chịu ơn lão, đều hướng cả về ánh sáng thành phố, về văn minh công nghiệp. Mà thế cũng là phải, là hợp quy luật” Đến khi “Phiên chợ Giát” ra đời thì các ý kiến đa số đều nhiệt tình ủng hộ và xác nhận ngay vị trí của tác giả, tác phẩm trên văn đàn. Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người cho rằng: “ Không chỉ là tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, lão là “tụ điểm của đời sống” là hiện thân của đất và nước, của thiên nhiên còn mang nhiều nét nguyên sơ, hoang dã”. Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh Châu đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn này khi viết: “Trong Phiên Chợ Giát, lão Khúng - “anh nông dân suốt đời đi sau con bò vạch những luống cày trong đêm tối” - hình ảnh điển hình của người nông dân Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu là một khái quát nghệ thuật độc đáo, như là nơi hội tụ sự đổi mới, cách tân của Nguyễn Minh Châu. Dường như nỗi lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về thân phận con người cùng hàng loạt những dự cảm sâu sắc và bất an về hiện thực cuộc 9 đời đều được nhà văn dồn nén ở thiên truyện ngắn cuối cùng này”. Rõ ràng đề tài người nông dân không phải là mới lạ nếu như không muốn nói là truyền thống, nhưng quan trọng hơn Nguyễn Minh Châu trân trọng và phát hiện ra vấn đề tưởng như không còn gì để nói. Qua hình tượng nhân vật này, Nguyễn Minh Châu đã chuyển tải được những ý đồ nghệ thuật vị nhân sinh đáng trọng. Nhà nghiên cứu Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “Phiên chợ Giát- di chúc nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã “rứt từng mẩu sống cuối cùng của mình mà viết ra” – lại là “những nét bút dữ dằn và thương yêu hòa quyện với nhau , xen lẫn nhau, gây những cảm giác dằn vặt”[41, tr 265]. Trong luận văn thạc sĩ Hình tượng người nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Dậu có đoạn viết:“Hình ảnh người nông dân xứ Nghệ đã theo nhà văn đi suốt dặm dài cuộc đời sáng tác đến đây lại càng trở thành nỗi ám ảnh da diết với tất cả sự sống hồn nhiên và sâu thẳm. Giác ngộ được điểm mạnh của vốn sống và tư tưởng, Nguyễn Minh Châu đã tìm đến người nông dân để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao, lặn xuống đáy hồn dân tộc, nói cho hết nỗi niềm nguồn cơn của dân tộc mình để không những cho dân tộc mình hiểu sâu sắc mình hơn mà còn chạm đến được chốn sâu thẳm của con người nhân loại” Ngoài một số bài viết điểm ra trên đây, còn rất nhiều những ý kiến, nhận xét về nội dung chủ đề, nghệ thuật sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu. Chứng tỏ mọi kết luận đánh giá chưa bao giờ là kết thúc, điều này gợi ý cho người viết tiếp tục định hướng đi tìm hiểu về hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu. Rõ ràng người nông dân là mối quan tâm khá sâu sắc của cả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu. Tuy nhiên khảo sát tình hình nghiên cứu người nông dân trong sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi thấy: hầu hết các bài viết tập trung khám phá hình tượng người nông dân trong sáng tác của hai nhà văn với 10 tư cách độc lập, không có mối liên hệ riêng, chung. Chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu trong thế đối sánh với nhau. Với việc thực hiện đề tài Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, chúng tôi mong muốn chỉ ra được những điểm tương đồng, khác biệt ở hình tượng này qua sáng tác của hai nhà văn. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đều rất trân trọng ý kiến của những người đi trước và coi đó như là những gợi ý quý báu đối với chúng tôi. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu một cách thấu đáo, cụ thể gương mặt người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu ở các chặng đường khác nhau để thấy được sự thống nhất và nét khác biệt trong việc thể hiện nhân vật của hai nhà văn. Từ đó giúp cắt nghĩa tư tưởng nghệ thuật của hai nhà văn và chỉ ra giá trị của tư tưởng nghệ thuật đối với sức sống của hình tượng và đặc sắc trong bút pháp thể hiện của hai nhà văn Mặt khác đặt hình tượng người nông dân trong cái nhìn đối sánh qua sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi muốn khẳng định sự hạn chế và chuyển biến của người nông dân ở các thời kì khác nhau của đất nước. Chỉ rõ, qua hình tượng người nông dân Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được điểm mạnh của vốn sống và tư tưởng của mình, nhân vật thể hiện được tài năng và tâm huyết của hai nhà văn. Sáng tác của hai ông về mảng đề tài này là những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc thời kì hiện đại. Nó làm người đọc có thêm vốn kinh nghiệm về một hình tượng nhân vật truyền thống trong văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện đại thế kỉ XX nói riêng. Cũng là cơ sở để chúng ta khẳng định vị trí vững chắc của các nhà văn này trong lịch sử văn học dân tộc 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận văn học, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, về văn học so sánh; luận văn vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau đây : Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng chỉ được bộc lộ đầy đủ trong mối liên hệ qua lại với các yếu tố trong cùng hệ thống. Nếu tách mình ra khỏi hệ thống, đối tượng chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ và sự đánh giá về nó sẽ trở lên phiến diện không đầy đủ và không có giá trị khoa học. Sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu là một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên cứu hình tượng người nông dân trong sáng tác của họ nhất thiết phải đặt trong hệ thống hoàn chỉnh đó Phương pháp lịch sử cụ thể: Mỗi hình tượng nghệ thuật là con đẻ tinh thần của nhà văn đồng thời nó cũng là sản phẩm cụ thể của từng thời kỳ lịch sử khác nhau, và vì vậy ở mỗi thời kỳ nó mang một ý nghĩa nhất định. Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải đặt đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể, có như thế mới chính xác và khách quan,kết quả nghiên cứu mới có sức thuyết phục cao. Nếu sáng tác của Nam Cao ở thời kì trước cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp thì sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước Phương pháp phân tích: Mỗi hình tượng nghệ thuật là một kết cấu hoàn chỉnh được được xây dựng bởi nhiều chi tiết, yếu tố. Muốn tìm hiểu cặn kẽ đối tượng nghiên cứu người đọc phải mổ xẻ, phân tích kĩ càng nhiều phương diện. Có như thế mới tìm hiểu thấu đáo đối tượng được nghiên cứu. Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu sẽ được tìm hiểu gắn với từng chi tiết trong các sáng tác của họ Phương pháp so sánh : Đó là sự đối chiếu liên tục và song hành các đối tượng nghiên cứu cùng loại để nhận ra sự tương đồng và khác biệt giữa 12 chúng. Phương pháp này sẽ được vận dụng triệt để trong bài viết nhằm làm nổi bật nhiều vấn đề để giúp người viết đưa ra được những kết luận về vấn đề đang nghiên cứu. Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu sẽ được đưa ra so sánh ở nhiều cấp độ, phương diện để thấy được điểm tương đồng và sự khác biệt ở họ từ đó nhận ra sự tiến bộ, thành công hay hạn chế của mỗi tác giả 5. Nội dung cơ bản và đóng góp của luận văn 5.1. Nội dung cơ bản Tìm hiểu hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, luận văn làm sáng tỏ những luận điểm chính sau đây: -Người nông dân là hình tượng nhân vật thành công và gắn liền với tên tuổi của hai nhà văn. Viết về người nông dân hai nhà văn đã tiếp nối truyền thống xây dựng hình tượng này của văn học dân tộc -Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu có những điểm tương đồng và khác biệt trên nhiều phương diện nội dung - Bút pháp thể hiện của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu về hình tượng người nông dân cũng có nhiều nét tương đồng và khác biệt 5.2. Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên luận văn với tính chất là một công trình nghiên cứu khoa học đặt vấn đề tìm hiểu người nông dân trong mối quan hệ đối sánh giữa các tác phẩm của hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu từ thời kì trước cách mạng tháng Tám đến thời kì chiến tranh và sau đổi mới. Để từ đó thấy được tư tưởng nghệ thuật của hai tác giả. Công trình sẽ góp thêm một tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu Nam Cao, Nguyễn Minh Châu trong trường đại học và công tác giảng dạy tác phẩm của hai tác giả ở nhà trường phổ thông 6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 13 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các tác phẩm về đề tài người nồng dân trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà văn 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương với những nội dung chính sau đây: Chƣơng 1: Tổng quan về so sánh, so sánh văn học và hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam thế kỉ XX 1.1. Tổng quan về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản 1.2. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam thế kỉ XX Chƣơng 2: Ngƣời nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu nhìn từ phƣơng diện nội dung 2.1.Nét tương đồng trong hình tượng người nông dân qua sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu 2.2.Sự khác biệt trong hình tượng người nông dân qua sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu 3.1. Điểm tương đồng trong nghệ thuật thể hiện hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu 3.2. Điểm khác biệt về nghệ thuật thể hiện hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu 14 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ SO SÁNH, SO SÁNH VĂN HỌC VÀ HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 1.1 Tổng quan về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản 1.1.1 Văn học so sánh – so sánh văn học Bất kì một sản phẩm nào ngay khi ra đời, con người đều có nhu cầu đánh giá về nó. So sánh chính là một cách để đánh giá về sản phẩm.“Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phượng pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ” [9, 8].Tác phẩm văn học cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt so sánh văn học với văn học so sánh. Theo Nguyễn Văn Dân: văn học so sánh “là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với một nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác nhau” [9,19], “là một bộ môn văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [9, 21] còn so sánh văn học: “là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau [9,8]. Như vậy đối tượng của so sánh văn học chỉ là các hiện tượng văn học có mối quan hệ với nhau còn đối tượng của văn học so sánh rộng hơn nhiều phải là các nền văn học khác nhau hoặc các hiện tượng của các nền văn học khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng so sánh văn học làm hướng tiếp cận chính để làm sáng tỏ đề tài. Đối tượng của so sánh văn học trong luận văn chính là những tác phẩm viết về đề tài người nông dân của hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu ở các thời kỳ khác nhau. Trên cơ sở so sánh hình tượng người nông dân trong sáng tác của hai nhà văn, người viết hi vọng sẽ phát hiện ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa họ, nhằm góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào kho tàng nghiên cứu vốn rất đồ sộ về hai nhà văn 1.1.2 Liên văn bản Tác phẩm văn học có giá trị, bất tử cùng với thời gian thường phải chịu quy luật đào thải khắt khe của bạn đọc. Đi tìm và giải mã những tín hiệu nghệ thuật cũng như ý đồ sáng tác của tác giả luôn là cảm hứng và thách thức đối với các thế hệ bạn đọc. Ngày nay, dưới ánh sáng của lý thuyết văn học hậu hiện đại có cung cấp thêm cho người đọc khái niệm liên văn bản. Thiết nghĩ 15 điều này cũng giúp chúng tôi soi chiếu được nhiều vấn đề khi tìm hiểu nội dung đề tài luận văn Lý thuyết liên văn bản hiện đại gắn liền với tên tuổi của những lý thuyết gia tiên phong trong trào lưu giải cấu trúc và phê bình hậu hiện đại là Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva. Nếu Jacques Derrida là “người đầu tiên khơi động ý tưởng “không có gì ngoài văn bản”” [49] thì Roland Barthes là “kẻ đi đầu trong sự cổ xuý và quảng bá tư tưởng này như một bước đột phá lớn - đưa văn học từ điểm nhìn gò bó và tù hãm… sang một cách nhìn rộng hơn, sâu hơn và nhiều tự do hơn – lần đầu tiên, một nhà phê bình đánh dấu sự cáo chung vai trò của người viết áp đặt lên nguồn gốc của một tác phẩm văn học” [49] . Và Julia Kristeva “mới là người tiên phong, đặt nền móng, xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh” [49]. Trên cơ sở quy chiếu trục ngang- liên kết giữa tác giả và người đọc, trục dọc- liên kết một văn bản này đến những văn bản khác, bà cho rằng: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hưởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình ngôn ngữ như thế, luôn luôn chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác”[49], đó là “sự liên kết chằng chịt, chồng chất của văn bản này đến văn bản khác”[49], “mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời; thực tế, văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người tạo ra nó”[49], hay“bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác.”[49]. Có một điểm cần lưu ý: lý thuyết liên văn bản đem lại những nhận thức mới về vai trò của tác giả, nguồn gốc của văn bản, cũng như cách viết, cách đọc văn bản: “viết là đưa vào không gian đa môi trường một tín hiệu thông tin có khả năng tương tác và hoà trộn với các tín hiệu khác; trong khi đó, đọc là sự thu nhận một cách đầy đủ các dòng tín hiệu trên mà không cần phải lưu tâm đến việc xuất xứ của nó từ đâu”[49] hay “tính chất liên kết từ văn bản này đến văn bản khác không phải chỉ hàm chứa hành động chủ ý của người viết mà thực ra, ở nhiều trường hợp, ý nghĩa của một văn bản nằm ngoài mọi hành động ý thức của người viết, thay vào đó nó được phát hiện bởi người đọc”. Đọc theo phương pháp hậu hiện đại cũng có những yêu cầu khắt khe “ luôn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan