Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hiện tượng tôn giáo mới ở hà nội hiện nay...

Tài liệu Luận văn hiện tượng tôn giáo mới ở hà nội hiện nay

.PDF
99
879
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- ĐOÀN HÀ THU HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- ĐOÀN HÀ THU HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐĂNG SINH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Đăng Sinh. Tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng trong phạm vi cho phép. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Luận văn này không trùng với với bất cứ luận văn nào ở thời điểm hiện tại. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Hà Thu LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đầu tiên, chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Đăng Sinh - Thầy đã tận tình quan tâm, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Thầy đã giúp cho tôi tiếp cận được nhiều kiến thức về tôn giáo, đặc biệt là hiện tượng tôn giáo mới. Thầy còn chỉ bảo, giúp tôi rèn luyện kỹ năng trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng đào tạo Sau đại học cùng các thầy, cô giáo khoa Triết học đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt khóa học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Hà Thu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 5 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài ................................ 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY .............................................................................................. 8 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 8 1.1.1. Tôn giáo .............................................................................................. 8 1.1.2. Tôn giáo mới và hiện tượng tôn giáo mới........................................... 9 1.1.3. Giáo hội, giáo phái, chính đạo, tà đạo ............................................. 13 1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay .......................................................................................................... 15 1.2.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên ................................................................. 15 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 18 1.2.3. Lối sống tâm lý của cư dân Hà Nội .................................................. 25 1.2.4. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân Hà Nội ............................ 28 1.3. Biểu hiện của hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay................. 29 1.3.1. Thời gian xuất hiện và thành viên tham gia ..................................... 29 1.3.2. Một số hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay ......................... 34 1.3.3. Đặc điểm chung của các hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội ........... 64 Chương 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI TỚI CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ..........68 2.1. Tác động của các hiện tượng tôn giáo mới tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa - tư tưởng .................................................. 68 2.1.1. Tác động tới tình hình kinh tế ........................................................... 69 2.1.2. Tác động tới tình hình xã hội ............................................................ 71 2.1.3. Tác động tới lĩnh vực văn hóa - tư tưởng ......................................... 74 2.2. Khuyến nghị trong cách ứng xử với hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay .......................................................................................................... 76 2.2.1. Về phía các cơ quan, ban ngành ....................................................... 77 2.2.2. Về phía xã hội và quần chúng nhân dân ........................................... 78 2.2.3. Về phía các tổ chức tôn giáo mới ..................................................... 80 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 DANH MỤC ẢNH Trang Hình 1.1: Hồ Gươm Hà Nội ............................................................................ 15 Hình 1.2: Bản đồ địa chính Hà Nội sau thay đổi năm 2008 ........................... 17 Hình 1.3: Chân dung ông: Lưu Văn Ty .......................................................... 39 Hình 1.4: Chân dung bà: Nguyễn Thị Điền .................................................... 46 Hình 1.5: Kinh sách Hoàng Thiên Long ......................................................... 49 Hình 1.6: Phía trước điện Hoàng Thiên Long nhìn từ xa ............................... 51 Hình 1.7: Phía cổng sau điện Hoàng Thiên Long ........................................... 51 Hình 1.9: Điện Đại Phúc Phúc ........................................................................ 52 Hình 1.10: Ban Thờ điện Hoàng Thiên Long ................................................. 53 Hình 1.11: Chân dung bà: Đặng Thị Trinh ..................................................... 60 Hình 1.12: Lời răn của bà Đặng Thị Trinh ..................................................... 62 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Hiện tượng tôn giáo mới” là hiện tượng mang tính chất toàn cầu với sự xuất hiện rộng khắp ở các nước Phương Tây từ thập niên 50, 60 của thế kỷ XX và ở Việt Nam vào những năm 1890 đến nay. Đây cũng chính là thời kỳ Chủ nghĩa Tư bản phát triển với nhiều những biến thái mới, giai cấp Tư sản ở các nước không giải quyết đến cùng mục tiêu “Tự do, bình đẳng, bác ái” đã đề ra. Hơn nữa, hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Chính những điều này đã khiến người lao động hoang mang, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn tới tâm lý, niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân. Và đây trở thành môi trường màu mỡ cho “Hiên tượng tôn giáo mới” len lỏi, phát triển. “Hiện tượng tôn giáo mới” được nảy sinh từ sự thế tục hóa các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống hay sự du nhập từ nước ngoài. Nó tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tích cực như: đem lại niềm tin vào cuộc sống cho những người yếu thế; giải phóng con người khỏi bế tắc, sự lo âu hay áp lực được đặt ra từ xã hội hiện đại mà các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống không giải quyết được. Mặt khác, “Hiện tượng tôn giáo mới” cũng có nhiều tác động tiêu cực tới đời sống xã hội. Với niềm tin mù quáng vào những biểu hiện mang tính tiêu cực của “Hiện tượng tôn giáo mới” đã làm cho đời sống tâm linh, thuần phong mỹ tục bị xáo trộn, ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc. Dưới tác động tiêu cực, “Hiện tượng tôn giáo mới” còn gây ra sự hao phí tiền của, sức lực, thời gian của một phận không nhỏ cư dân, làm cản trở tiến trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Với những biểu hiện đa hình, đa dạng cùng sự ảnh hưởng tới các mặt của đời sống xã hội thì “Hiện tượng tôn giáo mới” luôn thu hút được sự chú ý, quan tâm của các cá nhân, tổ chức, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, 1 tìm tòi từ lý luận đến thực tiễn, những nét cơ bản, cái tổng thể, cái cụ thể hay những vấn đề mang tính chất chính trị liên quan tới hiện tượng tôn giáo này. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng ban hành nhiều chính sách về tôn giáo nhằm ứng xử với “Hiện tượng tôn giáo mới”. Nhưng để có chính sách đúng đắn, phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội lại là một vấn đề không dễ dàng được đặt ra đối với các cấp, các cơ quan, ban ngành. Đòi hỏi phải có sự hiểu biết kỹ càng, xác thực trên tất cả các khía cạnh về “Hiện tượng tôn giáo mới”. Trước tình hình trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về “Hiện tượng tôn giáo mới” ở Hà Nội - trung tâm: kinh tế - chính trị - văn hóa tiêu biểu của cả nước trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn dưới góc độ triết học, tôn giáo. Từ đây sẽ đem lại cái nhìn toàn diện, xác thực về hiện tượng tôn giáo mới đang diễn ra trên địa bàn trong thời gian gần đây, góp phần đưa ra những luận cứ cho việc hoạch định chính sách về tôn giáo cũng như việc nghiên cứu, tìm hiểu về tôn giáo, tôn giáo mới hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu Các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà khoa học xung quanh hiện tượng này bao gồm: Trên thế giới: - Bruno Fouchereau (Đào Hùng dịch, 2001), “Giáo phái, tên biệt kích của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5, công trình đã đề cập tới sự tiếp cận tôn giáo mới ở nhiều nước Châu Âu. Khi các nước Châu Âu lo ngại trước tình hình những tôn giáo có nguồn gốc từ Mỹ được truyền bá sang các lục địa khác nên chính họ (Anh, Đức, Tây Ban Nha…) đã dùng các biện pháp cưỡng chế và coi đây là tà đạo. Đứng trước bối cảnh này, Mỹ hoàn toàn phản đối hành động đó và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên. Sự đối 2 lập đó đã dẫn tới mâu thuẫn về tôn giáo giữa Mỹ và nhiều nước Châu Âu, dẫn tới những bất đồng gay gắt. - Maliavin V. (2004), “Hiện tượng các tôn giáo hỗn tạp tại Trung Quốc”, trong: Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 5, Nxb. Khoa học xã hội, nội dung tác phẩm đã đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo mới ở Trung Quốc như: diễn ra như thế nào? xu hướng biến động ra sao? - Eillen Barker (Hoàng Văn Chung, 2007), “Tổng quan về bức tranh giáo phái ở Anh quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9, trình bày về các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở Anh khoảng từ 900 đến 2000 hiện tượng. Thêm vào đó còn đề cập tới thái độ ứng xử của người dân, xã hội và chính phủ Anh đối với hiện tượng này. Ở Việt Nam có những nghiên cứu về tôn giáo như: - Trương Như Vương (2005), “Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong kinh thánh”, Nxb. Tôn giáo, đã đề cập tới việc nghiên cứu nội dung kinh thánh qua các tư tưởng nhân văn, nhân đạo và sự quan tâm đến những người nghèo khó trong xã hội. Qua đây, tác giả hướng tới quan niệm cho rằng: Đạo đức trong kinh thánh mang nhiều điểm tích cực trong xã hội ngày nay. - Hoàng Thị Lan (2011), “Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa đạo đức của tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 4, bài viết nói lên thực trạng của việc gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức tôn giáo. Từ đó đề cập tới các giải pháp khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế và phát triển việc giữ gìn giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức tôn giáo theo chiều hướng tốt gắn với thời đại. - Trung tâm nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), “Tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Nxb. Tôn giáo, đưa ra những nghiên cứu về các tôn giáo truyền 3 thống như Phật giáo, Kitô giáo… và sự tác động của nó tới con người, xã hội. Đặc biệt tác phẩm còn đề cập tới sự khái quát về tình hình tôn giáo ở Việt Nam vào những năm gần đây, từ đó phác họa nên cái nhìn toàn cảnh, xác thực về mọi mặt của tôn giáo. Những nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo mới: - GS. Đặng Nghiêm Vạn (2001), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, đề cập tới xu thế của tình hình tôn giáo hiện nay và phân tích những nguyên nhân, biểu hiện của các hiện tượng tôn giáo mới, các giáo phái ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. - TS. Lương Thị Thoa (2003), “Các trào lưu tôn giáo mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Sư Phạm Hà Nội, công trình đã nêu lên cái nhìn khái quát về hiện tượng tôn giáo mới từ những khía cạnh khác nhau về cả mặt lý luận và thực tiễn. - Trung tâm nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2014), “Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và Thế giới”, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã đề cập khá tổng thể về các hiện tượng tôn giáo mới trên Thế giới và ở Việt Nam. - Nguyễn Văn Minh (2014), “Các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11, bài viết đã giới thiệu tổng quan các vấn đề cơ bản và đặc điểm, nguồn gốc, xu hướng phát triển cùng ảnh hưởng của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam. - TS. Vũ Văn Chung (2016), “Tìm hiểu hiện tượng tôn giáo mới vùng đồng bằng sông Hồng”, Nxb. Tôn giáo, tác giả đã tập trung phân tích nguyên nhân ra đời và phát triển của các hiện tượng tôn giáo mới ở vùng đồng bằng sông Hồng, vạch ra cái nhìn cụ thể về diễn biến hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới. 4 - Trương Văn Chung (Chủ biên) (2016), “Tôn giáo mới nhận thức và thực tiễn”, Nxb. Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra những số liệu được chỉnh lý mới nhất về hiện tượng tôn giáo mới diễn ra trên thế giới cụ thể như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Phi và ở Việt Nam, cùng việc phân tích cơ sở lý luận một cách tương đối hệ thống đã cho cái nhìn toàn cảnh về hiện tượng tôn giáo mới. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trên thế giới và trong nước đều đã đề cập từ các khía cạnh khác nhau tới tổng quan của các hiện tượng tôn giáo mới. Đây là nguồn tư liệu quý báu và bổ ích giúp cho chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu, cùng với đó là sự kế thừa thành quả của những người đi trước trong việc nắm bắt nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vấn đề cơ bản của các hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội trong những năm gần đây. 3. Mục đích của đề tài Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng, tác động của hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay, qua đó đề xuất một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý trong ứng xử với các hiện tượng tôn giáo mới đó. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể - Hiện tượng tôn giáo mới 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Các hiện tượng tôn giáo mới tiêu biểu như: Long Hoa Di Lặc; Ngọc Phật Hồ Chí Minh; Thanh Hải Vô Thượng Sư; Chân Không; Hoàng Thiên Long; Hội Phật Mẫu ở Hà Nội từ năm 1986 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Nếu làm sáng rõ được nguyên nhân hình thành, mục đích, diễn biến hoạt động của các tổ chức tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay thì chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về hiện tượng tôn giáo mới đang diễn ra trên địa 5 bàn, sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tín ngưỡng tôn giáo, góp phần làm tốt công tác quản lý tôn giáo của cấp lãnh đạo, ban ngành ở Hà Nội hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ thực trạng hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội trong những năm gần đây. - Trình bày những tác động của hiện tượng tôn giáo mới đến các mặt của đời sống xã hội. - Đề xuất một số khuyến nghị trong ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo mới trong thời gian tới. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Không gian: Địa bàn Hà Nội. - Thời gian: Khoảng từ năm 1986 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chúng tôi sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu đề tài gồm: - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp quan sát các nghi lễ được thực hiện ở các tôn giáo mới. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điền dã. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài 10.1. Những luận điểm cơ bản - Các hiện tượng tôn giáo mới ở Hà Nội hiện nay tồn tại trên cơ sở những nguyên nhân nhất định và có đặc điểm, cách thức tổ chức, tiến hành nghi lễ đặc thù. - Những tác động của hiện tượng tôn giáo mới tới các lĩnh vực của đời sống xã hội là hết sức sâu sắc. 6 10.2. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần: - Cho cái nhìn toàn cảnh về hiện tượng tôn giáo mới đang diễn ra ở Hà Nội hiện nay. - Định hướng và hoạch định các chính sách về tôn giáo của các cấp, ban ngành có liên quan. - Là tài liệu tham khảo cho mọi người quan tâm tới vấn đề tôn giáo, tôn giáo mới ở Hà Nội. 7 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng trong đời sống xã hội. Nó xuất hiện, tồn tại và phát triển ở các cộng đồng người trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, có những tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Xét về bản chất của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm dựa trên việc phân tích bản chất xã hội của tôn giáo. C.Mác cho rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là Nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược” [23, 569-570]. Và: “Tôn giáo là lí luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là logic hình thức phổ cập của nó, là sự chuyển y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn ái phổ biến mà nó dựa vào và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thực sự… Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống cự sự nghèo nàn ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [23, 569-570]. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã xét tôn giáo dưới dạng hình thái ý thức xã hội: “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư 8 ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [24, 437-438]. Theo đó ta thấy, C.Mác đã chỉ rõ bản chất xã hội của tôn giáo và cho thấy con người đã sản sinh ra tôn giáo và tôn giáo tác động trở lại bằng việc nó phản ánh thế giới tâm linh của con người, chứ không phải có tôn giáo, có môi trường tôn giáo mới sinh ra con người. Thêm vào đó, Ph.Ăngghen cũng vạch ra được bản chất hiện thực của tôn giáo khi xem tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Do vậy, cũng tương đồng với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngnghen đã khẳng định đời sống tâm linh của con người được ẩn trong tôn giáo. Tôn giáo là “lực lượng siêu trần thế” bằng những yếu tố hư ảo nhằm giúp trấn an tinh thần cho con người vượt qua những bế tắc, lầm than trong cuộc sống thực tại. 1.1.2. Tôn giáo mới và hiện tượng tôn giáo mới 1.1.2.1. Tôn giáo mới Tôn giáo mới là một hiện tượng xã hội đặc biệt mang nhiều yếu tố phức tạp. Hiện tại chưa có một định nghĩa chung nhất về thuật ngữ tôn giáo mới. Các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này. Giáo sư Inoue Nobutaka của đại học Kogakuin Nhật Bản đã đưa ra 4 cách hiểu về thuật ngữ tôn giáo mới gồm: “Tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện từ khoảng đầu thế kỷ XIX. Tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện khoảng trong thời kỳ Duy Tân Minh Trị đến nay. Tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Tôn giáo mới xuất hiện sau thế chiến thứ II” [43, 70]. 9 PGS.TS Trương Văn Chung đưa ra nhận xét: “Bản thân thuật ngữ tôn giáo mới còn rất mơ hồ, không bao quát hết được tính đa dạng, tính không ổn định, đặc trưng, các chiều kích tôn giáo…” [43, 298]. Qua đó, ta thấy để hiểu về thuật ngữ “Tôn giáo mới” không chỉ bàn về thời điểm xuất hiện của thuật ngữ này. Bởi lẽ, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đưa ra được con số về sự xuất hiện, ra đời của thuật ngữ này một cách chính xác nhất. Thế nên, muốn hiểu được thuật ngữ tôn giáo mới ta phải xét tới chức năng của nó. Tiêu biểu như tác giả Jonh Saliba với công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tôn giáo mới của mình đã cố gắng đưa ra định nghĩa về thuật ngữ tôn giáo mới một cách cụ thể, chi tiết theo ba nguyên tắc tiếp cận là: triết học - tôn giáo, xã hội học - tôn giáo, tâm lý học - tôn giáo. Điều đó được thể hiện như sau: “1. Định nghĩa Triết học - Tôn giáo (Định nghĩa thần học): Ông đưa ra định nghĩa mang tính điển hình của Wanter Raston Martin (1928 - 1989) là: “một tôn giáo mới là một nhóm tín đồ tự phát, bao quanh một lãnh tụ tinh thần hay một nhóm giảng dạy phủ nhận hoặc giải thích sai lệch giáo lý thiết yếu của Kinh Thánh” 2. Định nghĩa Xã hội học - Tôn giáo: Tôn giáo mới là một tổ chức xã hội có một lãnh tụ tinh thần và một nhóm tín đồ có đời sống tâm linh và sinh hoạt tôn giáo khép kín hoặc cách ly với xã hội thông thường. 3. Định nghĩa Tâm lý học - Tôn giáo: Tôn giáo mới là hình thức tôn giáo đặc biệt phản kháng của tâm thức lo âu, chán nản bất lực trước những biến động, những thay đổi quá lớn của xã hội làm tổn thương đời sống tinh thần của một nhóm người” [43, 146-147]. Bên cạnh đó, đứng trên phương diện Triết học - Tôn giáo thì PGS.TS Trương Văn Chung cho rằng: “Những hình thức tổ chức, giáo lý, nghi lễ và niềm tin khác biệt, độc lập với tôn giáo thông thường, tôn giáo truyền thống, chúng phản ánh những biến động lớn của đời sống văn hóa, tinh thần xã hội 10 đương đại và nhu cầu chuyển đổi tâm linh của một nhóm người trong môi trường văn hóa - xã hội cụ thể” [43, 147]. Tựu chung lại, thuật ngữ tôn giáo mới xuất hiện khi có sự biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của đời sống xã hội cư dân. Tôn giáo mới là hình thức tôn giáo đặc biệt và vô cùng phức tạp, được hình thành từ một nhóm tín đồ, đi đầu là người khởi xướng và sáng lập ra hình thức tôn giáo đó. Tôn giáo mới thực hiện các nghi lễ không theo quy định rõ ràng hay không thuộc các hình thức tôn giáo truyền thống và đi ngược lại với mục đích của tôn giáo truyền thống. Mặt khác còn là sự cứu thế cho những người tin theo thoát tình trạng tiêu cực, bần cùng về mặt tinh thần do gặp những khó khăn mà cuộc sống thực tại đem lại. 1.1.2.2. Hiện tượng tôn giáo mới Với biểu hiện của các hình thức tôn giáo mới diễn ra rộng khắp như “nấm mọc sau mưa” ở cả các nước phương Đông và phương Tây, những nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều tên gọi khác nhau để chỉ vấn đề này. Các học giả Âu - Mỹ đã trải qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc và đi tới một cách gọi thống nhất là “tôn giáo mới” hay “phong trào tôn giáo mới”. Tuy nhiên thì họ cũng cho rằng: “Việc sử dụng thuật ngữ “phong trào tôn giáo mới” tuy chưa bao quát làm rõ ngoại diên và nội hàm của các loại hình tôn giáo mới, song nó cho phép người nghiên cứu gạt bỏ những định kiến tiêu cực và không bị áp đặt bởi khuôn mẫu văn hóa truyền thống” [43, 141]. Hơn nữa, các học giả cũng khẳng định: “Tôn giáo mới là một cụm từ có tính khái quát hơn so với thuật ngữ đã sử dụng để chỉ các “hiện tượng tôn giáo mới” như “tôn giáo lạ”, “tôn giáo nguy hiểm”, “tôn giáo bên lề”, “tôn giáo khác thường”, “tôn giáo phi truyền thống”… để đi tới chấp nhận cụm từ “tôn giáo mới”” [43, 139]. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu lại đưa ra các cách gọi khác như nhà nghiên cứu J.P.Willaime gọi là “các giáo phái trong ngoặc kép” (les sectes) 11 [37, 10] hoặc nhà nghiên cứu F.Champion lại sử dụng thuật ngữ mang đậm hình ảnh tượng trưng: ““Tôn giáo bồng bềnh”với hàm ý chỉ các hình thức tôn giáo mới là thứ tôn giáo lờ mờ (religion diffusé) thứ tôn giáo theo lối chia bài, tùy ý (religion à la carte)” [37, 10]. Ở nước có điều kiện kinh tế phát triển, có bối cảnh chính trị biến động như Liên Bang Nga thì đưa ra cách gọi về vấn đề tôn giáo mới lạ, tự phát hay du nhập là “tôn giáo dung hợp”. Theo tác giả N.S.Capustin trong tác phẩm “sự tiến triển đặc biệt của tôn giáo” cho rằng: “những hình thức tôn giáo mới lạ là sự phản ánh những thay đổi to lớn về thể chế kinh tế và văn hóa - xã hội, chúng luôn mượn các hình thức cũ để phản ứng lại hoặc thích ứng với những thay đổi nhu cầu tâm linh tôn giáo”. Ông gọi đó là những tôn giáo dung hợp (Religious synrestive): “Đó là những hình thức tôn giáo pha trộn, liên hợp, hỗn dung các yếu tố, bộ phận của nhiều tôn giáo khác nhau, tạo nên một hình thức mới” [43, 141]. Ở Việt Nam, ngoài những tên gọi được sử dụng như “đạo lạ”, “tôn giáo bồng bềnh” thì các nhà nghiên cứu tôn giáo nghiêng về sử dụng tên gọi “hiện tượng tôn giáo mới”. Với thuật ngữ “hiện tượng tôn giáo mới” thì “Từ “phenomena”, tức là “các hiện tượng” rất mềm với tư duy của người Việt Nam. Nếu dùng từ “movement”, thì có vẻ hơi khẳng định, còn nếu dùng từ “phong trào” thì mang nghĩa khẳng định một cái gì đó đã phát triển, rất đang phát triển… Còn cụm từ “tôn giáo mới” (New religion) lại có khi nó đơn giản quá khiến người ta không hiểu hết ý được” [43, 224]. Qua đó ta thấy, việc sử dụng thuật ngữ “Hiện tượng tôn giáo mới” là ưu việt hơn hẳn các tên gọi khác. “Hiện tượng tôn giáo mới” là những tổ chức tôn giáo mới xuất hiện, không đồng nhất với tôn giáo truyền thống. Được tạo ra dưới hình thức tôn giáo đặc biệt mang tính chất tôn giáo có người đứng đầu như “giáo chủ” sáng lập ra tôn giáo đó, lôi kéo tín đồ, hướng tín đồ đi theo 12 những lễ nghi, thủ tục không chính thống, không rõ ràng và không được sự cấp phép của các cơ quan chính quyền Nhà nước. “Hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện khi có sự biến động, chuyển đổi về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh sự bế tắc, bất ổn về tinh thần của một bộ phận dân cư chưa bắt kịp với sự biến động, thay đổi đó. Lợi dụng kẽ hở này mà những “Hiện tượng tôn giáo mới” lan tràn, phát triển nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. 1.1.3. Giáo hội, giáo phái, chính đạo, tà đạo - Giáo hội và giáo phái Giáo hội và giáo phái là hai khái niệm mà ranh giới giữa chúng chỉ mang tính tương đối. Trong những công trình nghiên cứu của mình các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra khái niệm khái quát nhất để chỉ những thuật ngữ này. Theo GS.TS Đỗ Quang Hưng thì: “Giáo hội chỉ tập hợp những cộng đồng đoàn người có cùng tín ngưỡng đức tin. Là tổ chức trần thế của tôn giáo mà ở đó quyền lực thần thánh thiêng liêng được thực thi qua các chức năng thế tục như duy trì, truyền bá giáo lý, giáo luật, củng cố niềm tin tôn giáo, thực hành các lễ nghi tôn giáo, quản lý và giám sát mọi hoạt động của đời sống đạo… Giáo hội như là một tổ chức công đoàn (chức sắc và tín đồ) cùng với ba yếu tố khác: giáo chủ sáng lập, giáo lý - giáo luật và hệ thống nghi lễ, tạo nên một tôn giáo” [19, 223-243]. Và có thể hiểu giáo hội theo nghĩa hẹp là “Chỉ những đoàn trong một tổ chức của các nhóm phái, các giáo phái” [19, 223-243]. Bên cạnh đó, giáo phái lại là khái niệm “dùng để chỉ các nhóm tách biệt từ các tôn giáo, biến thể từ một tôn giáo gốc mà ra” [37, 12] hay TS. Vũ Văn Chung cũng đưa ra quan điểm của mình tương đồng với tư tưởng trên “Giáo phái phản ánh sự chia tách tôn giáo, trong tiến trình phát triển của nó, từ một tôn giáo gốc ban đầu, do những yêu cầu khách quan và chủ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan