Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồn...

Tài liệu Luận văn giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long

.PDF
161
586
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐINH VĂN HAI GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- ĐINH VĂN HAI GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng Mã ngành: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Đinh Văn Hai LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh , người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Đinh Văn Hai MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu........................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 8. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ..... 6 1.1. nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài luận văn........................................... 9 1.2.1. Giáo dục ............................................................................................... 9 1.2.2. Cộng đồng .......................................................................................... 10 1.2.3. Tội phạm, án hình sự và người đã hoàn thành án hình sự ................. 14 1.2.4. Tái hòa nhập cộng đồng ..................................................................... 16 1.2.5. Giáo dục tái hòa nhập cộng đồng....................................................... 17 1.3. Vai trò của cộng đồng đối với ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ................................................................................... 19 1.3.1. Đặc điểm của người đã hoàn thành án hình sự .................................. 19 1.3.2. Tác động của cộng đồng đến những người đã hoàn thành án hình sự .. 21 1.4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục cho ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ......................................................................... 23 1.4.1. Mục tiêu giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ..................................................................................................... 23 1.4.2. Nội dung giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ..................................................................................................... 24 1.4.3. Phương pháp giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ............................................................................................ 24 1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ................................................................... 25 1.4.5 ết quả giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ............................................................................................ 26 1.4.6. Các lực lượng tham gia giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ................................................................................ 27 1.5. Các yêu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác giáo dục cho ngƣời đã hoàn thành xong án hình sự tái hòa nhập cộng đồng.............................. 29 1.5.1. Các yếu tố thuộc về các nhà quản lí, lãnh đạo chính quyền, các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội ......................................................... 29 1.5.2. Các yếu tố thuộc về các chủ thể tham gia giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng..................................................... 30 1.5.3. Các yếu tố thuộc về người đã hoàn thành án hình sự ........................ 30 1.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường ......................................................... 31 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................. 35 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................... 35 2.1.1. Mụ ảo sát ........................................... 35 ảo sát...................................................... 36 2.1.3. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 36 2.2. Sơ lƣợc đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long .......... 36 2.2.1. Vị trí địa lí, lịch sử phát triển của thành phố Vĩnh Long ................... 36 2.2.2. Tình hình kinh tế và xã hội của thành phố Vĩnh Long ...................... 38 2.3. Thực trạng những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 40 2.3.1. Đặc điểm chung về những người đã hoàn thành án hình sự ở thành phố Vĩnh Long ............................................................................................. 40 2.3.2. Những khó khăn của người đã hoàn thành án hình sự địa bàn thành phố Vĩnh Long sau khi trở về với địa phương ............................................. 44 2.3.3. Thực trạng người đã hoàn thành án hình sự tham gia hoạt động cộng đồng ở thành phố Vĩnh Long ....................................................................... 46 2.4. Thực trạng giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ............ 48 2.4.1. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng............................................................... 48 2.4.2. Thực trạng thực hiện giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................................... 52 2.4.3. Thực trạng các lực lượng giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ............ 59 2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ... 63 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................ 65 .............................................................................................. 65 .............................................................................................. 66 2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 66 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 68 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................................. 69 3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................. 69 3.1.1. Định hướng đề xuất biện pháp .......................................................... 69 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................... 70 3.2. Biện pháp giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long............. 73 3.2.1. Thực hiện việc chỉ đạo của các cáp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ..................................................................................................... 73 3.2.2. Tổ chức thông tin, truyền thông đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân về giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng................................... 75 3.2.3. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm, hoàn cảnh của người đã hoàn thành án hình sự ........................................... 77 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực GD cho những cán bộ phụ trách công tác giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng .... 79 3.2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động của những người đã hoàn thành án hình sự trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng .......................................... 80 3.2.6. Phối hợp giữa lực lượng công an với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình trong quản lí, giám sát người đã hoàn thành xong án hình sự ............................................................................................ 82 3.2.7. Phát triển cộng đồng văn hóa trong gia đình và toàn xã hội, trợ giúp về tâm lí cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng....... 84 3.2.8. Tổ chức các hình thức trợ giúp về sức khỏe, nghề nghiệp, việc làm cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ...................... 85 3.2.9. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng một cách thường xuyên và hiệu quả .... 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khả ện pháp ............ 88 3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 88 3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 89 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 102 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng người đã hoàn thành án hình sự cư trú tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong những năm gần đây ........................... 41 Bảng 2.2. Đánh giá về những biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật cuả người đã hoàn thành án hình sự cư trú tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long . 42 Bảng 2.3. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ....... 43 Bảng 2.4. Đánh giá về những khó khăn của người đã hoàn thành án hình sự địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long sau khi trở về với địa phương .. 44 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ tham gia của những người đã hoàn thành án hình sự trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong các hoạt động giáo dục................................................................................... 47 Bảng 2.6. Đánh giá về tầm quan trọng của công tác giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .. 49 Bảng 2.7. Nhận thức về mục tiêu GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .... 50 Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện các nội dung GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ....................................................................................... 52 Bảng 2.9 . Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................ 53 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ sử dụng các hình thức GD cho những người đã hoàn thành án hình sự tái TNHCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................ 56 Bảng 2.11. Đánh giá về kết quả giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ... 57 Bảng 2.12: Đánh giá mức độ quan trọng củ ững người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................ 60 Bảng 2.13: Đánh giá mức độ thực hiệ ững người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................ 61 Bảng 2.14 Đánh giá thực trạng phối hợp giữa lực lượng công an với cá lực lượng tham gia GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long............... 62 Bảng 2.15. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 64 Bảng 3.1. Mẫu khách thể khảo nghiệm........................................................... 90 Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 91 Bảng 3.3. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........ 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lí CP : Chính phủ CĐ : Cộng đồng GD : Giáo dục Nxb Nhà xuất bản THNCĐ Tái hòa nhập cộng đồng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) cho những người đã hoàn thành án hình sự là vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước, truyền thống đạo lý của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng ngừa tình trạng tái phạm đối với người đã hoàn thành án hình sự nói riêng. Tổ chức THNCĐ cho người đã hoàn thành án hình sự đã trở thành một chủ trương, chính sách lớn trong chiến lược phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Nghị định 80/CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm THNCĐ đối với người đã hoàn thành án hình sự , các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng Công an đã có nhiều hình thức, biện pháp thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi để những người đã hoàn thành án hình sự khi trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng [13]. Người đã hoàn thành án hình sự - người đã trải qua một thời gian chấp hành hình phạt tù, bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội, được quản lý, giáo dục tập trung tại các trại cải tạo theo quy định của pháp luật. Sau khi đã hoàn thành án hình sự trở về với cuộc sống đời thường, liệu họ có thực sự hòa nhập với gia đình, với cộng đồng, ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội? Đây là vấn đề không chỉ ở bản thân những người đã hoàn thành án hình sự, của gia đình họ mà là vấn đề Nhà nước và xã hội quan tâm. Đây là giai đoạn sau của thi hành án, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bên cạnh đó, bản thân người đã hoàn thành án hình sự trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của người thân, gia đình và xã hội cho họ làm lại cuộc đời. 1 Trong những năm qua do làm tốt công tác tham mưu, triển khai thực hiện một cách đồng bộ, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các cấp, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của những người đã hoàn thành án hình sự nên công tác THNCĐ ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tỷ lệ đối tượng hòa nhập cộng đồng tái phạm tội ở mức thấp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, công tác THNCĐ vẫn tồn tại nhiều hạn chế chẳng hạn, những người đã hoàn thành án hình sự còn mang nặng mặc cảm trong quá trình THNCĐ ở cả phạm vi gia đình và xã hội, mức độ tin tưởng của cộng đồng dân cư về sự tiến bộ của nhóm đối tượng này chưa cao, việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho họ còn chậm, tỉ lệ thất nghiệp cao. Để công tác THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian tới cần nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp mang tính phù hợp và hiệu quả. Một trong những hướng đó là hoàn thiện công tác giáo dục THNCĐ cho các đối tượng này. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục hỗ trợ THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự và khảo sát thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục cho nhóm đối tượng này trên địa bàn nghiên cứu, góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội. 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho những người đã hoàn thành án hình sự. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp tập trung vào các nội dung như: phối hợp hoạt động giữa các lực lượng công an với các Ban, ngành, đoàn thể, trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, nghề nghiệp cho những người đã hoàn thành án hình sự, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của họ trong THNCĐ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự trên địa bàn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự. 5.2. Khảo sát thực trạng công tác giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 5.3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về GD cho những người đã hoàn thành án hình sự từ năm 2013 trở lại đây. - Đề tài khảo sát trên 78 cán bộ quản lí các Ban, Ngành., Đoàn thể; 50 người dân và 100 người đã hoàn thành án hình sự trên địa bàn thành phố Vĩnh 3 Long, tỉnh Vĩnh Long; cùng 20 chuyên gia thuộc lĩnh vực Tâm lí học, Giáo dục học ở trường Đại học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu về thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Các phương pháp được sử dụng bao gồm: 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí các Ban, ngành và người đã hoàn thành án hình sự về thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của cán bộ quản lí các Ban, ngành và người đã hoàn thành án hình sự về công tác giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí những số liệu thu được từ thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận 4 xét, đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng toán thống kê, phương pháp sử dụng phần mềm xử lí số liệu. 8. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống được một số vấn đề lí luận về giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố. Đánh giá được thực trạng giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và nguyên nhân thực trạng Xác định được các biện pháp giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về giáo dục giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ. Chƣơng 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Chƣơng 3. Biện pháp giáo dục lại cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. nghiên cứu vấn đề Vấn đề THNCĐ đối với những người đã hoàn thành án hình sự cũng như GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ là một vấn đề khoa học phức tạp. Trong những năm gần đây, vấn đề TNHCĐ đối với người đã hoàn thành án hình sự và GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Năm 2001, trong công trình nghiên cứu của mình “Giáo dục, giúp đỡ người tù tha tái hòa nhập cộng đồng”, tác giả Nguyễn Quốc Nhật không những phân tích đánh giá sâu sắc về thực trạng công tác quản lý, giáo dục mà còn đề cập tới các biện pháp quản lý giáo dục của lực lượng công an, khẳng định cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý giáo dục người chấp hành xong án phạt tù. Nội dung của công trình này đã đưa ra những số liệu mang tính thực nghiệm để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, giáo dục của lực lượng công an. Đây được coi là một công trình nghiên cứu rất có giá trị đối với công tác THNCĐ và GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ [40]. Năm 2010, trong công trình nghiên cứu của mình “Tái hoà nhập cộng đồng và việc đảm bảo quyền của người chấp hành xong án phạt tù”, tác giả Huỳnh Thị Kim Ánh (2010) đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền của người chấp hành xong án phạt tù. Ngoài ra, bài viết này còn chỉ ra mặt ưu điểm và hạn chế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù [1]. 6 Năm 2013, trong đề tài luận án tiến sĩ của mình “Tổ chức THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam”, tác giả Vũ Văn Hòa đã nghiên cứu làm rõ lí luận về người chấp hành xong án phạt tù và tổ chức hoạt động THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù; khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, làm rõ những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của công tác này; đồng thời dự báo và đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần hoàn thiện về lí luận, nâng cao hiệu quả hoạt động THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù của lực lượng cảnh sát nhân dân góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm [26]. Năm 2014, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình “Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng”, tác giả Đinh Thị Hường đã làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lí luận và những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội. Thông qua việc phân tích tình hình tái hòa nhập xã hội nói chung và đi sâu phân tích công tác tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây, tác giả đánh giá được thực trạng của công tác tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng nói riêng, một trong những địa phương điểm hình của cả nước về tình hình tội phạm. Đồng thời, tác giả đưa ra các giải pháp có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn để vận dụng có hiệu quả vào công tác tái hòa nhập xã hội, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới, cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta về vấn đề này [30]. Năm 2014, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình “Hình phạt tù có thời hạn và công tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù ở nước ta (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”, tác giả Đỗ Tiến Dũng đã đề cập 7 đến những vấn đề chung về hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù; phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tù và công tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù và công tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù. [22]. Năm 2015, trong công trình nghiên cứu của mình “Nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù và được đặc xá về địa phương”, tác giả Trần Hải Âu đã khái quát thực trạng công tác triển khai thực hiện các chủ trương quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá; đánh giá những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công tác này. Đồng thời, tác giả đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí, giáo dục, giúp đỡ đối với những người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm tại các địa phương [2]. Bên cạnh những công trình trên, còn có các bài báo đăng tải trên kỷ yếu Hội thảo khoa học, chúng ta có thể kể đến một số bài báo của những tác giả tiêu biểu như: “Bài học thực tiễn của quá trình tái hòa nhập xã hội từ trại giam đến nơi cư trú của những người mãn hạn tù” của tác giả Nguyễn Văn Cảnh [10]; “Thực trạng và giải pháp trong công tác quản lí, giúp đỡ người được đặc xá, mãn hạn tù trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Lợi [38]; “Thực tiễn tái hòa nhập xã hội của người mãn hạn tù trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” của tác giả Đàm Thanh Thế [45]; “Hình phạt tù và vấn đề THNCĐ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hồ Sĩ Sơn [43]. Tóm lại, qua quá trình khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi thấy rằng: công tác tổ chức THNCĐ nói chung và giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng