Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình...

Tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình điện của tổng công ty điện lực miền bắc

.PDF
117
621
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------NGUYỄN MẠNH TUẤN NGUYỄN MẠNH TUẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2011B Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN MẠNH TUẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN VĂN LONG Hà Nội – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Mạnh Tuấn - Mã học viên CB111206, học viên lớp Cao học QTKD4 - Khoá 2011B - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tài liệu, kết quả trong luận văn này là thực tế. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của tôi đã hoàn thành. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Tiến sỹ Nguyễn Văn Long - Viện Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và quản lý, cán bộ Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ. - Sự giúp đỡ của các lãnh đạo, đồng nghiệp trong cơ quan Ban quản lý dự án Phát triển Điện Lực - Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Học viên Nguyễn Mạnh Tuấn TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN................................................................ 4 1.1. Các khái niệm về đầu tƣ và xây dựng............................................................... 4 1.2. Môi trƣờng pháp lý liên quan đến công tác đầu tƣ và xây dựng ..................... 6 1.2.1. Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác đầu tư và xây dựng .............. 6 1.2.2. Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc-EVN về công tác đầu tư và xây dựng ............................................................................................. 10 1.3. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ công trình điện ................................................................................................................... 11 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án ............................................................................ 11 1.3.2. Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................... 12 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý đầu tư xây dựng 22 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC TỪ TRƢỚC ĐẾN NAY ............................................................................................................................... 27 2.1. Mô hình tổ chức công tác quản lý các dự án đầu tƣ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc .............................................................................................................. 27 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty điện lực miền Bắc ............................. 27 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty và các Ban chức năng của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng ....................................... 28 2.1.3. Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng Công ty ........................................ 31 2.1.4. Các Công ty Điện lực ................................................................................. 33 2.1.5. Công ty lưới điện cao thế miền Bắc ............................................................ 33 2.1.6. Các đơn vị khác.......................................................................................... 33 2.2. Tình hình đầu tƣ xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giai đoạn từ trƣớc đến nay ............................................................................................................. 34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản và các yếu tố ảnh hƣởng tại Tổng công ty điện lực miền Bắc..............................................39 2.3.1. Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu thời gian của dự án..........................................................................................................45 2.3.2. Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu chất lượng công trình............................................................................................59 2.3.3. Phân tích và đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua chỉ tiêu chi phí công trình………………… ……..……………………..……………….61 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC ................................................................................................ 71 3.1. Các mục tiêu .................................................................................................... 71 3.1.1. Mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................................. 71 3.1.2. Mục tiêu của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. ......................................... 72 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ trong các công trình điện của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc ......................... 74 3.2.1. Các giải pháp trong giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán...................................................................... 75 3.2.2. Các giải pháp trong giai đoạn lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng ................................ 82 3.2.3. Các giải pháp trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng, thanh toán và giải ngân .............................................................................. 88 3.3. Một số kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm 2014 ........... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 107 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn 1 EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam 2 NPC Tổng công ty điện lực miền Bắc 3 QLDA Quản lý dự án 4 BQLDA Ban quản lý dự án 5 CBXD Chuẩn bị xây dựng 6 XDCB Xây dựng cơ bản 7 QLCT Quản lý công trình 8 TMĐT Tổng mức đầu tư 9 GPMB Giải phóng mặt bằng 10 TVGS Tư vấn giám sát 11 TBA Trạm biến áp STT TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Bảng 2.1 : Tổng khối lượng và dung lượng MBA do tổng công ty và khách hàng quản lý Bảng 2.2: Tổng chiều dài đường dây do Tổng Công ty và do khách hàng quản lý Bảng 2.3: Tổng hợp các công trình hoàn thành đóng điện giai đoạn 2011 2012 Trang 34 35 40 Bảng 2.4: Tổng hợp các công trình 110KV hoàn thành đóng điện 2013 43 Bảng 2.5: Một số dự án trọng điểm đã và đang thực hiện (*- Dự kiến) 45 Bảng 2.6: Tổng hợp một số công trình chưa hoàn thành nghiệm thu khối lượng 53 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp đấu thầu các dự án Tổng công ty 61 Bảng 2.8: Tóm tắt các kết quả phân tích 65 Bảng 3.1: Một số dự án trọng điểm giai đoạn 2013 -2015 74 Bảng 3.2: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tư vấn khảo sát, thiết kế, công tác thẩm tra thiết kế và dự toán công trình 78 Bảng 3.3: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây lắp 87 Bảng 3.4: Bảng kế hoạch giải phóng mặt bằng công trình TBA110KV Nguyên Giáp & Nhánh Rẽ 91 Bảng 3.5: Bảng tiến độ thi công công trình TBA110KV Quỳnh Phụ & Nhánh Rẽ Bảng 3.6: Bảng tiêu chí thi đua khen thưởng cán bộ công nhân viên hàng năm 95 99 Bảng 3.7: Dự kiến một số chi phí thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát, quản lý tiến độ và chất lượng, công tác nghiệm thu thanh toán và bàn giao công trình 100 Bảng 3.8: Bảng đánh giá đáp ứng về tiến độ, chất lượng, chi phígiai đoạn 2011-2013 102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án đầu tư 15 Hình 2.1: Mô hình tổ chức công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của NPC 29 Hình 2.2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức BQLDA 32 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng phụ tải trong các năm 2002-2012 36 Hình 3.1: Các giai đoạn thực hiện dự án 75 Hình 3.2: Quy trình soạn thảo dự án đầu tư 79 Hình 3.3: Sơ đồ kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư 81 Hình 3.4: Quy trình lựa chọn nhà thầu 85 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tiền thân là Công ty Điện lực 1 được thành lập theo: Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các công ty TNHH MTC Điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc. Là đơn vị có quy mô lớn với đội ngũ cán bộ yêu nghề, giàu kiến thức, năng động, nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh, góp phần cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một ngành kinh tế mũi nhọn trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Để không ngừng nâng cao sự đóng góp của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung và miền Bắc nói riêng, EVN NPC cần phải đổi mới hơn nữa về nhiều mặt, nhằm nâng cao được sản lượng, chất lượng điện năng cung cấp. Một trong những lĩnh vực cần phải hoàn thiện đó là đầu tư xây dựng cơ bản. Với chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hiện nay, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đang rất tích cực trong phát triển các dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó Tổng công ty điện lực miền Bắc cũng là một trong nhiều doanh nghiệp đã và đang tham gia các dự án đầu tư xây dựng. Là một cán bộ đã và đang làm việc tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, được tham gia hoạt động quản lý dự án, tôi đã nghiên cứu hoạt động quản lý dự án tại Tổng công ty. Bên cạnh các mặt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hạn chế trong công tác quản lý dự án. Để tìm ra nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các tồn tại, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả Nguyễn Mạnh Tuấn 1 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ trong công tác quản lý dự án các công trình điện của Tổng công ty điện lực miền Bắc”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn nghiên cứu những cơ sở lý luận, lý thuyết về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện tại tổng công ty, thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý dự án tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, các đơn vị thành viên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kiến thức Tôi đã được học trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, có tham khảo các tài liệu, chuyên đề liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện dự án đầu tư các công trình điện tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, tham khảo ý kiến một số Lãnh đạo, chuyên viên trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư. Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý dự án, sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích và quản lý hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… để tìm ra các nguyên nhân còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài đưa ra tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc qua đó thấy Nguyễn Mạnh Tuấn 2 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ được mặt tích cực cũng như những hạn chế trong công tác quản lý dự án. Từ những phân tích cụ thể, người viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. 6. Kết cấu của luận văn: Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lý về trong công tác quản lí dự án đầu tư các công trình điện Chương 2: Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc từ trước đến nay Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc Nguyễn Mạnh Tuấn 3 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN 1.1. Các khái niệm về đầu tƣ và xây dựng  Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.  Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.  Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.  Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.  Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.  Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Nguyễn Mạnh Tuấn 4 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  LUẬN VĂN THẠC SỸ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.  Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.  Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.  Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư kể cả mua sắm thiết bị, các chi phí khác của dự án) được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt tổng mức đầu tư đã duyệt.  Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc, đã được điều chỉnh.  Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.  Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.  Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.  Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Nguyễn Mạnh Tuấn 5 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  LUẬN VĂN THẠC SỸ Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.  Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.  Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.  Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế. 1.2. Môi trƣờng pháp lý liên quan đến công tác đầu tƣ và xây dựng 1.2.1. Các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc về công tác đầu tƣ và xây dựng 1.2.1.1. Luật Xây dựng, các Nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn Luật Xây dựng Khi chưa có Luật Xây dựng: Trước khi có Luật Xây dựng công tác đầu tư xây dựng thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng được quy định như sau: - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí. Nguyễn Mạnh Tuấn 6 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ - Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình. Khi Luật Xây dựng ra đời: Đến khi Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, công tác đầu tư và xây dựng đã được triển khai trong khuôn khổ luật pháp, hành lang pháp lý rõ ràng. Luật Xây dựng quy định như sau: - Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; - Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; - Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. Các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng: Sau khi Luật Xây dựng ra đời, Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng gồm: 1. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. 2. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 3. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 4. Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực từ 15/04/2013. Nguyễn Mạnh Tuấn 7 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Các Thông tư hướng dẫn: Ngoài Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, công tác đầu tư xây dựng phải tuân theo hướng dẫn của các Bộ, Ngành tại các Thông tư sau: 1. Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công. 3. Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ. 4. Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng. 5. Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. 6. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. 7. Thông tư số 14/2005/TT-BXD ngày 10/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. 8. Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng. 9. Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình. 10. Thông tư số 18/2005/TT-BXD ngày 04/11/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng. 11. Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. 1.2.1.2. Luật Đấu thầu Nguyễn Mạnh Tuấn 8 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Công tác đầu tư xây dựng còn chịu chi phối của Luật đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006. Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án. Luật đấu thầu áp được áp dụng: - Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án như đã nêu trên. - Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án như đã nêu trên. 1.2.1.3. Luật Đất đai, các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn Luật Đất đai: Trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, công tác xin cấp đất xây dựng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề trong tâm, đặc biệt quan trọng. Luật Đất đai ra đời năm 2003 đã tạo ra một hành lang pháp lý để Tổng Công ty có cơ sở triển khai các công tác xin cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các Nghị định hướng dẫn: Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, gồm: 1. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thi hành Luật Đất đai 2. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 1.2.1.4. Luật Điện lực Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực nên, cho nên công tác đầu tư xây dựng các công trình điện của Tổng Công ty cũng chịu sự chi phối của Luật Điện lực. Luật Điện lực được ban hành xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đạo luật về hoạt động điện lực để thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển điện lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện, tạo dựng khung pháp lý để hình Nguyễn Mạnh Tuấn 9 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ thành thị trường điện lực cạnh tranh và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Luật Điện lực là đạo luật mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và đời sống xã hội, thúc đẩy việc thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện lực qua các giai đoạn có hiệu quả hơn. 1.2.1.5. Các văn bản khác 1. Quyết định số 165/2004/QĐ-BQP ngày 13/12/2004 của Bộ Quốc phòng về việc ban hành hướng dẫn áp dụng Quy trình kỹ thuật và định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ. 2. Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy. 3. Quyết định số 168/2003/QĐ-BTC ngày 07/10/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. 1.2.2. Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc-EVN về công tác đầu tƣ và xây dựng 1. Quyết định số 81/QĐ-EVN-QLXD-KTLĐ ngày 07/01/2003 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý chất lượng, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình đường dây dẫn điện cấp điện áp đến 500kV. 2. Quyết định số 82/QĐ-EVN-QLXD-TĐ ngày 07/01/2003 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột điện bằng thép liên kết bu lông cấp điện áp đến 500kV. 3. Quyết định số 93/QĐ-EVN-HĐQT ngày 04/4/2001 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về thực hiện chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp trong quản lý các dự án đầu tư. 4. Quyết định số 1172/QĐ-EVN-QLĐT ngày 02/7/2003 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời việc lựa và ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn trong trường hợp chỉ định tư vấn trong nước là tư vấn chính và lựa Nguyễn Mạnh Tuấn 10 Viện Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ chọn tư vấn nước ngoài là tư vấn phụ trợ giúp đối với các dự án đầu tư của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. 5. Văn bản số 5950/CV-EVN-KTDT ngày 23/12/2003 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc quy định chiết giảm chi phí dự toán thi công đối với công trình chỉ định thầu. 6. Văn bản số 2371/CV-EVN-KTDT ngày 24/5/2004 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn lập, thẩm tra, thẩm định tổng dự toán, dự toán các công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành lưới điện. 7. Quyết định số 89/QĐ-EVN-HĐQT ngày 15/3/2004 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. 8. Quyết định số 1730/QĐ-EVN-QLXD ngày 22/6/2004 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về công tác dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ và chất độc hoá học để xây dựng các nhà máy điện trong Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. 9. Quyết định số 204/QĐ-EVN-KH ngày 24/01/2005 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy trình giám sát đánh giá đầu tư. 10. Văn bản số 1664/CV-EVN-KTDT ngày 06/4/2005 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành lưới điện theo tông tư số 03/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng. 11. Quyết định số 2821/QĐ-EVN-QLXD ngày 26/9/2005 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban Miền Bắc hành Quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình thuỷ điện. 12. Quyết định số 1326/QĐ-EVN-KTAT ngày 22/6/2006 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy cho các dự án xây dựng các công trình điện. 1.3. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ công trình điện 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án Nguyễn Mạnh Tuấn 11 Viện Kinh tế & Quản lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan