Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hoà phát trên thị t...

Tài liệu Luận văn giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hoà phát trên thị trường chứng khoán việt nam

.DOC
96
116
86

Mô tả:

MỤC LỤC Mục lục Danh mục bảng, biểu đồ Danh mục các từ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA 11 CTCP TRÊN TTCK VIỆT NAM 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.2.5 CTCP VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 11 Công ty cổ phần 11 Phương thức huy động vốn của CTCP 14 HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP TRÊN TTCK 19 Thị trường chứng khoán 19 Phương thức phát hành chứng khoán 22 Hình thức phát hành chứng khoán phổ biến của 24 CTCP trên TTCK Điều kiện phát hành chứng khoán 25 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn 26 của CTCP trên TTCK Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP 36 TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP TẬP 36 ĐOÀN HOÀ PHÁT Ở VIỆT NAM 2.1.1 2.1.2 2.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty Phương thức huy động vốn của công ty 36 37 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP 41 TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT Ở VIỆT NAM TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.2.1 2.2.2 2.2.3 Thị trường chứng khoán Việt nam 41 Điều kiện niêm yết trên TTCK Việt nam 48 Thực trạng huy động vốn của CTCP tập đoàn 51 Hoà Phát trên trên TTCK Việt nam 2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG 52 VỐN CỦA CTCP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 Nhu cầu huy động vốn Chi phí phát hành CK Thời gian sử dụng vốn huy động Chi phí vốn huy động Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới 52 53 54 55 56 2.3.6 Khả năng thực hiện kế hoạch huy động vốn trên 58 2.3.7 TTCK Tính chủ động trong SX-KD khi phát hành CK so 58 2.3.8 2.3.9 2.4 với vay NHTM Chi phí giao dịch trên TTCK Các yếu tố khác 62 62 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN 67 CỦA CTCP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.4.1 Đánh giá thực trạng huy động vốn bằng phát hành 67 2.4.2 cổ phiếu Đánh giá thực trạng huy động vốn bằng phát hành 69 trái phiếu Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VỐN 74 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CTCP TẬP ĐOÀN 74 HOÀ PHÁT VÀ TTCK VIỆT NAM 3.1.1 Định hướng phát triển công ty cổ phần tập đoàn 74 3.1.2 Hoà Phát Định hướng phát triển TTCK Việt nam giai đoạn 78 2010 – 2015 3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT 78 NAM 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 Xây dựng TTCK phi tập trung (OTC) Hình thành các quĩ đầu tư chứng khoán Đơn giản các điều kiện niêm yết Phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu Giảm chi phí phát hành vốn huy động mới trên thị 3.2.6 trường Giảm chi phí giao dịch để khuyến khích các nhà 85 3.2.7 3.2.8 3.3 78 80 81 81 84 đầu tư tham gia TTCK Chính sách ưu đãi thuế Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành CK 85 87 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CTCP TẬP ĐOÀN 88 HOÀ PHÁT 3.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD 88 1 3.3.2 3.2.3 Cải thiện chất lượng chứng khoán 89 Thực hiện minh bạch tài chính – công khai thông 90 tin 3.4 3.4.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 90 Quản lý chặt chẽ các thị trường: bất động sản, kim 90 loại quí, ngoại tệ Nhà nước cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lí. Phát triển dịch vụ tư vấn chứng khoán. Tăng tính thanh khoản của chứng khoán 3.4.2 3.4.3 3.4.4 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 3.5 3.5.1 Lạm phát 3.5.2 Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ 3.5.3 Tâm lí nhà đầu tư 3.5.4 Thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng 3.5.5 Tình hình chính trị xã hội KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 94 95 95 95 95 95 96 96 98 99 2 DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ 1 Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2007-2010 2 Bảng 2: Cơ cấu tài sản của giai đoạn 2007-2010 3 Bảng 3: Vốn vay NH của công ty giai đoạn 2007-2010 4 Bảng 4: Nợ tín dụng thương mại của công ty giai đoạn 2007-2010 5 Bảng 5: Bảng thống kê giao dịch trên toàn thị trường tư năm 20072010 6 Bảng 6: Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động thị trường giai đoạn 2007-2010 7 Biểu đồ 1: Sự biến động của chỉ số VN index giai đoạn qua 20072010 8 Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của 20 CTNY có vốn hóa lớn nhất tính đến cuối 2010 9 Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM năm 2010 10 Bảng 9: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của một số NHTM tại Việt Nam (2005-2010) 11 Bảng 10: Cơ cấu vốn huy động của một số NHTM (2005-2010) 12 Bảng 11: Tổng hợp giao dịch trái phiếu giao dịch giai đoạn 20072010 13 Bảng 12: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt nam giai đoạn 2005-2010 3 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần. CTNY: Công ty niêm yết. CTCK: Công ty chứng khoán. CTQLQ: Công ty quản lí quĩ. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước. QĐTCK: Quĩ đầu tư chứng khoán. TTCK: Thị trường chứng khoán. CK: Chứng khoán CSH: Chủ sở hữu. NHTM: Ngân hàng thương mại. HĐQT: Hội đồng quản trị. SX-KD: Sản xuất- kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để tồn tại và phát triển, công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát phải liên tục vận động, sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới, có chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp,…Muốn làm được như vậy, ngoài vốn chủ sở hữu, Công ty có thể dùng các nguồn tài trợ khác như đi vay (vay ngân hàng, vay các tổ chức tài chính khác, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong & ngoài nước, hay phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,…, hay huy động vốn qua thị trường chứng khoán,... Trong các phương thức huy động vốn trên, phương thức phổ biến nhất vẫn là vay các ngân hàng thương mại và chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn. Chính vì vậy với sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, đã tạo cơ hội cho công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát có thể sử dụng phương thức huy động vốn mới trên thị trường này, với phương thức này công ty có thể huy động vốn cho nhu cầu trong trung và dài hạn của mình, một nhu cầu mà rất khó được các NHTM đáp ứng trong bối cảnh hiện tại. Nhưng cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát, nguyên nhân một phần là do huy động vốn trên thị trường chứng khoán vẫn còn là điều mới lạ, một phần là do công ty còn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh nghiệm và chưa có những giải pháp hữu hiệu để làm được điều đó. Xuất phát tư thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có phương pháp tiếp cận tốt phương án huy động vốn theo hình thức còn khá mới mẻ này tại Việt Nam. 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Huy động vốn trên thị trường chứng khoán là một phương pháp huy động vốn hết sức mới lạ, bằng cách thức huy động này các công ty cổ phần đã có một nguồn vốn nhất định để mở rộng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn trung và dài hạn. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc huy động vốn và các giải pháp cho việc huy động vốn như:, “Giải pháp huy động và sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh ở Việt Nam” - Nguyễn Văn Tao (2002), “Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội” -Ngô Thị Năm (2002), “Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản tư năm 2000-2003”- Triệu Ngọc Nguyên (2004),... Tất cả những công trình này cũng chỉ dưng lại ở việc đưa ra các giải pháp cho việc huy động vốn của công ty nói chung, rất ít những công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp huy động vốn cho công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. Do đó, đề tài “Giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm tìm ra những giải pháp giúp các công ty cổ phần nói chung và công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát nói riêng huy động vốn một cách có hiệu quả qua kênh huy động đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Tư việc phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của công ty cổ phầ 2 n tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán làm ví dụ điển hình, để tìm ra nhu cầu cần huy động vốn của các công ty cổ phần thông qua kênh huy động vốn này, tư đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như tạo điều kiện cho các công ty phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện rõ vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các phân tích các nhân tố tác động đến việc huy động vốn của Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán và các giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty trên thị trường này. Mốc thời gian dữ liệu phục vụ cho đề tài này tư năm 2007 đến 2010 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và một số phương pháp khác như so sánh, qui nạp, diễn dịch, khái quát hoá - trưu tượng hoá, phương pháp chỉ số để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 6. DỰ KIẾN ĐỐNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống các kiến thức cơ bản về hoạt động huy động vốn của loại hình công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm qua. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán trong thời gian năm qua. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liê ̣u tham khảo, kết luâ ̣n thì đề tài gồm 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1 CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.1 Công ty cổ phần 1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần Khái niệm: công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau goị là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trư trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập có qui định riêng). Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. 1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc). Với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì có thêm Ban kiểm soát. a. Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có những quyền chính sau: 4 + Quyền quyết định loại và số cổ phần được quyền chào bán của tưng loại. Quyết định mức cổ tức hàng năm. + Quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. + Quyền quyết định tổ chức lại và giải thể công ty cổ phần. + Quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty cổ phần. + Quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm. + Quyền quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. b. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trư những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ chính sau: + Quyết định chiến lược phát triển của công ty. + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của tưng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. + Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trong số các thành viên của mình. Chủ tịch Hội 5 đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc ) theo điều lệ của công ty. d. Tổng giám đốc (Giám đốc ) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 1.1.1.3 Khái niệm cổ phần, cổ phiếu, cổ tức a. Cổ phần: công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Công ty cổ phần có thể có các loại cổ phần ưu đãi sau: + Cổ phần ưu đãi biểu quyết. + Cổ phần ưu đãi cổ tức. + Cổ phần ưu đãi hoàn lại. + Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty. Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể tư ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển thành cổ phần phổ thông. b. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. c. Cổ tức: công ty cổ phần trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của Pháp luật. Mức cổ tức trả đối với tưng cổ phần do Hội đồng quản trị xác định. 1.1.2 Phương thức huy động vốn của CTCP Vốn là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng để đầu tư vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. 6 Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, làm tăng thêm giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. 1.1.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần a. Vốn góp ban đầu: khi công ty cổ phần được thành lập thì chủ công ty phải có một số vốn ban đầu do thành viên sáng lập góp. Vốn ban đầu thường được dùng để xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty. Các thành viên sáng lập cùng ký biên bản góp vốn để làm cơ sở thành lập CTCP. Trên cơ sở biên bản góp vốn, các thành viên sáng lập lập hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua), điều lệ công ty (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua), danh sách cổ đông sáng lập (có nêu rõ số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản). Theo điều 58, Luật doanh nghiệp, trong 3 năm đầu kể tư ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo thời gian, vốn ban đầu sẽ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng số vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần. Đó chính là nguyên tắc: tư bản ban đầu chỉ là giọt nước trong dòng sông tích luỹ. b. Vốn từ lợi nhuận không chia: trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu làm ăn có lãi thì công ty có thể sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn tài chính này rất quan trọng vì nó làm giảm chi phí so với nguồn vốn vay NHTM, giảm bớt sự phụ thuộc về vốn vào các yéu tố bên ngoài. Tuy nhiên, việc để lại lợi nhuận không chia cổ tức bằng tiền mặt mà sử dụng để tái đầu tư cũng làm giảm tính hấp dẫn về măt thị giá của cổ phiếu trong ngắn hạn. 7 c. Phát hành cổ phiếu mới: đây là loại chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty cổ phần được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Công ty cổ phần chỉ có thể phát hành cổ phiếu mới trong giới hạn vốn cổ phiếu đựoc cấp phép đã nêu. Phát hành cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu ưu đãi thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành. 1.1.2.2 Huy động vốn vay của công ty cổ phần + Vốn tín dụng ngân hàng Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với công ty cổ phần mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động của mình, công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng có thể là dài hạn (thường tư 3 năm trở lên), trung hạn (tư 1 đến 3 năm), hoặc ngắn hạn (dưới 1 năm). Vốn vay có thể là vay nội tệ, vay ngoại tệ... và thông thường nguồn vốn vay này thường đi kèm với điều kiện tín dụng và qui trình cho vay chặt chẽ tư phía các NHTM đưa ra. Điều kiện tín dụng: công ty cổ phần muốn vay được của NHTM phải đáp ứng được những yêu cầu an toàn tín dụng của ngân hàng. Thông thường công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Ngân hàng sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính của CTCP đi vay, thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Tư đó, ngân hàng mới đưa ra quyết định cho vay vốn, do vậy công ty cổ phần hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân tích chủ quan của ngân hàng. Điều kiện đảm bảo tiền vay: khi Công ty cổ phần có nhu cầu vay vốn ngân hàng, ngân hàng thường yêu cầu công ty cổ phần phải có các đảm bảo tiền vay là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Chính vì vậy, nhiều khi công ty cổ phần không thể đáp ứng được yêu cầu này và sẽ không vay được tiền. 8 Sự kiểm soát của ngân hàng: công ty cổ phần chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng. Thông qua sự kiểm soát đó, ngân hàng đảm bảo tiền của mình sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả. Trong một số trường hợp, công ty cổ phần có thể mất đi quyền tự chủ trong kinh doanh của mình, ngân hàng có thể tham gia quá sâu vào việc ra các quyết định trong hoạt động của công ty. + Vốn tư tín dụng thương mại Tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, nó tồn tại dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm, mua bán trả góp. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức huy động rẻ tiền, tiện dụng và rất linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thương mại góp phần củng cố thêm quan hệ giữa các bạn hàng, ít phải chịu sự kiểm soát. Tuy nhiên, tín dụng thương mại lại tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây vỡ nợ theo dây chuyền. + Phát hành trái phiếu Công ty Trái phiếu công ty là cam kết nhận và vay nợ của công ty đối với trái chủ. Trái phiếu công ty bao gồm ba loại kỳ hạn là ngắn, trung và dài hạn. Trái phiếu công ty có nhiều loại, mỗi loại trái phiếu công ty lại có chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, tính hấp dẫn khác nhau. Trái phiếu công ty có nhiều hình thức khác nhau. Trái phiếu có lãi suất cố định: đây là loại phổ biến nhất trong các loại trái phiếu công ty. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác, chẳng hạn như lãi suất của Ngân hàng Trung ương, lãi suất cơ bản.Với loại trái phiếu này, cả công ty cổ phần và người nắm giữ trái phiếu đều không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này làm công ty mất nhiều công sức quản lý trái phiếu và khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch tài chính. 9 Trái phiếu có thể thu hồi: công ty cổ phần có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Công ty phải qui định rõ về thời hạn và giá cả khi công ty thực hiện mua lại trái phiếu, thông thường công ty qui định thời gian tối thiểu mà trái phiếu không bị thu hồi. Với loại trái phiếu này, công ty sử dụng chúng để điều chỉnh cơ cấu vốn. Công ty có thể mua lại trái phiếu để làm giảm vốn vay, hoặc thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu bằng nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó. + Trái phiếu có thể chuyển đổi là những trái phiếu kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Trái phiếu này cho phép người sở hữu có thể mua cổ phiếu thường với số lượng, giá cả và thời gian xác định, và nó cũng cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường. Để huy động vốn trên thị trường tài chính bằng trái phiếu, công ty cổ phần phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu, mệnh giá của trái phiếu, uy tín của công ty phát hành và các yếu tố khuyến khích kèm theo ... Lãi suất của trái phiếu: người đầu tư muốn được hưởng mức lãi suất cao còn công ty phát hành phải xác định mức lãi suất trong tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn. Trên thị trường vốn trái phiếu của Chính phủ là đối tượng cạnh tranh với trái phiếu của công ty phát hành do trái phiếu Chính phủ có độ rủi ro thấp nên thường có lãi suất thấp hơn lãi suất của trái phiếu công ty. Kỳ hạn của trái phiếu: đây là yếu tố quan trọng không chỉ với công ty phát hành mà cả với người đầu tư. Để xác định kỳ hạn hợp lý, công ty căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý cũng như hình thời gian kỳ hạn đầu tư ưa chuộng của nhà đầu tư đối với trái phiếu. 10 Mệnh giá của trái phiếu: mệnh giá của trái phiếu phụ thuộc vào sức mua của nhà đầu tư. Với mệnh giá hợp lý, nhiều người đầu tư có thể mua được trái phiếu và tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Uy tín của công ty: không phải công ty nào cũng có thể phát hành trái phiếu, chỉ các công ty có uy tín, vững mạnh mới có thể thu hút người đầu tư . Uy tín của công ty phát hành chính là sự biểu hiện độ rủi ro của trái phiếu. Với các công ty lớn, đã hoạt động lâu năm thì độ rủi ro của trái phiếu của công ty được coi là nhỏ hơn so với các công ty qui mô nhỏ, thời gian hoạt động trên thị trường ngắn hơn. Các yếu tố khuyến khích: công ty có thể đưa thêm các yếu tố khuyến khích kèm theo trái phiếu để hấp dẫn người đầu tư mà không cần nâng quá cao mức lãi suất. Ví dự như: trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, thời hạn thanh toán nhiều lần trong năm, trả lãi trước, các chính sách chăm sóc khách hàng, khuyến mại tặng quà ... 1.2 HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Thị trường chứng khoán a. Khái niệm Vốn là yếu tố quan trọng, là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường luôn suất hiện cung cầu về vốn. Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển ổn định và bền vững thì phải có đủ vốn đầu tư, tức là phải có kênh dẫn vốn hữu hiệu tư cung về vốn đến cầu về vốn. Hệ thống các ngân hàng thương mại là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, nhưng vốn qua kênh này chủ yếu theo hình thức gián tiếp và không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế khi mà hệ thống NHTM cũng đang trong quá trình phát triển đi kèm với nó là sự ra đời của thị trường vốn. Hiện tại, hệ thống NHTM mới chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn và trung hạn cho các công ty cổ phần là chủ yếu, trong đó vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhu cầu phát triển của các công ty cổ phần lại chủ yếu là vốn trung, dài hạn. Mặt khác, nhà đầu tư cũng có xu hướng đầu tư trực tiếp không qua 11 ngân hàng, do vậy thị trường chứng khoán (một bộ phận của thị trường vốn) đã ra đời để đưa vốn trực tiếp tư nguồn cung vốn đến nguồn cầu vốn. Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán vốn và các chứng khoán nợ trung, dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, và một số loại giấy tờ có giá trị khác). Xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Xét về bản chất: TTCKlà nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, là nơi mà cả chủ thể cung và cầu về vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. b. Đặc điểm của thị trường chứng khoán TTCK là thị trường của các công cụ tài trợ trực tiếp, trong đó người cung và người cầu về vốn trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính. TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó giá cả được hình thành trên cơ sở cạnh tranh tự do, dựa trên quan hệ cung cầu và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán. TTCK là thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp, đảm bảo cho người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán thành tiền bất cứ lúc nào. TTCK tạo khả năng lựa chọn phong phú cho người đầu tư, đồng thời mang lại cho những người cần vốn có cơ hội huy động vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động qua trung gian tài chính. TTCK là kênh bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế, tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. c. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Do tính hấp dẫn riêng có của mình, TTCK thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia. Căn cứ vào mục đích tham gia TTCK, có thể chia chủ thể tham gia TTCK thành các nhóm: 12 * Nhà phát hành Nhà phát hành là những người phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường sơ cấp. Họ là người cung cấp hàng hoá cho thị trường. Công ty cổ phần khi phát hành chứng khoán là người cung cấp hàng hoá chính cho TTCK. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính. * Nhà đầu tư: gồm nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư cá nhân: là những cá nhân có vốn nhàn rỗi, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường với mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư có tổ chức: là các tổ chức chuyên mua bán chứng khoán cho khách hàng và cho chính mình. Các tổ chức này là các công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư. * Các tổ chức kinh doanh trên Thị trường chứng khoán Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán là những tổ chức được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: môi giới chứng khoán, bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quĩ đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh. Công ty chứng khoán: các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán thường phải là các công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần. Công ty chứng khoán có thể được cấp phép thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Ngân hàng thương mại: hoạt động của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán được qui định khác nhau ở mỗi nước khác nhau. Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính là đối tương phù hợp nhất để tổ chức, quản lý các quĩ đầu tư tập thể. Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán là những công ty chỉ chuyên kinh doanh hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư để hưởng dịch vụ phí. 13 Công ty môi giới chứng khoán: với những quốc gia có qui định khác biệt về hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán thì hoạt động môi giới chứng khoán sẽ do công ty này đảm nhận. * Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK: ở Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, xây dựng, quản lý, giám sát TTCK. Cơ quản tổ chức hoạt động của TTCK: Sở Giao dịch chứng khoán. Các tổ chức lưu ký và thanh toán bù trư chứng khoán. Ngoài các tổ chức kể trên, còn có các tổ chức khác như: tổ chức kiểm toán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, ... d. Hàng hoá của thị trường chứng khoán Hàng hoá của thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, khác với hàng hoá thông thường qua quá trình sử dụng giá trị của nó sẽ giảm dần hoặc mất đi, với tài sản tài chính, giá trị của nó được bảo toàn và có xu hướng tăng lên, đây chính là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng khoán là bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư và các loại chứng khoán khác. 1.2.2 Phương thức phát hành chứng khoán 1.2.2.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ Phát hành riêng lẻ là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán cho một số người nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và không tiến hành một cách rộng rãi ra công chúng. Phương thức phát hành riêng lẻ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty và chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Công ty thường lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân: + Công ty không đủ điều kiện để phát hành ra công chúng. 14 + Số lượng vốn cần huy động thấp, do đó nếu phát hành ra công chúng thì chi phí trên mỗi đơn vị vốn huy động sẽ quá cao. Phát hành riêng lẻ giảm được chi phí huy động và tiết kiệm được thời gian cần huy động vốn. + Công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích duy trì và tăng cường các mối quan hệ trong kinh doanh với nhà cung cấp, tiêu thụ hay các đối tác,... + Phát hành riêng lẻ chứng khoán cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm mục đích tăng trách nhiệm, tăng hiệu quả trong công việc, tạo sự gắn kết hơn nữa người làm thuê với công ty. Chứng khoán phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối quan hệ cung cầu trên thị trường do số lượng người mua hạn chế, vì vậy giá chứng khoán phát hành riêng lẻ thường thấp hơn giá chứng khoán phát hành rộng rãi ra công chúng. Khi phát hành riêng lẻ chứng khoán, mỗi nhà đầu tư sẽ mua được một khối lượng lớn cổ phiếu, do đó rất dễ xuất hiện cổ đông kiểm soát công ty trong số các nhà đầu tư. Ngược lại, phát hành riêng lẻ trái phiếu thực chất là vay vốn tư các nhà đầu tư, nên không làm xuất hiện cổ đông kiểm soát. 1.2.2.2 Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng Là việc phát hành chứng khoán rộng rãi ra cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ.Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức nhất định. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quản quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép hoặc chấp thuận. Sau khi đựơc phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nếu đáp ứng được các qui định. Các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng và được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá tên tuổi công ty. Giới kinh doanh đều coi các công ty được niêm yết trên thị trường tập trung là những công ty có sự ổn định nhất định, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan