Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối ...

Tài liệu Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại bộ kế hoạch và đầu tư.

.PDF
107
424
127

Mô tả:

TĂNG NGUYỆT ÁNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- TĂNG NGUYỆT ÁNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CH2012B Hà Nội – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------TĂNG NGUYỆT ÁNH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHAN DIỆU HƯƠNG Hà Nội – Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Chương trình cao học và Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của Quý thầy, cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các anh, chị cán bộ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là những thầy, cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Diệu Hương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cũng như các anh, chị cán bộ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin, dữ liệu để thực hiện Luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của tôi còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy, cô và các bạn. Hà Nội, ngày tháng HỌC VIÊN Tăng Nguyệt Ánh năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luận văn này hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Tăng Nguyệt Ánh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam……... 23 Bảng 2.Tình hình đăng ký doanh nghiệp chia theo địa phương giai đoạn 20112013……………………………………………………………………………...... 39 Bảng 3. Số lượng điều và từ được quy định tại các Luật về doanh nghiệp giai đoạn 1991-2011…………………………………………………………………... 44 Bảng 4. Thời gian trung bình cần cho việc thành lập doanh nghiệp theo đúng luật qua các giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2013……………………………………. 45 Bảng 5. Số lượng văn bản trảo đổi, góp ý và số lượng hội thảo, tập huấn về nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp…………………………………………………. 46 Bảng 6. Số lượng tỉnh, thành phố đã được chuẩn hóa dữ liệu giai đoạn 20112013……………………………………………………………………………....... 48 Bảng 7. Tỷ lệ trả kết quả đúng hạn cho giao dịch đăng ký thành lập doanh nghiệp………………………………………………………………………………. 51 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. Quy trình đăng ký doanh nghiệp trực tiếp bằng bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh……………………………………………………………………… 8 Hình 2. Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử không sử dụng chữ ký số công cộng……………………………………………………………………….. 9 Hình 3. Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng………………………………………………………………………….. 10 Hình 4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Quản lý đăng ký kinh doanh………………….. 37 Hình 5. Số doanh nghiệp thành lập mới theo Quý năm 2012 - 2013……………… 40 Hình 6. Các cơ quan tham gia quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp…. 49 Hình 7. Quy trình cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp………………….. 80 Hình 8. Quy trình hướng dẫn các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp………………………………………………………………………. 84 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ....................................................................... 5 1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ................ 5 1.1.1 Đăng ký doanh nghiệp ........................................................................... 5 1.1.2 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ............ 10 1.2 Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.................... 12 1.3 Nội dung của quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ............... 13 1.4 Nguyên tắc quản lý về đăng ký doanh nghiệp .......................................... 15 1.4.1 Tập trung dân chủ................................................................................... 15 1.4.2 Thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia quản lý nhà nước .............. 16 1.4.3 Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước ............................... 16 1.4.4 Kế hoạch hóa trong quản lý nhà nước ................................................... 16 1.4.5 Quản lý nhà nước kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ ........................ 17 1.5 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp .............................................................................................................. 17 1.5.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ............. 17 1.5.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp .............................................................................................................. 18 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ......................................................................................................................... 19 1.6.1 Yếu tố bên trong cơ quan quản lý nhà nước .......................................... 19 1.6.2 Yếu tố bên ngoài cơ quan quản lý nhà nước.......................................... 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ................................................................................................................... 25 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 2.1 Giới thiệu sơ bộ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh ............................................................................................................... 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh ......................................................................................... 25 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh ....................................................................................................... 28 2.1.3 Bộ máy tổ chức, quản lý của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư............................................................................................... 37 2.2 Đánh giá kết quả đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ......................................... 37 2.3 Phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................... 41 2.3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, các quy định về đăng ký doanh nghiệp ................................................................................................... 41 2.3.2 Phân tích công tác phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ................................................................................................... 46 2.3.3 Công tác tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin phục vụ đăng ký doanh nghiệp ................................................................................................... 47 2.3.4 Công tác kết nối hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế ........................................................................................ 49 2.3.5 Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp .............................................................................................................. 51 2.3.6 Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về đăng ký doanh nghiệp ......................................................................................................................... 56 2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ......................................... 60 2.4.1 Phân tích các yếu tố bên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................ 60 2.4.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................ 65 2.4.3 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng chưa tốt đến quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghịêp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................... 68 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ............................................................. 70 3.1 Quan điểm quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam ....... 70 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................................................................. 70 3.1.2 Mục tiêu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................................... 71 3.2 Định hướng phát triển về công tác quản lý đăng ký doanh nghiệp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................. 72 3.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ......................................................................................................................... 72 3.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc................................................................... 73 3.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc................................................................ 74 3.3.3 Kinh nghiệm của Singapore................................................................... 75 3.3.4 Kinh nghiệm của Na Uy......................................................................... 76 3.4 Bài học kinh nghiệm cho đổi mới quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam .......................................................................................... 78 3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ......................................................................................................... 78 3.5.1 Giải pháp cải cách hành chính tại Cục Quản lý đăng ký kinh doanh .... 78 3.5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.................................................... 88 3.5.3 Giải pháp định hướng khác ................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài Lực lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước ở nước ta được hình thành từ cuối những năm 1980 đầu những năm 1990. Tuy nhiên, trong suốt thập kỷ 1990, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lý tập trung, mang tính dè dặt, thận trọng. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp giai đoạn này chủ yếu mang tính kiểm soát, kìm hãm doanh nghiệp. Do vậy, lực lượng doanh nghiệp thời kỳ này chưa thực sự phát triển, đòi hỏi đối với công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp không cao. Sang đầu thế kỷ 21, cộng đồng doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tiếp theo Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực vào ngày 01/07/2006, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/4/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2010 đã tạo ra một bước tiến mới trong tiến trình cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, xoá bỏ cơ bản các rào cản đăng ký gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp. Kết quả là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng đều qua các năm, nhờ vậy, trong 5 năm 2006 – 2010, đã có 343,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập (cao gấp 2,3 lần so với 5 năm 2001- 2005) với tổng số vốn đăng ký đạt 2.600 nghìn tỷ đồng (cao gấp 8,4 lần so với cùng 5 năm 2001 2005); tính đến hết năm 2011, cả nước đã có 623,7 nghìn doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Năm 2012, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong phạm vi cả nước là 70 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký mới là 467 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2013, cả nước đã có gần 80 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp thành lập đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng của công tác quản lý đối với doanh nghiệp. Do vậy, công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp cần phải tăng cường và đổi mới. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực, song, về cơ bản, công tác quản lý đối với doanh nghiệp nói chung và đăng ký doanh nghiệp nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong các nội dung của 1 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B quản lý nhà nước về doanh nghiệp thì đăng ký kinh doanh có sự tiến bộ nhiều nhất. Trong khi đó, công tác xây dựng pháp luật doanh nghiệp vẫn chậm đổi mới, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp chưa được quan tâm, năng lực thanh-kiểm tra của cơ quan quản lý còn yếu. Do đó, tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp như trốn thuế, mua bán hóa đơn trái phép, lừa đảo, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm… diễn ra phổ biến. Ở một số lĩnh vực, quản lý nhà nước đã bị buông lỏng, gây ra tình trạng doanh nghiệp “nhờn luật”, sẵn sàng vi phạm pháp luật, chịu xử phạt để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để khắc phục những mặt tiêu cực của doanh nghiệp, bắt kịp với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp thì quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp phải được đổi mới, các nội dung quản lý phải được phát triển cân bằng hơn, trình độ, năng lực của chủ thể quản lý cũng phải được nâng cao để phù hợp với đối tượng bị quản lý. Với những lý do trên, Đề tài “Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư” được nghiên cứu dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp để khắc họa cụ thể thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp, từ đó đánh giá đúng những mặt tích cực cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn Mục đích nghiên cứu của Luận văn là tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để khắc họa cụ thể thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại đây, từ đó đánh giá đúng những mặt tích cực cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp. 2 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 3. Đối tượng nghiên cứu Những nội dung cơ bản về quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với đăng ký doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới. - Về thời gian: Luận văn xem xét, đánh giá thực trạng đăng ký của các doanh nghiệp và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu Về việc thu thập và xử lý số liệu, Luận văn sử dụng phương pháp thống kê; cụ thể là tổng hợp, phân tích, so sánh các nguồn số liệu từ các báo cáo thống kê trong nước của các cơ quan Chính phủ đặc biệt là Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như một số nguồn số liệu khác. Bên cạnh đó, Luận văn cũng vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. 6. Những đóng góp của Luận văn Từ khái niệm quản lý nhà nước và nội dung đăng ký kinh doanh, Luận văn đã đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luận văn đã đưa ra 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm nhóm yếu tố bên trong cơ quan quản lý nhà nước như Hệ thống các văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; Năng lực, trình độ 3 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước làm việc trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống quản lý thông tin đăng ký doanh nghiệp trong cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp; Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài cơ quan quản lý nhà nước như Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần có sự quản lý nhà nước chặt chẽ hơn; Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp; Sự phát triển của hệ thống công nghệ - thông tin; Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luận văn đã đưa ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng không tốt đến công tác này. Đồng thời, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước được đánh giá có môi trường kinh doanh thuận lợi, Luận văn đã đưa ra 03 giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp - Chương II: Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Chương III: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp 1.1.1 Đăng ký doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về đăng ký doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiến hành cải cách toàn diện môi trường kinh doanh và công tác đăng ký kinh doanh bằng việc ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999. Về cơ bản, Luật Doanh nghiệp đã thay đổi bản chất của việc đăng ký kinh doanh từ “xin phép được tiến hành kinh doanh” sang “thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự hiện hữu của doanh nghiệp”. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh đã được cải cách cơ bản, đơn giản hóa và rút ngắn nhiều lần so với trước đây. Những thay đổi mà cải cách đem lại đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh phải khẩn trương được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cải cách. Trước tình hình đó, để chỉ đạo kịp thời và quyết liệt công cuộc cải cách môi trường kinh doanh, một số các văn bản hướng dẫn quan trọng đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành: Ngày 31/12/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/2000/CTTTg về việc đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp [7]. Ngày 02/8/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 17/2002/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp [8]. Ngày 11/12/2003, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa[9]. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 [6]. 5 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010) [11]. Ngày 27/02/2007, liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công an và Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp [1]. Ngày 30/11/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp [12]. Ngày 29/7/2008, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công an và Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Thay thế Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA) [2]. Ngày 15/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp [13]. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì khái niệm về đăng ký doanh nghiệp được hiểu: “Đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại hình doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”[13]. Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được nhà nước bảo hộ. 1.1.1.2 Hình thức đăng ký doanh nghiệp - Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp: Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân; Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; Đăng ký thành lập công ty cổ phần; Đăng ký thành lập công ty hợp danh. 6 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B - Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty CP; Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty; Đăng ký thay đổi cổ động sáng lập công ty CP; Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thuế; Đăng ký giải thể doanh nghiệp... 1.1.1.3 Quy trình đăng ký doanh nghiệp + Nộp hồ sơ trực tiếp bằng bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia khi: - Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP; - Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp; - Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; - Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 7 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B Hình 1. Quy trình đăng ký doanh nghiệp trực tiếp bằng bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh + Nộp hồ sơ qua mạng điện tử - Không sử dụng chữ ký số công cộng Bước 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác thực hồ sơ và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bước 2: Sau khi hoàn thành quy trình gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bước 3: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy biên nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. 8 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B Bước 5: Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 6: Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện. Hình 2. Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử không sử dụng chữ ký số công cộng - Sử dụng chữ ký số công cộng Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 9 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B Bước 2: Sau khi hoàn thành quy trình gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. Hình 3. Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng 1.1.2 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “quản lý”. Có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị, cũng có quan điểm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Quan niệm chung nhất được nhiều giáo trình liên quan đến khoa học quản lý, quản trị đưa ra như sau: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá 10 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [5]. Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một hệ thống tổ chức nằm trong xã hội. Nếu xét theo góc độ đối tượng quản lý thì có thể chia hoạt động quản lý thành 3 loại: - Loại thứ nhất: là hoạt động của con người điều khiển các vật hữu sinh không phải con người để bắt chúng phải thực hiện ý đồ điều khiển. Ví dụ như hoạt động trồng trọt, chăn nuôi… - Loại thứ hai: là hoạt động của con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắt chúng thực hiện theo ý đồ của người điều khiển. Ví dụ như hoạt động điều khiển máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải… - Loại thứ ba: là hoạt động con người điều khiển con người. Loại hình này được gọi là quản lý xã hội. Quản lý xã hội được Mác coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động [5]. Hiện nay, khi nói đến quản lý, thông thường người ta nghĩ đến quản lý xã hội. Trong các chủ thể tham gia quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội một cách toàn diện, toàn dân bằng pháp luật, thể hiện như sau: - Thứ nhất, quản lý toàn dân là Nhà nước quản lý toàn bộ những người sinh sống và đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm cả những người không phải là công dân. - Thứ hai, quản lý toàn diện là Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở luật pháp quy định. - Thứ ba, quản lý bằng pháp luật là việc Nhà nước đưa ra một hệ thống quy định pháp luật buộc nhà nước, toàn dân phải tuân theo các quy định đó, nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan