Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn dạy học module máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật tại trường ca...

Tài liệu Luận văn dạy học module máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ thành phố hồ chí minh

.PDF
100
437
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----  ----- HOÀNG THỊ THÚY DẠY HỌC MODULE MÁY ĐIỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----  ----- HOÀNG THỊ THÚY DẠY HỌC MODULE MÁY ĐIỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA HÀ NỘI – 2017 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong phòng sau đa ̣i ho ̣c chuyên ngành lý luâ ̣n và phương pháp da ̣y ho ̣c bô ̣ môn kỹ thuâ ̣t công nghiêp̣ Trường Đa ̣i Ho ̣c Sư Pha ̣m Hà Nô ̣i đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS TS. Đă ̣ng Văn Nghiã - người đã trực tiếp khuyến khích, hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách nhiệm. Xin cảm ơn sâu sắc Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh Trường cao đẳ ng Kỹ Nghê ̣ II đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn HOÀ NG THI ̣ THÚY MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC 5 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học theo định hướng sáng 5 tạo kỹ thuật 1.1.1 Trên thế giới. 1.1.2 Ở Việt Nam 1.2. Một số khái niệm cơ bản …………………………………….……. 9 1.2.1. Sáng tạo…………………………………………………….…... 9 1.2.1.1 Khái niệm về sáng tạo………………………………………. 9 1.2.1.2 Cấu trúc tâm lí của sự sáng tạo……………………………….. 13 1.2.1.3 Các cấp độ của sự sáng tạo …………………………………… 13 1.2.1.4 Tư duy sáng tạo……………………………………………… 13 1.2.2. Sáng tạo kỹ thuật ……………………………………………….. 16 1.3. Dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật ………………… ..….. 16 1.3.1. Bản chất của quá trình dạy học………………………………..… 16 1.3.1.1 Bản chất của hoạt động học……………………………………. 16 1.3.1.2 Bản chất của hoạt động dạy ………………… 23 1.3.1.3 Sự tương tác trong hệ dạy - học … 23 1.3.1.4. Bản chất của hoạt động dạy học ở đại học ………………….…. 24 1.3.2. Đặc điểm dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật ………… 25 1.3.2. Đặc điểm dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật ………… 27 1.3.3. Tiến trình dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật ………. 27 1.3.3.1 Nguyên tắc vận dụng………………………………………… 28 1.3.3.2 Qui trình thiết kế bài dạy theo định hướng sáng tạo kỹ thuật….. 31 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dạy học theo định hướng sáng 31 tạo kỹ thuật 1.3.4.1 Những yếu tố thuộc về chủ quan học sinh:…………………… 31 1.3.4.2 Những yếu tố thuộc về khách quan:…………………………... 33 1.4. Thực trạng tình hình dạy học module Máy điện ở trường Cao 34 đẳng Kỹ nghệ II 1.4.1. Sơ lược về quá trình dạy học module Máy điện ………………. 34 1.4.2. Thực trạng dạy học module Máy điện theo định hướng 35 sáng tạo kỹ thuật Kết luận chương 1…………………………………………………… 37 38 CHƯƠNG 2: DẠY HỌC MODULE MÁY ĐIỆN THEO ĐINH ̣ HƯỚNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT 2.1. Khái quát về module Máy điện trong chương trình đào tạo 38 nghề điện công nghiệp, trình độ cao đẳng nghề 2.1.1. Mục tiêu và chuẩn kĩ năng nghề của module…………………... 38 2.1.2. Vai trò, vị trí của module…………………………………… 38 2.1.3. Nội dung chương trình của module……………………………... 38 2.1.4. Đặc điểm của module………………………………………… 40 2.1.4.1 Tính lôgic của module……………………………………… 40 2.1.4.2 Tính cụ thể của môn học……………………………………… 41 2.1.4.3 Tính trừu tượng của module ……………………………… 41 2.1.4.4 Tính tổng hợp của module…………………………………… 42 2.1.4.5 Tính thực tiễn của module…………………………………… 42 2.1.5. Điều kiện thực hiện dạy học module……………………………. 42 2.2. Một số biện pháp dạy học module Máy điện theo định hướng 43 sáng tạo kỹ thuật. 2.2.1. Nguyên tắc dạy học module theo định hướng sáng tạo kỹ 44 thuật. 2.2.2. Vận dụng phương pháp “ tập kích não”………………………… 44 2.2.3. Vận dụng phương pháp “tương tự hoá”…………………….…… 46 2.2.4. Vận dụng phương pháp “mô hình hoá”…………………………. 46 2.2.5 Phân tích các bước thiết kế bài dạy lí thuyết……………………. 46 2.2.6 Quy trình vận dụng một số PPLST trong thiết kế bài dạy 48 máy điện 2.2.6.1 Quy trình thiết kế bài dạy có vận dụng PPLST 48 2.2.6.2 Nội dung các bước…………………………………………… 49 2.3. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA ........................................................ 52 Kết luận chương 2…………………………………………………… 74 CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM SƯ PHẠM……………………… 76 3.1. Mục đích, nhiệm vụ kiểm nghiệm…………………… 76 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm……………………………………… 76 3.1.2. Nhiệm vụ kiểm nghiệm………………………………………… 76 3.2. Đối tượng và quá trình kiểm nghiệm…………………………… 77 3.2.1. Đối tượng kiểm nghiệm………………………………………... 77 3.2.2. Chuẩn bị kiểm nghiệm……………………………………… 77 3.2.3. Triển khai nội dung kiểm nghiệm……………………………… 77 3.2.4. Đánh giá kết quả kiểm nghiệm…………………………………. 77 Kết luận chương 3…………………………………………………….. 86 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SGK Sách giáo khoa PPGD Phương pháp giảng dạy TB Trung bình Gv Giáo viên Hs Học sinh DĐXC Dòng điện xoay chiều DĐĐH Dao động điều hòa Cđdđ Cường độ dòng điện Hđt Hiệu điện thế DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân chia nội dung theo từng PPLST…………………… 50 Bảng 3.1. Bảng phân phối xác suất (số SV Fi đạt điểm Xi)…………….... 79 Bảng 3.2: Bảng tần suất fi(%) (số % SV Fi đạt điểm Xi)………………… 79 Bảng 3.3: Bảng tần suất hội tụ tiến fa(%)(% số SV Fi đạt điểm Xi)…….. 80 Bảng 3.4: Phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp đối chứng………………………………………………………………. 81 Bảng 3.5: Phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp thực nghiệm……………………………………………………………… 81 Bảng 3.6: So sánh các tham số thống kê…………………………………… 82 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Quá trình sáng tạo…………………………………………… 15 Hình 1.2. Quy trình thiết kế bài dạy có vận dụng PPLST KHKT……… 29 Hình 2.1: Quy trình thiết kế bài dạy lí thuyết…………………………. 47 Hình 2.2: Quy trình thiết kế bài dạy máy điện có vận dụng PPLST…… 49 Hình 2.3: Mô hình máy biến thế……………………………………….. 57 Hình 2.4: Các da ̣ng máy biến thế……………………………………….. 59 Hình 2.5 Nguyên lý hoa ̣t đô ̣ng của MBT………………………………. 59 Hình 2.6 Ký hiê ̣u cuô ̣n dây trong MBT……………………………….. 59 Hình 2.7 Sơ đồ từ thông cha ̣y trong lõi thép………………………….. 60 Hình 2.8 Các mức biến đổi hiệu điện thế………………………………. 63 Hình 2.9 Bộ thí nghiệm tạo từ trường quay……………………………. 67 Hình 2.10 Từ trường quay của đô ̣ng cơ…………………………. 69 Hình 2.11 Hướng của véc tơ cảm ứng từ tổ ng …………………. 71 Hình 2.12 Cấ u ta ̣o đô ̣ng cơ KĐB 3 pha………………………………... 72 Hình 2.13 Vi tri ̣ ́ các cuô ̣n dây quấ n trên stato…………………………. 72 Hình 2.14 Sơ đồ cấ u ta ̣o đô ̣ng cơ KĐB 1 pha…………………………. 73 Hình 3.1: Đường tần suất của các lớp thực nghiệm và đối chứng……... 84 Hình 3.2: Đường tần suất hội tụ tiến của các lớp thực nghiệm và đối chứng……………………………………………………. 84 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đang trở thành một vấn đề cấp bách. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã trở thành một vấn đề cấp thiết. Bước sang cơ chế thị trường, định hướng đào tạo hướng cung đã không còn phù hợp tình hình thực tế. Ngày nay, với quy luật cung - cầu của thị trường lao động, đào tạo phải hướng tới đáp ứng tối đa được nhu cầu lao động kỹ thuật của khách hàng về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ, do vậy để tồn tại và phát triển, các trường dạy nghề phải chuyển sang đào tạo theo "hướng nhu cầu". Nghị quyết Hội nghị trung ương VIII của Đảng ta nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường kế t hơ ̣p với giáo dục gia đình và giáo du ̣c xã hội.” Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II có đặc thù là trường đào tạo nghề nên nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong chương trình đào tạo nghề Điện Công Nghiệp, có nhiều môn học, module có nội dung phức tạp, có tính trừu tượng hoá cao và cần cập nhật nhiều kiến thức công nghệ mới. Mục tiêu của chương trình đào tạo là người học sau khi tốt nghiệp phải có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là triển khai đào tạo theo module và theo định 1 hướng sáng tạo kỹ thuật . y nhiên, đối với đào tạo nghề Điện Công Nghiệp, việc thực hiện giải pháp này vẫn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa được như mong muốn. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Dạy học module Máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề xuất biện pháp dạy học module Máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo nghề tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II 3.2. Đối tượng nghiên cứu Lý luận dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật của sinh viên; quá trình dạy học module Máy điện. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Dạy học module Máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng bài giảng và thực hiện dạy học module Máy điện trình độ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II theo định hướng sáng tạo kỹ thuật của người học thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật của người học. 2 - Vận dụng lý luận dạy theo định hướng sáng tạo kỹ thuật của người học để biên soạn bài giảng của module Máy điện trình độ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II. - Thực nghiệm sư phạm để minh chứng cho giả thuyết khoa học và tính khả thi của việc dạy học module Máy điện trình độ cao đẳng nghề theo định hướng sáng tạo kỹ thuật cho sinh viên. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm địnhcác giáo án được biên soạn theo định hướng sáng tạo kỹ thuật cho người học để minh chứng cho giả thuyết khoa học được đề ra và tính khả thi của việc thực hiện dạy học module Máy điện Sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng về dạy học module Máy điện và khả năng vận dụng dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật cho người học tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát thực nghiệm. VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật Chương 2: Dạy học module Máy điện theo định hướng sáng tạo kỹ thuật 3 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT “Mục đích giáo dục không phải thông tin về những giá trị của quá khứ mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai” John Dewey 1.1 TỔNG QUAN (LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ) 1.1.1 Trên thế giới. Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo, mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ sĩ, nghệ nhân…Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người, làm cho xã hội phát triển đều là hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, hoạt động sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển. Con người trong hoạt động sáng tạo vừa tiếp thu những kinh nghiệm của những thế hệ đi trước để lại, vừa tích cực tìm kiếm, phát hiện những kinh nghiệm mới, không ngừng làm phong phú những kinh nghiệm xã hội lịch sử nhằm cải tạo thế giới, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về khả năng sáng tạo của con người đang ngày càng được quan tâm và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy mà sáng tạo được nghiên cứu bởi rất nhiều các ngành khoa học kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, không phải đến bây giờ chúng ta mới nói đến sáng tạo. Từ xa xưa, người ta nói đến sáng tạo với những tên tuổi tài năng, các thiên tài trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghệ thuật…Chính vì vậy, họ chỉ tập trung vào mô tả, giải thích chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu bản chất và quy luật của hoạt động sáng tạo. Cũng từ quan điểm đó mà trước đây nguồn lực duy nhất đề 5 nghiên cứu vấn đề sáng tạo là hồi kí, các tác phẩm nghệ thuật mang tính tự thuật, các phát minh, sáng chế…Quan điểm này đã làm hẹp phạm vi nghiên cứu của các nhà khoa học, điều này đã làm hạn chế khả năng thu thập tài liệu nghiên cứu nếu như chỉ mô tả (tự thuật) bởi vì chúng ta biết rằng không phải chỉ có người tài năng mới có hoạt động sáng tạo mà mỗi cá nhân con người cũng như người học trong các cấp bậc học đều tiềm ẩn một khả năng sáng tạo nhất định. Vào thế kỷ thứ 3, ở thành phố Alexandria thuộc Hy Lạp cổ, nhà toán học Pappos đã đặt nền móng khởi đầu cho khoa học nghiên cứu về tư duy sáng tạo đề xây dựng các phương pháp, quy tắc làm sáng chế và phát minh trong mọi lĩnh vực. Ông đặt tên cho khoa học này là Heuristics (lấy gốc là từ Eureka – Tìm ra rồi). Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và mục đích của nó, Heuristics có thể dịch sang tiếng Việt là khoa học sáng tạo. Sau Pappos, mặc dù có nhiều nhà khoa học như Leibnitz, Bolzano…. Đã cố gắng xây dựng và phát triển tiếp Heuristics, nhưng trên thực tế ít người biết đến nó và nó dần đi vào quên lãng. Sau cuộc chiến trang thế giới lần thứ 2 nhu cầu xã hội bắt đầu trên con đường phát triển tốc độ phát triển của xã hội và sự cạnh tranh ngày càng tăng nhờ vậy, khoa học sáng tạo chuyển sang thời kỳ mới phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Như vậy, Heuristics là một khoa học nghiên cứu về phương pháp và quy tắc sáng chế, phát minh trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Bên cạnh đó các nhà xã hội học cũng có những đóng góp to lớn trong việc giải quyết các vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng bản chất của hoạt động sáng tạo là trí tưởng tượng, đây được coi là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, các nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo khoa học kĩ thuật bắt đầu xuất hiện. Đến thế kỷ XX, bắt đầu nghiên cứu hoạt động sáng tạo của sự phát triển trí tuệ và thời kỳ này nước Mỹ là cường quốc về sáng tạo, đi đầu trong việc nhiên cứu về sáng tạo khoa học kỹ thuật. 6 Năm 1920, Lewis Terman tiến hành nghiên cứu sáng tạo đối với những học sinh có chỉ số thông minh trên 140. Dựa trên công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu sáng tạo, phương pháp nghiên cứu sáng tạo. Năm 1934, cuốn sách đầu tiên về sáng tạo được xuất bản ở Mỹ là cuốn sách của Alex Osborn. Ông là một nhà kinh doanh nhưng lại quan tâm đến lí luận về vấn đề sáng tạo, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Trong lời nói đầu của cuốn sách, ông viết ông đã dành khá nhiều thời gian và không ít tiền bạc để hỗ trợ xu hướng sáng tạo trong giáo dục. Thành công của ông là trong lĩnh vực kinh doanh, chính là nhờ ông phát minh ra phương pháp tạo cho mình nhiều ý tưởng đó là phương pháp “tập kích não”. Đến những năm 60, 70 của thế kỷ XX được đánh giá là thời kì hoàng kim của việc nghiên của về sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực như khoa học kĩ thuật, nghệ thuật,….Lúc này sáng tạo được quan tâm trở lại một cách có hệ thống. Người có công lớn là J.P.Guilford, ông đã gợi mở các vấn đề có ý nghĩa quan trọng định hướng cho hoạt động sáng tạo nhất là sáng tạo trong khoa học kĩ thuật. Ông cũng khẳng định rằng: sáng tạo là một thành phần của trí tuệ con người, nó có vai trò quan trọng hơn trí thông minh đối với sự thành bại của con người. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự sáng tạo mục đích nhằm phát triển năng lực và kích thích khả năng sáng tạo của con người. Ở các nước XHCN, vấn đề sáng tạo cũng được quan tâm nhưng muộn hơn trong hai thập niên năm 60, 70 của thế kỷ XX. Trong đó ở Liên Xô cũ có nhiều tác giả nghiên cứu và có những công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề sáng tạo. Tác giả Genric Altshuller là một trong những người đi tiên phong vĩ đại trong lĩnh vực khoa học sáng tạo đầy mới mẻ, hấp dẫn này. Ông đã viết hàng chục quyển sách và khoảng 400 bài báo về các vấn đề liên quan đến khoa học sáng tạo, ông đã tìm ra được nguyên tắc giải bài toán sáng chế - TRIZ. Tác giả V.N.Puskin nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của tư duy sáng 7 tạo và hoạt động vô thức. Ngoài ra có hai tác giả tiêu biểu là X.L.Rubinstein và L.X.Vưgôtxki đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng qua lại của tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo và khẳng định tưởng tượng có vai trò rất lớn đối với hoạt động sáng tạo và là một thành phần không thể thiếu của tư duy sáng tạo. 1.1.2 Ở Việt Nam Ở nước ta, những hoạt động liên quan đến khoa học về tư duy sáng tạo mới thực sự bắt đầu vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, những hoạt động này còn mang tính tự phát dựa trên sự nhiệt tình và sáng kiến của một số cá nhân, đoàn thể và cơ quan, chưa có tổ chức thống nhất, như đối với những môn khoa học khác du nhập vào nước ta từ lâu. Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, GS VS. Nguyễn Cảnh Toàn đã dạy sinh viên toán sáng tạo qua hướng dẫn nghiên cứu khoa học và ông viết rất nhiều bài báo về dạy và học sáng tạo. GS TS. Nguyễn Văn Lê đã viết tác phẩm “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo” (NXB Giáo dục 1988). Cuốn sách đầu tiên ở nước ta viết về sáng tạo được độc giả rất hoan nghênh. Gần đây, trong khuôn khổ các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước và trong đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, viện khoa học giáo dục là cơ quan khoa học đầu tiên quan tâm đến vấn đề nghiên cứu sự sáng tạo của học sinh. Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về bản chất, cấu trúc tâm lí sáng tạo…Từ đó tìm ra con đường giáo dục phát huy tính sáng tạo, học và dạy cho học sinh cách tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó đã có một số luận văn thạc sĩ giáo dục, tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Hiện nay, TSKH Phan Dũng đã thành lập trung tâm sáng tạo khoa học - kĩ thuật (TSK) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trung tâm này đã xây dựng chương trình, biên soạn nhiều tài liệu một cách bài bản và tổ chức nhiều khoá học sơ cấp về phương pháp luận sáng tạo khoa học - kĩ thuật. Các 8 kiến thức về “Phương pháp luận sáng tạo khoa học kĩ thuật” nhằm mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp và các kĩ năng suy nghĩ (tư duy sáng tạo) tiên tiến đang được dạy trong nhiều trường học, công ty ... trên thế giới nhằm phát triển nguồn nhân lực sáng tạo có ý nghĩa thực tiễn cho xã hội. Ở nước ta, những công trình nghiên cứu về sáng tạo còn chưa nhiều. Còn vấn đề nghiên cứu và áp dụng phương pháp luận sáng tạo khoa học kĩ thuật đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm bởi những tri thức hết sức mới mẻ có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, việc áp dụng cụ thể PPLST KHKT vào dạy học các môn học vẫn chưa được áp dụng. Ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội PGS.TS Nguyễn Văn Khôi có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ nghiên cứu về vấn đề sáng tạo đó là “Vận dụng một số phương pháp sáng tạo công nghệ trong dạy học kĩ thuật”, đã vận dụng một số phương pháp sáng tạo công nghệ trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn PPDH KTCN. Tuy nhiên, việc vận dụng dạy học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật vào dạy học môn học cụ thể như module Máy điện thì chưa có ai nghiên cứu đến. Vì vậy, việc vận dụng học theo định hướng sáng tạo kỹ thuật trong dạy học module Máy điện là một vấn đề mà tác giả rất quan tâm và tiến hành nghiên cứu trong đề tài này. 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Sáng tạo 1.2.1.1 Khái niệm về sáng tạo Chúng ta có thể xem xét khái niệm sáng tạo dưới nhiều góc độ khác nhau: Ở góc độ ngôn ngữ học, sáng tạo là làm ra cái gì đó chưa hề có. Khái niệm này tương đối gần gũi và được coi là cách hiểu cụ thể nhất về sáng tạo. 9 Ở góc độ xã hội học, sáng tạo được hiểu là thành phần, kiểu, chất lượng đặc biệt của hoạt động cá nhân và nhóm xã hội, định hướng vào sự nhận thức những hiện tượng, những quan hệ và những quy luật mới cũng như sự tạo ra thế giới vật chất và thế giới tinh thần mới, hoàn thiện, theo hướng tiến bộ xã hội. Ở góc độ triết học thì: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới về vật chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật, quân sự…Có thể nói rằng, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần” Ở góc độ tâm lí, sáng tạo cũng được xem dưới nhiều góc độ khác nhau: * Dưới góc độ quá trình: Theo tác giả E.P.Torrance (1962) “Sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thiết, thử nghiệm ý tưởng này đến kết quả…kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”. Bên cạnh đó tác giả M.Willson cũng định nghĩa “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, các dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp những yếu tố khác nhau” .Như vậy ở góc độ này, sáng tạo là một quá trình (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) và sản phẩm tạo ra mang tính mới mẻ và độc đáo. Bản chất của quá trình sáng tạo là quá trình con người xây dựng, kiểm nghiệm giả thuyết để cho ra sản phẩm. * Dưới góc độ sản phẩm: Theo tác giả Ghiselin “Sản phẩm sáng tạo là cấu dạng mới nhất của thế giới kinh nghiệm, được tạo nên bằng sự cấu trúc lại những kinh nghiệm đã có trước đó, thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan hệ giữa anh ta với thế giới ấy” Một trong những tiêu chí để đánh giá một cá nhân sáng tạo là thông qua sản phẩm của hoạt động cá nhân. Sản phẩm được gọi là sáng tạo khi nó mới, độc đáo và có giá trị. Người ta coi đó là tiêu chí để phân biệt giữa sản phẩm 10 sáng tạo hay không sáng tạo. Hạn chế của tác giả này là chỉ bàn đến sản phẩm sáng tạo ở dạng vật chất. Khắc phục hạn chế đó, tác giả Guilforld đã khẳng định: sản phẩm sáng tạo bao gồm sản phẩm sáng tạo cụ thể có thể cảm nhận được và sản phẩm sáng tạo tồn tại dưới dạng sản phẩm của tư duy - ý tưởng. Như vậy, nếu sản phẩm được tạo ra là mới, độc đáo và có giá trị thì được gọi đó là sản phẩm sáng tạo. Điều này chứng minh rằng: sáng tạo không chỉ có ở những thiên tài, nhà bác học, mà nó thuộc về tất cả mọi người, kể cả những người bình thường nhất. Luận điểm này phù hợp với quan điểm của L.X.Vưgôtxki mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên. * Dưới góc độ nhân cách: Trong những người theo trường phái này có thể kể đến là nhà tâm lí người Đức Pippig. Theo ông: “Tính sáng tạo là thuộc tính nhân cách đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lí, mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, bằng tư duy độc lập tạo ra được những ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện của cá nhân hay của xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp mới, độc đáo, thích hợp với vấn đề đặt ra” . Như vậy, để có sản phẩm sáng tạo cần có sự tổng hợp các thuộc tính tâm lí của nhân cách bao gồm các sản phẩm và năng lực. Nhờ đó những phẩm chất và năng lực đó là các giải pháp mới, có lợi để giải quyết những vấn đề được xuất hiện, giúp cá nhân tạo ra sản phẩm sáng tạo. Theo tác giả K.K.Urban “Tính sáng tạo của con người là thuộc tính nhân cách bộc lộ trong sản phẩm hoạt động mới mẻ, độc đáo, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới mẻ, gây ngạc nhiên cho người khác”. Như vậy, mỗi cách tiếp cận vấn đề sáng tạo đều có khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, trong tâm lí học thì định nghĩa sáng tạo dưới góc độ nhân cách được sử dụng nhiều hơn cả, bởi lẽ nó phản ánh được bản chất của sự sáng tạo, trong đó sáng tạo được được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau và được khẳng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan