Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn chất trữ tình trong tản văn của phan thị vàng anh, đỗ bích thúy, nguyễn...

Tài liệu Luận văn chất trữ tình trong tản văn của phan thị vàng anh, đỗ bích thúy, nguyễn ngọc tư

.PDF
97
1011
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ YẾN CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TẢN VĂN CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH, ĐỖ BÍCH THÚY, NGUYỄN NGỌC TƯ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam hiện đại Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Văn Sơn HÀ NỘI NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thầy của tôi: Thầy giáo – TS Chu Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tiếp theo, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng Sau Đại học, khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô, các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Yến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 5 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 Chương 1: TẢN VĂN VÀ QUAN NIỆM CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH, ĐỖ BÍCH THÚY, NGUYỄN NGỌC TƯ VỀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TẢN VĂN...................................................................................... 7 1.1. Tản văn ............................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 7 1.1.2. Đặc trưng...................................................................................... 8 1.1.3. Tản văn trong đời sống văn học đương đại .............................. 12 1.2. Chất trữ tình .................................................................................... 14 1.2.1. Chất trữ tình ............................................................................... 14 1.2.2. Trữ tình trong văn xuôi – một dạng thức giao thoa thể tài ..... 15 1.2.3. Chất trữ tình trong tản văn ....................................................... 16 1.3. Quan niệm của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư về chất trữ tình trong tản văn ............................................... 17 1.3.1. Phan Thị Vàng Anh ................................................................... 17 1.3.2. Đỗ Bích Thúy ............................................................................. 19 1.3.3. Nguyễn Ngọc Tư ........................................................................ 20 Chương 2: CHẤT TRỮ TÌNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CẢM HỨNG .................................................................................. 24 2.1. Cảm hứng về quê hương ................................................................. 24 2.2. Cảm hứng về thân phận con người ............................................... 37 2.3. Cảm hứng về thời thế ...................................................................... 45 Chương 3: CHẤT TRỮ TÌNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ............................................................................. 56 3.1. Hình tượng cái tôi trữ tình ............................................................. 56 3.2. Cách kiến tạo hình ảnh ................................................................... 61 3.3. Giọng điệu ........................................................................................ 67 3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật ....................................................................... 72 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tản văn là một thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, tản văn gần như không được để tâm đến thậm chí bị coi là thể loại “đi ngoài lề” đời sống văn học. Ở Việt Nam, chỉ từ 1986 trở đi , tản văn mới được chú ý đến và mới thực sự là giai đoạn “lên ngôi” của tản văn. Những công trình nghiên cứu, phê bình về tản văn còn chưa nhiều. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu khai thác mảnh đất tản văn vẫn đang còn mới mẻ này. 1.2. Trong hai thập kỉ gần đây, nền văn học Việt Nam đã và đang “tự làm mới mình” với sự xuất hiện của một thế hệ các nhà văn trẻ đầy tài năng, giàu tâm huyết. Đặc biệt sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ đã tạo nên một luồng sinh khí mới cho nền văn học nước nhà. Trên văn đàn, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư đều là những tài năng trẻ độc đáo được bạn đọc vô cùng yêu thích và được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng có uy tín của giới văn học. Đã có không ít công trình tìm hiểu về truyện ngắn, tiểu thuyết của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, đề cập một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống đến tản văn của ba tác giả đó. Đọc tản văn Phan Thị Vàng Anh ta thấy một cây bút nữ thông minh, sắc sảo, một thái độ nhập cuộc đầy xông xáo. Đọc tản văn Đỗ Bích Thúy lại để lại dấu ấn của một chất văn đằm thắm, ăm ắp tình người. Điều đặc biệt nữa, đọc tản văn Đỗ Bích Thúy ta như lạc vào một không gian văn hóa miền núi với những cánh rừng, dòng sông ngập tràn hương sắc của mận, trám.... Trong khi đó cũng đậm cái tình trong trang viết nhưng tản văn Nguyễn Ngọc Tư mang màu sắc riêng của vùng miệt vườn Nam Bộ ở sự chân chất, giản dị, hồn hậu. Văn Nguyễn Ngọc Tư rất đời thường, đời đi vào văn tự nhiên như hơi thở. Người đọc đọc văn Nguyễn 1 Ngọc Tư có cảm giác gần gũi, thân thương, nhỏ nhẹ như nghe người con gái quê đang vừa hái rau muống vừa kể chuyện vậy. Ba cây bút trẻ đầy nội lực, ba gương mặt tản văn, ba phong cách khác nhau, ba vùng miền văn hóa khác nhau tạo sức hút cho người viết luận văn mong muốn khám phá, nghiên cứu. 1.3. Tản văn là thể loại dung hợp cả hai yếu tố tự sự và trữ tình. Tuy vậy, từ góc nhìn giới, tản văn nữ thiên về cảm xúc. Trong tản văn của nữ giới, sự kiện ngổn ngang chỉ là bề mặt, mạch ngầm là cảm xúc, tình cảm. Cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ đạo trong nhiều tập tản văn của các nhà văn nữ. Do vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba cây bút nữ tiêu biểu là Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. Đó là những lí do cơ bản thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: Chất trữ tình trong tản văn của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về tản văn: Thể loại tản văn xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX. Người mở đường cho thể loại tản văn có thể kể đến Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Tuy nhiên, gần như trong một giai đoạn dài, tản văn là thể loại chưa được để tâm. Chỉ đến hai thập kỉ gần đây, văn đàn văn học nở rộ nhiều cây bút viết tản văn và nhiều cuốn tản văn trở thành best seller, người ta bắt đầu nhìn lại vị trí của thể loại này trong dòng văn học đương đại. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về tản văn gần như chưa có nhiều nếu không muốn gọi là còn rất ít. Đến những năm 90 của thế kỉ XX mới xuất hiện một số công trình bàn tới tản văn với tư cách như là một thể loại văn học. Có thể kể đến ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại ( Nxb Giáo dục - 1998) cho rằng tản văn là một tiểu loại của kí. Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học ( Nxb Giáo dục - 2004) 2 cũng xác định tư cách độc lập của tản văn, coi nó là một loại hình ngang hàng với thơ, kịch, tiểu thuyết. Năm 2008, xuất hiện công trình luận án của tiến sĩ Lê Trà My nghiên cứu về tản văn: Tản văn Việt Nam thế kỉ XX từ cái nhìn thể loại đã góp phần khái quát những vấn đề lí luận của thể loại tản văn cũng như quy luật tồn tại và phát triển của nó trong đời sống văn học. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. Sáng tác văn chương nói chung và văn xuôi nói riêng từ thâp kỉ 90 trở lại đây đã đươc kiến thiết bởi những người viết trẻ, nhất là xuất hiện nhiều cây bút nữ tài năng. Họ là lực lượng hùng hậu để tạo nên luồng gió mới cho các sáng tác thế kỉ XXI. Chính vì vậy văn xuôi của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư giành được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình. Trong Không gian và khoảnh khắc văn chương, dịch giả Huỳnh Phan Anh có viết “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một nhà văn sớm định hình ngay từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ”.Hay trong bài Sân chơi của Vàng Anh (Huỳnh Như Phương), cuốn Những đổi mới cơ bản của văn xuôi sau 1975 (Nguyễn Thị Bình)... cũng ghi nhận tài năng của Phan Thị Vàng Anh. Với phong cách nghệ thuật đặc biệt, Đỗ Bích Thúy tìm cho mình một lối đi riêng. Trong Cái duyên và sức gợi của hai nhà văn trẻ, nhà văn Chu Lai:“Đọc Thúy, người ta có cảm giác như ăn một món ăn lạ”. Ngoài ra Đỗ Bích Thúy và những sáng tác của chị còn được đề cập đến trong nhiều bài viết : Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thùy Dương), Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ (Điệp Anh),... 3 Sức hút của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư khá lớn nên rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư: Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư (Trần Hữu Dũng), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Thanh Vân), Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ (Hạ Anh).... Ngoài ra còn rất nhiều luận văn, bài báo viết về tài năng của ba cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. 2.3. Lịch sử nghiên cứu về chất trữ tình trong tản văn của ba cây bút nữ. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai thác chất trữ tình trong tản văn của cả ba cây bút nữ trẻ đó. Những tài liệu trên đây đã cho chúng tôi nhiều gợi ý bổ ích sâu sắc khi thực hiện đề tài này, và càng cho thấy sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của luận văn là có cơ sở. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất trữ tình trong tản văn của ba nhà văn nữ trẻ : Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài, đối tượng khảo sát chính yếu của chúng tôi là các tác phẩm tản văn của ba nhà văn nữ: Phan Thị Vàng Anh: Nhân trường hợp chị thỏ bông( NXB Hội nhà văn, 2005), Ghi chép nhỏ của người cưỡi ngựa (NXB Trẻ, 2016). Tạp văn Phan Thị Vàng Anh ( NXB Trẻ, 2016). Đỗ Bích Thúy: Đến độ hoa vàng (Lienviet và NXB Văn Học, 2013), Trên căn gác áp mái (NXB Phụ Nữ, 2011) Nguyễn Ngọc Tư: Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn, NXB Thanh niên 2006), Biển của mỗi người (NXB Kim Đồng, 2008), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ, 2010), Yêu người ngóng núi (NXB Trẻ, 2011), Ngày mai của những ngày mai (NXB Văn học, 2015), Gáy người thì lạnh ( NXB Trẻ, 2012), Đong tấm lòng (NXB Trẻ, 2015)... 4 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể: Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Căn cứ đặc trưng thể loại tản văn từ đó đối chiếu tìm hiểu chất trữ tình trong tản văn của ba cây bút nữ. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các yếu tố trong tản văn của ba cây bút nữ có liên quan đến việc thể hiện chất trữ tình. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này dùng để tìm hiểu nội dung, hình thức của các tác phẩm, phân tích chất trữ tình được thể hiện trong tản văn của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư và từ đó rút ra những luận điểm chính của đề tài. Đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp so sánh: So sánh chất trữ tình trong tản văn của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư từ đó thấy được nét đặc sắc của thể loại tản văn nói chung cũng như tản văn của từng nhà văn nói riêng. 5. Đóng góp của luận văn Về mặt lí luận: Luận văn đi sâu vào một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên diện mạo thể loại của tản văn là chất trữ tình. Đồng thời góp phần xác lập một cơ chế, một quy trình có tính phương pháp luận để tìm hiểu đặc trưng của chất trữ tình trong thể loại tản văn. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần nhận diện những đặc sắc trong sáng tạo của ba cây bút nữ tiêu biểu ở thể loại tản văn. Qua đó làm rõ hơn những đóng góp của họ đối với đời sống văn học. 5 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tản văn và quan niệm của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư về chất trữ tình trong tản văn. Chương 2: Chất trữ tình nhìn từ phương diện nội dung cảm hứng Chương 3: Chất trữ tình nhìn từ phương diện hình thức nghệ thuật 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TẢN VĂN VÀ QUAN NIỆM CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH, ĐỖ BÍCH THÚY, NGUYỄN NGỌC TƯ VỀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TẢN VĂN 1.1. Tản văn 1.1.1. Khái niệm Trong sự tương giao thể loại đa dạng hiện nay, việc phân chia các loại hình sáng tác chỉ là “quy ước lỏng”, có khi chỉ là quan niệm. Trong sự dung hợp thể loại, tản văn cũng mang trong bản thân nó những thể loại khác. Khảo sát tản văn Việt Nam trên diện rộng sẽ thấy hiện tượng: tản văn thường nằm trong các tập tạp văn, tùy bút, nhàn đàm, có khi ở các tập bút kí, tiểu luận, kí… Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi coi tạp bút, tạp văn, tiểu phẩm, nhàn đàm… như là một thể của tản văn. Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa: “Tản văn: 1. Văn xuôi. 2. Loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch.” [50,857] Theo Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: “Tản văn, văn xuôi không có vần”. [4, 233] Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, năm 1997 là cuốn duy nhất đã xác định tản văn ngoài nghĩa là văn xuôi còn có nghĩa là một thể loại văn học có những đặc trưng riêng biệt: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh, điều cốt 7 yếu là tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả”.[29, 329] Trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến quan niệm “Tản văn là một tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc theo tùy hứng của tác giả có thể bộc lộ trữ tình, tự sự hoặc nghị luận, thường có mấy thứ đan quyện vào nhau”.[32] TS Lê Trà My trong bài viết Một cách nhìn về tản văn hiện đại - lời giới thiệu cuốn Tản văn hiện đại Việt Nam có viết: “Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Nó không đòi hỏi phải có một cốt truyện đầy đủ hay phải sáng tạo những nhân vật hoàn chỉnh. Cấu tứ tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mỹ đóng vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật. Đó có thể là những hình ảnh, chi tiết hoặc một hiện tượng đời sống cụ thể” [40] Có rất nhiều các quan niệm xoay quanh khái niệm tản văn tuy nhiên các quan niệm trên đều thống nhất: tản văn là một thể loại văn xuôi có tính hàm súc, có thể là trữ tình, tự sự, nghị luận đan xen và đều bộc lộ trực tiếp dấu ấn riêng, cái tôi tác giả. Các ý kiến về tản văn vẫn chưa ngã ngũ trên một số phương diện. Nhưng trong phạm vi tư liệu có thể, chúng tôi chỉ khái quát cách hiểu về tản văn như là cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chất trữ tình trong tản văn của Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư. 1.1.2. Đặc trưng 1.1.2.1. Tản văn là những tác phẩm văn xuôi có dung lượng ngắn, hàm súc và không có cốt truyện. Tản văn chủ yếu chú trọng vào chi tiết nên có thể coi đây là một thể loại văn xuôi không đòi hỏi cốt truyện. Người viết tản văn thường lựa chọn vài ba nét từ chất liệu cuộc sống, dựa vào đó để bày tỏ thế giới nội tâm cũng như cảm xúc của mình về thế giới. Ví như từ một cành hoa mận mà gợi nhớ bao kí ức tuổi thơ êm đềm, đầy ắm những kỉ niệm ngọt ngào 8 thơ ấu bên gia đình (Một loài hoa thương nhớ - Đỗ Bích Thúy); hình ảnh một đám lục bình trôi khơi dậy bao suy tư, trăn trở về cuộc đời, về nỗi cơ đơn, nỗi buồn xứ sở... (Lục bình – Nguyễn Ngọc Tư)... “Một sự việc xảy ra trên đường phố ồn ào, một tiếng dương cầm vang lên giữa đêm khuya, một sắc hoa ban muốt trắng ở vùng núi cao phía Bắc khi xuân về.... Tất cả những điều tưởng chừng như tủn mủn, lặt vặt ấy đều có thể là cái cớ cho một tản văn ra đời. Vấn đề còn lại chỉ là sức cảm, sức nghĩ, là độ rộng và chiều sâu trong trường liên tưởng của người viết mà thôi. Nói gọn lại, tản văn là phải tạo ra “một cái gì đó” có ý nghĩa tiếp sau cái cớ ban đầu kia;“một cái gì đó”, nói kiểu công thức “chạm vào trái tim và khối óc người đọc” theo một cách riêng của văn chương.”[46]. Với công phu tinh lọc như vậy, các chi tiết xuất hiện trong tản văn thường rất hàm súc, giàu sức gợi. Có thể coi tản văn như là “thơ tứ tuyệt” của văn xuôi. 1.1.1.2. Tản văn là loại tác phẩm được cấu tứ. Về phương diện kết cấu, tản văn là loại tác phẩm trữ tình biểu lộ thế giới tinh thần của chủ thể. Nó không coi trọng thông tin, sự kiện mà cốt là ở cách nhìn, cách lí giải sự kiện. Kết cấu tác phẩm tản văn dựa trên sự liên tưởng kết nối các sự kiện, nhân vật, hình ảnh, chi tiết vào với nhau. Các chi tiết trong tản văn thường không gắn kết thành một bức tranh đời sống mang tính khách quan như trong các tác phẩm tự sự mà chúng chỉ là những tín hiệu bộc lộ chủ thể nhà văn bởi nghệ thuật tản văn như đã nói là nghệ thuật biểu hiện. Giả Bình Ao nói nghệ thuật tản văn là “nghệ thuật của biểu hiện chứ không phải đòi bạn tái hiện”. Do vậy, quan hệ giữa các chi tiết thường là quan hệ liên tưởng nhờ sự tưởng tượng phóng túng, bay bổng của nhà văn tạo nên ý tưởng độc đáo cho tác phẩm. Cấu tứ trong tản văn chủ yếu dựa trên sự liên tưởng này. Những điều tưởng như tản mạn, ngẫu hứng kiểu “trà dư tửu hậu” lại được kết nối tạo thành một câu chuyện hấp dẫn. Tuy nhiên, những câu chuyện ấy nhiều người 9 viết nhưng không phải ai viết cũng hay, cũng hấp dẫn được bạn đọc. Tản văn có thể coi là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay. Muốn tạo ra những tác phẩm tản văn hay đòi hỏi trình độ người viết phải tạo ra một cấu tứ, một tổ chức mang tính nghệ thuật cao. 1.1.1.3. Tản văn bộc lộ trực tiếp cái “tôi” của tác giả. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tản văn so với các thể loại khác. Xét một cách khách quan, ở thể loại văn học nào thì cái tôi nghệ sĩ của tác giả cũng ít nhiều in dấu trong tác phẩm. Ở truyện ngắn, tiểu thuyết, cái tôi của nhà văn ẩn mình vào những hình tượng nhân vật. Ở thơ, cái tôi nhà thơ có phần bộc lộ rõ hơn so với truyện ngắn và tiểu thuyết, tuy nhiên vẫn ẩn mình dưới hình tượng nhân vật trữ tình. Ở tản văn, nhà văn trực tiếp cất lên tiếng nói, như nói trực tiếp câu chuyện, quan điểm của chính mình. Ở tản văn, người viết văn công khai với tư cách là chủ thể lời nói nghệ thuật và biến mình trở thành hình tượng nhân vật. Nhà tản văn nổi tiếng người Trung Quốc Tiền Cốc Dung có từng viết về đặc trưng của tản văn như sau: “Vốn dĩ mọi tác phẩm văn học đều in dấu tính tình, phẩm cách của tác giả nhưng ở thơ, tiểu thuyết, kịch, tác giả thường ẩn mình đi, bọc mình lại khiến bạn đọc không dễ gì thấy ngay được diện mạo thật của họ. Còn tản văn thì không thế. Tác giả của chúng không hề tô điểm, trang sức mà cứ trần trụi ra trong mắt bạn đọc. Hễ điều gì nói ra đều là những điều phát tự lòng mình, không một chút giả dối, điểm tô. Tác giả dường như thủ thỉ tự nói một mình, tự thổ lộ nỗi niềm, hoặc như trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày không gặp lại. Qua tác phẩm của họ, bạn đọc thấy ngay được con người họ, thấy ngay được bản sắc, bản tướng của họ. Cho nên tản văn là tác phẩm thấy được tính tình tác giả rõ nhất, do vậy dễ viết nhất mà cũng khó viết nhất. Những ai không thực sự có tính tình, hoặc không thực sự có lời muốn ngỏ thì tốt nhất là không nên viết tản văn.”[16]. Dựa trên nguyên tắc tự biểu hiện, người viết tản văn thường có xu hướng lấy 10 ngay chính cuộc sống của mình ra làm chất liệu để xây dựng tác phẩm.. Do đó, sức mạnh của tản văn trước hết là nhân cách, bản lĩnh, tầm tư tưởng, cách nhìn, cách cảm và sự uyên bác của người cầm bút. Đọc tản văn của Tản Đà, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư ... ta như được nghe kể vể cuộc sống của chính tác giả. Hình tượng tác giả như được tái hiện rõ nét qua từng trang văn. 1.1.1.4. Tản văn có cách thức biểu hiện đa dạng: Tản văn là thể văn tự do, phóng túng nhất. Tất cả các yếu tố của thể loại, đối với tản văn đều hết sức tự do, bất luận là chọn đề tài, lập ý hay bố cục kết cấu, hay vận dụng thủ pháp biểu hiện... Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận, triết lí... Cách viết tản văn đa dạng, có thể tự sự, trữ tình, nghị luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau. Giả Bình Ao từng nói: “ Tản văn là nghệ thuật bay, nghệ thuật bơi, nó tự do thoải mái”. Tản văn là thể văn cho phép người viết thỏa sức khai thác đề tài ở mọi lĩnh vực đời sống, không hạn định bởi một khuôn mẫu nào. GS.TS Trần Đình Sử trong Tản văn Việt Nam hiện đại – một thể loại bị lãng quên có viết: “Tản văn nói được bao điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ...” [52]. Tính tự do của tản văn khiến tản văn có thể kết hợp nhiều kiểu loại chi tiết từ chi tiết xác thực đến chi tiết hư ảo, hoang đường. Có thể nói, chưa có thể loại nào đạt tới sự ngẫu hứng, phong phú và đa dạng như tản văn. 1.1.1.5. Giọng điệu tản văn: Tản văn được coi là thể loại văn ngẫu hứng, văn chơi nên giọng điệu thường nhẩn nha, trò chuyện, tâm sự. Có người nói đọc tản văn như “ nghe những lời nhỏ nhẹ của mẹ, của vợ, của bạn thân quanh bàn trà, điếu thuốc”. Người viết tản văn có tâm thế nhàn tản, cái nhàn của con người biết thoát khỏi những o ép đời thường, tìm tới sự thấu triệt sâu sắc của lẽ đời. Tản văn thích hợp với sự ngâm ngợi, chiêm nghiệm, điềm tĩnh 11 mà đằm sâu. Thủ thỉ đấy, nhẩn nha đấy nhưng thầm trầm sâu sắc và đầy triết lí. 1.1.1.6. Tản văn có nhiều loại hình khác nhau: Thường người ta hay chia tản văn làm ba loại hình: Tản văn triết luận, tản văn hồi tưởng và tản văn cảm thời. Tản văn triết luận thường đối thoại với bạn đọc về một vấn đề bàn luận; tản văn hồi tưởng thường đậm màu sắc trữ tình với những hoài vọng về quá khứ; tản văn cảm thời thường là những suy ngẫm về những vấn đề thời cuộc, mang mầu sắc thế sự. 1.1.3. Tản văn trong đời sống văn học đương đại Tản văn là một thể loại văn xuôi hiện đại được hình thành vào khoảng thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XX. Những yếu tố văn hóa, xã hội quyết định đến sự ra đời của tản văn là: phong trào cổ vũ văn xuôi quốc ngữ, đời sống báo chí sôi động, ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Người đi tiên phong trong sáng tác tản văn phải kể đến Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác... Tản văn là những sáng tác văn xuôi được viết bằng chữ quốc ngữ và chủ yếu in trên báo chí sau tuyển chọn in thành tập. Trước năm 1986, tản văn không được chú ý và thường được coi là thể loại “đi ngoài lề” của đời sống văn học. Từ sau năm 1986, thời kì đổi mới đất nước, đổi mới văn học, có thể nói đây là giai đoạn “ lên ngôi” của thể loại tản văn. Tản văn đã có chỗ đứng xứng đáng trong đời sống văn học đương đại. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn học Việt Nam mở ra thời kì tản văn nở rộ: Tản mạn trước đèn (Đỗ Chu), Nhân trường hợp chị thỏ bông (Thảo Hảo), Ngẫu hứng sáng, trưa, chiều, tối (Tạ Duy Anh), Ngày mai của những ngày mai (Nguyễn Ngọc Tư).... Trong bài báo Tản văn – “món ăn nhanh” gây tranh cãi” (Lam Thu) đăng trên báo VN.Express tháng 7/2015 có viết một đoạn: “Tản văn, tạp văn, tùy bút hay đoản văn trước 12 đây xuất hiện lác đác, nhưng trong một thập kỷ trở lại đây, thể loại này ngày càng nhiều. Chỉ riêng Nhà xuất bản Trẻ đã in tới 46 cuốn trong ba năm. Sáu tháng đầu năm nay, đơn vị này phát hành 18 đầu sách tản văn, với 32.000 bản được in ấn tại Hà Nội. Trung bình, mỗi đầu sách tản văn in 2.000 bản”. [55]. Rất nhiều những cuốn tản văn trở thành bestseller của năm. Trong số những cuốn sách Việt bán chạy nhất năm 2015 không thể không kể đến tác phẩm Tản văn Đong tấm lòng của Nguyễn Ngọc Tư được đề cập đến trên trang emdep.vn chuyên mục Xem – nghe – đọc [25]. Ngắn gọn, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc... có lẽ là ưu điểm chính khiến tản văn thu hút được người đọc thời hiện đại trong cuộc sống hối hả, còn nhiều bận rộn. Tản văn trở thành một thể loại khá phổ biến, dễ tiếp cận và có sự thâm nhập vào đời sống con người một cách dễ dàng. Thể loại này khá “dễ tính” thu hút được đông đảo đội ngũ sáng tác .Thời đại công nghệ tiên tiến, ai cũng có thể viết tản văn và tự xuất bản trên mạng cá nhân của mình. Viết tản văn trở thành một xu hướng trong sáng tác văn chương từ người không chuyên cho đến các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. Vì hầu như tác giả nào cũng ít nhất một lần viết tản văn. Nhiều tác giả đã gây dựng được tên tuổi của mình từ thể loại tản văn như: miền Nam có Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, miền Bắc có Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý... Trong khi Nguyễn Ngọc Tư có chất giọng riêng về đời sống miền Tây Nam Bộ thì Phan Thị Vàng Anh lại thể hiện chất trí tuệ, sắc sảo với từng khía cạnh của đời sống hiện đại. Nguyễn Trương Quý cung cấp hiểu biết về Hà Nội đương thời thì Đỗ Bích Thúy đưa người đọc về miền sơn cước xa xôi... Nhiều cây bút trẻ cũng chọn tản văn như một thể loại để khằng định tên tuổi của mình như: Hamlet Trương, Iris Cao, Nguyễn Ngọc Thạch, Phan Ý Yên, Cấn Vân Khánh... Tản văn như trở thành một “mảnh đất mới màu mỡ”cho nhiều người thử sức. Ngay cả những người không thuộc ngành văn chương như: nhà sử 13 học Cao Huy Thuần, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, họa sỹ Phan Cẩm Thượng, nhạc sỹ Dương Thụ, đạo diễn điện ảnh Việt Linh... đều là những cây bút tản văn rất thú vị. Tuy nhiên, tản văn là thể văn dễ viết nhưng khó hay. Họa sỹ, nhà văn Đỗ Phấn đã có lần tâm sự: “ Viết mấy chục năm mới nghiệm thấy, sa vào cái thể văn ngăn ngắn be bé tưởng không đâu vào đâu ấy hóa ra cần phải có một nội lực chữ nghĩa kinh người thì may ra mới viết được gọi là tàm tạm” . Vì vậy, để khẳng định mình ở thể loại tản văn, các nhà văn đã phải lao động rất nghiêm túc và không ngừng nghỉ. Với tốc độ phát triển nở rộ cả về số lượng tác phẩm, số lượng người đọc, số lượng người sáng tác, chứng tỏ tản văn đã chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống văn học đương đại. Mảnh đất tản văn có lẽ chính là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn, xúc cảm con người trong cuộc sống hiện đại. 1.2. Chất trữ tình 1.2.1. Chất trữ tình Về khái niệm “ trữ tình” có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong đời sống nói chung, với những người không chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì “trữ tình” được hiểu nôm na: “trữ” là thổ lộ, “tình” là cảm xúc, tình cảm, trữ tình được hiểu là chỉ sự nên thơ, cái đẹp chan chứa cảm xúc... Đôi khi người ta hay dùng nhiều cách nói khác nhau: “chất trữ tình”, “tính trữ tình”, “yếu tố trữ tình”. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khái niệm trữ tình được hiểu sâu rộng hơn. Theo Từ điển tiếng Việt: “ Trữ tình: Có nội dung phản ánh hiện thực đời sống bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ, trước cuộc sống.” [50,1018] Còn theo Từ điển Văn học có định nghĩa: “Trữ tình: Thuật ngữ chỉ một trong ba phương thức biểu đạt của văn học( bên cạnh tự sự và kịch). Ở 14 đây cái được để lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn và thái độ của nó đối với cái được mô tả.” [33, 1854]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Trữ tình (tiếng Pháp là lyricque) là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) là cơ sở cho một loại tác phẩm văn học... trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm nhận thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh...” [29, 374] Trong Giáo trình lý luận văn học có nhắc đến tác phẩm trữ tình và nội dung của các tác phẩm trữ tình, trong đó khái niệm trữ tình được hiểu là sự “miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp”. [49, 189] Căn cứ vào dữ liệu trên, ta có thể hiểu trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một phương thức trong sáng tác văn học, nó chú trọng đến miêu tả cảm xúc, tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể trữ tình. Chúng ta sử dụng cách hiểu thống nhất này để nghiên cứu chất trữ tình trong tản văn của ba cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư trong những phần tiếp theo. 1.2.2. Trữ tình trong văn xuôi – một dạng thức giao thoa thể tài Nói đến tác phẩm trữ tình, người ta nghĩ ngay đến thơ. Tuy nhiên bên cạnh thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, truyện ngắn trữ tình, tiểu thuyết trữ tình. Đó là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử văn học. “Bước sang các thế kỉ XIX – XX, trữ tình không còn đồng nhất với thơ như trước nữa: các tố chất của tự sự (ví dụ: tính sự kiên) thâm nhập vào tác phẩm thơ, đồng thời các tố chất của trữ tình thâm nhập vào văn xuôi, tạo nên những thể tài lai ghép như thơ tự sự - trữ tình, văn xuôi trữ tình”[33, 1855]. Nhà nghiên cứu người Nga Kuranop cũng cho rằng: “ Trong nền văn học hôm nay, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan