Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm no...

Tài liệu Luận văn biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non của thành phố long xuyên, tỉnh an giang

.PDF
141
1992
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ MINH PHƢƠNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ MINH PHƢƠNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60140101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Quý Tỉnh HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Hoàng Quý Tỉnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc bộ môn Giáo dục Thể chất, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục học Mầm non, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh của 6 trường Mầm non và Mẫu giáo Hoa Phượng, Mẫu giáo Sen Hồng, Mẫu giáo Hoa Hồng, Mẫu giáo Mai Vàng, Mầm non Cát Tường, Mầm non quốc tế GIS. Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu nói trên! TÁC GIẢ Vũ Minh Phƣơng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BGD&ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất ĐC : Đối chứng ĐH : Đại học ECHO : Ủy ban WHO về chấm dứt béo phì ở trẻ em GDMN : Giáo dục mầm non GDP : Thu nhập bình quân đầu người GVMN : Giáo viên mầm non KP : Khẩu phần MG : Mẫu giáo SD : Độ lệch chuẩn TB : Trung bình TC – BP : Thừa cân - Béo phì TN : Thực nghiệm TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TW : Trung ương UNICEF : United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XL : Xếp loại DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 1: Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng dành cho trẻ ......................... 19 Bảng 2: Lượng lương thực, thực phẩm cần cho một bữa chính .................................... 20 Bảng 3: Lương thực, thực phẩm cần cho một bữa phụ ................................................. 20 Bảng 4: Bảng đánh giá chỉ số Z-core BMI theo tuổi..................................................... 44 Bảng 5: Phân loại thừa cân béo phì cho các nước Châu Á ........................................... 45 Bảng 6: Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 5 - 6 tuổi ........................................ 46 Bảng 7: Các trường mầm non và mẫu giáo nghiên cứu ................................................ 48 Bảng 8: Kết quả nghiên cứu về đặc điểm và đối tượng tham gia nghiên cứu............... 48 Bảng 9: Tình trạng dinh dưỡng BMI theo tuổi và giới của trẻ 5 – 6 tuổi ..................... 49 Bảng 10: Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 5 -6 tuổi ....................................... 51 Bảng 11: Kết quả nghiên cứu về đặc điểm phụ huynh của trẻ thừa cân – béo phì và béo phì tham gia nghiên cứu ................................................................................................. 52 Bảng 12: Kết quả nghiên cứu về tình trạng kinh tế gia đình của trẻ ............................. 54 Bảng 13: Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thừa cân với mức độ vận động của trẻ ............................................................................................................. 56 Bảng 14: Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thừa cân – béo phì của trẻ và thói quen, sở thích ăn uống của trẻ ...................................................................... 58 Bảng 15: Kết quả nghiên cứu về kiến thức của cha mẹ trẻ về dinh dưỡng ................... 60 Bảng 16: Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.................................................................................................. 63 Bảng 17: Kết quả nghiên cứu về mới liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ ..................................................................................................... 64 Bảng 18: Kết quả nghiên cứu về thông tin chung về các cô giáo được phỏng vấn ...... 69 Bảng 19: Kết quả nghiên cứu về năng lượng cần thiết cho trẻ trong ngày ................... 69 Bảng 20: Kết quả nghiên cứu kiến thức về khẩu phần cần thiết ở trường mầm non so với tổng khẩu phần hàng ngày của trẻ của giáo viên ..................................................... 70 Bảng 21: Kiến thức về nguyến tắc xây dựng thực đơn ................................................. 71 Bảng 22: Kết quả nghiên cứu kiến thức về nguyên nhân bép phì và các đánh giá béo phì của giáo viên ............................................................................................................ 72 Bảng 23: Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của trẻ mầm non ................................. 86 Bảng 24: Nhu cầu dinh dưỡng trong một bữa ăn cho trẻ 5 tuổi .................................... 86 Bảng 25: Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non ............................................................................ 99 Bảng 26: Tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non ................................................................................ 100 Bảng 27: Tăng cường cho trẻ vận động trước thực nghiệm ........................................ 106 Bảng 28: Rèn luyện thói quen trong việc ăn uống đúng quy cách không ăn quá nhanh, ăn đủ suất để không dư thừa năng lượng trước thực nghiệm....................................... 107 Bảng 29: Tăng cường cho trẻ vận động sau thực nghiệm ........................................... 108 Bảng 30: Rèn luyện thói quen trong việc ăn uống đúng quy cách không ăn quá nhanh, ăn đủ suất để không dư thừa năng lượng sau thực nghiệm .......................................... 109 Bảng 31: So sánh kết quả đo trước và sau thực nghiệm tăng cường cho trẻ vận động ...................................................................................................................................... 110 Bảng 32: Rèn luyện thói quen trong việc ăn uống đúng quy cách không ăn quá nhanh, ăn đủ suất để không dư thừa năng lượng ..................................................................... 111 DANH MỤC CÁC HÌNH DÙNG TRONG LUẬN VĂN Hình 1: Đặc điểm nhóm tuổi tham gia nghiên cứu ....................................................... 48 Hình 2: Tình trạng dinh dưỡng theo độ tuổi của bé ...................................................... 50 Hình 3: Cân nặng trung bình của trẻ 5-6 tuổi trong nghiên cứu ................................... 51 Hình 4: Trình độ học vấn của bố mẹ tham gia nghiên cứu ........................................... 53 Hình 5: Tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ tham gia nghiên cứu .................................. 53 Hình 6: Hoạt động ngủ của trẻ 5 – 6 tuổi trong nghiên cứu.......................................... 57 Hình 7: Tình trạng thừa cân – béo phì của trẻ em với thói quen và sở thích thức ăn béo ........................................................................................................................................ 59 Hình 8: Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với tình trạng thừa cân của bé ........... 63 Hình 9: HIểu biết của giáo viên mầm non về số hẩu phần ăn của trẻ ........................... 70 Hình 10: Rèn luyện thói quen trong việc ăn uống đúng quy cách .............................. 107 Hình 11: Tăng cường cho trẻ vận động sau thực nghiệm ........................................... 108 Hình 12: Rèn luyện thói quen trong việc ăn uống đúng quy cách .............................. 109 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 3 6.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 6.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................... 4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................................... 4 7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học ........................................... 5 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 7 1.2. Trường Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân......................................... 10 1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................................................................................................. 10 1.2.2. Các loại hình trường mầm non..................................................................... 12 1.2.3. Về nhiệm vụ trường mầm non ..................................................................... 13 1.2.4. Về nội dung, chương trình giáo dục mầm non............................................. 13 1.3. Đặc điểm của trẻ Mầm non nói chung và đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng 14 1.3.1. Đặc điểm của trẻ Mầm non .......................................................................... 14 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng................................................................................... 16 1.4. Dinh dưỡng trẻ em và dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tuổi ......................................... 16 1.4.1. Dinh dưỡng trẻ em ....................................................................................... 16 1.4.2. Dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tuổi ...................................................................... 18 1.5. Bệnh béo phì và một số biện pháp quản lý, phòng chống bệnh béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non ....................................................................................... 21 1.5.1. Bệnh béo phì ................................................................................................ 21 1.5.2. Biện pháp quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở trường mầm non .......................................................................................................................... 32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 40 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BÉO PHÌ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ................................................. 41 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 41 2.2. Giới thiệu quá trình khảo sát thực trạng ............................................................. 42 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 42 2.2.2. Nội dung khảo sát........................................................................................ 42 2.2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 43 2.2.4. Phương pháp khảo sát..................................................................................... 43 2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 47 2.3.1. Thực trạng béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường Mầm non của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ............................................................................ 47 2.3.2. Thực trạng công tác phòng chống béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường Mầm non của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ............................... 67 2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng ...................................................................... 73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 77 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ................................................. 78 3.1. Định hướng đề xuất biện pháp ........................................................................... 78 3.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 78 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 80 3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non ........................................................................................................ 80 3.2.1. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ ............. 80 3.2.2. Khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ .................................................... 82 3.2.3. Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho các trò chơi vận động ................................................................ 83 3.2.4. Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ ............................. 84 3.2.5. Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm ......................................... 89 3.2.6. Nâng cao trình độ nhận thức về dinh dưỡng đối với đội ngũ cấp dưỡng, đội ngũ Giáo viên mầm non, can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non ............ 92 3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ đến phụ huynh ...................................................................................................................... 95 3.3. Khảo sát biện pháp ............................................................................................. 97 3.3.1. Khái quát chung về quá trình khảo sát ......................................................... 97 3.3.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 98 3.4. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 100 3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ........................................................... 100 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................... 106 3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 106 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 113 1. Kết luận ............................................................................................................... 113 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 117 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đúng cách ngay từ những năm tháng đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến tương lai phát triển lâu dài của trẻ. Những năm gần đây, chế độ dinh dưỡng ngày càng thu hút sự quan tâm của hầu hết người dân trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Dinh dưỡng là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể, trạng thái tinh thần, năng suất lao động, học tập,... Theo điều tra dinh dưỡng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước.Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề. Tình trạng thừa cân béo phì và quá nhẹ cân đều có thể liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Con số dự báo - khoảng gần 1 tỷ người trưởng thành trên thế giới sẽ bị béo phì vào năm 2025 - đang khiến mục tiêu của Liên hợp quốc về kiểm soát các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống trở nên khó thực hiện.Theo thống kê năm 2014 của WHO, ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương được với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì cũng chiếm khoảng 25% dân số. Theo dõi tình hình trong mấy năm gần đây cho thấy thừa cân và béo phì tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng, trước hết là ở các đô thị. Nước ta là một nước đang phát triển, phần lớn dân số tập trung chủ yếu ở thành phố. Vì vậy, giải quyết tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiện nay là một vấn đề của toàn xã hội, trong đó đóng vai trò quan trọng bậc nhất là sự hiểu biết về dinh dưõng của các bà mẹ khi mang thai và phòng chống béo phì ở trẻ em. Nguyên nhân căn bản của thừa cân, béo phì là do tình trạng 1 mất cân bằng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử dụng. Xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động... Béo phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do có cùng đặc điểm về lối sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì. Cục Y tế dự phòng khẳng định: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn. Long Xuyên, một trong hai thành phố thuộc tỉnh An Giang, tuy chỉ là một thành phố nhỏ nhưng vẫn không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân vì thế cũng không ngừng tăng lên nên dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ cũng ngày một gia tăng. Theo số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì dưới 5 tuổi của tỉnh năm 2013 là 3,5% nhưng đến năm 2014 tăng lên 5,3%. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tình trạng béo phì của trẻ, dẫn đến nhiều hậu quả không chỉ đối với bản thân trẻ mà còn là vấn đề của xã hội. Chính vì thế, cần tác động một cách tích cực và kịp thời để khắc phục tình trạng béo phì cho trẻ. Theo quan sát của tôi, thực trạng béo phì ở các trường mầm non trong địa bàn thành phố hiện nay không ngừng gia tăngkhông chỉ bởi một nguyên nhân mà do nhiều yếu tố khác nhau như việc phụ huynh chăm sóc không đúng cách,ở một số trường mầm non chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng và mạnh mẽ... Tuy nhiên, đối với tỉ lệ trẻ béo phì đáng báo động thì lại có rất ít những nghiên cứu xác định tỉ lệ béo phì ở trẻ mầm non trên địa bàn, nhiều hạn chế trong điều tra, nghiên cứu. Chính vì những lí do trên và đểcó thêm thông tin, số liệu về tỉ lệ béo phì cho trẻ, qua đó làm cơ sở cho các biện pháp chăm sóc, cân đối dinh dưỡng, phòng và điều trị cho trẻ ở các trường mầm non tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường 2 Mầm non của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận,tìm hiểu thực trạng bệnh béo phì và các biện pháp dự phòng béo phì cho trẻ từ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Từ đó đề xuất các biện pháp phòng chống trên cơ sở các yếu tố liên quan nói trên, nhằm cải thiện tình trạng béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Một số biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang so với mặt bằng chung của cả nước, với những năm trước không ngừng tăng lên, vì thế nếu sử dụng một số biện pháp dự phòng béo phì phù hợp, khoa học và hợp lý thì sẽ giảm thiểu tình trạng béo phì ở trẻ . Nếu thực hiện tốt, đề tài còn góp phần làm tư liệu tham khảo cho các trường mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phòng chống béo phì ở trẻ 5 - 6 tuổi. - Nghiên cứu thực trạng béo phì của trẻ em và một số yếu tố liên quan ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Đề xuất một số biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu tình trạng béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non. - Thực nghiệm một số biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 6.1. Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng - Nghiên cứu trên 10 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tại một trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Điều tra 30 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Điều tra 295 phụ huynh của trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Về nội dung Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 6.2. Thời gian nghiên cứu TT Thời gian Nội dung thực hiện 1 07/2016 – 11/2016 2 12/2016 – 03/2017 3 03/2017 – 05/2017 Xử lý số liệu, phân tích kết quả và viết tổng quan 4 05/2017 – 06/2017 Hoàn thành luận văn, hoàn thành thủ tục và bảo vệ Nghiên cứu tài liệu, bảo vệ đề cương Tìm hiểu thực trạng, điều tra để thu thập số liệu về tình trạng béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết Thu thập, đọc, phân tích, phân loại và tổng hợp các thông tin và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho nghiên cứu đề tài. 7.1.2. Phương pháp phân loại hệ thống hóa lí thuyết 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Trên cơ sở xây dựng phiếu câu hỏi có trọng tâm, phù hợp với đối tượng là giáo 4 viên và phụ huynh trẻ. Từ đó tiến hành khảo sát nguyên nhân thực trạng béo phì của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Long Xuyên để từ đó đề xuất các biện pháp dự phòng. Đây là phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. Phương tiện khám: Cân Tanita – độ chính xác 100g và chiều cao đo bằng thước hợp kim. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khám và phiếu ghi kết quả khám. 7.2.3. Phương pháp quan sát Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết sát thực về thực trạng vấn đề. 7.2.4. Phương pháp đàm thoại Là phương pháp bổ trợ nhằm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng của phụ huynh và một số trường đối với trẻ. Những vấn đề phụ huynh, giáo viên đang quan tâm. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Tiến hành phương pháp nghiên cứu trường hợp trên một số trẻ béo phì nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. 7.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học - Phương pháp xử lý số liệu, thu thập, phân tích nghiên cứu các số liệu thu thập được để đánh giá tình trạng béo phì của trẻ. - Sử dụng phần mềm thống kê toán học để xử lí số liệu một cách khách quan, khoa học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn. - Tính chỉ số BMI. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận. Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường Mầm non của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống béo phì cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường Mầm non của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân trên toàn thế giới, với số lượng tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong một báo cáo được công bố hôm 25/1/2017. Số lượng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân tăng lên 10 triệu trẻ em trên toàn thế giới kể từ năm 1990. Hiện nay, trẻ em thừa cân và béo phì ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình nhiều hơn so với các nước có thu nhập cao. Ở các nước đang phát triển, số lượng trẻ em thừa cân tăng gấp đôi lên đến 15,5 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 7,5 triệu trẻ em năm 1990, theo một báo cáo của Ủy ban WHO về chấm dứt béo phì ở trẻ em (ECHO). Đồng Chủ tịch ECHO Sania Nishtar nhận định: “Tình trạng thừa cân và béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một đứa trẻ, bởi chúng phải đối mặt với một loạt các rào cản, trong đó có nhiều tác động về thể chất, tâm lý và sức khỏe. Chúng tôi biết rằng, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến trình độ học vấn. Những trẻ em này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục béo phì ở độ tuổi trưởng thành, tác động lớn đến sức khỏe và kinh tế cho chính bản thân, cũng như cho gia đình và toàn xã hội” Việc tiếp thị thực phẩm và đồ uống không lành mạnh là yếu tố quan trọng trong việc tăng số lượng trẻ em thừa cân và béo phì, nhất là ở các nước đang phát triển, WHO khẳng định: Gần một nửa số trẻ em thừa cân và béo phì dưới 5 tuổi sống ở châu Á và 25% sống ở Châu Phi, nơi mà số lượng trẻ em thừa cân tăng gần như gấp đôi lên 10,3 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 5,4 triệu năm 1990. Báo cáo của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, Libya, Ai Cập, Morocco, Algeria, Tunisia và Botswana có tỷ lệ trẻ em thừa cân cao nhất trong số các quốc gia châu Phi. Trẻ em không được tiếp cận với đầy đủ thức ăn dinh dưỡng trong thời thơ ấu có nguy cơ đặc biệt cao bị béo phì, khi lượng thức ăn và mức độ hoạt động 6 của chúng thay đổi. Bên cạnh đó, trẻ em di cư cũng có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng béo phì do sự thay đổi văn hóa nhanh chóng và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 1.1.2. Ở Việt Nam Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng công bố vào năm 2014 trong hội thảo "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam", tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi là 4%. Đặc biệt tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) tỉ lệ này lên tới 6%. Với con số trên thì tỉ lệ thừa cân béo phì tại một số thành phố ở Việt Nam đã cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển. Tháng 01/2013, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học đã tổ chức hội thảo “Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị tại Việt Nam”. Theo báo cáo “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” của BS.TS Trương Hồng Sơn, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học thì tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân trên toàn quốc của trẻ em dưới 5 tuổi là 16,2% (trên 1,2 triệu trẻ) và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4% (khoảng 300.000 trẻ). Theo đó, vẫn còn hơn 215.000 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và 86.000 trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Nghiêm trọng hơn là tình trạng thừa cân béo phì ở một số thành phố lớn của Việt Nam ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân béo phì là 9,6%, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu (khoảng 6,9%), còn tại vùng trung tâm thành phố là 12,2%. Hiện nay, theo các cuộc điều tra dinh dưỡng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo điều tra, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2002-2009), tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3 - 4 lần. Tại Hà Nội, nghiên cứu năm 2011 trên hơn 3.000 học sinh Tiểu học nội thành cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về phía thừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân và 17,3% học sinh bị béo phì, so với 2,4% học 7 sinh bị thấp còi và 2% học sinh bị gầy còm. Theo kết quả điều tra năm 2013 trên 2375 trẻ ở độ tuổi từ 4-9 tại một số trường mẫu giáo và trường tiểu học thuộc Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về tình trạng thừa cân, béo phì cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ là 39,9% (tỷ lệ thừa cân là 21,9% và tỷ lệ béo phì là 18,0%), tỷ lệ thừa cân béo phì tăng dần theo lứa tuổi và học sinh nam có tỷ lệ cao hơn học sinh nữ. Nghiên cứu cũng đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, chế độ ăn và hoạt động thể lực trên 150 trẻ thừa cân, béo phì: tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có tăng cholesterol là 15,3%; tăng triglyceride là 30,7%; tăng LDL-cholesterol là 12,6% và giảm HDL-cholesterol là 5,3%. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có hoạt động tĩnh tại trên 120 phút/ngày là 82,7% và tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có năng lượng khẩu phần vượt trên mức nhu cầu khuyến nghị là 18,7%. Cụ thể, ở trong nước, tôi có thể điểm qua một số công trình như: Đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4 -5 tuổi tại các trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh năm 2005” do bác sỹ Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đã đưa ra những kết luận như: khuynh hướng trẻ bệnh béo phì ngày càng tăng do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đặc biệt là trẻ ở nội thành dễ bệnh béo phì hơn trẻ ở nông thôn. Hội nghị khoa học “Thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời đại” do trung tâm Dinh dưỡng và Viện Y dược học dân tộc TPHCM tổ chức năm 2007,đã cho thấy bệnh béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với một số bệnh như bệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài ra, bệnh béo phì dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ của các bệnh lý như viêm tụy, xương khớp... Đề tài “Thừa cân – béo phì, gánh nặng của dinh dưỡng và sức khỏe hiện nay” của tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốcTrung tâm dinh dưỡng TPHCM đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì; hậu quả, chiến lược dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì. Đề tài “Mười năm xây dựng phương pháp điều trị béo phì tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM”, tác giả Lê Thúy Tươi đã cho thấy được quy trình xây dựng phương 8 pháp điều trị thừa cân, béo phì. Qua đó cho thấy được cái nhìn tổng thể về việc điều trị bệnh béo phì hiện nay là nhu cầu của cộng đồng mà ngành y tế cần quan tâm giải quyết. Đề tài cũng cho thấy số bệnh nhân bệnh béo phì ở nội thành TPHCM chiếm hơn 50% trong tổng số bệnh nhân đến điều trị, trong đó phái nữ chiếm trên 80%. Đề tài “Béo phì – căn bệnh của thời đại, các hiểu biết mới và một số nghiên cứu ở Huế” của tác giả Trần Hữu Dàng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Huế đã nêu lên được những nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và có thể một số loại ung thư. Đề tài “Béo phì và ung thư” của tác giả Quan Vân Hùng –Trưởng khoa nội II Viện Y Học Dân Tộc đã đưa ra những nghiên cứu về số lượng người chết vì ung thư có liên quan đến béo phì. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng những người nặng cân có tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Đề tài “Đặc điểm trẻ thừa cân – béo phì có gan nhiễm mỡ tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2005 –2006” của tác giả Hoàng Thị Tín – Bệnh viện Nhi đồng 1 đã đưa ra những kết luận như: có mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ với giới nam, tuổi tác và mức độ béo phì; nhóm trẻ có gan nhiễm mỡ có trung bình chiều dài vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng hông, đường huyết, insulin máu cao hơn nhóm không có gan nhiễm mỡ. Đề tài “Kết quả lượng giá hồ sơ béo phì trẻ em tại phòng khám trung tâm Dinh dưỡng TPHCM năm 2005 –2006” của tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã đưa ra những kết luận như: bệnh béo phì xảy ra với tần suất cao ở trẻ của những gia đình khá giả tại các đô thị lớn; trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ và muốn điều trị béo phì thành công đòi hỏi phải có sự quan tâm theo dõi, chăm sóc liên tục của gia đình trẻ. Lần đầu tiên, UBND TP.Hồ Chí Minh cho phép Trung tâm dinh dưỡng triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có tên: “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non nội thành TP.HCM năm 2005” do bác sỹ Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đề tài. Thời gian thực hiện 1 năm 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan