Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơ...

Tài liệu Luận văn biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi học tập

.PDF
116
2516
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- PHẠM THỊ NGỌC HIỆP BIÖN PH¸P PH¸T TRIÓN VèN Tõ CHO TRÎ MÉU GI¸O 4-5 TUæI TH¤NG QUA TRß CH¥I HäC TËP Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Hồng Thái HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Ngọc Hiệp LỜI TRI ÂN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Đinh Hồng Thái, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong trong Khoa Giáo dục mầm non, các thầy cô trong và ngoài trường ĐHSP Hà Nội đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt cho em trong suốt 2 năm học. Em cũng xin ngỏ lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô và các trẻ Trường MG Hướng Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình khảo sát và thực nghiệm luận văn. Huế, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Ngọc Hiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ TCHT Trò chơi học tập HĐVC Hoạt động vui chơi MG Mẫu giáo ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua TCHT........................................................ 37 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về mục đich của việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT ............................................................................ 37 Bảng 2.3. Mức độ sử dụng TCHT vào việc phát triển vốn từ cho trẻ ............ 38 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng thường xuyên TCHT trong những hoạt động ở trường MG. ................................................. 39 Bảng 2.5: Nguồn tài liệu để thiết kế TCHT cho trẻ ........................................ 41 Bảng 2.6: Những loại TCHT mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ ............... 42 Bảng 2.7: Các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng để phát triển vốn từ cho trẻ MG 4-5 tuổi thông qua TCHT ................................................ 43 Bảng 2.8: Thực trạng khả năng phát triển vốn từ thông qua TCHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ............................................................................................. 48 Bảng 2.9 : Thực trạng khả năng phát triển vốn từ thông qua TCHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi qua từng tiêu chí .......................................................... 48 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ ở nhóm ĐC và TN trước TN ............................................................................ 79 Bảng 3.2. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN qua từng tiêu chí ........................................................... 81 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau TN ..................................................................... 83 Bảng 3.4. Khả năng phát triển vốn từ qua TCHT của trẻ 4 - 5 tuổi trên nhóm ĐC và TN sau TN theo từng tiêu chí .................................................. 85 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Khả năng sở hữu và sử dụng thông qua TCHT của trẻ 4 – 5 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước TN ............................................................. 80 Biểu đồ 3.2. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ thông qua TCHT của trẻ 4 -5 tuổi ở nhóm ĐC và TN sau TN ......................................................... 84 Biểu đồ 3.3. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN ở tiêu chí Khả năng phát âm đúng từ ........................ 86 Biểu đồ 3.4. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN ở tiêu chí Khả năng hiểu nghĩa từ ............................. 87 Biểu đồ 3.5. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN ở tiêu chí Khả năng nhận biết và sử dụng từ trong các trò chơi .............................................................................................. 87 Biểu đồ 3.6. Khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN ở tiêu chí khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp... 88 MỤC LỤC PH N 1: MỞ Đ U.......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 8 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9 7. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 9 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 9. Dự kiến đóng góp mới của đề tài ................................................................ 11 10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 11 Phần 2: NỘI DUNG NGHI N CỨU ........................................................... 12 CHƯ NG 1: C CHO TR SỞ UẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN V N TỪ 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MG TH NG QUA TR CH I HỌC TẬP ....................................................................................................... 12 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài .................................................. 12 1.1.1. Khái niệm từ, vốn từ ............................................................................. 12 1.1.2. Khái niệm phát triển vốn từ .................................................................. 14 1.1.3. Khái niệm biện pháp phát triển vốn từ .................................................. 14 1.1.4. Khái niệm TCHT................................................................................... 15 1.2. Một số đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi li n quan đến việc phát triển vốn từ cho trẻ th ng qua tr chơi học tập. ......................................................... 16 1.2.1. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm tâm lý .................................................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ ............................................................................... 19 1.3. Hoạt động vui chơi đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi.. 20 1.3.1.Hoạt động vui chơi ở trường mầm non .................................................. 20 1.3.2. nghĩa của HĐVC đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi...... 21 1.4. Nội dung và phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi th ng qua HĐVC ...................................................................................................... 22 1.4.1. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi .......................................... 22 1.4.2. Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi trong HĐVC............ 24 1.5. TCHT đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ MG4-5 tuổi .................. 25 1.5.1. Đặc điểm của TCHT ............................................................................. 25 1.5.2. Vai trò của TCHT đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi....................... 27 1.5.3. nghĩa của việc sử dụng TCHT giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển vốn từ .... 28 1.5.4. Một số lưu ý khi sử dụng TCHT giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển vốn từ .... 29 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 31 CHƯ NG 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN V N TỪ CHO TR TỪ 4 – 5 TUỔI TH NG QUA TR CH I HỌC TẬP. ........................... 32 2.1. Mục đích nghi n cứu .............................................................................. 32 2.2. Đối tượng và phạm vi nghi n cứu......................................................... 32 2.3. Nội dung nghi n cứu .............................................................................. 32 2.4. Phương pháp nghi n cứu....................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................. 32 2.4.2. Phương pháp quan sát ........................................................................... 33 2.4.3. Phương pháp đàm thoại......................................................................... 33 2.5. Thời gian nghi n cứu ............................................................................. 33 2.6. Phân tích kết quả nghi n cứu................................................................ 33 2.6.1. Vài nét về trường MGHướng Dương .................................................... 33 2.6.2. Vài nét về đặc điểm đối tượng điều tra ................................................. 35 2.6.3. Nhận thức của giáo viên ở trường MG Hướng Dương về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi học tập. ....................................... 36 2.6.4. Thực trạng việc giáo viên sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các trò chơi học tập ở trường MG Hướng Dương ..... 40 2.6.5. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4- 5 tuổi thông qua trò chơi học tập ở trường MGHướng Dương ............................................................... 45 2.6.5.2. Cách đánh giá và thang đánh giá ...................................................... 45 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 51 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀ THỰC NGHIỆM ....... 52 3.1. Nguy n tắc đề u t biện pháp ............................................................... 52 3.1.1. Dựa vào chương trình giáo dục mầm non ............................................. 52 3.1.2. Dựa vào nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ..................................... 52 3.1.3. Dựa vào quan điểm giáo dục hiện đại ................................................... 52 3.1.4 Dựa vào đặc điểm tâm lí, khả năng nhận thức của trẻ ........................... 53 3.2. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi th ng qua các tr chơi học tập .............................................................................................. 54 3.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh ...... 54 3.2.2. Biện pháp 2: Thường xuyên trò chuyện với trẻ trong quá trình tổ chức TCHT cho trẻ .................................................................................................. 57 3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ ................................................................................. 61 3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng tác phẩm văn học trong HĐVC nhằm phát triển vốn từ cho trẻ................................................................................................... 65 3.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng TCHT một cách tích hợp................................... 68 3.3. TN sư phạm............................................................................................. 70 3.3.1. Mục đích TN ......................................................................................... 70 3.3.3. Thời gian TN ......................................................................................... 77 3.3.4. Đối tượng TN ........................................................................................ 77 3.3.5. Điều kiện tiến hành TN ......................................................................... 77 3.3.6. Các tiêu chí và cách đánh giá TN ......................................................... 78 3.3.7. Cách tiến hành TN ................................................................................ 78 3.3.8. Phân tích kết quả TN ............................................................................. 79 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 89 KẾT UẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .................................................. 90 1. Kết luận ....................................................................................................... 90 2. Kiến nghị sư phạm ...................................................................................... 91 TÀI IỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ ỤC ....................................................................................................... 96 PH N 1: MỞ Đ U 1. ý do chọn đề tài Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là công cụ giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội, giúp mọi người biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình đối với người khác. Đối với trẻ em, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của tâm lý trẻ em. Nó là công cụ và phương tiện để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, góp phần giáo dục một cách toàn diện cho trẻ cả về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của những người xung quanh, trẻ sẽ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng...của chúng từ đó sẽ giúp trẻ trẻ học được những từ tương ứng. Nếu trẻ không được giao tiếp một cách thường xuyên và liên tục với những người xung quanh thì sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Do đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục MG. Chúng ta biết, từ là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ, nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ được dùng để tạo nên câu. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG, trước hết chúng ta phải chú ý đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Bởi vì nếu trẻ biết, làm quen được với nhiều từ mới, hiểu được ý nghĩa của từ và sử dụng các từ vào trong quá trình giao tiếp thì vốn từ của trẻ sẽ ngày càng phong phú và đa dạng, từ đó góp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong trường MG, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như học tập, vui chơi…trong đó vui chơi là hoạt động chủ đạo. HĐVC của trẻ em được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong đó có các trò chơi. Trò chơi giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường MG. Thông qua các trò chơi với các hoạt động, hình thức và tình huống khác nhau trẻ sẽ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ, nhờ vậy vốn từ cũng Trang 1 không ngừng phát triển. Bởi vì trong quá trình chơi trẻ không hề im lặng mà phải phát âm đúng và huy động vốn từ một cách chính xác nhằm nói ra những suy nghĩ của mình với các bạn khác để cùng tư duy và hoạt động, từ đó giúp cho trẻ thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên, nhờ vậy vốn từ của trẻ không ngừng tăng lên. Ngoài ra, trong quá trình chơi trẻ sẽ khám phá ra những biểu tượng từ các trò chơi rồi liên hệ chúng với những từ tương ứng. Từ ngữ và những hình ảnh trực quan mà trẻ nhìn thấy trong quá trình chơi sẽ đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc, giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho trẻ nhớ lâu và nhớ sâu những biểu tượng đã được hình thành trong quá trình chơi, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ. Có thể nói, sử dụng trò chơi sẽ giúp trẻ nhớ lâu và nhớ sâu những từ ngữ đã học được, nó thực sự là con đường nhanh nhất để giúp trẻ MG phát triển vốn từ một cách tự nhiên, nhanh chóng, nhẹ nhàng và hào hứng. Hiện nay, ở các trường mầm non, giáo viên đã sử dụng các hình thức và biện pháp khác nhau để phát triển vốn từ cho trẻ. Một số trò chơi cũng đã được giáo viên sử dụng xen kẽ trong quá trình giảng dạy nhưng tần số sử dụng trong các buổi học chưa nhiều, hệ thống các trò chơi còn dàn trải, chưa tập trung nhiều vào việc phát triển vốn từ cho trẻ. Điều đó cho thấy một số giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của trò chơi, chưa coi trò chơi là công cụ và phương tiện để giúp trẻ phát triển vốn từ một cách tự nhiên và nhanh chóng. Chính điều đó dẫn tới tình trạng một số trẻ 4 - 5 tuổi vốn từ vẫn còn nghèo nàn, thậm chí một số em còn phát âm các từ không chính xác…đó sẽ là một rào cản lớn đối với các em khi tiếp thu các nội dung học tập ngay tại trường cũng như trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: np pp t tr ển vốn từ c o trẻ Mẫu g o 4 - 5 tuổ thông qua trò c ơ c t p ”. Trang 2 2. ịch sử nghi n cứu v n đề Chuẩn bị cho trẻ MG đến trường phổ thông được xem là một công việc rất cần thiết, liên quan chặt chẽ tới quá trình hình thành ở trẻ một nền tảng tâm lí giúp trẻ có khả năng tiếp nhận kho tàng kiến thức của nhân loại và sử dụng nó một cách sáng tạo vào trong các hoạt động để phát triển chính mình, góp phần phát triển xã hội. Việc thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung, phát triển vốn từ nói riêng là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, hoạt động này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, thuộc các lĩnh vực như tâm lý học, giáo dục học và ngôn ngữ học. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin được lược thuật một số thành tựu nghiên cứu liên quan. Ngoài nước Phát triển ngôn ngữ trẻ MG được quan tâm nghiên cứu ở Liên Xô trước đây với nhiều nhà sư phạm nổi tiếng. Những công trình này đã được đưa vào Việt Nam để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Có thể nhắc đến các học giả như: E.I. Chikhiêva, một nhà sư phạm nga Xô – Viết như một tác giả có uy tín nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG qua cuốn Phát triển NN trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông; tác giả F.A. Xôkhin với các tác phẩm Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXB Giáo dục Mátxcơva, 1979); Những cơ sở tâm lý – giáo dục học của việc phát triển lời nói trẻ em (Mátcơva, 2002); Barodis A.M với cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (NXB Giáo dục, Mátxcơva, 1974) và các tác giả khác như Phedorenko L.P, Phomitreva G.A., Lomarep V.K, Bogolupxcaia M.K, và Tsepsenko… Nhìn chung, các tác giả đều nghiên cứu một cách hệ thống vần đề phát triển lời nói cho trẻ MG như: Các nhiệm vụ, hình thức, biện pháp phát triển từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, NN mạch lạc cho trẻ trước tuổi đi học… Gần đây, đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây như Kathleen A.Roskos, James F.Christie, Donald J.Richges; Trang 3 Maria Montessori; Machdo.J.M; Black và Puckett; Sulzby; Carol Chomsky; Gill… Các tác giả này thường gắn việc phát triển ngôn ngữ với phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ ở tuổi MG, trong đó chú trọng đến nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động khác nhau. Theo nhóm tác giả Kathleen A.Roskos, James F.Christie, Donald J.Richges: việc lĩnh hội kí hiệu ngôn ngữ như công cụ của tư duy và phương tiện của giao tiếp ở trẻ nhỏ liên quan đến cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chính vì vậy, trong những giờ thực hành, giáo viên cần lồng ghép việc dạy trẻ đọc viết vào các hoạt động quen thuộc của trẻ, các trò chơi, bài hát, để một mặt giúp trẻ làm quen với các đặc điểm chữ viết, một mặt có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu và hứng thú khác của trẻ. Tác giả Maria Montessori (1967) nhận định việc cho trẻ thực hiện các hoạt động nhỏ như tô màu tranh vẽ, nhìn vào các chữ cái, sờ vào các chữ cái sẽ giúp phát triển giác quan, giúp các hình ảnh và con chữ ăn sâu vào nhận thức của trẻ so với cách trang bị cho trẻ lĩnh hội qua các biện pháp thông thường. Bà nhấn mạnh, việc một đứa trẻ có thể không nhớ được chữ cái nếu chúng chỉ nhìn, nhưng khi chúng được sờ vào những chữ cái thì chúng có thể nhớ lại. Hai nhà giáo dục Black và Puckett nhận định: những HĐVC yêu thích, phù hợp với độ tuổi của trẻ có thể giúp trẻ học đọc, học viết một cách hiệu quá. Như khi trẻ chơi với con chữ, trẻ tìm hiểu các biểu hiện của từ ngữ, tên của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khuyến khích bộc lộ những kinh nghiệm của chúng trong môi trường đó, chúng sẽ khám phá ra việc sử dụng ngôn ngữ viết như thế nào, chúng sẽ đạt được mục đích và hiểu được nội dung của việc đọc, việc viết, việc chơi của chúng. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Sulzby, trẻ MG tuy chưa có khả năng học viết một cách bài bảng như trẻ cấp 1 nhưng chúng có thể làm quen với chữ viết qua các nét vẽ nguệch ngoạc. Mặt khác, chúng còn có khả năng sáng Trang 4 tạo nhiều loại chữ viết theo trí tưởng tượng của chúng. Lúc này, hoạt động viết của trẻ thường tách rời với sự biểu đạt về âm thanh. Khi có những cơ hội trải nghiệm phù hợp, trẻ sẽ tiến dần đến những dạng thức hoàn chỉnh của chữ viết từ những nét sơ khai. Do vậy, chúng ta cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động, cho trẻ trải nghiệm để bước đầu hình thành khả năng thích nghi của trẻ với chữ viết, góp phần phát triển ngôn ngữ nói chung (Suzlby, 1986). Nhà ngôn ngữ học Carol Chomsky nhìn nhận, đối với trẻ mẫu giáo, viết bắt đầu đầu tiên khi trẻ thích thú tạo ra các nét của mình và tiếp tục là một phần trải nghiệm hằng ngày của trẻ. Khi trẻ thể hiện hứng thú viết, vạch lên giấy bằng bút chì, bút mực, bút màu thì trẻ đã có sẵn một số kinh nghiệm tạo ra các vòng tròn và nét thẳng; cả hai loại nét được kết hợp trong chữ viết như trẻ nhìn thấy khi học đọc. Trong quá trình hướng dẫn trẻ, giáo viên cần khuyến khích trẻ tự khám phá, tự sáng của trẻ khi làm quen với chữ viết. Tóm lại, các học giả ngoài nước hầu như thống nhất cho rằng ở tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có khả năng làm quen với chữ viết và có thể thực hiện hành động viết, vẽ những nét nguệch ngoạc theo trí tưởng tượng chủ quan của trẻ. Các HĐVC giải trí phù hợp với sự phát triển của trẻ sẽ góp phần giúp trẻ làm quen với chữ viết, phát triển vốn từ tốt hơn. Do vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, người giáo viên cần lưu tâm đến việc thiết kế các hoạt động phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho trẻ, vừa phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ. Ở Việt Nam Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếng Việt chính thức trở thành ngôn ngữ quốc gia chung cho tất cả các cộng đồng dân tộc tại Việt Nam. Tuy vậy, việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở giai đoạn sau Cách mạng còn nhiều cảm tính và hạn chế, dạy tiếng Việt chủ yếu gắn với môn Văn học. Từ năm 1960, tình hình nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt có nhiều khởi sắc. Sách giáo khoa tiếng Việt được biên soạn và đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, giáo trình Trang 5 tiếng Việt, ngôn ngữ học xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, giai đoạn này, sự quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, MG vẫn còn chưa đúng mức. Mãi đến những năm 1980, việc giảng dạy tiếng Việt ở các trường mẫu giáo, MG mới được quan tâm, phương pháp dạy học tiếng Việt được nghiên cứu như một môn khoa học độc lập. Thành tựu nghiên cứu của các học giả trong nước về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, MG ở nước ta có thể điểm qua các công trình tiêu biểu như sau: Trước hết, tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG(NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999) đã đề cập một cách hệ thống và khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề tiếng mẹ đẻ đang được giảng dạy trong các nhà trẻ, MGở nước ta. Tác giả đã đưa ra những nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm cho trẻ. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những lỗi phát âm của trẻ, nguyên nhân mắc lỗi phát âm đồng thời qua đó tác giả đưa ra những trò chơi nhằm rèn phát âm chuẩn xác cho trẻ, hướng đến việc phát triển vốn từ... Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng cho trẻ làm quen với chữ viết là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm tạo hứng thú, tiền đề cho trẻ học tập đọc, tập viết ở lớp 1. Nội dung cho trẻ làm quen với chữ viết rất đa dạng, bao gồm việc nhận biết và phát âm các chữ cái, biết phân biệt chữ hoa và chữ thường, bước đầu nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các chữ cái, liên hệ chữ cái đã học với các từ khác... Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, mở sách, đọc… cũng là những yếu tố cần được người giáo viên quan tâm hướng dẫn để giúp trẻ làm quen với chữ viết. Nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi đề cập đến các nội dung chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết bao gồm: Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái qua âm thanh; Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái dạng in thường; dạy trẻ nhớ được tên chữ cái... Đây là những nội dung giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị học ghép các âm Trang 6 thành vần, thành tiếng ở lớp 1. Ngoài ra, nhóm tác giả này còn lưu tâm đến việc dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái, dạy trẻ kỹ năng tô những nét cơ bản và kỹ năng tô 29 chữ cái... Quan điểm của Vụ Giáo dục Mầm non cho rằng, ngôn ngữ gắn liền với hoạt động tư duy, do vậy ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ và giúp cho việc nhận thức thế giới xung quanh của trẻ được tốt hơn. Hình thành và phát triển những kĩ năng nghe nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Tác giả Đinh Hồng Thái được xem là người có nhiều đóng góp quan trọng với việc nghiên cứu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuồi MG. Từ năm 2005 đến năm 2017, tác giả đã xuất bản, đăng tải nhiều công trình, bài viết có giá trị ở lĩnh vực này. Thành quả nghiên cứu của tác giả Đinh Hồng Thái thể hiện cái nhìn đa chiều, sâu rộng về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở tuổi MG; các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG; phương pháp hình thành khả năng đọc viết ban đầu cho trẻ MG; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát triển ngôn ngữ tuổi mẫu giáo... Những công trình, bài viết của tác giả Đinh Hồng Thái là tiền đề, là định hướng quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu, tham khảo để tiếp cận đề tài này. Nhìn chung, phát triển vốn từ cho trẻ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Điều này một mặt cho thấy tính hấp dẫn, mặt khác cũng thể hiện tính chất phức tạp, đa dạng của nó. Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực này, chúng tôi nhận thấy có mấy điểm nổi bật như sau Thứ nhất, sự trang bị năng lực ngôn ngữ nói chung và vốn từ nói riêng của trẻ bắt nguồn từ sự khao khát muốn hòa nhập vào cộng đồng của chúng. Thứ hai, khả năng đọc và khả năng viết của trẻ có thể xuất hiện đồng thời song hành hoặc trước sau, nhưng nhìn chung chúng bổ trợ cho nhau, đi từ sơ khai đến hoàn thiện. Trang 7 Thứ ba, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ hầu như bắt đầu từ lúc trẻ chỉ biết viết vẽ những nét nguệch ngoạc đến khi hoàn thiện, quá trình này cần được vun đắp và hỗ trợ từ cô giáo. Thứ tư, quá trình hình thành và phát triển vốn từ của trẻ có liên quan mật thiết đến các hoạt động của trẻ, trong đó có HĐVC. Vì vậy, để trẻ có thể phát triển vốn từ được tốt, người giáo viên cần có ý thức tổ chức các HĐVC và hoạt động học tập đa dạng cho trẻ. Thứ năm, việc quan sát và ghi nhận khả năng đọc - viết của trẻ qua từng giai đoạn là việc làm cần thiết. Nó góp phần giúp chúng ta khám phá được quá trình trưởng thành của trẻ về mặt ngôn ngữ của như về phương diện tâm lý, nhân cách... Tóm lại, có thể thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một yếu tố rất cần thiết, sự phát triển ngôn ngữ kịp thời và toàn diện sẽ hỗ trợ rất nhiều cho trẻ sau này. Bởi lẽ, ngôn ngữ là công cụ giáo tiếp quan trọng nhất đối với trẻ, hay nói cách khác, ngôn ngữ là công cụ để trẻ tư duy và tiếp cận với mọi người, với thế giới xung quanh. Trang bị vốn từ phong phú cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phát triển toàn diện, hòa nhập tốt với cộng đồng, lĩnh hội được những kiến thức trọng yếu ở các bậc học cao hơn. Chính vì những lẽ đó, ở luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thiết kế một số TCHT nhằm phát triển vốn từ cho trẻ với hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ có thể vừa chơi vừa học. 3. Mục đích nghi n cứu Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển lời nói cho trẻ. 4. Khách thể và đối tượng nghi n cứu 4.1. Khách thể nghi n cứu Quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường Mẫu giáo Trang 8 4.2. Đối tượng nghi n cứu Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mẫu giáo thông qua trò chơi học tập. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được những biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 4 5 tuổi thông qua trò chơi học tập phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức và đặc điểm phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi thì sẽ mở rộng thêm vốn từ cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 6. Nhiệm vụ nghi n cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2. Khảo sát thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi học tập ở trường MG Hướng Dương. 6.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mẫu giáo thông qua trò chơi học tập. 6.4. Tổ chức TN sư phạm để kiếm tra, đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7. Phạm vi nghi n cứu 7.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các trò chơi học tập phù hợp với trẻ 4 - 5 tuổi có tác dụng góp phần phát triển vốn từ cho trẻ. 7.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017 với các dữ liệu được thu thập trong năm học 2016-2017. 7.3. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu được xác định là vùng địa lý – hành chính Thành phố Long Xuyên, hoạt động thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện ở trường MG Hướng Dương thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trang 9 8. Phương pháp nghi n cứu 8.1. Phương pháp nghi n cứu lý luận Phương pháp này được tác giả sử dụng trong việc tham khảo các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trước đó về phát triển vốn từ cho trẻ MG, các trò chơi giành cho trẻ MG. 8.2. Phương pháp nghi n cứu thực ti n - Điều tra, khảo sát Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng nhằm làm rõ thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường MG Hướng Dương thông qua TCHT; tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường MG Hướng Dương. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi với một số giáo viên giỏi và giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 4 - 5 tuổi. Trao đổi với một số cán bộ quản lý chuyên môn của Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh An Giang. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Tìm hiểu giáo án do giáo viên thiết kế nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 4 - 5 tuổi. - Phương pháp TN sư phạm Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm chứng hiệu quả vá tính khả thi của những biện pháp phát triển vốn từ thông qua TCHT mà luận văn đã đưa ra. 8.3 Phương pháp ử lý kết quả nghi n cứu Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp ý kiến đánh giá từ phiếu phỏng vấn sâu giáo viên, tổng hợp kết quả của lớp ĐC và lớp TN. Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để mã hóa, nhập liệu phiếu hỏi giáo viên ở trường MG Hướng Dương. Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng