Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do...

Tài liệu Luận văn biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

.PDF
78
1
139

Mô tả:

BÙI ĐẶNG BĂNG CHÂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP… BÙI ĐẶNG BĂNG CHÂU MSSV: 1753801014016 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Nhật Khanh 2021 TP.HCM – Năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ BÙI ĐẶNG BĂNG CHÂU MSSV: 1753801014016 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Nhật Khanh TP.HCM – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Nhật Khanh. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Bùi Đặng Băng Châu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6 4. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu........................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7 4.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................7 4.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 7 4.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 7 6. Ý nghĩa khoa học của khóa luận...........................................................................8 7. Kết cấu của khóa luận............................................................................................8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH............................................9 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính....................... 9 1.1.1 Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính...............................................9 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.....................................11 1.1.3 Ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.............................................13 1.2 Các quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.......................... 14 1.2.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.............................. 14 1.2.2 Xác định số lợi bất hợp pháp khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả........................................................................................................................17 1.2.3 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.........................18 1.2.4 Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.............................. 23 1.2.5 Thủ tục áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính...........................................................................................................24 1.2.6 Cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.............................. 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...............................................................................................32 2.1 Thực trạng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện............................................................................................................................32 2.1.1 Những điểm tích cực trong quy định pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành...........................................................................................................32 2.1.2 Một số điểm hạn chế trong quy định pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện...................................................... 33 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện.................................................................................................................. 47 2.2.1 Những điểm tích cực trong việc áp dụng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính................................................................................................47 2.2.2 Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện................................................................. 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................57 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................... 59 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, tuy có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính xảy ra phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vi phạm hành chính làm phá vỡ trật tự xã hội đã được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội. Để đấu tranh với vi phạm hành chính, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính, đây được xem là một giải pháp hữu hiệu mang tính răn đe và giáo dục những đối tượng vi phạm, góp phần đấu tranh, ngăn chặn chủ thể thực hiện vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính ngoài xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước còn để lại những hậu quả nhất định nên việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh áp dụng các hình thức xử phạt sẽ góp phần giải quyết triệt để vi phạm, điều này phù hợp với nguyên tắc “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Hiện nay, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) bao gồm: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; 2 k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Trong số các biện pháp khắc phục hậu quả nói trên, “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” là một biện pháp khắc phục hậu quả đặc biệt lần đầu tiên được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Sự ra đời của biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền có thêm lựa chọn trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, nhất là trong bối cảnh các vi phạm hành chính diễn ra trong các lĩnh vực ngày càng đa dạng và gây ra những thiệt hại nhất định1. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này, tác giả nhận thấy tồn tại những vướng mắc cần khắc phục như: (i) Một số Nghị định của Chính phủ quy định không chính xác về tên gọi của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; (ii) Tồn tại Nghị định quy định về số lợi bất hợp pháp chưa phù hợp với quy định về tài sản trong pháp luật dân sự; (iii) Pháp luật hiện hành vẫn có sự nhầm lẫn giữa biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính với hình thức xử phạt; (iv) Bất cập về thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; (v) Một số lĩnh vực chưa có quy định về cách xác định số lợi bất hợp pháp có được từ vi phạm hành chính; (vi) Hạn chế trong kỹ thuật lập quy về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; (vii) Việc áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong thực tiễn xử phạt vẫn còn tồn tại thiếu sót, chưa thật sự nghiêm minh. Do vậy, việc nghiên cứu về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính từ góc độ lý luận, pháp lý đến thực tiễn áp dụng là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” làm Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật. 2. Tình hình nghiên cứu Qua sự tìm hiểu của mình, tác giả nhận thấy đề tài này có một số nghiên cứu liên quan của các tác giả sau: Nguyễn Nhật Khanh (2018), “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 7. 1 3 Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, Nxb. Hồng Đức năm 2017. Giáo trình cung cấp một kiến thức cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có giới thiệu về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính… Tuy nhiên, do được viết dưới hình thức giáo trình nên công trình này chỉ giới thiệu các kiến thức cơ bản về các biện pháp khắc phục hậu quả nói chung, chưa có sự phân tích chuyên sâu về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp thu những kiến thức cơ bản về các biện pháp khắc phục hậu quả để củng cố và mở rộng thêm những vấn đề có liên quan đến biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” do tác giả Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, Nxb. Hồng Đức năm 2017. Nội dung cuốn sách đã bình luận chuyên sâu về các điều khoản của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trong đó nội dung về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính được các tác giả phân tích ở phần bình luận Điều 28, Điều 37. Tuy nhiên, do chỉ dừng lại ở việc bình luận các điều khoản của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nên nội dung công trình chưa có sự phân tích toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các nội dung bình luận trong công trình này được tác giả tiếp thu để phân tích, bình luận các vấn đề pháp lý liên quan đến biện pháp được nghiên cứu trong Khóa luận. Sách chuyên khảo “Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng và hướng hoàn thiện” do tác giả Cao Vũ Minh làm chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2019. Nội dung cuốn sách nghiên cứu quy định và thực trạng áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu một cách bao quát nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nên chưa chuyên sâu về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, một số quy định về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính được các tác giả nghiên cứu đã được sửa đổi, bổ sung. Nghiên cứu tác phẩm, tác giả tiếp thu những khía cạnh, góc nhìn của những nội dung liên quan đến biện pháp được nghiên cứu trong Khóa luận. 4 Bên cạnh giáo trình và các sách chuyên khảo nêu trên, tác giả cũng đã tiếp cận được khá nhiều bài tạp chí chuyên ngành nghiên cứu liên quan đến các biện pháp khắc phục hậu quả nói chung và biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nói riêng. Bài viết “Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Quách Tiên Phong đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8 năm 2007 và bài viết “Bất cập của các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính” của tác giả Trương Khánh Hoàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 30-31 năm 2008. Các bài viết này nghiên cứu về các biện pháp khắc phục hậu quả trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Tuy nhiên, thời điểm các công trình này được công bố thì biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính chưa được pháp luật quy định. Do đó, tác giả tiếp thu các nội dung nghiên cứu để so sánh về sự phát triển của các biện pháp khắc phục hậu quả qua các thời kỳ để liên hệ đến sự ghi nhận của biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bài viết “Về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Cao Vũ Minh và Nguyễn Nhật Khanh đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6 năm 2017. Bài viết đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của các biện pháp khắc phục hậu quả, bên cạnh đó có sự phân tích bất cập trong các quy định của pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có mục phân tích một số bất cập của biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp thu những nội dung phù hợp của bài viết này để phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong Khóa luận. Bài viết “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 7 năm 2018. Ở bài viết trên tác giả tìm hiểu khái quát và nêu ra một số bất cập cũng như kiến nghị hoàn thiện về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ nghiên cứu ở góc độ hoàn thiện pháp luật chứ chưa trình bày một cách hoàn chỉnh từ lý luận, pháp luật đến thực trạng áp dụng về biện pháp khắc phục hậu quả này. Bài viết “Nhận diện tính hợp pháp và tính hợp lý của các biện pháp khắc phục hậu quả trong nghị định của Chính phủ” của tác giả Cao Vũ Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 năm 2018. Bài viết nêu lên một số biện pháp 5 khắc phục hậu quả trong các Nghị định của Chính phủ là chưa hợp pháp và hợp lý. Tuy không trực tiếp nghiên cứu biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nhưng từ cách nhận diện tác giả có thể học hỏi và áp dụng vào biện pháp đang nghiên cứu. Bài viết “Hoàn thiện quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2019. Trong bài viết trên tác giả có chỉ ra một số hạn chế khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, bài viết này nghiên cứu Nghị định số 176/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP để quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở tiếp thu những nội dung có giá trị của bài viết, tác giả sẽ kham khảo để có thêm dẫn chứng trong Khóa luận này. Bài viết “Hoàn thiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về lao động” của tác giả Cao Vũ Minh và Nguyễn Tú Anh đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 9 năm 2019. Bài viết nêu ra một số bất cập liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động liên quan đến Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) và đề xuất hướng giải quyết. Tác giả tiếp thu những nội dung hợp lý của bài viết để phân tích các nội dung có liên quan trong Khóa luận. Bài viết “Kỹ năng áp dụng hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả” của tác giả Nguyễn Hoàng Việt đăng trên Tạp chí Thanh tra số 3 năm 2019. Bài viết nêu lên một số kỹ năng cần thiết để có thể quyết định áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đúng và đầy đủ. Tác giả nghiên cứu và chọn lọc áp dụng cho phù hợp với biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà Khóa luận đang đề cập. Bài viết “Biện pháp khắc phục hậu quả trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về đất đai - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm 2019. Trong bài viết có nêu lên những bất cập liên quan đến thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, bài viết áp dụng Nghị định số 102/2014/NĐ-CP nhưng hiện Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số 91/2019/NĐ-CP nên có một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, tác giả có thể dựa vào những vấn đề trong bài viết để nghiên cứu đề tài Khóa luận. 6 Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh và Trần Quốc Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 năm 2020. Trong phần “Một số vấn đề pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự cần tiếp tục hoàn thiện” tác giả có nêu lên bất cập liên quan đến việc xác định số lợi bất hợp pháp khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và có đề xuất giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp thu các nội dung phù hợp của bài viết để làm rõ các nội dung của Khóa luận. Các công trình đã phân tích ở trên đã có những nghiên cứu liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính, tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề từ lý luận, pháp lý đến thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về biện pháp này. Qua đó, có thể thấy rằng Khóa luận “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” đáp ứng được yêu cầu về tính mới và tính thực tiễn. 3. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp, thống kê. Cụ thể: - Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính, phương pháp này còn được sử dụng để phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan từ thực tiễn áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. - Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu đánh giá các quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính qua các thời kỳ để nhìn nhận sự thay đổi của pháp luật về biện pháp này. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tác giả so sánh quy định của các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để tìm ra những điểm khác biệt, chưa thống nhất để đề xuất kiến nghị hoàn thiện. - Phương pháp tổng hợp, thống kê được sử dụng để thu thập các văn bản quy phạm pháp luật về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính cũng như các báo cáo thực tiễn, quyết định xử phạt vi phạm 7 hành chính liên quan đến biện pháp này để đưa ra đánh giá tổng quát và chi tiết góp phần nhìn nhận vấn đề nghiên cứu chính xác hơn. 4. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”. 4.2 Mục tiêu nghiên cứu 4.2.1 Mục tiêu tổng quát Tác giả chọn thực hiện đề tài “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nói trên. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá, chỉ ra những thiếu sót và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” để có sự thống nhất giữa các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này một cách thuận lợi và hiệu quả trong thực tế. 4.2.2 Mục tiêu cụ thể Tác giả chọn thực hiện đề tài “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” với mong muốn đạt được những mục tiêu sau: - Đi sâu vào tìm hiểu những quy định của pháp luật về biện pháp trên và chỉ ra những hạn chế. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp này để làm sáng tỏ các hạn chế, bất cập, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế, bất cập đó. - Đưa ra những giải pháp khả thi nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật để việc áp dụng biện pháp này được hiệu quả và khả thi. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” tập trung chủ yếu giai đoạn từ năm 2012 đến nay vì khi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được ban hành đánh dấu cột mốc pháp luật Việt Nam ghi nhận biện pháp khắc phục hậu quả trên. Đồng thời, Khóa luận nghiên cứu tình hình áp dụng thực tế của biện pháp trên vào việc xử phạt các vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam để tìm ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp. 8 6. Ý nghĩa khoa học của khóa luận Tác giả chọn đề tài “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” để nghiên cứu những vấn đề bất cập của quy định pháp luật về biện pháp trên và những vướng mắc khi áp dụng biện pháp trên vào thực tế. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm của các tác giả trước đó để đưa ra những giải pháp mang tính mới, tính khả thi cao nhằm giải quyết những bất cập, vướng mắc đã được nghiên cứu. - Về mặt lý luận: Khóa luận có tính mới và tính ứng dụng cao, có thể đưa ra những giải pháp đáp ứng tính ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, đề tài còn là một nguồn tham khảo cho sinh viên, nghiên cứu, mở rộng chủ đề này. - Về mặt pháp luật: những kiến nghị của Khóa luận mong muốn đem lại kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật để làm rõ các nội dung về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính, qua đó tạo ra cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất. - Về thực tiễn áp dụng: những kiến nghị của Khóa luận sẽ góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp trên của chủ thể có thẩm quyền, góp phần khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BUỘC NỘP LẠI SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính 1.1.1 Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính  Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì thế mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Tuy nhiên trong xã hội luôn tồn tại những hành vi trái pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật. Nhằm mục đích giáo dục, răn đe để những hành vi trái pháp luật không xảy ra thì việc xây dựng các quy định về xử phạt luôn được chú trọng trong việc xây dựng pháp luật, điều này cũng không ngoại lệ đối với pháp luật hành chính điều chỉnh về các vi phạm hành chính. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về định nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính “là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”. Có thể lý giải theo như quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì xử phạt vi phạm hành chính bao gồm áp dụng hình thức xử phạt được quy định trong luật và cả việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Hiện nay, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) theo phương pháp liệt kê. Pháp luật hiện hành không có một định nghĩa thống nhất về “biện pháp khắc phục hậu quả”, tùy vào góc độ lý giải mà đưa ra những định nghĩa khác nhau. Dưới góc độ từ ngữ thì “biện pháp” là “cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một chủ trương”, “khắc phục” là “thắng được những khó khăn, trở ngại”, “hậu quả” là “kết quả xấu do việc gì để lại về sau”2. Vậy từ góc độ ngôn ngữ ta có thể hiểu “biện pháp khắc phục hậu quả là cách thức giải quyết một vấn đề để những kết quả xấu do một việc gây nên được giảm hoặc mất đi”. Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.145, 935, 821. 2 10 Trong khoa học pháp lý, một số tác giả đã đưa ra khái niệm về biện pháp khắc phục hậu quả. Có quan điểm cho rằng “Biện pháp khắc phục hậu quả được xem là những cách thức, hoạt động được thực hiện để khôi phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại, thiếu sót đã xảy ra trên thực tế do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, thảm họa hoặc các hành vi chủ quan gây ra như không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ, quy định của những chủ thể nhất định”3. Quan điểm trên còn hạn chế trong việc thể hiện rõ bản chất cưỡng chế của Nhà nước khi áp dụng biện pháp này, dễ dẫn đến hiểu sai rằng khắc phục hậu quả là tự nguyện và không bị cưỡng chế nếu không thực hiện. Ngoài ra, quan điểm trên còn chưa chính xác khi cho rằng biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng khôi phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại, thiếu sót đã xảy ra trên thực tế do “những nguyên nhân khách quan như thiên tai, thảm họa” vì bản chất biện pháp khắc phục chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính (đó phải là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính). Có quan điểm cho rằng “Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra”4. Khái niệm trên đã khẳng định biện pháp khắc phục hậu quả khi áp dụng mang tính cưỡng chế của nhà nước, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ hết mục đích của áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Từ những phân tích về những hạn chế trong việc đưa ra khái niệm về biện pháp khắc phục hậu quả, có thể định nghĩa khoa học về biện pháp khắc phục hậu quả như sau “Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm khắc phục một phần, toàn bộ thiệt hại hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra”.  Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính được quy định là một biện pháp khắc phục hậu quả vì những lý do thực tế sau đây: Quách Tiên Phong (2007), “Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8. 4 Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2017), “Về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6. 3 11 Thứ nhất, khi thực hiện vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm hướng đến việc thu lợi bất hợp pháp. Đây là những khoản lợi không được pháp luật ghi nhận, chính khoản lợi này là động lực để chủ thể thực hiện vi phạm, vì thế khi khoản lợi này phát sinh nó được xem là hậu quả của vi phạm hành chính, việc tìm kiếm các khoản lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện vi phạm hành chính làm phá vỡ trật tự quản lý của nhà nước. Thứ hai, ở góc độ người vi phạm, khoản lợi bất hợp pháp là cái họ mong muốn đạt được và hướng đến khi thực hiện vi phạm hành chính, nhưng ở góc độ của nhà nước, các khoản lợi bất hợp pháp chính là hậu quả xảy ra từ việc thực hiện vi phạm hành chính, nghĩa là không có vi phạm hành chính thì không có các khoản lợi bất hợp pháp, vi phạm hành chính là nguyên nhân, các khoản lợi bất hợp pháp là hậu quả từ việc thực hiện vi phạm hành chính và các hiện tượng này có mối liên hệ với nhau. Do đó, để khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính thì buộc người vi phạm phải nộp lại khoản lợi bất hợp pháp có được từ thực hiện vi phạm hành chính thì mới khôi phục lại trật tự quản lý nhà nước vốn có ban đầu. Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, xét đến nguyên nhân ra đời của biện pháp cũng như mục đích của biện pháp hướng đến thì ta có thể rút ra định nghĩa về biện pháp này như sau: “biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là hình thức cưỡng chế do nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để buộc họ phải nộp lại các khoản lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nhằm khắc phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra”. 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả, do vậy biện pháp này cũng mang các đặc điểm của biện pháp khắc phục hậu quả nói chung gồm: Một là, mục đích của biện pháp là nhằm khôi phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do những vi phạm hành chính gây ra. Vì những vi phạm hành chính thường sẽ gây ra những hậu quả nhất định cho chủ thể trong xã hội hoặc cho nhà nước thế nên cần áp dụng biện pháp trên để góp phần khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi vi phạm hành chính. 12 Hai là, biện pháp khắc phục hậu quả không chỉ được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính mà còn được quy định trong các Nghị định của các lĩnh vực khác nhau. Điều này xuất phát từ việc vi phạm hành chính có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng nên cần được quy định cụ thể trong các văn bản đặc thù để chi tiết và dễ áp dụng. Tuy nhiên, việc quy định trên không được khác với bản chất chính của quy định về biện pháp này trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ba là, về thẩm quyền, đa số các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, có một số chủ thể tuy có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả, ví dụ như Chiến sĩ Công an nhân dân, Chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát viên Cảnh sát biển, v.v. Họ là những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Bốn là, về thời hiệu và thời hạn, hiện nay Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) không quy định rõ về thời hiệu và thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 66 đạo luật này đã có quy định “Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.”. Dựa vào điều khoản này có thể lý giải thời hạn và thời hiệu của xử phạt vi phạm hành chính không ảnh hưởng đến thời hiệu ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, dù hết thời hiệu hay thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chủ thể có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài các đặc điểm trên, biện pháp “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” cũng có một số đặc điểm riêng như: Thứ nhất, biện pháp này chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính có phát sinh số lợi bất hợp pháp, nếu vi phạm hành chính không có khả năng làm phát sinh số lợi bất hợp pháp thì pháp luật không quy định áp dụng biện pháp này. Thứ hai, so với các biện pháp khắc phục hậu quả khác, số lượng chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 13 có được do thực hiện vi phạm hành chính ít hơn; chỉ có một số chủ thể được nêu ở phần 1.2.2 mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này. Thứ ba, mục đích của biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là thu lại số lợi bất hợp pháp mà chủ thể vi phạm hành chính có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Số lợi bất hợp pháp thu được tùy vào tình huống mà có hai cách giải quyết sau đây: Nếu số lợi bất hợp pháp có từ vi phạm hành chính mà không xuất phát từ cá nhân, tổ chức cụ thể thì buộc nộp lại sung vào ngân sách nhà nước. Ví dụ tại Điều 4 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm quy định về giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp, hành vi trên có số lợi bất hợp pháp không xuất phát từ cá nhân, tổ chức cụ thể nên số lợi bất hợp pháp thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước. Nếu số lợi bất hợp pháp có được từ đối tượng bị chiếm đoạt thì buộc nộp lại để hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt. Ví dụ: Theo Nghị định số 117/2020/NĐCP quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả mang bản chất của biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính như buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại… đối với biện pháp này nêu rõ hoàn trả lại số tiền mà chủ thể vi phạm thu được từ đối tượng bị chiếm đoạt như đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. 1.1.3 Ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mang một số ý nghĩa trong xử phạt vi phạm hành chính. Thứ nhất, biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” có ý nghĩa như các biện pháp khắc phục hậu quả nói chung. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vi phạm. Ngoài mang tính giáo dục, răn đe các chủ thể vi phạm và cá nhân, tổ chức khác trong xã hội thì biện pháp khắc phục hậu quả còn góp phần giải quyết các hậu quả mà vi phạm hành chính đã gây ra, góp phần ổn định xã hội, duy trì trật tự và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền. Qua đó có thể thấy biện pháp khắc phục hậu quả được sử dụng như là một giải pháp hữu hiệu để đấu tranh, ngăn chặn các vi phạm hành chính. Thứ hai, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để thực hiện nguyên tắc “mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của 14 pháp luật”. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc xử phạt vi phạm hành chính, buộc chủ thể vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả để khắc phục thiệt hại do vi phạm của họ gây ra. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền sẽ buộc chủ thể vi phạm nộp lại số lợi bất hợp pháp mà họ có được để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt. Qua đó góp phần giải quyết hậu quả do vi phạm hành chính gây ra cho nhà nước hoặc đối tượng bị chiếm đoạt. Thứ ba, vi phạm hành chính làm phá vỡ trật tự xã hội đã được nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”, nhà nước làm “phá sản” mục đích của chủ thể vi phạm đó là tìm kiếm các khoản lợi bất hợp pháp, qua đó xem như là một sự giáo dục, răn đe để chính họ và những chủ thể có ý định vi phạm hành chính ý thức hơn về việc họ có vi phạm, có đạt được lợi ích từ vi phạm thì lợi ích đó vẫn sẽ bị buộc nộp lại. Do vậy, việc áp dụng biện pháp này hướng đến mục đích xóa bỏ tư duy “cố tình vi phạm để hưởng lợi” từ chủ thể vi phạm hành chính, qua đó góp phần hữu hiệu trong việc giảm thiểu các vi phạm hành chính trong tương lai. 1.2 Các quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính 1.2.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính Nguyên tắc thứ nhất, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan5. Vi phạm hành chính có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội đã được nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả để trật tự xã hội được duy trì một cách tốt nhất thì việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cần nhanh chóng. Để các chủ thể vi phạm hành chính chấp hành biện pháp trên tự nguyện và không có khiếu nại về sau thì các chủ thể có thẩm quyền cần áp dụng biện pháp trên với ý chí khách quan và áp dụng công khai. Từ những yếu tố trên và nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nói chung và biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có Cao Vũ Minh (chủ biên) (2019), Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính Thực trạng và hướng hoàn thiện, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 59. 5 15 được do thực hiện vi phạm hành chính cần các điều kiện nhanh chóng, công khai và khách quan khi áp dụng. Nguyên tắc thứ hai, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính phải được áp dụng bởi chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp trên và phải áp dụng đúng pháp luật. Các chủ thể có thẩm quyền là con người, mà con người thì có nhiều yếu tố chi phối đến ý chí của họ. Cần áp dụng biện pháp trên đúng thẩm quyền và đúng pháp luật vì điều này sẽ góp phần duy trì trật tự quản lý nhà nước và tránh tình trạng lạm quyền của các chủ thể có thẩm quyền. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp trên còn cần phải đúng pháp luật và phải được xem xét toàn diện nhiều yếu tố quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật chuyên ngành để áp dụng chính xác, tránh sai sót khiếu nại về sau. Nguyên tắc thứ ba, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính với một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định trong luật cùng lúc. Điều này là phù hợp vì biện pháp khắc phục hậu quả với mục đích chính là khắc phục chính những thiệt hại về tài sản, môi trường do chủ thể vi phạm hành chính gây ra. Để khắc phục toàn bộ thiệt hại đôi khi chỉ áp dụng một biện pháp khắc phục hậu quả là không đủ nên việc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khắc phục hậu quả là hợp lý hợp tình và không trái với bất kỳ nguyên tắc nào. Nguyên tắc thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong các trường hợp cụ thể sau: (i) không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; (ii) hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt; (iii) cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt6. Đối với việc không xác định được đối tượng vi phạm hành chính nhưng vẫn có vi phạm hành chính xảy ra và vi phạm này có thể gây hậu quả cho xã hội nên vẫn cần được khắc phục kịp thời để trật tự xã hội được đảm bảo. Vì thế trong trường hợp này vẫn cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính cần xác định rõ chủ thể để áp dụng biện pháp trên nên trong trường hợp không xác định được chủ thể vi phạm hành chính thì không thể áp dụng biện pháp này. Cao Vũ Minh (chủ biên) (2019), Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính Thực trạng và hướng hoàn thiện, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 55, 56. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan