Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án quá trình đô thị hoá ở thị trấn hương canh (huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh ...

Tài liệu Luận án quá trình đô thị hoá ở thị trấn hương canh (huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc) giai đoạn 1995 2015

.PDF
134
630
53

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Tuyết – Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Hương Canh, các phòng, ban ngành huyện Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc...đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sức cần thiết, quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, các thầy cô giáo bộ môn lịch sử Việt Nam và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 1 năm 2017 Tác giả DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐTH : Đô thị hóa UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã HĐBT : Hội đồng bộ trưởng CNXH : Chủ nghĩa xã hội GTSX : Giá trị sản xuất NLTS : Nông- lâm- thủy sản CN-TTCN : Công nghiệp – thủ công nghiệp TM- DV : Thương mại – dịch vụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10 7. Bố cục của luận văn.................................................................................. 10 Chƣơng 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015............. 12 1.1.Lịch sử hình thành thị trấn Hương Canh ................................................. 12 1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên ....................................................................... 14 1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 14 1.2.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14 1.3. Đặc điểm kinh tế và văn hóa - xã hội thị trấn Hương Canh trước năm 1995... 19 1.3.1. Đặc điểm kinh tế................................................................................. 19 1.3.2.Đặc điểm văn hóa – xã hội................................................................... 21 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị ............. 23 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 31 Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 .......................... 32 2.1. Biến đổi về tổ chức không gian đô thị ................................................... 32 2.1.1. Địa giới hành chính ............................................................................ 32 2.1.2. Cảnh quan môi trường ........................................................................ 33 2.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 36 2.3. Biến đổi về tổ chức quản lý đô thị ......................................................... 44 2.3.1. Bộ máy quản lý đô thị......................................................................... 44 2.3.2. Chính sách quản lý đô thị ................................................................... 45 2.4. Biến đổi về kinh tế................................................................................. 47 2.4.1. Kết cấu kinh tế.................................................................................... 47 2.4.2. Các hoạt động kinh tế ......................................................................... 50 2.5. Biến đổi về văn hóa- xã hội ................................................................... 63 2.5.1. Dân số và kết cấu dân cư .................................................................... 63 2.5.2. Văn hóa và lối sống đô thị .................................................................. 72 2.5.3. Anh ninh và trật tự đô thị .................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 83 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 ........................... 84 3.1. Đặc điểm ............................................................................................... 84 3.2. Tác động................................................................................................ 87 3.3. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 93 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 96 KẾT LUẬN ................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99 PHỤ LỤC.................................................................................................. 105 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Hiện trạng cơ cấu đất đai ở thị trấn Hương Canh (2011 -2015) .... 15 Bảng 1.2: Diện tích sử dụng đất theo quy hoạch ở thị trấn Hương Canh từ năm 2011 đến năm 2015 .............................................................................. 16 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn thị trấn Hương Canh các năm 2001-2015 ...................................................................................... 48 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ 2000 đến năm 2015 ............................................................................................... 51 Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cây hoa màu thị trấn Hương Canh qua một số năm 2013- 2015 ....................................................................................... 52 Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ năm 1996 đến năm 2015 ............................................................................................... 54 Bảng 2.5: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ năm 2000 đến năm 2015 .......... 59 Bảng 2.6: Dân số và mật độ dân số ở Hương Canh....................................... 64 qua các năm từ 1995- 2015........................................................................... 64 Bảng 2.7: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thị trấn những năm 2006 -2015 ........................................................................................... 66 Bảng 2.8: Nguồn lao động thị trấn Hương Canh ........................................... 69 qua các năm năm 1995- 2015 ....................................................................... 69 Bảng 2.9: Tình hình giáo dục trên địa bàn thị trấn Hương Canh ................... 73 những năm 2005 -2015................................................................................. 73 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất trong các ngành kinh tế của thị trấn Hương Canh những năm 2001 - 2015........................................................... 49 Biểu đồ 2.2: Giá trị thu nhập của sản xuất nông nghiệp Hương Canh giai đoạn 1995-2015 .................................................................................................... 55 Biểu đồ 2.3: Dân số và tốc độ gia tăng dân số thị trấn Hương Canh ............ 65 giai đoạn 1995 - 2015 ................................................................................... 65 Biểu đồ 2.4: Mật độ dân số thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 -2015 ....... 66 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động trong các khu vực sản xuất của thị trấn Hương Canh (2000 -2015) ....................................................................................... 70 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, từ năm 1996, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chính công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của quá trình đô thị hóa, thúc đẩy nhanh chóng quá trình đô thị hóa ở các vùng trong cả nước. Đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Đảng và Chính phủ đã xác định: “Xây dựng và phát triển đô thị hiện nay là một trong những vấn đề trọng tâm, quyết định sự đi lên của cả nước, tạo hạt nhân và động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước” [9; tr.108]. Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa vận động phức tạp, mang tính phổ biến toàn cầu, là quá trình tất yếu đối với các quốc gia đang phát triển khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều vùng nông thôn trước đây đến nay đã trở thành những đô thị hiện đại, bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng để lại những hệ lụy đáng báo động đòi hỏi các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét để khắc phục. Tùy theo những hoàn cảnh khách quan khác nhau mà mỗi địa phương trong quá trình đô thị hóa lại có những đặc điểm riêng biệt. Thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển. Quá trình đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thị trấn, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và để lại những hệ lụy đòi hỏi cần phải giải quyết. 1 Việc nghiên cứu về đô thị hóa trong bối cảnh hiện nay của cả nước cũng như đối với từng địa phương là rất cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức, đánh giá khách quan về kết quả tác động của tiến trình CNH- HĐH đất nước cũng như vai trò của đô thị và đô thị hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. Do vậy, nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh trong giai đoạn từ khi thành lập năm 1995 đến năm 2015 là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, không chỉ góp phần phục dựng lại diện mạo cùng những biến đổi của thị trấn Hương Canh trong quá trình phát triển, mà còn cung cấp thêm minh chứng đánh giá về kết quả của quá trình thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời qua đó những mặt tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa ở Hương Canh cũng được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo ở địa phương rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển thị trấn Hương Canh trong các giai đoạn sau này. Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 1995-2015” làm luận văn thạc sỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đô thị hóa là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã công bố: Cuốn “Đô thị Việt Nam” của tác giả Đàm Trung Phường xuất bản năm 1995 [48] đã đề cập tới thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, nghiên cứu định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu 2 công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn trình bày mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối quan hệ với những tiến bộ của khoa học mới, đem đến những thông tin có tính chất tham khảo về vấn đề đô thị. Hay trong cuốn “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của các tác giả Trần Ngọc Hiền, Trần Văn Chữ xuất bản năm 1998 [38] đề cập về những vấn đề liên quan đến lý thuyết chung về đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cuốn sách còn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam, phát hiện ra các vấn đề nảy sinh và làm rõ vai trò quan trọng của các chính sách tác động đến sự phát triển của đô thị Việt Nam. Đề cập đến lĩnh vực văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cuốn sách “Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Văn Bính xuất bản năm 1998 [3] đã nghiên cứu và bàn luận đến vấn đề môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cung cấp những vấn đề liên quan đến đô thị hóa. Trong cuốn “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á” của trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện khoa học xã hội xuất bản năm 1999 [75] các vấn đề được đề cập đến là xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình trạng tăng dân số, bảo vệ môi trường, sự thay đổi của môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Đó cũng là những vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nhiều địa phương hiện nay, trong đó có thị trấn Hương Canh. Tác giả Đỗ Thị Minh Đức có công trình nghiên cứu về đô thị hóa: “Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới đô thị hóa” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006 [30], bài viết đã đề cập khái quát đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Cuốn “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của tác giả Nguyễn Thế 3 Bá xuất bản năm 2013 [1] là tài liệu quan trọng đề cập đến những vấn đề về quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác về quá trình đô thị hóa ở một số địa phương như: luận án tiến sĩ Đỗ Thị Minh Đức: “Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” năm bảo vệ 1992 [31] Luận án trình bày bản chất của quá trình đô thị hóa, quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển, tình hình đô thị hóa ở Việt Nam, những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển và chuyển hóa cấu trúc, không gian của thành phố Hà Nội và sự chuyển hóa của vùng ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Ngọc Hà năm 1995 [34] nghiên cứu về “Quá trình đô thị hóa ở thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên- Hà Tây) từ 1962 -1995”. Luận văn đã dựng lại bức tranh chuyển đổi về các mặt: kinh tế, văn hóa – xã hội ở thị trấn Phú Minh trong quá trình đô thị hóa, đồng thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Phú Minh và định hướng phát triển trong tương lai. Luận án tiến sĩ địa lý của tác giả Vũ Thị Chuyên năm 2010 [8] nghiên cứu về “Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985 – 2007” luận văn dựa trên cơ sở lý luận về phát triển đô thị và đô thị hóa, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng quá trình đô thị hóa của thành phố Hải Phòng, từ đó nêu định hướng và một số giải pháp tích cực để thực hiện định hướng đô thị hóa ở Hải Phòng. Riêng về thị trấn Hương Canh và tỉnh Vĩnh Phúc, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong lịch sử hình thành và phát triển. Đó là: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Tam Canh (1941- 1987)” xuất bản năm 1988 [4] trong đó đề cập đến một số nội dung phản ánh đặc điểm tình hình kinh tế xã hội thị trấn Hương Canh từ năm 1941 đến năm 1987 4 Cuốn sách “Đình Hương Canh” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn xuất bản năm 1999 [56] nghiên cứu về cụm đình Hương Canh: đình Tiên Hường, Hương Ngọc và Hương Canh. Cuốn “Địa chí Vĩnh Phúc” của các tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường (tái bản năm 2012) [49] cũng đề cập về các vấn đề địa giới hành chính, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có đề cập đến địa giới hành chính và lịch sử hình thành thị trấn Hương Canh. Hay cuốn “Làng cổ truyền Vĩnh Phúc” [46] của tác giả Xuân Mai xuất bản năm 2014 đã đề cập giới thiệu khái quát về làng nghề cổ truyền Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập tới một số nét đặc sắc của làng nghề gốm Hương Canh. Ngoài các công trình kể trên còn có một số bài viết của các tác giả được đăng trên một số báo, tạp chí. Trong bài viết “Hương Canh ngày nay” [27] đăng trên báo Vĩnh Phúc số 400 ngày 16/9/1999, tác giả Nguyễn Quý Đôn đã đề cập đến hoạt động kinh tế thủ công nghiệp, dịch vụ thị trấn năm 1999. Hay trong bài viết “Hương Canh xưa và nay” [28] đăng trên báo Vĩnh Phúc số 1036 năm 2013 của tác giả Nguyễn Quý Đôn đã đề cập khái quát đến quá trình hình thành thị trấn Hương Canh. Viết về làng gốm cổ truyền của Hương Canh có luận văn thạc sĩ lịch sử Việt Nam năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan nghiên cứu về “Nghề gốm Hương Canh huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” [45]. Hay bài viết “Dự án tạo việc làm và phục hồi nghề gốm Hương Canh” [29] đăng trên báo Vĩnh Phúc, số 683 ngày 6/7/2001 của tác giả Nguyễn Quý Đôn viết về làng gốm Hương Canh và sự thay đổi và phục hổi làng gốm Hương Canh. Như vậy, nghiên cứu về Hương Canh trong quá trình đô thị hóa đã có một số công trình, bài báo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh. Các nguồn tài liệu kể trên là cơ sở để tham khảo, kế thừa và phát triển trong luận văn này. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm rõ quá trình phát triển và những biến đổi của thị trấn Hương Canh trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa , môi trường, tổ chức không gian đô thị... dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Đồng thời trên cơ sở đó phân tích và rút ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tác động cùng những vấn đề đặt ra của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh từ khi thành lập năm 1995 đến năm 2015. * Nhiệm vụ Để đạt được một số mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây: - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh để làm rõ những thuận lợi và khó khăn của thị trấn Hương Canh trong quá trình phát triển. - Làm rõ những biến đổi của thị trấn Hương Canh trên các mặt kinh tế, văn hóa, không gian đô thị và cách thức tổ chức quản lý không gian đô thị từ năm 1995 đến năm 2015 dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận xét về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 – 2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ khi thành lập thị trấn (năm 1995) đến năm 2015. Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về đô thị hóa của các nhà nghiên cứu tùy theo nhiều góc độ nghiên cứu. Có tác giả đưa ra định nghĩa: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình 6 thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống” [1; tr.15]. Theo giáo sư Đàm Trung Phường trong cuốn “Đô thị Việt Nam” thì cho rằng: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện tích rộng khắp, hầu như toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,... Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội, trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội... Do vậy, có thể nói đô thị hóa là một quá trình diễn biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [48; tr.7]. Theo định nghĩa này thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người. Một tác giả khác lại quan niệm đô thị hóa là quá trình biến đổi kinh tế xã hội- văn hóa và không gian [9; tr.369]. Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những điểm: Đô thị hoá là một quá trình phát triển tất yếu, khách quan và có tính phổ quát của xã hội. Theo nghĩa rộng đô thị hoá được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện kinh tế và xã hội hay quan niệm quá trình đô thị hoá hiện nay như một quá trình phát triển của lịch sử, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng 7 sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng. Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng trưởng dân cư đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật, sự thay đổi trong văn hóa và lối sống. Ban đầu, đô thị hóa được hiểu chỉ là sự chuyển đổi từ một vùng nông thôn thành đô thị hay là sự gia tăng dân số trong đô thị, sự mở rộng diện tích và nâng cao vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, sau dần khái niệm đô thị hóa được hiểu một cách rộng hơn, không chỉ là sự gia tăng số lượng các đô thị, qui mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng của nó đối với các vùng xung quanh mà đô thị hóa còn bao gồm những thay đổi đa dạng về mặt kinh tế – xã hội, gắn liền với sự phát triển công – thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố sản xuất, sự nâng cấp về cơ sở hạ tầng, sự thay đổi về tổ chức không gian đô thị, cách thức quản lý đô thị. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi xin giới hạn nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh dưới góc độ là quá trình biến đổi kinh tế xã hội – văn hóa và không gian đô thị, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng gắn liền với việc tổ chức quản lý đô thị. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những biến đổi của đô thị Hương Canh trên các phương diện chủ yếu là: không gian đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị; kết cấu và các hoạt động kinh tế; dân số và kết cấu dân cư; an ninh và trật tự đô thị. * Phạm vi - Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là từ năm 1995 đến 2015. Đây là giai đoạn lịch sử có những thay đổi quan trọng và sâu sắc đối với thị trấn Hương Canh, trong đó năm 1995 là năm thị trấn Hương Canh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Tam Canh cũ, năm 2015 8 là thời điểm gần nhất khi đề tài nghiên cứu này được lựa chọn, cũng là thời điểm đánh dấu quá trình phát triển 20 năm của thị trấn Hương Canh. - Về không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu là toàn bộ thị trấn Hương Canh là gồm 19 tổ dân phố: Phố I, Phố II, Kim Phượng, Chợ Cánh, Đồng Nhất, Lò Cang, Lò Ngói, Chuôi Ná, Nội Giữa, Lang Bầu, Cửa Đồng, Thắng Lợi, Bờ Đáy, Nhất Nhị, Chùa Hạ, Vam Dộc, Đông Mướp, Trong Ngoài, Đồng Sậu. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu *Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu đóng vai trò là cơ sở lý luận và cung cấp kết quả từ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài là các sách chuyên khảo, các giáo trình, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa nói chung trên thế giới và ở Việt Nam. Nguồn tài liệu chính để tác giả thực hiện đề tài là các tài liệu liên quan đến quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh bao gồm các chỉ thị, nghị quyết, công văn của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thị trấn Hương Canh và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển thị trấn, các đề án quy hoạch, các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn Hương Canh. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng nguồn tài liệu thu thập được từ quá trình khảo sát thực địa, điền dã của tác giả ở địa phương. *Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác xít, đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra đề tài còn kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu tư liệu và các phương pháp khảo sát, điền dã, điều tra xã hội học. 9 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên góp phần làm rõ quá trình chuyển biến từng thành tố thuộc quá trình đô thị hóa của thị trấn Hương Canh, đó là sự chuyển dịch trên các mặt: địa giới hành chính, tổ chức không gian đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cách thức tổ chức quản lý đô thị trong quá trình đô thị hóa. - Luận văn làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và phục dựng bức tranh đô thị hóa ở một địa phương cụ thể, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với những dấu ấn đậm nét về các kết quả đạt được cùng những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa. - Luận văn bước đầu đưa ra những phân tích đánh giá, khánh quan về đặc điểm, tác động của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh, để từ đó có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đô thị Việt Nam và lịch sử huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 - 2015. Trong chương này, trên cơ sở phân tích các yếu tố về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, và đặc điểm kinh tế - xã hội Hương Canh trước năm 1995 và lịch sử hình thành cùng những chính sách quản lý, phát triển đô thị của Đảng và Nhà nước, luận văn nhằm làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của thị trấn Hương Canh. 10 Chương 2: Những biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995- 2015. Nội dung chương này tập trung làm rõ sự biến đổi của thị trấn Hương Canh trên các phương diện chủ yếu như: tổ chức không gian đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, tổ chức quản lý đô thị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Qua đó, bức tranh về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh trong 20 năm sẽ được phục dựng tương đối toàn diện. Chương 3: Một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 - 2015. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, trong chương này, tác giả luận văn sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tác động của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh trong 20 năm qua và nêu ra những vấn đề đặt ra cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong các giai đoạn tiếp theo. 11 Chƣơng 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 -2015 1.1.Lịch sử hình thành thị trấn Hƣơng Canh Theo tài liệu ghi chép của nhà giáo Nguyễn Quý Đôn viết về “Tổng quan về ba làng Cánh”, Thị trấn Hương Canh xưa vốn là ba làng Kẻ Cánh. Kẻ Cánh là tên nôm cổ của Hương Canh. Địa danh bắt nguồn từ tên giống lúa ở địa phương. Thứ lúa có hai tia nhọn ở hai bên hạt thóc. Người ta gọi hai tia nhọn ấy là Cánh và hạt thóc có tên Gié Cánh đã tạo thành tên ba làng: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh. Cả ba cái tên: Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh đều xuất phát từ cách phiên âm chữ Cánh mà ra, đồng thời lột tả tính chất của hạt lúa: hạt lúa thơm, hạt lúa đẹp, hạt lúa sớm. Vùng đất Hương Canh có từ trước thế kỷ X. Khi đó Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Vùng chiêm trũng Hương Canh và sông Cà Lồ rất tiện cho việc giấu quân và luyện tập thủy chiến. Lúc đó Hương Canh còn trong trạng thái hoang rậm, với những cánh đồng có nhiều dã thú nương náu như: Đồng Hổ, Đồng Sậu, Đồng Mọi... Thoạt đầu, cư dân Hương Canh sinh sống thành từng chòm trên những vùng gò đồi thấp, dần dần dân số phát triển. Sau vài thế kỷ, dân cư tập trung đông hơn, từ Hương Canh tách ra thành một làng nữa gọi là Ngọc Canh. Sang đầu thế kỷ XVII, từ Hương Canh, Ngọc Canh lại hình thành thêm một làng thứ ba lấy tên là Tiên Canh hay còn gọi là Tiên Hường. Tuy có ba làng Kẻ Cánh nhưng vẫn gọi chung là Hương Canh. Năm 1706, Hương Canh thuộc về huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1810, Hương Canh thuộc về huyện Yên Lãng, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn bãi bỏ tổng 12 trấn Bắc Thành, các trấn trong nước đều đổi làm tỉnh. Lúc đó Hương Canh thuộc huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Vào thời Pháp thuộc ngày 6/1/1890, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên lần thứ nhất. Xã Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên được chọn làm nơi đặt tỉnh lỵ, cho nên trước đây, dân gian vẫn thường gọi tỉnh Vĩnh Yên là tỉnh Cánh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngày 12/2/1950, thi hành Nghị định số 03/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, sau đó đổi tên là xã Tam Canh. Tháng 3 năm 1968, thi hành Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Lúc đó xã Tam Canh có năm thôn: Đại Đồng, Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh, Thắng Lợi. Trong thời gian hợp nhất tỉnh, theo quyết định số 178/QĐ của chính phủ ngày 5/7/1997, huyện Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng thành huyện Mê Linh, lúc này xã Tam Canh thuộc huyện Mê Linh. Sau đó, thi hành Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 6 và thông báo số 13/TBTW của Trung ương ngày 14/12/1978, huyện Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh để hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo. Khi đó Tam Canh thuộc huyện Tam Đảo. Ngày 22/11/1995 thị trấn Hương Canh được thành lập trên cơ sở dân số và diện tích xã Tam Canh cũ và vẫn thuộc huyện Tam Đảo. Đến ngày 9/6/1998, theo nghị quyết số 36/1998/NĐ-CP của chính phủ, huyện Tam Đảo được chia thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên như trước và lúc này thị trấn Hương Canh trở thành huyện lỵ của Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho tới ngày nay. 13 Như vậy, có thể thấy, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hương Canh đã trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi đơn vị hành chính và vai trò của nó trong mối quan hệ với các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là nơi đây đã từng là trung tâm hành chính, tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Yên dưới thời Pháp thuộc. Điều này phần nào nói lên vị trí quan trọng của vùng đất Hương Canh. 1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên 1.2.1. Vị trí địa lý Thị trấn Hương Canh là huyện lỵ của huyện Bình Xuyên, có vị trí quan trọng: là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện, nằm dọc theo quốc lộ 2, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía Nam, nằm giữa hai đô thị lớn là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Phía Bắc giáp với xã Quất Lưu và xã Tam Hợp. Phía Đông giáp với xã Sơn Lôi. Phía Nam giáp với xã Đạo Đức. Phía Tây giáp với xã Tân Phong. Như vậy, Hương Canh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa và phát triển ngành dịch vụ. Đó là điều kiện thuận lợi để Hương Canh thực hiện quá trình đô thị hóa và trở thành trung tâm mới của thị xã Bình Xuyên trong tương lai. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình, đất đai Thị trấn Hương Canh có địa hình tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, địa hình phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8 -15 độ). Đất đai của thị trấn được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó đất đai của thị trấn có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn, cây công nghiệp ngắn ngày. Bên cạnh đó, đất đai của thị trấn tương đối thuận lợi cho phát triển 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan