Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luan an_hoang_luu_thu_thuy_final...

Tài liệu Luan an_hoang_luu_thu_thuy_final

.DOC
169
37
140

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Trọng Thông và PGS.TS. Lại Huy Anh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn, những người đã đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận án. Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ của Phòng Địa lý Khí hậu, Phòng Cảnh quan Sinh thái, Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên Đất, các Phòng chuyên môn, Cơ sở Đào tạo sau Đại học và Ban lãnh đạo Viện Địa lý mà trước hết là TS.NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ - Viện Trưởng. Cảm ơn Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia các công trình nghiên cứu có liên quan. Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của PGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, TS. Nguyễn Văn Vinh, GS.TS. Đào Đình Bắc, TS. Lại Vĩnh Cẩm, TS. Vũ Thu Lan, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, KS. Nguyễn Thành Long cùng sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp ThS. Tống Phúc Tuấn, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, CN. Lưu Thế Anh, CN. Nguyễn Ngọc Thành. Ngoài ra tác giả còn nhận được nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác thuộc Viện Địa lý, Khoa Địa lý - Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ quan, các nhà khoa học nói trên cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận án này. Tác giả Hoàng Lưu Thu Thủy iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................ii MỤC LỤC..............................................................................................................................iii CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................ix MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN.................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN.............................................................................................3 3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN.............................................................................................3 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................3 4.1. Quan điểm nghiên cứu.....................................................................................................3 4.2. Quy trình và các phương pháp nghiên cứu.....................................................................7 5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN........................................10 5.1. Giới hạn lãnh thổ............................................................................................................10 5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu........................................................................................10 6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ...........................................................................................10 7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN...........................................................................11 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN.........................................11 9. CƠ SỞ TÀI LIỆU.............................................................................................................12 9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án................................................12 9.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án.............12 9.3. Tài liệu, số liệu do luận án bổ sung, tính toán...............................................................13 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.........................................................................................13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG..............................................................................14 1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG LÃNH THỔ.........................................14 1.2. CÁCH TIẾP CẬN TỔNG HỢP.....................................................................................15 1.3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN.............................................................................................17 1.3.1. Khái niệm về cảnh quan và cảnh quan sinh thái..................................................17 iv 1.3.1.1. Cảnh quan...................................................................................................17 1.3.1.2. Cảnh quan sinh thái....................................................................................19 1.3.2. Đánh giá cảnh quan................................................................................................21 1.3.2.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu đánh giá cảnh quan................................21 1.3.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan........................................................24 1.4. SỰ GẮN KẾT GIỮA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG - MỘT NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...........................................................................................................................30 1.4.1. Khái niệm về quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường............................30 1.4.1.1. Quy hoạch phát triển..................................................................................30 1.4.1.2. Quy hoạch môi trường................................................................................31 1.4.1.3. Gắn kết quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển..........................32 1.4.2. Vài nét tổng quan về nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường.....................34 1.5. TIẾP CẬN SINH THÁI CẢNH QUAN TRONG NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG..........................................39 1.5.1. Khái niệm về chức năng môi trường.....................................................................39 1.5.2. Tiếp cận sinh thái cảnh quan trong nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường.........................................................................................43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................................47 Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................................................................48 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN..........................................48 2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................48 2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa mạo....................................................................................48 2.1.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản....................................................................48 2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo.......................................................................................50 2.1.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................................55 2.1.3.1. Các yếu tố khí hậu.......................................................................................55 2.1.3.2. Sinh khí hậu tỉnh Nghệ An...........................................................................58 2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn..................................................................................................59 2.1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối tỉnh Nghệ An.............................................59 2.1.4.2. Trữ lượng nước mặt....................................................................................60 2.1.4.3. Đánh giá tài nguyên nước mặt....................................................................62 2.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn....................................................................................64 2.1.5.1. Các tầng chứa nước....................................................................................64 2.1.5.2. Trữ lượng nước dưới đất.............................................................................66 2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng.............................................................................................67 2.1.6.1. Đất thủy thành.............................................................................................68 2.1.6.2. Đất địa thành..............................................................................................68 2.1.7. Đặc điểm thực, động vật.........................................................................................70 v 2.1.7.1. Tính đa dạng thực vật.................................................................................70 2.1.7.2. Tính đa dạng động vật................................................................................73 2.1.7.3. Các vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên...................................74 2.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI.............................................................................78 2.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế...............................................................................78 2.2.1.1. Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản...................................................................79 2.2.1.2. Công nghiệp................................................................................................80 2.2.1.3. Ngành dịch vụ.............................................................................................81 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất...........................................................................................83 2.2.2.1. Đất nông nghiệp..........................................................................................83 2.2.2.2. Đất phi nông nghiệp....................................................................................85 2.2.2.3. Đất chưa sử dụng........................................................................................85 2.2.3. Dân cư, lao động và hạ tầng xã hội........................................................................86 2.2.3.1. Dân số, dân tộc...........................................................................................86 2.2.3.2. Lao động, việc làm......................................................................................86 2.2.3.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.........................................................87 2.2.3.4. Giáo dục - đào tạo......................................................................................87 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN.......................................................88 2.3.1. Địa động lực nội sinh và tai biến địa chất.............................................................88 2.3.2. Địa động lực ngoại sinh, nhân sinh và tai biến liên quan.....................................89 2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí..........................................................................93 2.3.4. Hiện trạng môi trường nước mặt...........................................................................96 2.3.5. Hiện trạng môi trường nước dưới đất...................................................................98 2.3.6. Hiện trạng môi trường đất...................................................................................101 2.3.7. Nhận định chung về tác động đến môi trường tự nhiên do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội...................................................................................................103 2.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN.................107 2.4.1. Quan điểm nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ phân vùng chức năng môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường.........................................................107 2.4.2. Phân loại cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An.......................................................107 TIỀU KẾT CHƯƠNG 2.....................................................................................................111 Chương 3: PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN..............112 3.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG......................................................112 3.2. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN.............................114 3.2.1. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường....................................................114 3.2.2. Phương pháp phân vùng chức năng môi trường................................................117 3.2.3. Phân tích chức năng môi trường theo các đơn vị cảnh quan sinh thái............118 3.2.4. Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường..........................................129 3.2.5. Kết quả phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An..................................130 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.....................................................................................................135 vi Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................................136 4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................136 4.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG LÃNH THỔ TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020....................................................138 4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......140 KẾT LUẬN.........................................................................................................................148 KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO................................................150 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................................................................................I TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................II PHỤ LỤC..............................................................................................................................IX vii CHỮ VIẾT TẮT Bảo vệ môi trường BVMT Cảnh quan CQ Cảnh quan sinh thái CQST Công nghiệp CN Cụm công nghiệp CCN Chức năng môi trường CNMT Diện tích tự nhiên DTTN Đa dạng sinh học ĐDSH Điều kiện tự nhiên ĐKTN Đánh giá tác động môi trường ĐTM Kinh tế - xã hội KT-XH Khu công nghiệp KCN Hệ sinh thái HST Hiện trạng môi trường HTMT Môi trường MT Nghiên cứu sinh NCS Phát triển bền vững PTBV Phân vùng PV Quy hoạch môi trường QHMT Quy hoạch phát triển QHPT Sử dụng hợp lý SDHL Sản xuất SX Trung bình TB Tài nguyên thiên nhiên TNTN Tiêu chuẩn cho phép TCCP Vật liệu xây dựng VLXD viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961)........................................25 Bảng 1.2: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev (1966)..............................................26 Bảng 1.3: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [39]..........................................................27 Bảng 1.4: Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 [24].....................................................................................................27 Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)...................................................55 Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm).............................................................56 Bảng 2.3: Tổng số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày)..........................................56 Bảng 2.4: Đặc trưng hình thái sông suối tỉnh Nghệ An............................................................60 Bảng 2.5: Lưu lượng nước trung bình tháng trên các sông tỉnh Nghệ An................................61 Bảng 2.6: Mực nước và lượng lũ lớn nhất trên sông................................................................61 Bảng 2.7: Lưu lượng kiệt nhất đã quan trắc được trên sông....................................................62 Bảng 2.8: Thống kê các điểm, khu vực đã tìm kiếm thăm dò nước dưới đất...........................66 Bảng 2.9: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An...................................67 Bảng 2.10: Các nhóm đất chính tỉnh Nghệ An.........................................................................67 Bảng 2.11: Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư.............................73 Bảng 2.12: Các loài động vật có giá trị kinh tế........................................................................77 Bảng 2.13: Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế trong tỉnh (%)..............................................78 Bảng 2.14 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005..................................................84 Bảng 2.15: Cường độ xói lở bờ biển tại một số khu vực tỉnh Nghệ An..................................93 Bảng 2.16: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An (12/2009)......94 Bảng 2.17: Thành phần hóa học nước sông hệ thống sông Cả.................................................97 Bảng 2.18: Hệ thống phân loại CQST tỉnh Nghệ An..............................................................109 Bảng 3.1: Chức năng môi trường của các đơn vị cảnh quan cấp loại....................................121 Bảng 3.2: Mô tả các đơn vị phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An........................131 Bảng 4.1: Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường trong bố trí các hoạt động phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020..............................................................................................................143 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 10b Hình 1.2: Sơ đồ chung về đánh giá tổng hợp 24 Hình 2.1: Bản đồ mô hình số độ cao địa hình tỉnh Nghệ An 48b Hình 2.2: Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Nghệ An 49b,c Hình 2.3: Bản đồ địa mạo - địa động lực tỉnh Nghệ An 50b,c Hình 2.4: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Nghệ An 58b Hình 2.5: Bản đồ đẳng trị modun dòng chảy năm tỉnh Nghệ An 60b Hình 2.6: Bản đồ đất tỉnh Nghệ An 67b Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Nghệ An năm 2005 70b Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005 84b Hình 2.9: Bản đồ phân cấp nguy cơ tai biến trượt lở đất 90 Hình 2.10: Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An 91 Hình 2.11: Sơ đồ cấp bậc phân vị và số lượng các đơn vị cảnh quan sinh thái tỉnh 110 Nghệ An Hình 2.12: Bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An 110b,c Hình 3.1: Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 130b,c 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Ngày nay, ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới con người đang phải đối mặt với một vấn đề ngày càng trầm trọng là sự ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân chính là do sự phát triển KT-XH không chú trọng đến công tác BVMT. Trong quá trình phát triển KT-XH của một vùng cần thiết phải lập QHMT để định hướng cho việc quyết định một số vấn đề cốt lõi sau đây: - Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên? - Khai thác, sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? - Cách thức quản lý, BVMT có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng. QHMT là một kiểu quy hoạch hoặc một hệ thống quy hoạch đặc biệt có tác dụng như một công cụ quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên và môi trường trong phạm vi một vùng lãnh thổ xác định. Mục tiêu cơ bản của QHMT là nhằm hợp lý hoá, tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có của vùng đó. Môi trường tự nhiên chỉ có khả năng hạn chế, chỉ chịu đựng nổi các mức sử dụng, khai thác và chứa chất thải nhất định. Mức giới hạn này được gọi là khả năng chịu tải. Khi tiến hành lập QHMT cho một địa phương hay một vùng kinh tế, các nhà quy hoạch cần tính đến hai nhóm yếu tố cơ bản, đó là: Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH và các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển KT-XH. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH bao gồm: các ĐKTN, nguồn TNTN và các điều kiện KT-XH [7]. Các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển KT-XH làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của con người. Đó là sự cạn kiệt nguồn TNTN và đa dạng sinh học; sự suy thoái đất, nguồn nước, rừng; ô nhiễm môi trường do chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn...). Như vậy, một trong những yêu cầu quan trọng để thiết lập cơ sở khoa học cho việc lập QHMT là phải đánh giá được các yếu tố tự nhiên, KT-XH và HTMT nhằm mục đích thành lập bản đồ phân vùng CNMT của lãnh thổ lập quy hoạch, 2 phục vụ cho việc đề xuất các phương án bố trí không gian hợp lý cho các hoạt động phát triển KT-XH. Từ trước đến nay ở nước ta trong quá trình lập các phương án QHPT KT-XH của một địa phương hoặc của một vùng lãnh thổ chưa thực hiện QHMT gắn kết với QHPT. Vì vậy, nhiều phương án QHPT kinh tế không đảm bảo được tính PTBV, gây ra những hậu quả lớn như làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm vượt quá khả năng chịu tải môi trường của lãnh thổ, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, gia tăng các sự cố và rủi ro về môi trường. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một quy hoạch BVMT nhằm hạn chế và giảm thiểu những sự bất cập nẩy sinh nói trên do thiếu sự lồng ghép giữa QHPT và QHMT. Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất nước ta, 16.498 km2. Địa hình rất đa dạng và phức tạp, thoải dần từ Tây bắc xuống Đông nam với 83% diện tích là đồi núi. Nghệ An có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt với những khu rừng nguyên sinh quý giá, có tính đa dạng sinh học cao và nguồn quỹ gen phong phú. Bờ biển Nghệ An dài 82km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho vận tải biển và phát triển cảng biển. Hiện tại cảng Cửa Lò là một cảng lớn tiếp nhận hàng hoá cho các tỉnh lân cận và nước Lào. Nghệ An có cấu trúc địa chất phức tạp, nhiều loại khoáng sản nhưng phân tán và chất lượng không cao. Tuy nhiên, ở Nghệ An có mỏ đá quý Châu Bình (Quỳ Châu) và mỏ thiếc (Quỳ Hợp) là hai loại khoáng sản quan trọng đã và đang được khai thác. Cơ sở sản xuất công nghiệp Nghệ An tập trung chủ yếu tại thành phố Vinh, ngoài ra còn có các cụm công nghiệp như: Nghĩa Đàn, bắc Quỳnh Lưu. Trong xu thế phát triển của đất nước, ngành công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư phát triển mạnh. Nghệ An đã xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2010 và đã có điều chỉnh quy hoạch này định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, trong QHPT này không những chưa có phương án QHMT kèm theo mà ngay cả những giải pháp BVMT, hạn chế ô nhiễm cũng chưa được đề xuất một cách đầy đủ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt ở các khu vực đô thị, khu vực sản xuất CN, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thuỷ sản đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng gia tăng. 3 Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học đúng đắn cho việc lập quy hoạch BVMT nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững KT-XH tỉnh Nghệ An. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An”. 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN - Phân tích điều kiện tự nhiên, KT-XH và hiện trạng môi trường nhằm thiết lập cơ sở khoa học địa lý tổng hợp phục vụ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An. - Đề xuất hướng sử dụng hợp lý các đơn vị CNMT trong quá trình xây dựng quy hoạch BVMT nhằm mục đích phát triển bền vững KT-XH tỉnh Nghệ An. 3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN - Nghiên cứu phương pháp luận và các phương pháp đánh giá ĐKTN, TNTN của một lãnh thổ theo cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp trên quan điểm sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ cho việc thiết lập căn cứ khoa học để thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An. - Đánh giá các thành phần tự nhiên, các yếu tố KT-XH và hiện trạng môi trường làm căn cứ để thành lập bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000. - Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000 trên cơ sở phân tích CNMT của các đơn vị CQST. - Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị lãnh thổ có các CNMT khác nhau làm căn cứ khoa học phục vụ lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành các hệ thống các cấp thấp hơn và chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau. 4 Các thành phần tạo nên cấu trúc bên trong của một hệ thống có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần khác và có khi làm thay đổi cả hệ thống đó. Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý là các địa tổng thể, hay là các thể tổng hợp tự nhiên thì việc nhìn nhận đối tượng theo quan điểm hệ thống là rất cần thiết và là cách tiếp cận không thể thiếu được trong nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN của một lãnh thổ. Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên cho phép xác định được cấu trúc không gian, qua đó phân tích được các chức năng của các thành phần, yếu tố tự nhiên tạo nên cấu trúc đứng và các chức năng của các địa tổng thể với nhau theo cấu trúc ngang trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Bên cạnh đó, quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa theo lãnh thổ của các yếu tố động lực thành tạo, tạo nên những cơ sở khoa học để dự báo sự biến động của các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên cứu CNMT của các lãnh thổ tự nhiên - các đơn vị CQST đã vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét mối quan hệ tương hỗ mật thiết của 3 hệ thống chức năng tự nhiên, KT-XH, môi trường trong lãnh thổ khép kín của đơn vị CQST. Bản thân mỗi đơn vị CQST đã có những chức năng tự nhiên riêng, được hình thành bởi tổ hợp các chức năng của các thành phần tạo nên đơn vị CQST đó. Bên cạnh đó mỗi đơn vị CQST lại có thể đảm nhiệm các chức năng về KT-XH và môi trường khác nhau trong sự thống nhất và điều hòa giữa tất cả các chức năng mà nó có thể đảm nhiệm. - Quan điểm tổng hợp Trong nghiên cứu địa lý, quan điểm tổng hợp là một quan điểm chủ đạo, xuyên suốt trong cách nhìn nhận và đánh giá các ĐKTN, TNTN, KT-XH. Bản chất của quan điểm này là khi nghiên cứu lãnh thổ, cần phải chú ý đến tất cả các hợp phần tự nhiên. Theo A.E. Fedina thì vận dụng quan điểm này phải chú ý tới việc phân tích sự phát sinh và sự phân hóa lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của MT địa lý. Trong đề tài luận án, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện các ĐKTN và tài nguyên tỉnh Nghệ An theo các quy luật tự nhiên bị chi phối và các mối quan hệ tương hỗ của chúng trong tự nhiên làm cơ sở để phân vùng CNMT 5 lãnh thổ nghiên cứu. Để nghiên cứu một cách đầy đủ, đã thực hiện điều tra và cập nhật các thông tin cả về MT cũng như các điều kiện KT-XH của tỉnh Nghệ An. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH và môi trường là một hướng nghiên cứu có mục đích và nội dung rất cụ thể, có ý nghĩa là xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho các mục đích ứng dụng, làm cơ sở để hoạch định chiến lược và thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển KT-XH bền vững cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Như vậy, nghiên cứu đánh giá tổng hợp là nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực nên khi thực hiện nghiên cứu cần phải có các quan điểm nghiên cứu có tính tổng hợp cao, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp và có tính khả thi. - Quan điểm lãnh thổ Trong nghiên cứu, đánh giá các đối tượng địa lý đều gắn liền với một lãnh thổ, một địa phương cụ thể. Các vấn đề cần nghiên cứu đều không tách rời khỏi lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ đều có sự phân hóa nội tại, đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên các phương diện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần đặt đối tượng trong một không gian lớn hơn không gian của đối tượng đó thì có thể hiểu, phân tích các vấn đề một cách chính xác và chắc chắn hơn. Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án cho phép tác giả có thể nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện bản chất tự nhiên, kinh tế của các đơn vị CQST - là các đơn vị lãnh thổ, từ đó thực hiện công tác phân vùng CNMT theo các nguyên tắc cơ bản của công tác phân vùng địa lý, trong đó nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. - Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những đánh giá khách quan về đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, đối tượng này cũng không ngừng vận động, phát triển theo thời gian, trong nghiên cứu phải xác định được sự biến đổi của nó trong một chuỗi thời gian cụ thể. Khi đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ xây dựng QHMT lãnh thổ cần thiết phải xem xét lịch sử khai thác, sử dụng tài nguyên trong quá khứ cho đến thời điểm 6 hiện tại. Đồng thời, việc lập quy hoạch BVMT còn đòi hỏi nhất thiết phải có những hiểu biết cụ thể và tính đếm đến tất cả những gì có liên quan sẽ xảy ra trong tương lai và tại địa bàn nghiên cứu. Ta biết rằng, thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Trải qua hàng ngàn năm khai thác và sử dụng lãnh thổ tự nhiên, con người đã bỏ ra nhiều công sức để lựa chọn cách khai thác ĐKTN và TNTN sao cho phù hợp nhất nhằm đem lại càng nhiều hơn của cải vật chất từ hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và nhận thức về thiên nhiên của mình, con người đã tạo nên những tác động rất lớn đến thiên nhiên, bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là do thiếu hiểu biết về thiên nhiên con người đã tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý nên làm suy kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm suy thoái môi trường sống của chính con người. Mặt khác, trong tương lai của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn biến về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên chắc chắn sẽ gắn bó hơn và phức tạp hơn và chính con người phải chủ động điều chỉnh mối quan hệ ấy. Từ thực tế này trong nghiên cứu địa lý, việc vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh để đánh giá đối tượng là không thể thiếu được. - Quan điểm phát triển bền vững Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người ở Stokholm, Thụy Điển năm 1972 [11] đã đưa ra khái niệm về PTBV. Đặc biệt trong tuyên bố Rio về môi trường và phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất vào tháng 6/2007 tại Rio de Janeiro, Braxin đã nêu ra 27 nguyên tắc cơ bản liên quan đến môi trường và PTBV. Theo tinh thần của tuyên bố này, PTBV tập trung theo đuổi 3 mục tiêu quan trọng nhất, đó là “hiệu quả kinh tế; công bằng xã hội; bảo vệ môi trường”. Bảo vệ môi trường tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học ở mọi cấp bậc (nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường). Hiệu quả kinh tế là tối ưu hóa việc sử dụng TNTN, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo so với tài nguyên có thể tái tạo. Công bằng xã hội thể hiện cơ bản ở cách giải quyết vấn đề thừa hưởng các giá trị về sinh thái và văn hóa trong nội bộ một thế hệ và giữa các thế hệ với mục đích chính cuối cùng là: đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại 7 mà không làm tổn hại đến thế hệ mai sau, đáp ứng nhu cầu của họ về phương diện môi trường, PTBV có thể hiểu là sự phát triển mà môi trường được giữ vững, không bị ô nhiễm. Vì vậy công tác quản lý môi trường là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững. Quan điểm PTBV được áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động phát triển KT-XH, đặc biệt là trong khai thác, sử dụng tài nguyên và trong công tác BVMT. Trong quá trình nghiên cứu, vấn đề chủ yếu của đề tài luận án là phân tích ĐKTN, TNTN và môi trường phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT, tác giả đã vận dụng quan điểm PTBV để xem xét, đánh giá đúng bản chất và các đặc điểm của các tổng thể tự nhiên - các CQST, từ đó đề xuất những biện pháp khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý đảm bảo cho sự PTBV và bảo vệ được môi trường. 4.2. Quy trình và các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án gồm 3 bước: Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH và môi trường tỉnh Nghệ An - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Đặc điểm kinh tế - xã hội - Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên - Thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000 Bước 2: Phân tích và đánh giá các chức năng môi trường - Phân tích CNMT của các đơn vị CQST cùng với hiện trạng môi trường và các loại tai biến thiên nhiên. - Thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000. - Phân tích định hướng tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Nghệ An trong quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020. Bước 3: Đề xuất và kiến nghị Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho việc lập QHMT 8 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU Phân Điều Đặc điểm tích, kiện tự nhiên, tài kinh tế - xã hội đánh giá nguyên thiên nhiên ĐKTN, KT-XH và môi trường Bản đồ CQST (1) Phân tích đánh giá CNMT (2) Đề xuất, kiến nghị (3) Hiện trạng MT và tai biến thiên nhiên Phân tích CNMT các đơn vị CQST Bản đồ phân vùng chức năng môi trường Phân tích định hướng tổ chức không gian trong PT KT-XH Đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT 4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu và khảo sát thực địa Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, NCS đã tiến hành thu thập có chọn lọc nhiều tài liệu, số liệu, các đề tài, dự án nghiên cứu các cấp có liên quan đến lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu tỉnh Nghệ An. Đây là một việc làm rất quan trọng và được thực hiện ngay từ đầu nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, có độ tin cậy cao trên cơ sở kế thừa và các nguồn số liệu, tài liệu đã có. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được hệ thống hóa, sắp xếp và cập nhật theo các nội dung nghiên cứu của đề tài và được xác định đầy đủ, chính xác các nguồn trích dẫn. Một sự may mắn đối với bản thân NCS là trong vòng gần 10 năm qua (20022010) đã trực tiếp được tham gia khảo sát, thực địa, thu thập số liệu và thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu triển khai của Viện Địa lý về lĩnh vực địa lý, tài nguyên và đặc 9 biệt là các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là một sự thuận lợi rất lớn đối với NCS, tạo nên sự hiểu biết đầy đủ hơn về địa bàn nghiên cứu, cũng như tạo cơ hội trong việc thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án đạt được chất lượng tốt hơn và có độ tin cậy cao hơn. 2) Phương pháp đánh giá tổng hợp Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để xác định các mối quan hệ và những tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên cũng như giữa các thể tổng hợp với nhau, làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc động lực của các CQ với sự phân hóa của các dạng tài nguyên. Phương pháp đánh giá tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án để phân tích mối quan hệ giữa 3 hệ thống tự nhiên, KT-XH, môi trường phục vụ cho việc thành lập bản đồ CNMT tỉnh Nghệ An. 3) Phương pháp phân tích cảnh quan Trong đánh giá CQ cho mục đích sử dụng hợp lý ĐKTN và TNTN thì phân tích CQ là việc làm rất quan trọng và cần thiết [85], [86]. Việc phân tích CQ nhằm làm sáng tỏ về thực trạng cấu trúc, chức năng, khả năng khai thác sử dụng của CQ tự nhiên khác nhau, xác định các CNMT của các CQ để từ đó thực hiện việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT. 4) Phương pháp phân tích thống kê Thống kê là một phương pháp chủ đạo trong việc xử lý và hệ thống hóa các nguồn số liệu. Các nguồn số liệu được thu thập, cập nhật và xử lý thành các chuỗi bằng các phương pháp thống kê toán học. Phân tích các chuỗi số liệu thống kê để đánh giá về hiện trạng, diễn biến về lượng và chất của một số các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường. Đối với tỉnh Nghệ An, trong quá trình đánh giá ĐKTN, KTXH và môi trường chúng tôi đã sử dụng nguồn số liệu thống kê với các chuỗi có độ dài khác nhau, đảm bảo độ tin cậy về số liệu của từng loại yếu tố được đánh giá. 5) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) Bản đồ vừa là nội dung, vừa là phương tiện để thể hiện kết quả nghiên cứu của luận án. Để đảm bảo tính thống nhất của tất cả các bản đồ được thể hiện và tính 10 khách quan, chính xác của các ranh giới khoanh vi, địa danh cần thiết phải kết hợp các công cụ, phần mềm của hệ thông tin địa lý. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các bản đồ của đề tài luận án được thành lập bằng phần mềm Mapinfor và được quản lý trong cơ sở dữ liệu của GIS. 5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 5.1. Giới hạn lãnh thổ Lãnh thổ nghiên cứu, thực hiện luận án nằm trong ranh giới hành chính tỉnh Nghệ An. 5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH và môi trường tỉnh Nghệ An nhằm thành lập bản đồ CQST tỷ lệ 1/100.000. Đây là bản đồ cơ sở phục vụ việc nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An cùng tỷ lệ. Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là sản phẩm nghiên cứu quan trọng nhất và là sản phẩm cuối cùng của luận án. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là từ bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ công tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An. Việc đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công tác lập QHMT phục vụ trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT theo hướng PTBV tại tỉnh Nghệ An. Như vậy, giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án là đánh giá ĐKTN, KTXH và MT phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000. 6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Với cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp có thể khẳng định Nghệ An là một lãnh thổ đa dạng về tự nhiên, tài nguyên, sinh thái với sự phân hóa rõ rệt theo không gian lãnh thổ từ miền núi, trung du đến đồng bằng ven biển, từ đó 11 hình thành các CQST khác nhau, được gắn kết chặt chẽ trong một hệ thống phân vị thống nhất, trật tự, trong đó mỗi đơn vị CQST có những đặc điểm và sắc thái riêng. - Luận điểm 2: Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ tương hỗ đa chiều giữa các hợp phần tự nhiên, tài nguyên, sinh thái và hoạt động KT-XH của con người, được phân chia theo 2 cấp độ: cấp vùng chức năng môi trường; cấp tiểu vùng chức năng môi trường. Mỗi đơn vị tiểu vùng có một chức năng môi trường chủ yếu, và có một vài chức năng phụ. - Luận điểm 3: Bản đồ CQST và bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là tiền đề cung cấp cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn cho công tác quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An, đồng thời có thể sử dụng cho nhiều mục đích, nhiều ngành quản lý khác nhau. 7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Lần đầu tiên thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000 từ bản đồ phân loại CQST cùng tỷ lệ. - Lần đầu tiên đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho công tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học: Là một đề tài nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận địa lý tổng hợp với phương pháp áp dụng chính là đánh giá tổng hợp, luận án đã làm sáng tỏ bản chất và quá trình biến động của các thành phần tự nhiên, thực trạng của hoạt động KT-XH và những vấn đề môi trường có liên quan. Từ đó đề xuất hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ cho các mục đích phát triển KT-XH theo quan điểm PTBV. Vì vậy, luận án đã góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh giá tổng hợp đối với một đơn vị lãnh thổ trên quan điểm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Ý nghĩa thực tiễn: Những kiến nghị định hướng bố trí các hoạt động phát triển theo các đơn vị CNMT sẽ có giá trị như là một cơ sở khoa học đối với các nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan