Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế th...

Tài liệu Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới

.PDF
100
6
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN ĐẠI TÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 1.1 Lý do và mục đích chọn đề tài .................................................................. 1 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3 Phần 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.................... 5 2.1 Định nghĩa chế độ tỷ giá hối đoái.............................................................. 5 2.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái ................................................................ 5 2.3 Giả Thuyết Lưỡng Cực và Nỗi Sợ Thả Nổi (Bipolar Hypothesis & Fear of Floating)................................................... 10 2.4 Chuyển đổi chế độ tỷ giá hối đoái (Regime Transitions).......................... 12 2.5 Chế độ tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến hoạt động của nền kinh tế? ......................................................................................... 13 2.6 Một vài nét lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu ............... 15 Phần 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 20 3.1 Vấn đề bù trừ lợi ích – thiệt hại ................................................................ 20 3.2 Lý thuyết bộ ba bất khả (Impossible trinity) ............................................ 22 3.3 Lý thuyết về Miền Tiền Tệ Tối ưu (The Optimum Currency Area - OCA)...................................................... 24 3.3.1 Định nghĩa miền tiền tệ tối ưu (OCA) .............................................. 24 3.3.2 Vấn đề bù trừ lợi ích và thiệt hại cơ bản trong lý thuyết OCA......... 24 3.3.3 Những gợi ý của OCA đối với các nước đang phát triển ................. 26 3.4 Bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gần đây............. 30 3.4.1 Nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng gần đây........................ 31 3.4.2 Bài học rút ra..................................................................................... 33 Phần 4: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VN ................ 37 4.1 Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ............................... 37 4.1.1 Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam trước tháng 03/1989 .............. 37 4.1.2 Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ 03/1989 đến nay................ 40 4.2 Đánh giá việc điều hành chính sách tỷ giá của nước ta trong thời kỳ này ........................................................................................ 47 4.2.1 Những thành quả đạt được................................................................ 47 4.2.2 Những tồn tại của chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam................... 49 4.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại ........................................................ 50 Phần 5: LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI.................... 52 5.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế Thế Giới .......................................................................... 53 5.2 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam ......................................... 64 5.2.1 Mục tiêu để lựa chọn......................................................................... 64 5.2.2 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái........................................................ 66 5.2.3 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá............................................... 71 5.2.4 Xây dựng các phương pháp dự báo tỷ giá ........................................ 73 KẾT LUẬN........................................................................................................... 77 PHỤ LỤC A: Can thiệp của Ngân hàng Trung ương vào tỷ giá hối đoái............ 80 PHỤ LỤC A: Bảng biểu, số liệu minh họa .......................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do và mục đích chọn đề tài a. Lý do: Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã khiến các quốc gia trên Thế Giới có xu hướng hội nhập với nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hội nhập về kinh tế. Nước ta cũng định hướng phát triển kinh tế theo hướng hội nhập với các nước trong khu vực và mở rộng ra toàn Thế Giới: thực hiện Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ từ năm 2001, thực hiện CEPT/AFTA từ ngày 01.07.2003 và đang trong tiến trình để trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2005… Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực để phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán do nhập siêu vẫn còn ở mức cao, giảm gánh nặng nợ vay nước ngoài và ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau… Đồng thời, nước ta ngày càng hoàn thiện thể chế, luật pháp, hệ thống tài chính, ngân hàng… tạo ra những tiền đề cần thiết cho tiến trình hội nhập. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để nước ta phát huy hết các lợi thế trong nước nhằm nâng cao dần sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển xuất khẩu và ngày càng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mà vẫn giữ vững ổn định kinh tế, chính trị và xã hội ? Một trong những vấn đề quan trọng cần xem xét đó là chế độ tỷ giá hối đoái mà nước ta sẽ áp dụng khi thực hiện hội nhập kinh tế. Mặt khác, các bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng xảy ra ở các quốc gia hội nhập kinh tế cũng đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước Đông Á, khởi đầu từ Thái Lan sau đó lan rộng ra các nước lân cận trong khu vực, có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng hệ thống toàn cầu năm 1997 là một ví dụ. Hậu quả của nó một mặt làm giảm sản lượng, tỷ giá hối đoái, chỉ số chứng khoán, giá trị tài sản và chỉ số trái phiếu ở các quốc gia chịu tác động của Vậy đâu là chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp và tối ưu cho Việt Nam? b. Mục đích: Câu trả lời không đơn giản chút nào. Thực hiên đề tài này, tôi nghiên cứu các lý thuyết về chế độ tỷ giá hối đoái của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) (chương 2 & chương 3), kế đến nghiên cứu thực trạng chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ (chương 4), từ đó đưa ra những kiến nghị về chế độ tỷ giá tối ưu (chương 5), nhằm đưa nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế các nước trong khu vực và quốc tế, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội và ngăn chặn các cú sốc, các cuộc tấn công đầu cơ làm tổn hại đến nền kinh tế, chủ quyền quốc gia. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết về chế độ tỷ giá hối đoái qua các công trình nghiên cứu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và của các chuyên gia trong nước. - Nghiên cứu thực trạng các chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ: trước tháng 3/1989 và từ 3/1989 đến nay. - Xem xét bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và định hướng kinh tế trong ngắn và trung hạn - Khảo sát, phân tích và kiến nghị chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu cho Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Thế Giới. b. Phạm vi nghiên cứu: Bài viết này tập trung nghiên cứu chế độ tỷ giá hối đoái, các loại chế độ khác nhau, qua đó đánh giá, phân tích và kiến nghị một chế độ tối ưu trong một điều kiện kinh tế nào đó, cụ thể là Việt Nam. Hay nói cách khác, bài viết nghiên cứu cơ chế, một sự dàn xếp giữa các quốc gia, trong đó tỷ giá hối đoái có thể vận động theo ý đồ và mục tiêu mà chính phủ các nước đã đặt ra trong một hoàn cảnh, thời kỳ nhất định. Bài viết không mở rộng nghiên cứu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái nói chung. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Chế độ tỷ giá hối đoái đã phát triển từ chế độ bản vị vàng (trước chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất năm 1914), đến hệ thống Bretton Woods (sau chiến tranh Thế Giới lần thứ hai), đến các chế độ tỷ giá linh hoạt hơn từ sau năm 1973 và phát triển cao nhất là liên minh tiền tệ Châu Âu (khu vực đồng Euro). Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của IMF về chủ đề này, chẳng hạn như lý thuyết Miền Tiền Tệ Tối Ưu OCA (Mundell-1961), lý thuyết Bộ Ba Bất Khả “Trilemma”vào những năm 1980, phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của IMF năm 1999 ... và nhiều kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì vấn đề này còn tương đối mới mẻ, do nước ta chính thức công bố chương trình đổi mới kinh tế từ năm 1996. Kề từ đó, nước ta mới dần dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài và tỷ giá hối đoái mới thực sự phát huy vai trò là một công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những năm gần đây, khối lượng mậu dịch giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn, đầu tư nước ngoài đổ vào Việt nam ngày càng nhiều, cùng với cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT, Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ ... và hướng tới gia nhập WTO, thì vấn đề tỷ giá nói chung và chế độ tỷ giá nói riêng càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. Chính vì thế, nghiên cứu chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam có ý nghĩa to lớn cả khía cạnh khoa học lẫn khía cạnh thực tiễn. Thực tế, nhiều chuyên gia trong nước đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. Phần 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1 Định nghĩa chế độ tỷ giá hối đoái: Chế độ tỷ giá hối đoái là sự dàn xếp trong một nhóm các quốc gia để thực hiện việc thanh toán và xác định tỷ giá hối đoái. Về cơ bản, có ba loại chế độ: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và các chế độ tỷ giá trung gian. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa chế độ tỷ giá hối đoái, chúng ta cùng tìm hiểu về Hệ thống Bretton Woods trước đây. Đó là một sự thỏa hiệp về tỷ giá hối đoái giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định được gọi là các quốc gia theo hệ thống neo tỷ giá có điều chỉnh (adjustable-peg). Thông thường, các quốc gia này can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ hẹp (narrow band) so với mức neo (peg). Nếu một quốc gia có cán cân thanh toán không cân bằng, nó sẽ phải điều chỉnh mức neo để lấy lại sự thăng bằng cho cán cân thanh toán. Do hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods tỏ ra không còn phù hợp nữa vào cuối những năm 1960, nên nhiều nhà kinh tế đã đề nghị các quốc gia nên thả nổi đồng tiền của họ trên thị trường ngoại hối. Đến đầu năm 1973, nhiều quốc gia đã thả nổi đồng tiền của mình, điều đó đã đặt dấu chấm hết cho hệ thống Bretton Woods, mở ra một thời kỳ mới cho các chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. 2.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, chế độ thả nổi hoàn toàn hay cố định hoàn toàn đều không hoàn hảo và không thể giải quyết tất cả các vấn đề mới nảy sinh trong thị trường tài chính toàn cầu. Vì thế, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Theo số liệu thống kê của IMF, các quốc gia được phân loại theo 03 nhóm lớn hệ thống tỷ giá hối đoái như sau: (a) Các quốc gia có đồng tiền được neo chặt vào một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền tệ. (b) Các quốc gia có hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hạn chế, biến thiên theo một đồng tiền hay một rổ tiền tệ. (c) Các quốc gia với những hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Bảng 2.1 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của IMF Chế độ tỷ giá hối đoái Mô tả 1 Dollar hóa, Euro hóa No separate legal tender 2 Chuẩn tiền tệ (Currency Board) Tiền tệ được hậu thuẫn hoàn toàn bởi các dự trữ ngoại hối. 3 Neo cố định theo quy ước Neo vào một tiền tệ khác hay một rổ (Conventional Fixed Pegs) tiền tệ với biên độ lớn nhất là +/- 1% 4 Dải băng ngang (Horizontal Bands ) Neo với niên độ lớn hơn +/- 1% 5 Neo trườn (Crawling Pegs ) Neo với ngang giá trung tâm định kỳ được điều chỉnh lượng cố định với mức độ được thông báo trước, đáp ứng lại những thay đổi các chỉ tiêu định lượng đã chọn 6 Dải băng trườn (Crawling Bands) Neo trườn kết hợp với biên độ lớn hơn +/- 1% 7 Thả nổi có quản lý với chiều hướng tỷ Can thiệp chủ động vào tỷ giá hối đoái giá hối đoái không được báo trước mà không có cam kết cho một mục tiêu (Managed Float with No Pre-announced hoặc chiều hướng được báo trước Path for the Exchange Rate) 8 Thả nổi độc lập (Independent Float) Tỷ giá hối đoái do thị trường xác định và chính sách tiền tệ độc lập với chính sách tỷ giá hối đoái Nguồn: IMF (1999) Theo một khảo sát khác phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định từ cao xuống thấp (xem Bảng 2.2), gồm có 9 chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau như sau: Bảng 2.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định tỷ giá Chế độ cố định a. Liên minh tiền tệ (Currency Unions) b. Chuẩn tiền tệ- Đô la hóa (Currency Boards- dollarization) c. Tỷ giá hối đoái cố định thực sự (Truly fixed exchange rates) Chế độ trung gian a. Neo có điều chỉnh (Adjustable pegs) b. Neo trườn (Crawling pegs) c. Neo rổ tiền tệ (Basket pegs) d. Biên độ hay vùng mục tiêu (target zone or bands) Chế độ thả nổi a. Thả nổi có quản lý (Managed float) b. Thả nổi tự do (Free float) Chế độ Liên Minh Tiền Tệ có thể lấy Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu làm ví dụ, qua đó đồng tiền được lưu hành ở một quốc gia cũng là đồng tiền lưu hành ở một hoặc một số nước đối tác. Chuẩn Tiền Tệ là chế độ tỷ giá hối đoái mà tiền tệ được đảm bảo 100% dự trữ ngoại tệ cho cơ sở tiền tệ (monetary base), nguồn cung tiền mở rộng hay thu hẹp một cách tự động với tình trạng của cán cân thanh Các chế độ trung gian bắt đầu là chế độ Neo Trườn, theo đó các quốc gia có thể định kỳ điều chỉnh mức neo tỷ giá của họ. Đối với Neo Trườn, mức neo tỷ giá thông thường được điều chỉnh qua hàng loạt hành động phá giá đồng tiền. Trong khi Neo Rổ Tiền Tệ thì tỷ giá hối đoái được cố định trong điều kiện bình quân gia quyền của một rổ ngoại tệ. Đối với Biên Độ hay Vùng Mục Tiêu thì chính phủ các nước can thiệp khi tỷ giá hối đoái chạm biên trên hoặc dưới so với ngang giá trung tâm đã được công bố trước. Các chế độ thả nổi được chia làm 2 loại: Thả Nổi Tự Do là chế độ mà các quốc gia không can thiệp và cho phép tỷ giá hối đoái được xác định bởi các lực lượng thị trường. Và Thả Nổi Có Quản Lý là chế độ mà sự can thiệp được thực hiện để “hướng theo chiều gió”. Ranh giới giữa chế độ cố định và chế độ trung gian là chính sách cố định tỷ giá hay nói cách khác là một cam kết hành chính. Ranh giới giữa chế độ trung gian và chế độ thả nổi là một vùng mục tiêu qua đó chính phủ các nước can thiệp vào tỷ giá. Theo số liệu thống kê tài chính quốc tế tháng 4/1999 trên 185 nền kinh tế, IMF phân loại 47 quốc gia theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi độc lập, 45 quốc gia theo chế độ neo tỷ giá cố định (chuẩn tiền tệ hoặc liên minh tiền tệ) và 93 quốc gia theo chế độ tỷ giá hối đoái trung gian. Chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia 4/1999 Thả nổi độc lập Neo cố định Chế độ trung gian Sơ đồ 2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia 4/1999 Như vậy, các quốc gia theo chế độ tỷ giá trung gian chiếm đa số trong khảo sát trên. Các quốc gia theo chế độ trung gian lại được IMF phân loại nhỏ ra như sau: 25 nước neo tỷ giá vào một đồng tiền, 13 nước neo tỷ giá vào một rổ tiền, 6 nước theo chế độ neo trườn, 12 nước theo chế độ dải băng ngang, 10 nước theo chế độ dải băng trườn, và 26 nước thả nổi có quản lý. Các quốc gia theo chế độ TGHĐ trung gian Số quốc gia 30 25 20 15 10 5 0 Neo TG vào một đồng tiền Neo TG vào một rổ tiền Neo trườn Dải băng ngang Dải băng trườn Thả nổi có quản lý Loại chế độ TGHĐ Sơ đồ 2.2 Các quốc gia theo chế độ tỷ giá hối đoái trung gian Phân loại chính thức của IMF đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về chế độ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, có một vài nhà kinh tế nghi ngờ tính xác đáng của phân loại theo IMF mà nó được gọi là phân loại hợp pháp hay de jure. Chẳng hạn, Eduardo Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (1999) cho biết phân loại của IMF dựa trên các chế độ được công bố bởi chính quyền các nước, nhưng trên thực tế luôn có sự không nhất quán giữa chính sách thực tế và chính sách được công bố. Họ tin rằng sự phân loại dựa trên tình hình thực tế hay de facto căn cứ vào những dữ liệu về tỷ giá hối đoái và dự trữ quốc tế của tất cả các quốc gia theo báo cáo của IMF giai đoạn 1974-2000 là một sự thay thế có ý nghĩa hơn cho những nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai. Điểm chính trong bài luận của họ là đánh giá chế độ tỷ giá hối đoái qua hành vi hơn là lời nói. Mặt khác, họ đã trình bày cách phân loại chế độ tỷ giá hối đoái chủ yếu dựa trên sự kiện hơn là những đặc tính pháp lý của một chế độ tỷ giá hối đoái. Mặc dù phân loại theo Eduardo Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger có thể chỉ là điểm khởi đầu cho những nghiên cứu thực nghiệm tương lai trong lĩnh vực này, nhưng nó cũng cho chúng ta một gợi ý nào đó. Vì vậy, khi nỗ lực tìm kiếm bằng chứng từ hoạt động của các nền kinh tế có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các hành vi của chính phủ thay vì nghe các chính phủ đó nói gì. 2.3 Giả Thuyết Lưỡng Cực và Nỗi Sợ Thả Nổi (Bipolar Hypothesis & Fear of Floating) a./ Giả thuyết lưỡng cực Bắt đầu từ giữa những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng các quốc gia có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, sẽ chuyển về các cực chế độ tỷ giá theo mức độ linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Các quốc gia có thể áp dụng chế độ hoặc thả nổi hoàn toàn hoặc neo chặt tỷ giá (hard peg). Thực tế cho thấy, số lượng các quốc gia này tăng lên từ năm 1990 đã ủng hộ quan điểm lưỡng cực này. Tuy nhiên, đã không xảy ra “khoảng trống ở giữa” (“hollwing of the middle”). b./ Nỗi sợ thả nổi Khuynh hướng ở các quốc gia cho phép tỷ giá hối đoái trên thực tế (de facto) ít linh hoạt hơn là công bố (de jure) trong chính sách thì đồng nghĩa với “Nỗi sợ thả nổi” (“Fear of Floating”). Theo Calvo và Reinhart (2002) thì “nỗi sợ thả nổi” (“fear of floating”) là một sự miễn cưỡng để cho phép tỷ giá hối đoái dao động tự do, nhưng thực tế lại theo đuổi sự ổn định tỷ giá hối đoái ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân có thể do độ tin cậy của chính sách ở mức thấp, nỗi sợ lạm phát, nỗi sợ mất cân xứng tiền tệ (currency mismatch), nỗi sợ lãi suất biến động cao và những thay đổi theo chu kỳ trong lãi suất và những tác động trên bảng cân đối tài sản (balance sheet effects) (trên tài khoản nợ có thể chuyển hóa thành đôla) trong trường hợp đồng tiền giảm giá trầm trọng. Chính vì thế, một bộ phận lớn các quốc gia nói thả nổi lại không thả nổi trên thực tế. Hơn nữa, nhiều quốc gia nói họ có chế độ tỷ giá trung gian, trên thực tế lại neo chặt tỷ giá. S ơ đồ 2.3 Số chế độ tỷ giá thả nổi được công bố (de jure) nhưng trên thực tế (de facto) thì không thả nổi Nguồn: Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (1999) 2.4 Chuyển đổi chế độ tỷ giá hối đoái (Regime Transitions) Trên thực tế, các quốc gia đã thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái một cách thường xuyên. Theo số liệu thống kê từ năm 1940, mỗi năm có khoảng 7% các quốc gia trên Thế giới đã chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái khác, và tuổi thọ bình quân của một chế độ tỷ giá hối đoái khoảng 14 năm. Các chế độ neo chặt tỷ giá trên thực tế có khuynh hướng thay đổi ít hơn và tồn tại lâu hơn là các chế độ khác. Các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi có khuynh hướng chuyển đổi chế độ tỷ giá thường xuyên hơn là các quốc gia khác. Kể từ năm 1940, tỷ lệ chuyển đổi chế độ tỷ giá mỗi năm ở các nước này khoảng 10% so với 7% ở các nước tiến bộ và khoảng 2% ở các nước đang phát triển khác. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu của IMF cho rằng tỷ trọng các quốc gia theo các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau sẽ không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, do các quốc gia đang phát triển ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính toàn cầu, tạo ra xu hướng các quốc gia theo các chế độ cố định tỷ giá sẽ giảm dần, trong khi các quốc gia theo các chế độ tỷ giá linh hoạt hơn sẽ tăng dần. 2.5 Chế độ tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến hoạt động của nền kinh tế? Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó lên hoạt động của nền kinh tế chắc chắn là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãi trong chính sách kinh tế vĩ mô. Có hai quan điểm đối nghịch nhau như sau: Một số nhà nghiên cứu tin rằng không có sự liên hệ giữa việc chọn lựa chế độ tỷ giá hối đoái và hoạt động của nền kinh tế. Chẳng hạn công trình nghiên cứu của Baxter và Stockman (1989), Flood và Rose (1995) và Gosh et al. (1997), kết luận của họ cho thấy việc lựa chọn chế độ tỷ giá ảnh hưởng tương đối nhỏ lên hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này dựa trên phân loại chính thức chế độ tỷ giá hối đoái của IMF (de jure classification), nên được đánh giá là chưa chuẩn xác bởi vì sự khác nhau giữa lời nói và hành vi. Do đó, kết quả có thể thay đổi nếu sử dụng cách phân loại khác. Một số nhà nghiên cứu khác có quan điểm ngược lại. Họ cho rằng có các chứng cứ thực nghiệm mạnh mẽ rằng chế độ tỷ giá hối đoái thực sự là vấn đề đối với hoạt động của nền kinh tế. Thí dụ, Eduardo Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (1999): “Chúng ta nghiên cứu mối liên hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế qua ví dụ của 183 nước giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng cách phân loại chế độ tỷ giá hối đoái mới - phân loại theo thực tế (de facto) dựa trên các hành vi thực tế của các biến số kinh tế vĩ mô có liên quan. Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, chúng ta phát hiện ra rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, chế độ tỷ giá hối đoái kém linh hoạt hơn đi đôi với phát triển thấp Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế khác lại khám phá ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và chế độ tỷ giá hối đoái. Ví dụ Ilker và Maria (2000) của ngân hàng Thế giới, dựa trên thực nghiệm cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và chế độ tỷ giá hối đoái, họ đã sử dụng dữ liệu toàn diện gồm cả các nước đã và đang phát triển trong suốt hai thập kỷ gần đây. Họ cho rằng áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một khi khủng hoảng xảy ra các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định chịu tổn thất lớn hơn các quốc gia có tỷ giá hối đoái linh hoạt. Những phát hiện gần đây cho thấy một quốc gia càng trưởng thành theo nghĩa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh, càng nên lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn: - Ở các nước đang phát triển, tiếp cận thấp với thị trường vốn quốc tế nên áp dụng các chế độ cố định tương đối như neo tỷ giá... Vì nó giúp đạt được lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn và khả năng xảy ra khủng hoảng thấp hơn. - Ở các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, tiếp cận cao hơn vào dòng vốn quốc tế, thì nên áp dụng các chế độ trung gian. Bởi vì, chế độ tỷ giá cố định nếu áp dụng ở các nước này sẽ là mầm mống gây ra khủng hoảng, mặt khác nó không giúp đạt được mức lạm phát thấp hoặc tăng trưởng cao một cách rõ ràng. Trong khi đó, chế độ tỷ giá linh hoạt hoàn toàn cũng không thể áp dụng ở các nước này, do lo ngại rằng dao động lớn trong tỷ giá hối đoái có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. - Ở các nước tiến bộ, thả nổi hoàn toàn sẽ cho mức phát triển nhanh hơn các chế độ tỷ giá khác mà không phải chịu lạm phát cao. Mặc dù, giá trị của tỷ giá hối đoái linh hoạt gia tăng với sự trưởng thành về tài chính, thì ưu thế của bất kỳ chế độ tỷ giá nào cũng sẽ được tăng cường bởi quản lý kinh tế vĩ mô nhất quán của các quốc gia. Bảng 2.3 Chế độ tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế Chế độ tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế Lạm phát Phát triển Tính không Khủng hoảng ổn định Cố định Làm tăng niềm tin Làm giảm các Làm tăng Làm tăng rủi ro vào chính sách tiền chi phí giao tính bất ổn về các cuộc đầu tệ, kiềm chế lạm dịch, tăng mậu của các cú cơ tấn công vào phát ở mức thấp. dịch. Làm sốc và tỷ giá tiền tệ, đặc biệt Làm giảm nhập giảm lãi suất cố định khẩu ở các nước có và rủi ro về lãi danh nghĩa các dòng vốn nền kinh tế thị suất, đồng thời không ổn định. trường đang chuyển tăng đầu tư và Làm tăng nguy khi có biểu hiện đổi. Lạm phát có thể phát triển cơ khủng hoảng được kiềm chế trong trong bộ phận điều kiện quản lý ngân hàng kinh tế yếu kém Linh Làm giảm nhập Làm tăng tốc Làm tăng Làm giảm rủi ro hoạt khẩu. Làm tăng sự độ phát triển tính bất ổn về tiền tệ và trưởng thành của bộ do hấp thụ của tỷ giá ngân hàng phận tài chính và thể được các cú hối đoái chế thực sốc và ít bị chệch hướng bởi các cú sốc 2.6 Một vài nét lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu Có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau và các quốc gia cần phải lựa chọn một chế độ phù hợp. Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao lựa chọn được chế độ tối ưu. Trên thực tế, đây là vấn đề nan giải và được chú trọng trong quản lý vĩ mô ở các quốc gia có nền kinh tế mở. Đầu năm 1953, Friedman cho rằng chế độ tỷ giá linh hoạt có ưu thế hơn chế độ tỷ giá cố định do nó giúp tránh được những cú sốc từ bên ngoài. Trước một cú sốc về ngoại tệ, nếu một quốc gia duy trì chế độ neo tỷ giá, nó sẽ bị sốc. Nhưng tỷ giá thả nổi lại làm giảm sốc. Friedman xem tỷ giá hối đoái linh hoạt như một phương tiện để đạt được sự thay đổi nhanh chóng trong giá cả tương đương quốc tế. Vào thời của Friedman, có rất ít sự luân chuyển vốn thậm chí trong các quốc gia giàu có nhất. Số dư tài khoản hiện hành bằng không có thể được duy trì bởi tỷ giá thả nổi, nó có thể đóng tất cả các kênh dẫn đến sốc từ bên ngoài. Sau này, trong một loạt các bài báo, Mundell (1960, 1961a, 1961b, 1963) chỉ ra rằng thuộc tính cách ly khỏi các cú sốc của tỷ giá thả nổi bị giảm bớt nếu thiếu sự luân chuyển vốn quốc tế. Lý thuyết Miền tiền tệ tối ưu (optimum currency arreas- OCA) cũng nghiên cứu vấn đề này, nội dung chính của lý thuyết là: Các quốc gia có nên chia sẻ một đồng tiền chung hay không? Mundell (1961a) đã đi tiên phong phát triển lý thuyết này. Lý thuyết OCA phát biểu rằng các quốc gia lớn và không mở cửa nên có đồng tiền riêng của mình. Các nền kinh tế mở nhỏ hơn nên là thành viên của một liên minh tiền tệ. Sự linh hoạt tỷ giá hối đoái được kỳ vọng ở các quốc gia phụ thuộc là dễ tạo ra sốc về nguồn cung và cầu thực tế. Một khi mức giao thương giữa hai quốc gia là cao, việc dùng chung một đồng tiền trở nên cấp thiết bởi vì luân chuyển tiền tệ - hàng hóa giữa hai nước sẽ điều chỉnh các cú sốc. Hơn nữa, hai nước là ứng cử viên cho một đồng tiền chung nếu có mức độ hội nhập cao về tài chính, và có cơ chế tài chính hiện hành cho phép thực hiện điều đó. Bảng 3.1 Các yếu tố cần xem xét trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu Yếu tố Đặc tính của nền kinh tế Gợi ý lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu Những gợi ý cho mức độ linh hoạt kỳ vọng của tỷ giá hối đoái Kích thước của nền kinh tế Nền kinh tế càng lớn thì tỷ giá hối đoái linh hoạt càng có ưu thế hơn Độ mở Nền kinh tế càng mở cửa, thì tỷ giá hối đoái linh hoạt càng kém hấp dẫn hơn Đa dạng hóa sản xuất/xuất Nền kinh tế càng đa dạng hóa, thì tỷ giá hối đoái khẩu linh hoạt càng khả thi hơn Tập trung mậu dịch theo lãnh Tỷ lệ mậu dịch với một quốc gia lớn càng lớn, thổ thì neo tỷ giá vào tiền tệ quốc gia đó càng được khuyến khích Độ lệch của lạm phát trong Lạm phát của một quốc gia càng lệch so với lạm nước phát của các nước đối tác chính trên thế giới, thì càng có nhu cầu điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường xuyên. (Nhưng đối với quốc gia siêu lạm phát, tỷ giá hối đoái cố định sẽ lập lại kỷ cương và niềm tin vào chính sách tiền tệ trong chương trình bình ổn nền kinh tế). Trình độ của nền kinh tế/tài Trình độ của nền kinh tế và phát triển tài chính chính càng cao, thì chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt càng khả thi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan