Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Lễ hội trò trám, nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi...

Tài liệu Lễ hội trò trám, nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi

.PDF
113
746
125

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG THỊ TUỆ MINH LỄ HỘI TRÒ TRÁM: NHÀ NƯỚC, CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ PHỤC HỒI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG THỊ TUỆ MINH LỄ HỘI TRÒ TRÁM: NHÀ NƯỚC, CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ PHỤC HỒI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ HỒNG THUẬT HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Hồng Thuật. Các nội dung, số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Phùng Thị Tuệ Minh LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn thạc sĩ văn hóa học: “Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi”, tôi xin được gửi lời tri ân, lời cảm ơn sâu sắc đến những cá nhân và tổ chức đã hỗ trợ, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Hồng Thuật, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đồng hành cùng tôi từ lúc bắt đầu triển khai đề cương nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Văn hóa học đã giúp đỡ tôi về tri thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học thạc sĩ, 2015 - 2017. Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các anh, chị em đồng nghiệp trong phòng Giáo dục đã giúp đỡ, chia sẻ công việc, động viên tinh thần để tôi có động lực và thời gian hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chính quyền xã Tứ Xã, đặc biệt là bà con nhân dân xóm Trám nơi tôi đến nghiên cứu điền dã. Họ chính là chủ thể văn hóa đã cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý báu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian tôi lưu trú tại đây. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 10 7. Cơ cấu của luận văn ....................................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................. 11 1.1. Cơ sở khái niệm ........................................................................................... 11 1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 17 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 27 Chương 2: QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI LỄ HỘI TRÒ TRÁM ....................... 28 2.1. Bối cảnh phục hồi lễ hội Trò Trám ........................................................... 28 2.2. Quá trình triển khai phục hồi lễ hội Trò Trám........................................ 37 2.3. Khái quát kết quả phục hồi lễ hội Trò Trám năm 1993.......................... 49 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 57 Chương 3: LỄ HỘI TRÒ TRÁM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ....... 58 3.1. Bàn luận về vai trò của các bên trong việc phục hồi và tổ chức lễ hội... 58 3.2. Bàn luận về việc tổ chức trình diễn ngoài địa phương ............................ 67 3.3. Những thay đổi của lễ hội sau phục hồi .................................................... 70 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 77 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý GS Giáo sư HTX Hợp tác xã Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PV Phỏng vấn TS. Tiến sĩ Tr. Trang UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội là sự kết tinh từ văn hóa làng truyền thống với nghi lễ mang tính tâm linh. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân, nhất là cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam xưa cũng như nay. Trong khoảng một thời gian dài (1945 - 1960), lễ hội vì nhiều lý do (kinh tế, chính trị, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến tranh) mà không được tổ chức, hoặc có được tổ chức thì cũng vô cùng hạn chế (3 năm, 5 năm mới tổ chức một lần), với mục đích chính là “giữ lễ”. Trong bối cảnh chung như vậy, nhiều lễ hội ở các làng quê Bắc Bộ bị gián đoạn, trong đó có lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Sau thập niên 80 của thế kỷ 20, cùng với sự đổi mới nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người dân được no ấm hơn… nên nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần được người dân quan tâm trở lại, nhờ đó mà hội làng được khôi phục, bảo tồn và phát triển. Sự trỗi dậy của văn hóa truyền thống thông qua khôi phục hội làng là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật của làng quê. Một mặt, lễ hội có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng nói chung và đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ nói riêng. Mặt khác, sự gia tăng khôi phục lễ hội truyền thống trong những năm gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức (làm thay đổi hiện trạng công trình kiến trúc, đồ thờ trong di tích, hình thức, mục đích tổ chức lễ hội), thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều cơ quan quản lý văn hóa ở Trung ương, địa phương, báo chí, truyền thông, bởi những mặt được và chưa được của nó. Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống đã được phục hồi và làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mỗi người dân. Tuy nhiên, việc 1 phục hồi lễ hội có cả sự biến đổi và tiếp biến văn hóa mang hai yếu tố tích cực và tiêu cực, lễ hội Trò Trám cũng không nằm ngoài quy luật đó. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, lễ hội Trò Trám đã chính thức được phục hồi vào năm 1993. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất, có một không hai ở nước ta, mà người dân địa phương gọi là “lễ mật” hay lễ “linh tinh tình phộc”, với các nhà nghiên cứu văn hóa gọi lễ hội này là lễ “phồn thực”. Hiện nay, lễ hội Trò Trám đã vượt ra khỏi không gian văn hóa làng, nó thu hút đông đảo người dân trong và ngoài địa phương tới tham dự, đài truyền hình Trung ương, địa phương, báo chí, mạng xã hội đưa tin,... Do có sự tác động của nhiều yếu tố đến lễ hội Trò Trám nên nó đã có nhiều thay đổi so với lễ hội truyền thống trước năm 1944 và sau khi được phục hồi vào năm 1993. Đặc biệt, kể từ sau năm 2000, hội Trám được Quỹ phát triển Văn hóa Việt Nam - Đan Mạch tài trợ cũng như những năm gần đây, giới truyền thông quan tâm, nhiều cơ sở văn hóa (Đền Hùng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Thanh Hóa,…) mời tham gia trình diễn tái hiện phần hội “tứ dân chi nghiệp” sĩ - nông - công - thương, đã tác động không nhỏ làm thay đổi nhận thức của người dân về “Cái Thiêng” và “Cái Tục” của lễ hội. Thiết nghĩ rằng, nếu không đầu tư nghiên cứu về quá trình phục hồi lễ hội nói chung và lễ hội Trò Trám nói riêng thì chỉ trong một thời gian không xa, những giá trị văn hóa truyền thống sẽ bị mai một và ít người biết đến. Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới trong ngành khoa học xã hội hiện nay. Tuy nhiên, mỗi lễ hội lại có nhiều phương pháp và mục đích tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Từ khi lễ hội Trò Trám được phục hồi đến nay đã có không ít các bài viết đăng trên tạp chí, báo cáo khoa học, luận văn, sách… về lễ hội Trò Trám ở nhiều khía cạnh, với nhiều chuyên ngành khác nhau, như: Diễn trình lễ hội, âm nhạc sử dụng trong trình diễn trò “tứ dân chi nghiệp”, tín ngưỡng “phồn thực”. Chúng tôi đặt câu hỏi giả thiết, vì sao lễ hội 2 Trò Trám được phục hồi; chính quyền cũng như người dân đã phục hồi nó ra sao; sự đồng thuận hay phản đối của người dân trong quá trình phục hồi và tổ chức lễ hội; những câu chuyện xung quanh việc phục hồi và tổ chức hội Trám như thế nào thì cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào nghiên cứu. Để giải quyết những câu hỏi nêu trên, bên cạnh nghiên cứu về quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám, tác giả còn muốn chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ giữa nhà nước và cộng đồng trong việc phục hồi lễ hội. Trong mối quan hệ này, nhận thức của chủ thể văn hóa đồng thuận hay phản đối với chính quyền địa phương và cả những câu chuyện xung quanh vấn đề phục hồi, tổ chức lễ hội Trò Trám hiện nay. Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn “Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi” làm đề tài luận văn thạc sĩ Văn hóa học cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu, các bài viết về quá trình phục hồi hay phục dựng lễ hội tính đến nay vẫn còn rất ít. Có chăng ở đâu đó trong những cuốn sách, bài báo, phóng sự, bản tin có nhắc đến sự phục hồi nhưng nó chỉ dừng lại ở việc thông báo, đưa tin hoặc có nói cũng chỉ ở một vài mảng hay một số khía cạnh nào đó còn rất nhỏ so với tổng thể các công trình nghiên cứu về lễ hội. Tiêu biểu cho những người đi đầu trong việc đề cập đến vấn đề phục hồi các nghi lễ truyền thống là tác giả Lương Văn Hy một Việt kiều Canada. Với bài viết “Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai làng ở miền Bắc Việt Nam (1980 - 1990)” trong cuốn “Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương” ông đã chỉ ra rằng: Các nghi lễ cũ được phục hồi có nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân được nâng cao dẫn đến nhu cầu phục hồi và thực hành các lễ nghi đã bị mai một [25]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm trong cuốn “Biến đổi văn hóa ở các 3 làng quê hiện nay” [11] hay trong bài viết đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 4/2008) đã nói về việc phục hồi lễ hội gắn với quá trình tái cấu trúc và sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống. Tác giả đã chỉ rõ trong bối cảnh làng quê hiện đại thì bên cạnh việc phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống còn có sự du nhập, hình thành và phát triển những yếu tố văn hóa mới [9]. Nói về sự phục hồi nghi lễ tín ngưỡng cũng cần ghi nhận đóng góp của tác giả người Hà Lan John Kleinen với cuốn “Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ” nghiên cứu về một làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ, ông đã đề cập đến vấn đề phục hồi những nghi lễ truyền thống là điểm tựa cho cộng đồng làng trước những biến động về chính trị và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời ông cũng chỉ ra quá trình đổi mới với nền kinh tế thị trường dù là “Không chủ tâm song nó đã tạo cơ hội cho việc phục hồi các tập tục văn hóa” [71, tr. 242]. Hay tác giả Shaun Malarney (1993) cũng chỉ ra: “những sự phục hồi, biến đổi và thích nghi của nghi lễ trong bối cảnh làng quê đổi mới” [11, tr. 235]. Năm 2015, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của Nguyễn Thị Thu Sang về “Lễ hội đình làng Châu Khê tỉnh Hải Dương” có mục: Đôi nét về tình hình phục dựng lễ hội đình làng Châu Khê. Trong luận văn của mình, tác giả đã nói được ý định phục hồi lễ hội này. Tuy nhiên công tác chuẩn bị, khai mạc, trình tự các nghi lễ, các hoạt động thể dục thể thao, thi tài văn nghệ lại là khảo sát lễ hội năm 2015 chứ không phải tại thời điểm lễ hội được phục hồi [41]. Năm 2016, học viên Cao học Nguyễn Hồng Phượng đã mô tả khá chi tiết quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong luận văn, tác giả đã nêu ra các vấn đề xung quanh việc phục dựng và chỉ ra vai trò của cộng đồng, chính quyền, Nhà nước đối với việc phục dựng di tích. Thậm chí luận văn còn nêu ra được những cuộc tranh luận 4 giữa các bên trong quá trình phục dựng... Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đã đi chuyên sâu vào việc khảo sát mô tả lại toàn bộ quá trình phục dựng di tích, lễ hội [39]. Những bài viết, những cuốn sách của các tác giả nói trên dù ít hay nhiều nói đến vấn đề phục hồi di tích, lễ hội tín ngưỡng, phong tục tập quán..., nhưng nó sẽ là tư liệu tham khảo hết sức bổ ích giúp tác giả có sự nhìn nhận đa chiều hơn trong vấn đề phục hồi di tích lễ hội Trò Trám. Các công trình nghiên cứu, các bài viết về lễ hội Trò Trám tính đến hiện nay cũng tương đối nhiều nhưng chủ yếu chỉ được nghiên cứu ở một mặt hay một khía cạnh nào đó hoặc chỉ dừng lại ở việc miêu thuật lễ hội. Năm 1974 tác giả Dương Văn Thâm có bài viết “Trò Trám” đăng trên tạp chí Dân tộc học số 4/1974, miêu tả lại quy trình lễ hội Trò Trám [48]. Kế tiếp, tác giả Vũ Hồng Thuật có 4 bài viết liên quan đến lễ hội Trò Trám, đó là: “Trò Trám”, đăng trên tạp chí Dân tộc và Thời đại số 4/1999, tác giả miêu thuật dưới góc độ dân tộc học về nghi thức tổ chức lễ hội Trò Trám [57]. “Lễ hội làng Trám”, trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, miêu tả tương đối chi tiết về quy trình của lễ hội Trò Trám sau khi được khôi phục vào năm 1993 [58]. Tác giả VuHongThuat and Roy W. Hamilton “Tro Tram Festival and the Veneration of Ngo Thi Thanh in a Vietnamese Village” In trong cuốn Roy W Hamilton, ed.The Art of Rice: Spirit and Sustenance in Asia. Los Angeles: UCLA Fowler Museum of Cultural History, tr. 220 - 239, 2003, giới thiệu lễ hội Trò Trám và tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp Ngô Thị Thanh ở một làng quê nông thôn Việt Nam, bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả quy trình tổ chức lễ hội, các hình thức mang tính “ma thuật” trong “lễ mật” vào lúc nửa đêm ngày 11 tháng Giêng liên quan đến tín ngưỡng văn hóa nông nghiệp lúa nước [72]. Trong cuốn sách của PGS.TS Nguyễn Văn Huy chủ biên, Từ điển hiện vật văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2008, tác 5 giả Vũ Hồng Thuật đã miêu thuật một cách chi tiết mục từ hiện vật “nõ nường” dưới góc độ nhân học Bảo tàng [23, tr. 664]. Năm 2003, nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn có bài“Trò Trám” đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1/2003, chủ yếu miêu thuật lại quy trình của lễ hội Trò Trám giống như công trình nghiên cứu của tác Dương Văn Thâm [42, 43, 44]. Cuốn “Văn hóa phồn thực Việt Nam” của tác giả Lý Khắc Cung xuất bản năm 2010 đề cập và nghiên cứu về lễ hội Trò Trám thông qua yếu tố “phồn thực” [14]. Công trình nghiên cứu “Trò diễn trong lễ hội dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” của tác giả Đặng Hoài Thu xuất bản năm 2010 cũng đề cập đến lễ hội Trò Trám là một trong những lễ hội độc đáo ở Việt Nam [54]. Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp cử nhân viết về lễ hội Trò Trám, như: “Diễn xướng trình nghề “tứ dân chi nghiệp” trong lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xưa và nay” của Nguyễn Thị Thanh Hoa, chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội đề cập dưới góc độ nghệ thuật diễn xướng của lễ hội Trò Trám [19]. Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” của sinh viên Trần Quang Đức, chuyên ngành quản lý Văn hóa cũng chỉ đề cập đến nguồn gốc ra đời của lễ hội, thời gian lễ hội và trình nghề tứ dân trong lễ hội Trò Trám [15]. Những công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã tiếp cận lễ hội Trò Trám dưới nhiều góc độ và thể hiện những quan điểm khác nhau về lễ hội này. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá mà tác giả được kế thừa, học hỏi và trích dẫn. Với đề tài này, lợi thế bản thân là một người con của Tứ Xã và đã được nhiều lần tham dự lễ hội cũng như đưa Trò Trám về trình diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (năm 2009). Từ đó, tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn khá toàn diện về quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám; mối quan 6 hệ giữa Nhà nước và cộng đồng; những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phục hồi và cuối cùng là đi đến sự đồng lòng thống nhất để có lễ hội Trò Trám như hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài có 2 mục đích chính: Một là, cung cấp một cách có hệ thống các tư liệu thứ cấp liên quan đến lễ hội Trò Trám xưa và nay. Hai là, tìm hiểu vai trò của Nhà nước, cộng đồng trong việc phục hồi di tích lễ hội Nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn là quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám; những câu chuyện xung quanh vấn đề phục hồi, duy trì lễ hội Trò Trám từ năm 1993 đến nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám; mối quan hệ giữa Nhà nước và cộng đồng; những câu chuyện xung quanh việc phục hồi . Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là lễ hội làng Trám xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phạm vi nghiên cứu về thời gian phục hồi lễ hội là từ năm 1992 để năm 1993 lễ hội Trò Trám chính thức được phục hồi sau gần 50 năm bị gián đoạn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Khoa học xã hội với những phương pháp chính: Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Trong quá trình thu thập tư liệu, tác giả sưu tầm các tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, như: Các báo cáo khoa học của hội thảo, hội nghị và hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa; các bản viết tay, đánh máy của cá nhân tham gia thảo 7 luận trong các cuộc họp tại địa phương bàn về phục hồi và tổ chức lễ hội; các văn bản liên quan đến Chính sách, Chỉ thị, Quyết định, Nghị định của Trung ương, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh; băng video, ảnh chụp lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do cán bộ của Bảo tàng đi nghiên cứu thực địa vào năm 1993, 1999, 2000, 2004 liên quan đến lễ hội Trò Trám và tư liệu tham gia tổ chức trình diễn trò “tứ dân chi nghiệp” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào dịp khai xuân đầu năm 2009. Phương pháp điền dã dân tộc học; phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu theo hồi cố là biện pháp mà tác giả sử dụng chủ đạo trong quá trình đi thực địa. Phương pháp này tác giả vận dụng sự quan sát, nghiên cứu, phỏng vấn các nhà quản lý văn hóa ở cấp tỉnh, huyện, xã, trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch xã, cán bộ phụ trách văn hóa xã, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên và người dân làng Trám với 3 thế hệ: Người cao tuổi, trung niên, thanh niên. Đặc biệt, tại địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận của tác giả luận văn là phỏng vấn sâu từng cá nhân để có tư liệu khách quan về quá trình phục hồi lễ hội diễn ra tại cộng đồng được đồng thuận hay gặp phải trở ngại như thế nào giữa người dân và chính quyền. Phương pháp mà tác giả thực hiện là chuẩn bị câu hỏi nghiên cứu trước, ghi vào sổ hay máy vi tính rồi nhớ ở trong đầu, sau đó đến gặp các thành viên trong phường trò trình diễn “Tứ dân chi nghiệp”, những người trong đội tế, trông coi miếu Trám trước đây và bây giờ. Khi phỏng vấn, tác giả luôn cởi mở, nói chuyện, hỏi thăm thân tình rồi mới dần dần đi vào nội dung câu chuyện cần phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả không dùng câu hỏi “đóng” là có hay không để phỏng vấn mà thường dùng kỹ năng phỏng vấn bằng câu hỏi “mở”, mang tính khuyến khích cộng đồng tham gia trả lời phỏng vấn. Từ đó, người trả lời phỏng vấn sẽ đưa ra nhiều quan điểm hay câu chuyện của họ về vấn đề phục hồi lễ hội Trò Trám. 8 Để có tư liệu hay và mới, vào dịp đầu năm (ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch năm 2014, 2015, 2016), tác giả trở về quê tham dự lễ hội và phỏng vấn sâu các cụ cao niên trong làng đã từng tham gia lễ hội theo phương thức phỏng vấn hồi cố về quá trình phục hồi lễ hội vào năm 1992, 1993, dân làng chính thức mở hội trở lại sau gần 50 năm bị gián đoạn. Vấn đề nghiên cứu mà luận văn quan tâm đó là: Ai khởi đầu cho việc phục hồi lễ hội; bối cảnh phục hồi lễ hội; những câu chuyện bình luận của người dân trong làng đồng thuận hay phản đối việc phục hồi lễ hội. Đặc biệt, tác giả quan tâm phỏng vấn sâu những người tham gia trực tiếp phục hồi di tích và lễ hội vào năm 1992; các thành viên tham gia lễ hội đầu năm 1993 để tìm hiểu cảm nhận của những chủ thể văn hóa tham gia lễ hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm đến cả những người “mối lái” chắp bút viết hồ sơ đi xin kinh phí tài trợ cho việc phục hồi lại miếu thờ và tổ chức lễ hội Trò Trám,…; từ đó, tác giả có cái nhìn đa chiều hơn đối với những vấn đề ở phía sau hậu trường của câu chuyện phục hồi lễ hội làng Trám trước đây. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, bình luận thông qua phương thức thảo luận nhóm, nhằm thu thập những nhóm ý kiến, bàn luận khác nhau về vấn đề phục hồi hội Trám, như: Cộng đồng ủng hộ hay không ủng hộ việc phục hồi lễ hội, bảo trợ kinh phí tổ chức lễ hội, qua đó tác giả biết được việc phục hồi lễ hội được nhìn nhận đánh giá như thế nào. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng tiếng nói của chủ thể văn hóa vào trong luận văn để có cách nhìn khách quan hơn về quá trình phục hồi và tổ chức lễ hội trước đây cũng như bây giờ, bằng cách trích lời phỏng vấn nhưng mã hóa tên người cung cấp, không nêu đầy đủ danh tính để nhằm đảm bảo cho người cung cấp thông tin. Công cụ nghiên cứu tác giả thường dùng là ghi chép cẩn 9 thận vào sổ, dùng máy ảnh chụp ảnh, quay phim, thu âm các cuộc phỏng vấn được xem là công cụ đắc lực trong nghiên cứu điền dã. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu trên phương diện văn hóa học đầu tiên về quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám. Thông qua những câu chuyện xung quanh việc phục hồi; chuyện của chính quyền; chuyện của người dân…, để từ đó thấy được mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng trong vấn đề phục hồi tổ chức lễ hội được thương thảo, giải quyết như thế nào. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ hội Trò Trám theo ý nguyện của chủ thể cộng đồng, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa của các bậc tiền nhân làng cổ Tứ Xã đã sáng tạo, vun đắp và trao truyền cho thế hệ sau. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cơ cấu theo ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khái niệm và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám Chương 3: Lễ hội Trò Trám và mốt số vấn đề bàn luận 10 Chương 1: CƠ SỞ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khái niệm Về thuật ngữ Lễ hội, Nhà nước, Cộng đồng, Phục hồi, cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận và quan điểm nhìn nhận mà mỗi người lại đưa ra một khái niệm riêng. Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng đưa ra được một khái niệm về mỗi thuật ngữ của riêng mình mà chỉ xin phép sử dụng các khái niệm này trong cuốn đại từ điển tiếng Việt, và của một số nhà nghiên cứu để làm cơ sở giải quyết các vấn đề trong luận văn đặt ra. - Lễ hội: là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở khắp các làng quê, nó được ra đời rất sớm và tồn tại qua nhiều thời đại. Trong đại từ điển tiếng Việt định nghĩa “Lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó” [67, tr. 1008]. “Hội là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người đến dự, theo phong tục hay phong trào” [67, tr. 838]. “Lễ hội” là thuật ngữ khá quen thuộc với hầu hết mọi người từ người dân bình thường cho đến các nhà nghiên cứu. Trong dân gian thường dùng thuật ngữ hội, chơi hội, đi hội, mở hội hay vào đám... Như: “Trò trám vào đám mười hai”. Lễ hội với vai trò là thành tố văn hóa, đã được các nhà nghiên cứu chú ý từ những năm 90 của thế kỷ XX trở về trước. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lúc này mới chỉ dừng lại ở thuật ngữ “hội hè” “hội”, điều này cũng phù hợp với cách gọi của dân gian. Tác giả Toan Ánh là người sử dụng thuật ngữ “hội hè đình đám” khá triệt để, trong hai cuốn sách “nếp cũ - hội hè đình đám” xuất bản tại Sài Gòn ông đều sử dụng thuật ngữ này và ông thường gọi vắn tắt là “hội”. Ông cho rằng “trong hội thường có nhiều trò vui gọi là bách hí. Tuy nhiên, để dân chúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám không phải chỉ có thế, và mua vui cho dân chúng cũng không phải mục đích đầu tiên của hội hè. Có thể nói được rằng mục đích đầu tiên của hội hè 11 đình đám là dể dân làng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành Hoàng, Thần linh coi sóc, che chở cho dân làng” [2, tr. 11]. GS. Đinh Gia Khánh lại cho rằng “danh từ lễ hội nên được dùng như một thuật ngữ văn hóa. Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố hội và lễ. Hội là tập hợp đông người trong một sinh hoạt cộng đồng. Lễ là nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt ấy” [26, tr.172]. GS. Trần Quốc Vượng quan niệm “Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa không tách rời nhau: Lễ (nghi lễ cúng thánh thần, phật, mẫu...) và Hội (tụ hội của dân làng hay liên làng)” hay “trên thực tế và về lý thuyết lễ - hội xoắn xuýt hữu cơ vào nhau không thể tách rời” [66, tr. 9]. Từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây, thuật ngữ lễ hội được dùng phổ biến hơn. Mốc đánh dấu cho việc mở đầu của thuật ngữ này là công trình “ lễ hội cổ truyền” của tác giả Lê Trung Vũ. Tuy rằng lễ và hội là hai phần tách rời nhau và khi nghiên cứu có thể tách bạch nó ra nhưng luôn phải nhìn nhận nó trong một chỉnh thể, trong lễ có hội và trong hội có lễ. Lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố chúng được gắn bó chặt chẽ với nhau hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau mà không thể bỏ đi bất kỳ yếu tố nào trong hai yếu tố đó. Suy cho cùng lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất... phản ánh những hiện tượng của đời sống xã hội. Hoặc gần sát hơn với lễ hội mà tác giả đề cập đến trong luận văn là định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm trình bày trong bài giảng tại lớp Cao học Văn hóa (khóa 2015 - 2017): “Lễ hội là sản phẩm văn hóa quần chúng của một cộng đồng làng hay nhiều làng cùng thờ chung một vị thần nào đó. Việc phụng thờ đó ở một ví trí nhất định và vào một thời gian nhất định trong năm. Người ta tiến hành những ghi thức tập thể như tế, lễ, rước, sau đó là các hoạt động vui chơi, ăn uống cộng cảm nhằm cố kết cộng 12 đồng và giải tỏa mọi sự căng thẳng, củng cố niềm tin và sức mạnh cho mỗi thành viên”. - Nhà nước: Là tổ chức chính trị của xã hội, đứng đầu là Chính phủ, do giai cấp thống trị về kinh tế nắm quyền để thực hiện chuyên chính [67, tr. 1227]. Hay theo chủ nghĩa Mác - Lênin Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Cũng theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phân chia giai cấp, giai cấp nào thì nhà nước đó. Vai trò của nhà nước là ban hành pháp luật và các văn bản dưới luật, ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết phân phối các chính sách kinh tế - xã hội. Đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ xã hội cơ bản. Giải quyết các vấn đề xã hội. Bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt... Bộ máy nhà nước được tổ chức thành các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình. Có thể phân loại thành ba hệ thống cơ quan nhà nước gồm: Các cơ quan pháp luật; các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Chính quyền địa phương là khái niệm phát sinh từ khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật và trong đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, từ thực tiễn mà các nhà khoa học đưa ra một số quan niệm về chính quyền địa phương như sau: - Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan mang quyền lực nhà nước đóng trên địa bàn địa phương. 13 - Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan là: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ủy ban nhân dân). - Chính quyền địa phương bao gồm bốn phân hệ cơ quan tương ứng với bốn phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp) - Các cơ quan hành chính ở địa phương gọi là Ủy ban nhân dân (UBND) do hội đồng nhân dân bầu ra, cùng với các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo qui định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước, đứng đầu là Chủ tịch ủy ban nhân dân. Trong bài viết này, nhà nước được cụ thể ở chính quyền địa phương ba cấp tỉnh, huyện và xã. Những cơ quan quyền lực này có sự điều hành, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phục hồi và tổ chức lễ hội Trò Trám. - Cộng đồng: Cộng đồng là tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội [67, tr. 461]. Thuật ngữ cộng đồng vốn bắt nguồn từ từ gốc tiếng Latin là “cummunitas” với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó. Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu – Mỹ. Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào khoảng những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Đến năm 1950, khái niệm cộng đồng được Liên hiệp quốc công nhận như một công cụ để thực hiện các chương trình dự án phát triển của quốc gia. Càng về sau việc triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, xã 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan