Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hòa tan g8 vào thị trường mumbai ấn độ...

Tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hòa tan g8 vào thị trường mumbai ấn độ

.DOC
23
10
148

Mô tả:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM HÒA TAN G8 VÀO THỊ TRƯỜNG MUMBAI ẤN ĐỘ Kế hoạch Marketing Sản phẩm: Cà phê “hòa tan G8” Doanh nghiệp: Công ty CP Cà phê Đại Nguyên Địa điểm: Mumbai - Ấn Độ. I. Ấn Độ - Mumbai: (CAGE) 1. Ấn Độ nền văn hóa truyền thống và mối quan hệ với Việt Nam: (C & G) Khái quát về Ấn Độ: Ấn Độ là một thị trường rộng lớn và đông dân ở Nam Á với 3,3 triệu km2 và 1,2 tỷ người, thời Trung Cổ Đại, Ấn Độ cùng với các quốc gia láng giềng (Pakistan, Bangladesh) tạo thành một tiểu lục địa gọi là Hindustan. - Ấn độ là đất nước tương phản (về địa lý, khí hậu, chủng tộc và ngôn ngữ), đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng. Thời Trung đại có lúc Ấn Độ được chia thành 600 tiểu quốc và hàng nghìn phương ngữ thổ ngữ cùng những khác biệt và đối nghịch về tôn giáo. - Tuy nhiên, trong suốt quá trình lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất. Chất keo dính ở đây chính là nền văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua truyền thống, bản sắc dân tộc cung như đời sống tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi. - Xã hội Ấn độ là một xã hội đã từng tồn tại một chế độ đẳng cấp kiên cố và xơ cứng, phân chia giả tạo cư dân Ấn Độ thành 4 lớp người khác nhau: Bàlamon, võ sĩ, bình dân và tiện dân. Đây là dấu ấn của những thành kiến tôn giáo cực đoan của Hindu giáo. Chính từ xã hội truyền thống đó đã nảy sinh một bản sắc văn hóa Ấn Độ, tinh thần Ấn Độ. - Ngày nay, Ấn Độ đang khẳng định vai trò của mình như một cường quốc nổi lên tại châu lục và trên thế giới. Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới cũng đang nhắm đến thị trường Ấn Độ. Tất cả đều muốn khai thác tiềm năng của thị trường tiêu dùng rộng lớn và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này. - Tuy vậy, sẽ là chưa đầy đủ nếu không bàn tới những lực cản của kinh tế Ấn Độ. Có một ấn Độ rất sang trọng của những người giàu có, của tinh túy khoa học và văn minh nhưng vẫn còn một Ấn Độ của bạo lực, đói nghèo, dốt nát và bệnh tật. Ngoài những nhân tố tiềm tàng chứa đựng các yếu tố bất ổn đinh về chính trị tại Nam á, Ấn Độ chịu áp lực rất lớn về các vấn đề xã hội và cơ sở vật chất hạ tầng. Tại các thành phố, vấn đề dân cư quá tải, ô nhiễm môi trường và nạn ách tắc giao thông triền miên đang làm đau đầu các nhà quản lý. Thêm vào đó là tình trạng lạc hậu của khu vực nông nghiệp, vấn đề năng suất lao động, bộ máy hành chính quan liêu, thủ tục rườm rà, nạn tham nhũng đều là những nguy cơ làm nản lòng những nhà đầu tư nước ngoài. Quan hệ Ấn Độ và Việt Nam: Về quan hệ chính trị, mối quan hệ Việt-Ấn luôn là một mối quan hệ đặc biệt chân thành và thắm thiết kể từ khi Thủ tướng Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt những nền móng đầu tiên cho nó hơn 50 năm về trước. Việc kí Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Ấn Độ tháng 7 năm 2007 đã mang lại cho quan hệ song phương giữa hai nước những động lực phát triển mới. Lãnh đạo Việt Nam thăm và làm việc tại Ấn Độ 2007 - Đặc biệt, năm 2007 đã đánh dấu bước đột phá mới của quan hệ hai nước với chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cao cấp chính phủ Việt nam mà thành công nổi bật là ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - ấn Độ cùng 8 văn kiện hợp tác quan trọng khác. Trên cơ sở tầm cao mới của quan hệ đối tác chiến lược , một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước đã bắt đầu với sự phát triển sâu rộng, đa dạng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng và khoa học kỹ thuật. Như vậy, cơ hội và triển vọng dành cho doanh nghiêp hai nước là rất lớn. - Về quan hệ kinh tế, từ lâu, Ấn Độ và Việt Nam vốn đã có mối quan hệ thương mại sống động và bền chặt. Thương mại song phương tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức 2,5 tỉ USD trong năm 2008. - Về khoảng cách địa lý, từ Việt Nam sang Ấn Độ không quá xa, có hệ thống giao thông đường bộ, đường không và nhất là rất thuận lợi cho vận chuyển cà phê bằng đường biển. Khoảng cách về mặt địa lý - Về văn hóa ẩm thực, ở Ấn Độ, cà phê là 1 trong 2 đồ uống phổ biến (cùng với trà). Xu thế tiêu thụ cà phê ở Ấn Độ hiện đang tăng trưởng khá do một bộ phận người Ấn Độ giảm uống trà. 2. Mumbai: - Tổng Lãnh sự quán của Việt Nam tại Mumbai: Mumbai ở Ấn Độ giống như Sài Gòn ở Việt Nam, là thủ phủ của tỉnh Maharashtra. Với khoảng 20 triệu dân, đây là thành phố đông dân nhất Ấn Độ và cũng là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới. Mumbai cũng là điểm du lịch mới nổi lên. - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai (Ấn Độ) được thành lập năm 1993 với khu vực lãnh sự bao gồm nội ngoại thành, thành phố Mumbai và cảng Mumbai. - Từ đó đến nay, Tổng Lãnh sự quán đã làm nhiệm vụ cầu nối, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Ấn Độ nói chung và giữa Việt Nam và bang Maharashtra nói riêng. Ngoài nhiệm vụ thực hiện chức năng của Cơ quan đại diện Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền đối ngoại và phục vụ phát triển kinh tế. - Tổng lãnh sự quán tại Mumbai nhân thức rất rõ thơì cơ thuân lơị hiện nay, đã từng phối hợp với các công ty du lịch để tổ chức ngày Việt Nam tại Mumbai nhằm phát triển thương mại song phương, quảng bá du lịch trong nửa cuối năm 2007 và sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp vào khảo sát thị trường trong năm 2011. 3. Sự phát triển kinh tế song hành với tăng trưởng tiêu thụ cà phê: - Kinh tế bùng nổ: Mumbai là thủ đô thương mại và giải trí của Ấn Độ, là nơi có nhiều tổ chức tài chính quan trọng và là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty Ấn Độ, Mumbai đóng góp 10% số lượng việc làm tại nhà máy, 40% thuế thu nhập, 60% thuế hải quan, 20% thuế môn bài, 40% kim ngạch ngoại thương và 9 tỷ USD thuế kinh doanh của Ấn Độ. Nền kinh tế của Mumbai đã được đa dạng hóa với các nhiều ngành nghề. Thành phố năng động và hiện đại - Công nghiệp giải trí cũng là một ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp đáng kể cho kinh tế Mumbai. Phần lớn các đài truyền hình và các hệ thống vệ tinh lớn, các nhà xuất bản lớn đều đóng trụ sở ở Mumbai. Trung tâm ngành phim ảnh tiếng Hindi - Bollywood, nằm ở Mumbai với các xưởng phim và các hãng sản xuất phim ảnh. - Về hàng hải, Mumbai có một trong những bến cảng tự nhiên tốt nhất thế giới, phục vụ 50% lượng khách của cả nước và phần nhiều hàng hóa vận tải đường thủy của Ấn Độ. Đây cũng là một căn cứ quan trọng của Hải quân Ấn Độ. Cảng biển tấp nập tại Mumbai - Cùng với cả Ấn Độ, Mumbai -thủ đô thương mại của Ấn Độ- đã có sự bùng nổ kinh tế kể từ khi tự do hoá năm 1991. Ngành tài chính phát triển nhảy vọt từ thập niên 1990 cùng với các ngành công nghệ thông tin, dịch vụ. Tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 34% trong số 20 triệu dân số tại Mumbai, bao gồm doanh nhân, sĩ quan, giới trẻ có tri thức và cấp tiến là tầng lớp được lợi nhất của đợt bùng nổ kinh tế này và đồng thời cũng là lực lượng tạo ra sự bùng nổ tiêu dùng tại đây. - … và tiêu thụ cà phê: việc tiêu thụ cà phê ngày càng tăng trưởng tại các thành phố kinh tế phát triển và tại các nước đang phát triển giống như Mumbai, sự tăng trưởng nhanh chóng này một phần là do các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ đang đang được tiến hành rộng rãi tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia sản xuất cà phê đã biến thứ đồ uống này trở thành một nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, sự xâm nhập của văn hóa châu Âu trong ẩm thực và các nghiên cứu về lợi ích của cà phê đối với sức khỏe cũng góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê tại các nước đang phát triển. Ngày càng nhiều quán cà phê được mở ra tại các nước này, điển hình là tại Ấn Độ, Colombia, El Salvador, Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Tại nhiều nơi, quán cà phê đã trở thành nơi thư giãn nghỉ ngơi của mọi tầng lớp. - Tất nhiên, Mumbai với tất cả nét đặc trưng, tính độc đáo của bản sắc văn hóa cũng như hội tụ đầy đủ phong tục tập quán sinh sống của người Ấn Độ cùng với sự phát triển đa dạng, bùng nổ của kinh tế tại địa phương cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng của thị trường tiêu thụ cà phê, đã và sẽ tiếp tục là mảnh đất vàng cho việc khai thác kinh doanh trong lĩnh vực này. II. Cà Phê Việt Nam - Công ty Cà phê Đại Nguyên: 1. Tổng quan về cà phê thế giới và Ấn Độ - Mỗi ngày có khoảng 2.5 tỷ ly cà phê được tiêu thụ trên toàn thế giới và cà phê cũng là sản phẩm đứng thứ 5 trên thế giới về giá trị tiêu thụ. Thị trường cà phê thế giới có đặc điểm là giá cả ổn định và mức sản xuất có tác động trực tiếp vào thu nhập của người sản xuất và giá cả phải đối mặt với người tiêu dùng. - Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 25 triệu người trồng cà phê, đa số họ sống ở những nước đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ. Thị trường cà phê thế giới đã tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 2000 – 2010. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng khoảng 2%/năm cũng trong giai đoạn 2000 – 2010. - Cà phê được trồng và chế biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là những nước gần xích đạo có khí hậu nhiệt đới như: Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Colombia, Brazil, Ethiopia… Hiện nay, Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với tỷ trọng 36% tổng sản lượng thế giới, tiếp đó là Việt Nam với 14%, Colombia đứng vị trí thứ ba với tỷ trọng 7%, Indonesia và Ethiopia là hai quốc gia có cùng tỷ trọng 6% tổng sản lượng cà phê thế giới. Hạt cà phê Arabica được trồng ở châu Mỹ La Tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Hạt cà phê Robusta được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và ở một mức độ nào đó là Brazil. - Ngành cà phê thế giới niên vụ 2010/2011 Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/11 sẽ đạt mức 133 triệu bao, tăng 8.1% so với niên vụ trước. Trong tổng số 10 quốc gia xuất khẩu cà phê chính – chiếm 86% trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/11, có 8 quốc gia có sản lượng cà phê tăng so với niên vụ trước: Brazil (tăng 21.9% – đạt 48.1 triệu bao), Việt Nam (tăng 1.6% – đạt 18.5 triệu bao), Ethiopia (tăng 7.5% – đạt 7.45 triệu bao), Mexico (tăng 4.8 % – đạt 4.4 triệu bao), Guatemala (tăng 4.3% – đạt 4 triệu bao), Honduras (tăng 7.1% – đạt 3,83 triệu bao) và Uganda (tăng 10.8% – đạt 3.1 triệu bao). Niên vụ cà phê 2011/12 đã bắt đầu tại một số nước xuất khẩu chính bao gồm Brazil, Ecuador, Papua New Guinea. Tại Brazil, mặc dù niên vụ 2011/12 là niên vụ thuộc chu kỳ cho sản lượng cà phê Arabica thấp, nhưng tổng sản lượng vẫn được kỳ vọng sẽ đạt mức 43 triệu bao. - Thị trường Cà phê Ấn Độ: Triển vọng cà phê Ấn Độ niên vụ 2010/11 không ổn định. Lượng mưa ở các vùng trồng không đồng đều, một số nơi thì mưa nhiều số khác như Coorg và Tamil Nadu lượng mưa lại khá ít. Nhiệt độ tháng Hai và Ba cao có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Robusta ở một mức độ nào đó, mặc dù mưa nhiều vào tháng 12/2009 khiến đất có đủ độ ẩm giúp bù đắp lượng nước thiếu trong thời điểm cà phê ra hoa. Tuy nhiên, theo các nguồn tin công nghiệp, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2010/11 sẽ thấp hơn đôi chút so với mức dự tính khoảng 275.000 tấn, trong đó có 175.000 tấn cà phê Robusta và 100.000 tấn cà phê Arabica. Dữ liệu thống kê Sản lượng, Cung - Cầu cà phê Ấn Độ 2008/2009 Thời gian bắt đầu niên vụ: 2009/2010 2010/2011 Thời gian bắt đầu niên vụ: Thời gian bắt đầu Tháng 10 năm 2008 niên vụ: Tháng 10 Tháng 10 năm 2009 năm 2010 Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu US Số liệu của cũ mới của cũ mới DA cũ mới USDA USDA Diện tích gieo trồng 394 (nghìn ha) 394 394 395 395 395 396 Diện tích thu hoạch 350 (nghìn ha) 350 350 350 350 350 351 Cây mang hạt (triệu 555 cây) 555 555 557 557 557 560 Cây không mang hạt 70 (triệu cây) 70 70 70 70 70 70 Tổng số cây cho hạt 625 625 625 627 627 627 630 Số lượng dự trữ ban 1.835 đầu (nghìn bao) 1.985 1.835 1.807 1.937 2.186 2.293 Sản lượng cà phê 1.325 Arabica (nghìn bao) 1.325 1.325 1.500 1.500 1.577 1.667 Sản lượng cà phê 3.050 Robusta (nghìn bao) 3.047 3.047 3.400 3.400 3.250 2.920 Sản lượng cà phê khác (nghìn bao) 0 0 0 0 0 0 Tổng sản lượng (nghìn bao) 4.375 4.372 4.372 4.900 4.900 4.827 4.587 Cà phê hạt nhập khẩu480 (nghìn bao) 200 480 450 200 400 400 Cà phê rang & nguyên hạt nhập 0 0 0 0 0 0 0 0 khẩu (nghìn bao) Cà phê hoà tan (nghìn bao) 0 0 0 0 0 0 0 Tổng nhập khẩu 480 200 480 450 200 400 400 Tổng cung 6.690 6.557 6.687 7.157 7.037 7.413 7.280 Cà phê hạt xuất khẩu 2.125 (nghìn bao) 2.295 2.109 2.900 2.600 2.600 2.450 Cà phê rang & 5 nguyên hạt xuất khẩu (nghìn bao) 5 5 10 10 10 10 Cà phê hoà tan (nghìn bao) 850 700 787 900 900 900 900 Tổng xuất khẩu (nghìn bao) 2.980 3.000 2.901 3.810 3.510 3.510 3.360 Cà phê rang & 1.603 nguyên hạt được tiêu thụ trong nước (nghìn bao) 1.320 1.300 1.580 1.330 1.300 1.300 Cà phê hoà tan được 300 tiêu thụ trong nước (nghìn bao) 300 300 320 320 320 Tổng tiêu thụ trong 1.903 nước (nghìn bao) 1.620 1.600 1.900 1.650 1.610 1.620 Số lượng dự tữ còn 1.807 lại 1.937 2.186 1.447 1.877 2.293 2.300 Tổng lượng phân phối 6.690 6.557 6.687 7.157 7.037 7.413 7.280 Sản lượng có khả năng xuất khẩu 2.472 2.752 2.772 3.000 3.250 3.217 2.967 2. Cà phê Việt Nam: 310 - Việt Nam là thành viên mới nhất trong danh sách xếp hạng những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tham gia vào thị trường này từ những năm 1990, Việt Nam với 14% hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Đến hết năm 2010, diện tích cà phê đạt xấp xỉ 540 ngàn ha, đứng thứ 4 thế giới, ở Việt Nam cà phê là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược quốc gia (chiếm xấp xỉ 15% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam). - Trong năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu tấn với giá trị ước đạt 1,85 tỷ USD, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia trên giới. Những thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản,10 quốc gia trên chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê. Cà phê Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều hãng sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đáng chú ý có tập đoàn Nestle’, là một trong những khách hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam. - Với thế mạnh về sản xuất cà phê Robusta, và tốc độ tăng trưởng mạnh hai con số của dòng sản phẩm cà phê hòa tan, ngành cà phê được kỳ vọng sẽ đóng góp 3 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011. 3. Thượng hiệu và chất lượng của Đại Nguyên - Đại Nguyên là một tập đoàn hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh cà phê với các lĩnh vực hoạt động là trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê. Tập đoàn được thành lập từ năm 1995, có trụ sở tại Thành phố Buôn Ma Thuột. - Đại Nguyên chọn lọc 4 vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất thế giới với khẩu vị mạnh mẽ; đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê hương của cà phê Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica; Thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil… - Chỉ trong vòng 5 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, Đại Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước. Đại Nguyên đã tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đến năm 2001, Đại Nguyên đã có mặt trên toàn quốc và giành vị trí hàng đầu với mạng lưới hàng nghìn quán cà phê. 4. Chiến lược phát triển - “Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới”, bằng cách dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu; đầu tư về ngành và phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế. - Đại Nguyên sẽ là đại diện ưu tú của cà phê Việt Nam với thị trường quốc tế với tuyên ngôn: + Việt Nam coi cà phê là một triết lý sống cho tương lai: tôn vinh và phát triển sự sáng tạo, hướng đến sự hài hòa và phát triển bền vững của nhân loại. + Việt Nam coi cà phê là một loại năng lượng mới: năng lượng cho bộ não, là máu của nền kinh tế tri thức. + Việt Nam có sứ mạng là kết nối và phát triển những người đam mê cà phê toàn cầu và cung cấp năng lượng mới cho nền kinh tế tri thức. + Việt Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu khu vực và thế giới; để đạt được sự ngưỡng mộ của cộng đồng thế giới, là niềm tự hào và điển hình cho sự phát triển của Việt Nam thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của nhân loại. - Sản phẩm cà phê Đại Nguyên được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng việc xuất hiện các quán cà phê Đại Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan… Coffee Đại nguyên tại Mỹ - Hiện nay Đại Nguyên đang tiếp tục thúc đẩy triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Đại Nguyên 5. Sự phù hợp với xu hướng tiêu dùng cà phê của Thế giới và Ấn Độ - Thị trường cà phê hòa tan tăng tốc Theo thống kê của Hiệp hội cà phê Anh Quốc, năm 2000, tỷ trọng tiêu thụ cà phê hòa tan chỉ chiếm 13% trên tổng sản lượng tiêu thụ cà phê và chỉ sau 10 năm, con số này đã vượt ngưỡng 40%, hiện cà phê hòa tan vẫn tiếp tục tăng tốc mạnh và đe dọa tỷ trọng tiêu thụ của sản phẩm cà phê rang xay truyền thống. - Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng 31% trong năm 2010, đạt 1,583 triệu bao trong đó cà phê hòa tan chiếm khoảng 38.5% tổng lượng tiêu thụ, cà phê rang xay chiếm khoảng 61.5%, tốc độ tăng trưởng sản xuất cà phê hòa tan tăng 4.5% - Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây, bình quân 7.9%/năm trong giai đoạn 2003-2008 và được dự báo sẽ giữ mức tăng trưởng cao khoảng 10.5%/năm trong giai đoạn 2008-2013, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor. Xu hướng lựa chọn cà phê đặc sản và các loại cà phê được chứng nhận xuất xứ - Người tiêu dùng hình thành những thói quen mới, và những thói quen này góp phần tạo nên xu hướng tiêu dùng mới. + Người tiêu dùng coi trọng “chất lượng”, “nhãn hiệu nổi tiếng” và “sản phẩm bền vững và có xuất xứ”. + Tiêu dùng các sản phẩm được chứng nhận thân thiện với môi trường; + Lựa chọn các nhãn hiệu tốt và có trách nhiệm, tránh các công ty xấu III. Sản phẩm: “Hòa tan G8” 1. Công thức và tính ưu việt: Đại Nguyên đã tạo nên một công thức cà phê đặc biệt nhất thế giới đó là: Nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đông + quan điểm mới về cà phê, là những nét độc đáo chỉ có ở Đại Nguyên. Bởi Đại Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. … đến từ vùng đất cao nguyên Việt Nam - Nguyên liệu đã được Đại Nguyên chọn lọc hai loại café Robusta và Arabica, đều mang tên tuổi trên thế giới về sản lượng, chất lượng, mùi vị với khẩu vị mạnh mẽ; đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê hương của cà phê Ethiopia; Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica được đánh giá là ngon nhất thế giới; - Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất ra G8 đó là khả năng chiết xuất độc đáo: chỉ lấy những phần tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan với hương vị khác biệt, đậm đặc và đầy quyến rũ. Công nghệ hiện đại - Bí quyết phương Đông chính là sự phối trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Thân thiện với môi trường … - Đại Nguyên có quan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thường mà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tương lai. Chính những nét đặc trưng trên đã và đang tạo nên sự khác biệt riêng cho cà phê “Hòa tan G8” mà không một sản phẩm mà cà phê hòa tan nào trên thị trường có được. 2. Tính năng: “Hòa tan G8” được coi là đồ uống nhanh, chống buồn ngủ trong lúc làm việc căng thẳng, mang lại cho người thưởng thức cảm nhận về vị ngọt, độ dầu và mùi vị của các loại hoa quả khách nhau. 3. Lựa chọn đa dạng: Thị trường cà phê tại Ấn Độ đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều loại đồ uống khác: nước ngọt; trà; nước tăng lực bổ sung đường, caffeine, taurine; các loại đồ uống dành cho vận động viên và người chơi thể thao. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại đồ uống khác khiến cà phê không còn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. - Chính vì vậy Đại Nguyên đã “trang bị” cho “Hòa tan G8” thêm nhiều hơn sự hỗ trợ để chống lại sự cạnh tranh này tại Ấn Độ, café G8 có độ dầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa hương thơm hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi. - “Hòa tan G8” có 4 loại cho khách hàng lựa chọn: G8 hòa tan đen, G8 hòa tan 2 in 1 (đen có đường), G8 hòa tan 3 in 1 (sữa, đường). G8 có mùi vị hoa quả. 4. Đối tượng tiêu dùng của sản phẩm: Ở một nơi bùng nổ kinh tế như Mumbai khi không có thời gian cho ly cà phê phin thì ly cà phê hòa tan với vị cà phê đậm và mạnh sẽ giúp khách hàng nhanh chóng có một ly cà phê thơm ngon, tiện lợi. Nắm bắt được xu thế này, cuối năm 2009, Đại Nguyên nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan và xuất khẩu đến các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tầng lớp trung lưu là đối tượng khách hàng của G8 Tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 34% trong số 20 triệu dân số tại Mumbai, bao gồm doanh nhân, sĩ quan, giới trẻ có tri thức và cấp tiến là đối tượng chính tiêu dùng sản phẩm tại đây IV. Kế hoạch Marketing: 1. Nghiên cứu thị trường và hệ thống phân phối: Nhận diện đối thủ những thuận lợi và khó khăn: Đối thủ lớn nhất “Đi bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ cũng sẽ thấy một quán Café Coffee Day (CCD)”. Với sức tăng trưởng mạnh và doanh thu khổng lồ, CCD đang trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh café ở Ấn Độ, cạnh tranh với Starbucks tại thị trường màu mỡ này. Café Coffee Day - Tại Ấn Độ, khi nhắc đến cà phê người ta sẽ nghĩ ngay đến V.G. Siddhartha - một người đàn ông khiêm tốn và gần như sống ẩn dật. Chuỗi cửa hàng Café Coffee Day (CCD) của ông đã quá nổi tiếng ở những khu ngoại ô của giai cấp trung lưu, tổ hợp cao ốc văn phòng và các sân bay trong cả nước. Người ta nói rằng, "đi bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ cũng sẽ thấy một quán CCD ở gần đó". - Con át chủ bài của CCD là nguồn nguyên liệu rẻ từ chính các đồn điền của ông chủ. Trong khi nhiều công ty quốc tế phải tiêu tốn 12 Euro để mua hạt cà phê rang thì CCD chỉ mất có 2 Euro. "Không có bất kỳ khâu trung gian nào trong chuỗi cung cấp sản phẩm của chúng tôi", ông Siddhartha cho biết. Starbucks coffee - Đối thủ đáng gườm khác là Starbucks của Seattle- đã ký một thỏa thuận với Tata Coffee (một thành viên của tập đoàn Tata của Ấn Độ). Xuất khẩu tới 54 quốc gia, Tata Coffee sẽ giúp Starbucks tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại Ấn Độ. - Thuận lợi: tiêu dùng cà phê tại Ấn Độ vẫn khá khiêm tốn. Theo Arvind Singhalchủ tịch công ty tư vấn bán lẻ Gurgaon, Ấn Độ có thể mở thêm 5.000 quán cà phê trong vòng 5 năm tới. - Khó khăn: Các công ty đối thủ này đều có kế hoạch mở các đại lý của Starbucks ở Ấn Độ vào cuối năm nay. Họ sẽ tham gia với Barista (hiện do Lavazza của Ý sở hữu), Gloria Jean's của Australia và Costa Coffee của Anh. Tuy nhiên các đối thủ quốc tế cũng cần phải có một số điều chỉnh. - Phải có cả ba nhân tố: quy mô, chất lượng và kinh nghiệm mới có thể đánh bại những đối thủ như CCD và Starbucks. Xây dựng kênh phân phối với thương hiệu uy tín: Để thâm nhập thị trường Ấn Độ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều hình thức hoạt động. Tuy nhiên, hình thức liên doanh sẽ mang lại những lợi ích sau cho Đại Nguyên: Đối tác Ấn Độ có sẵn mạng lưới phân phối/ marketing được thừa nhận. Đối tác Ấn Độ có sẵn nguồn tài chính. Đối tác Ấn Độ có sẵn các mối liên hệ thiết lập, góp phần giúp quá trình gây dựng hoạt động kinh doanh trở nên suôn sẻ hơn. Đại gia trong ngạch phân phối - Qua nghiên cứu thị trường, Tập đoàn Đại Nguyên sẽ ký hợp đồng liên doanh với Pantaloon Retail India Ltd. - một trong những công ty bán lẻ lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, liên doanh sẽ thiết lập một hệ thống cửa hàng bán buôn để cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ, các nhà máy và nông trại ở Ấn Độ. - Bắt đầu từ một doanh nghiệp may mặc nhỏ thành lập năm 1987, Pantaloon Retail India Ltd từng bước tiến vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ. Bằng phương pháp tổ chức kinh doanh táo bạo nhưng rất độc đáo, Kishore Biyani- vị Giám đốc điều hành Tập đoàn, đã giúp Pantaloon Retail India Ltd vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ hiện nay, với tổng số 18.000 nhân viên làm việc trong 450 cửa hiệu và tầm hoạt động trên 30 tỉnh thành của Ấn Độ. Hệ thống bán lẻ đồ sộ của Pantaloon Retail India - Ngoài việc mở các quán cà phê, Đại Nguyên sẽ còn sở hữu 50 cửa hàng nhỏ và 1.000 máy cà phê tại 400 công ty khác nhau. Ước tính mỗi ngày có thể tiếp cận với 20.000 khách hàng Ấn Độ. - Điều khác biệt của Pantaloon với các doanh nghiệp khác là trong khâu tổ chức quản lý, Kishore Biyani áp dụng cách thức của phương Tây; nhưng khi thực hiện các bước khai thác thị trường, ông lại tuân thủ theo phong tục tập quán của người dân Ấn Độ. Sự vận dụng sáng tạo này của Kishore Biyani vừa giúp thương hiệu Pantaloon nhanh chóng tiếp cận được với nguồn khách hàng vốn rất truyền thống của Ấn Độ, vừa có được mô hình quản lý hiện đại và hiệu quả - Đại Nguyên sẽ liên doanh với Pantaloon, chúng tôi đã có các cuộc tiếp xúc giữa Lãnh đạo hai bên và thống nhất về nguyên tắc việc hợp tác toàn diện của hai Tập đoàn. - Việc cộng hưởng thương hiệu giữa hai thương hiệu sẽ hứa hẹn mang lại nhiều thuận lợi cho sản phẩm cà phê hòa tan G8 của Đại Nguyên thâm nhập sâu rộng vào thị trường Ấn Độ. 2. Chiến lược về giá: - Đại Nguyên thường xuyên xem xét lại các mức giá của các sản phẩm đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường Ấn Độ. Đôi lúc có thể cần giảm giá các sản phẩm, dịch vụ. - Cần thấy rằng lợi nhuận của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó không có sự tương đồng với các công sức và nguồn lực bỏ ra để sản xuất chúng. Bằng việc nâng giá, Đại Nguyên có thể đánh mất một số lượng khách hàng, nhưng tỷ lệ % khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi nhuận trên từng giao dịch bán hàng. Đây cũng là câu hỏi đặt ra với Đại Nguyên? - Đôi lúc cần thay đổi các điều khoản và điều kiện bán hàng. Bằng việc kéo giãn mức giá của Đại Nguyên trong một vài tháng hay một vài năm, tập đoàn có thể bán được nhiều hàng hơn. Đôi lúc có thể phối kết hợp sản phẩm và dịch vụ cùng với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt. Đôi lúc có thể đưa vào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan