Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kyyeulienkettaybac_tv...

Tài liệu Kyyeulienkettaybac_tv

.PDF
114
43
100

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I. PHÁT BIỂU KHAI MẠC VÀ BÁO CÁO ĐỀ DẪN Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc: Tạo động lực phát triển kinh tế .... 3 Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo tỉnh Điện Biên ................................................. 6 Tham luận của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tại Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ đoàn ngoại giao ........................................................... 10 Tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển du lịch vùng Tây Bắc .......................... 13 PHẦN II. PHÁT BIỂU CỦA CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC TẾ Liên kết phát triển Du lịch vùng Tây Bắc của Việt Nam ....................................... 21 Bài phát biểu của Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam ........................................................................................................................................... 24 PHẦN III. Ý KIẾN CÁC NHÀ QUẢN LÝ, NGHIÊN CỨU VÀ CÁC DOANH NGHIỆP Vai trò của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các Doanh nghiệp trong liên kết phát triển Sản phẩm Du lịch vùng Tây Bắc ............................................................... 27 . Đầu tư phát triển du lịch của Saigontourist tại khu vực Tây Bắc .............................. 31 Liên kết trong thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch vùng Tây Bắc ............ 33 Liên kết trong phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Tây Bắc ...................... 38 PHẦN IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC Tỉnh Cao Bằng ....................................................................................................................... 45 Tỉnh Hà Giang ........................................................................................................................ 51 Tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................................................... 57 Tỉnh Lào Cai ........................................................................................................................... 60 Tỉnh Điện Biên ...................................................................................................................... 66 Tỉnh Lai Châu ........................................................................................................................ 73 . Tỉnh Sơn La ............................................................................................................................ 77 Tỉnh Yên Bái ........................................................................................................................... 82 Tuyên Quang ........................................................................................................................... 85 Tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................................................... 90 Tỉnh Hòa Bình ....................................................................................................................... 95 Tỉnh Phú Thọ ......................................................................................................................... 98 Tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................................. 101 Tỉnh Nghệ An ...................................................................................................................... 105 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc: Tạo động lực phát triển kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Bắc   Năm 2014, Ban Chỉ đạo Tây Bắc xác định chủ đề công tác là “Liên kết phát triển  du lịch ‐ động lực phát triển kinh tế vùng Tây Bắc”. Với chủ đề này, Ban Chỉ đạo Tây  Bắc và Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp nghiên cứu, đánh giá thực trạng,  đề  xuất  giải  pháp  nhằm  thực  hiện  có  hiệu  quả  liên  kết  trong  phát  triển  du  lịch,  tạo  động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững vùng Tây Bắc.   Vùng Tây Bắc ‐ phạm vi chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm 12 tỉnh  (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn,  Lạng  Sơn,  Phú  Thọ,  Tuyên  Quang)  và  21  huyện  phía  Tây  của  hai  tỉnh  Thanh  Hóa  và  Nghệ An. Chiếm 1/3 diện tích cả nước với gần 11 triệu dân, Tây Bắc là địa bàn chiến  lược đặc biệt quan trọng về kinh tế ‐ xã hội, quốc phòng ‐ an ninh và đối ngoại của Việt  Nam; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.  Bên cạnh đó, vùng Tây Bắc còn có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy  điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu; là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh  sống gắn bó lâu đời; là căn cứ địa cách mạng, an toàn khu của các cuộc kháng chiến.  Xây dựng vùng Tây Bắc phát triển vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng  của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  Đầu tư cho phát triển vùng Tây Bắc là nhiệm vụ luôn được Chính phủ ưu tiên,  đã góp phần làm cho bức tranh kinh tế ‐ xã hội vùng Tây Bắc hôm nay có những khởi  sắc  mới.  Tăng  trưởng  GDP  bình  quân  toàn  vùng  giai  đoạn  2005  ‐  2012  đạt  11,16%/năm, năm  2013 đạt 9,4%; cơ cấu kinh tế đang chuyển  dịch theo hướng tích  cực. Xu thế giá trị gia tăng qua các năm giảm ở ngành nông, lâm nghiệp, tăng ở ngành  công nghiệp ‐ xây dựng, tăng mạnh ngành dịch vụ, du lịch. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm  giảm  từ  3  ‐  4%,  đến  cuối  năm  2013  còn  22,5%.  Bản  sắc  văn  hóa  truyền  thống  trong  vùng được bảo tồn, tôn tạo và phát huy...  Tuy nhiên, Tây Bắc vẫn còn là vùng nghèo nhất trong cả nước, khoảng cách về  thu  nhập  của  vùng  so  với  các  vùng  khác  chưa  được  thu  hẹp.  Các  địa  phương  trong  vùng hầu hết chưa có khả năng tự cân đối ngân sách. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn  chậm, lúng túng, hiệu quả thấp, thiếu vững chắc. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn  nhiều yếu kém. Đời sống nhân dân các thôn, bản vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó  khăn. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng, thấp hơn nhiều  so với bình quân chung của toàn quốc. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 21.028 tỷ đồng,  trong khi đó chi ngân sách 97.944 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tây Bắc đang phải đối mặt với  rất nhiều khó khăn, vướng mắc ‐ là những rào cản trong phát triển kinh tế, xã hội. Liên  kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Tây Bắc với các trung tâm phát triển,  trước  hết  là  cho  các  lĩnh  vực  phát  triển  vùng  chuyên  canh  gắn  với  công  nghiệp  chế  biến nông, lâm sản; liên kết kinh tế giữa các khâu (sản xuất ‐ chế biến ‐ tiêu thụ sản  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 3 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  phẩm); giữa các yếu tố (đất đai, sức lao động, vốn đầu tư, công nghệ); giữa hộ nông  dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước... hiệu quả chưa cao.  Nhiều tiềm năng, thế mạnh chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả. Rừng vốn  là nguồn tài nguyên cơ bản, tuy tỷ lệ che phủ tăng, nhưng chất lượng rừng nhìn chung  còn  thấp,  lợi  ích  đem  lại  cho  chủ  rừng  không  cao  và  thiếu  bền  vững.  Tình  trạng  lấn  chiếm, phá rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho bảo vệ  rừng,  phòng  chống  cháy  rừng  còn  nhiều  bất  cập.  Tăng  trưởng  công  nghiệp  chủ  yếu  dựa vào khai thác tài nguyên và đầu tư các dự án thủy điện, lợi ích đem lại cho cư dân  sở tại chưa nhiều nhưng đã xuất hiện những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường  thiên  nhiên  và  điều  kiện  sinh  sống.  Thương  mại,  xuất  nhập  khẩu,  kinh  tế  cửa  khẩu  hiệu quả chưa cao. Tiềm năng du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa... chưa được đầu tư,  khai thác tốt.  Xuất phát từ vị trí, vai trò, ý nghĩa chiến lược và tiềm năng, thế mạnh của vùng,  hàng năm, Ban Chỉ đạo đều xác định nhiệm vụ trọng tâm, chủ đề công tác của năm  cần tập trung thực hiện nhằm góp phần phát triển nhanh và bền vững vùng Tây Bắc.  Từ năm 2009, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tập trung thực hiện: Tăng cường chỉ đạo,  kiểm  tra  việc  thực  hiện  các  chỉ  thị,  nghị  quyết,  xây  dựng  hệ  thống  chính  trị,  các  chương  trình,  dự  án  trên  địa  bàn;  tăng  cường  công  tác  sơ  kết,  tổng  kết,  đề  xuất  cơ  chế,  chính  sách.  Trong  đó  tập  trung  vào  những  khâu  đột  phá:  Phát  triển  mạnh  hệ  thống  cơ  sở  hạ  tầng.  Nâng  cao  chất  lượng  nguồn  nhân  lực.  Triển  khai  thực  hiện  an  sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.  Việc  xác  định  chủ  đề  công  tác  hàng  năm  góp  phần  đổi  mới  và  nâng  cao  chất  lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo. Qua các chủ đề công tác trọng tâm, Ban Chỉ đạo Tây  Bắc đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá, từ đó có cơ sở đề xuất, tham mưu cho Bộ Chính  trị,  Ban  Bí  thư  và  Thủ  tướng  Chính  phủ  trên  nhiều  lĩnh  vực  mang  tính  chuyên  sâu,  chuyên đề về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác dân  tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị. Điểm lại, năm 2011, với chủ đề “Củng cố hệ  thống chính trị cơ sở”, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện trình  Chính phủ Đề án “Tăng cường cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các  xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc”.  Năm 2012, với chủ đề “Phát triển giao thông vùng Tây Bắc”, Ban đã phối hợp  với  Bộ  Giao  thông  Vận  tải  xây  dựng  phương  hướng,  kế  hoạch  phát  triển  kết  cấu  hạ  tầng giao thông vận tải vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định hướng  đến năm 2020. Bên cạnh các mục tiêu lâu dài, chiến lược các hệ thống đường cao tốc,  đường  quốc  lộ,  đường  tuần  tra  biên  giới,  đường  giao  thông  nông  thôn  được  đẩy  nhanh tiến độ, có nhiều giải pháp, cơ chế đầu tư được các địa phương triển khai có  hiệu quả.  Năm 2013, với chủ đề “Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội”, Ban Chỉ đạo Tây Bắc  đã phối hợp với một số bộ, ngành trung ương, địa phương tổ chức thành công hai hội  nghị: Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc tại tỉnh Tuyên Quang và  Hội  nghị  chuyên  đề  “Cải  thiện  môi  trường  đầu  tư  kinh  doanh  và  thu  hút  các  dự  án  ODA, NGO vào vùng Tây Bắc” tại tỉnh Phú Thọ. Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã thường xuyên  kiểm tra, đôn đốc, các doanh nghiệp, địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội,  nhất là đối với việc cam kết ủng hộ, giúp đỡ các tỉnh trong vùng thực hiện xóa nhà dột  nát, giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên  tai, ổn định cuộc sống.  4  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Năm 2014, đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của Ban Chỉ đạo Tây Bắc,  ban đã lựa chọn và xác định chủ đề công tác là “Liên kết phát triển du lịch ‐ động lực  phát triển kinh tế vùng Tây Bắc”. Cũng trong năm 2014, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đăng cai  tổ chức hội nghị giao ban các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để cụ thể  hóa nội dung liên kết vùng trong phát triển du lịch.  Liên kết là xu hướng phát triển tất yếu trong phát triển kinh tế, xã hội, trong đó  có du lịch, liên kết sẽ làm nổi bật và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của  vùng.  Tây Bắc là vùng có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Là nơi sinh sống  của hơn 30 dân tộc anh em với một không gian văn hóa rất rộng lớn và phong phú.  Đây là vùng đất có nhiều nét văn hóa dân tộc rất đặc trưng, có cảnh quan hùng vĩ, hệ  sinh  thái  phong  phú;  quê  hương  của  những  điệu  xòe;  miền  đất  dịu  ngọt  của  những  điệu hát then, hát lượn; nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử nổi tiếng gắn với  các lễ hội, phong cảnh đẹp, như: Điện Biên Phủ (Điện Biên); Đền Hùng (Phú Thọ); Tân  Trào (Tuyên Quang); Pắc Bó (Cao Bằng); khu nghỉ mát Sa Pa, khu bảo tồn thiên nhiên  Hoàng  Liên  Sơn  (Lào  Cai);  hồ  Thác  Bà  (Yên  Bái);  khu  nghỉ  mát  Mẫu  Sơn  (Lạng  Sơn);  Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An); suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình); Công viên địa chất  toàn cầu ‐ cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)...  Phát  triển  du  lịch  vùng  Tây  Bắc  có  những  nét  đặc  thù  riêng  so  với  các  vùng,  miền khác trong cả nước, đòi hỏi sự liên kết, hợp tác du lịch giữa Tây Bắc với cả nước  và quốc tế. Phát triển du lịch gắn với làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống  phù  hợp  với  bản  sắc  văn  hóa  của  từng  địa  phương  sẽ  tạo  việc  làm,  xóa  đói  giảm  nghèo, tăng thu nhập và đầu ra của sản phẩm cho đồng bào các dân tộc trong vùng.  Thực  tế  hiện  nay,  phát  triển  du  lịch  vùng  Tây  Bắc  chưa  tương  xứng  với  tiềm  năng, đang gặp nhiều lực cản, nổi bật là khó khăn về nguồn nhân lực, hạ tầng du lịch,  thu hút đầu tư, mức đầu tư thấp, hiệu quả phát triển loại hình du lịch cộng đồng chưa  cao… Du lịch Tây Bắc mới trong giai đoạn đầu phát triển nên rất cần định hướng quy  hoạch, đầu tư, hỗ trợ của Chính phủ, nhất là sự hỗ trợ liên kết, kêu gọi đầu tư hạ tầng  để tạo đà cho kinh tế phát triển.  Từ năm 2014, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tăng  cường công tác phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và  giải pháp liên kết phát triển bền vững du lịch vùng Tây Bắc. Đồng thời tổ chức các hoạt  động, diễn đàn kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu  tư phát triển du lịch Tây Bắc. Tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch mời gọi du khách  đến với Tây Bắc gắn với tổ chức kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  ‐ 7/5/2014).  Ban  Chỉ  đạo  Tây  Bắc  tin  tưởng  với  sự  quan  tâm  lãnh  đạo,  chỉ  đạo  của  Đảng,  Nhà nước và nỗ lực của các địa phương, suj ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị  trong và ngoài nước, du lịch Tây Bắc sẽ phát triển bền vững, góp phần xây dựng Tây  Bắc thành “Hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”./.  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 5 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo tỉnh Điện Biên   Hôm nay, trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng; hòa chung với không khí thi  đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đang ra  sức thi đua phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 đã đề ra,  lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 60  năm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/5/1954 ‐ 07/5/2014).  Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao phối hợp  với  tỉnh  Điện  Biên  tổ  chức  Hội  nghị  "Liên  kết  phát  triển  du  lịch  vùng  Tây  Bắc  năm  2014 và gặp gỡ Ngoại giao Đoàn". Với mục đích giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá  những tiềm năng, lợi thế, các chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch khu vực Tây  Bắc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, Đoàn Ngoại giao... nhằm trao đổi kinh nghiệm,  thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch, nâng cao vị thế, phát huy  tiềm năng du lịch vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.  Thay mặt cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Điện Biên tôi xin nhiệt liệt chào mừng  đồng chí Nguyễn Xuân Phúc ‐ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng  Ban Chỉ đạo Tây  Bắc;  các đồng chí Lãnh đạo: Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Văn hóa, Thể  thao  và  Du  lịch,  Bộ  Ngoại  giao;  các  đồng  chí  Lãnh  đạo  UBND  các  tỉnh  vùng  Tây  Bắc;  Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải Phòng, Quảng  Ninh.  Đặc biệt là sự có mặt của 60 đại biểu đại diện cho các Đoàn Ngoại giao và hơn  40 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài  nước; các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương, cùng toàn thể các quý  vị đại biểu về dự Hội nghị. Xin kính chúc toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc,  chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.  Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, một tỉnh duy nhất  có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài trên 400 km (trong đó  giáp với các tỉnh Bắc Lào là 360 km; giáp với tỉnh Vân Nam ‐Trung Quốc là 40 km), có vị trí  địa lý kinh tế, quốc phòng đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc Việt Nam. Diện tích  tự nhiên toàn tỉnh là 9.562 km², dân số trên 52 vạn người gồm 19 dân tộc. Toàn tỉnh có  10 đơn vị hành chính với trung tâm hành chính là thành phố Điện Biên Phủ nơi ghi dấu  những chiến tích hào hùng làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn  động địa cầu cách đây 60 năm về trước.   Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Nhà nước;  được sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương  trong cả nước, sự hợp tác có hiệu quả của các nhà đầu tư; sự quyết tâm của Đảng bộ,  chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, quốc  phòng an ninh của tỉnh Điện Biên đã và đang có bước phát triển ổn định, mang dấu ấn  của một giai đoạn phát triển mới trong xu thế hội nhập – hợp tác và phát triển.  Nhịp  độ  tăng  trưởng  kinh  tế  giai  đoạn  2008  –  2013  ước  đạt  10,63%,  cơ  cấu  kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định. Đến năm 2013, GDP bình quân đầu người  ước đạt 20,41 triệu đồng, (tăng gần 2,6 lần so với năm 2008), lương thực bình quân  6  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  đầu người đạt 420 kg, ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn, bước  đầu đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao như: gạo Điện Biên, ngô,  đậu  tương....  Tiềm  năng  phát  triển  các  ngành  công  nghiệp  bước  đầu  đã  được  khai  thác với các dự án đầu tư như: Nhà máy Xi măng Điện Biên, các công trình thủy điện  Nà Lơi, Thác Trắng, Nậm Mức, Nậm He....và các dự án khai thác chế biến khoáng sản  chì,  kẽm,  vàng,  đồng  được  triển  khai  thực  hiện  góp  phần  đẩy  nhanh  tốc  độ  tăng  trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Lợi thế về du lịch, dịch vụ và kinh tế  cửa  khẩu  bước  đầu  được  khai  thác  và  phát  huy  có  hiệu  quả,  hàng  năm  đã  thu  hút  được trên 370 ngàn lượt du khách (trong đó khách Quốc tế trên 65 ngàn lượt) đến Điện  Biên tham quan, du lịch. Hoạt động đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực với sự  tham gia của các thành phần kinh tế, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn từ  năm 2008 – 2013 đạt trên 30 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2013 đạt khoảng 6,9 nghìn  tỷ đồng.   Đến hết năm 2013, toàn tỉnh đã có 125/130 xã, phường có đường ô tô đến trung  tâm xã với  108/130 xã đi lại được quanh năm; 100% xã, phường có điện thoại và điểm  bưu điện văn hoá xã; trung tâm các khu đô thị, thị tứ đã được phủ sóng điện thoại di  động; 126/130 xã, phường có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 88% dân cư thành  thị được sử dụng nước sạch và 72,6% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt. Các  mặt đời sống văn hoá tinh thần, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm, quốc  phòng an ninh được tăng cường và ổn định, quan hệ đối ngoại và hợp tác với các nước  ngày càng được mở rộng và tăng cường. Đó là những tiền đề quan trọng, tạo đà cho sự  phát triển vững chắc của tỉnh trong những năm tiếp theo.   Mặc  dù  đạt  được  những  thành  tựu  nêu  trên,  nhưng  đánh  giá  tổng  thể  Điện  Biên  vẫn  là  một  tỉnh  chậm  phát  triển  so  với  các  tỉnh  thành  khác  trong  cả  nước,  đời  sống nhân dân vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 35 % (năm 2013); thu hút  đầu tư còn hạn chế cả về số lượng và quy mô dự án dẫn đến nhiều tiềm năng lợi thế  của địa phương chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả.   Để tăng tốc phát triển trong giai đoạn tới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức  trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO; Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã  xác định những mục tiêu đến năm 2015 và những năm tiếp theo là “Nâng cao tốc độ  và chất lượng tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo an sinh xã hội,  cải  thiện  đời  sống  nhân  dân,  thực  hiện  giảm  nghèo  bền  vững  gắn  với  phát  triển  sự  nghiệp y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giữ vững ổn định chính trị,  bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường  sinh thái” để thực hiện được mục tiêu đó thì giải pháp về thu hút vốn đầu tư trong và  ngoài  nước  nhằm  khai  thác  tiềm  năng,  lợi  thế  để  thực  hiện  các  mục  tiêu  về  tăng  trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng  kết cấu hạ tầng kinh tế ‐ xã hội và phát triển nguồn hàng xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt  quan  trọng,  quyết  định  đến  việc  thực  hiện  thắng  lợi  mục  tiêu  kế  hoạch  5  năm  giai  đoạn 2011‐2015.  Với tinh thần đó, tại Diễn đàn này, tỉnh Điện Biên giới thiệu tổng quan về tiềm  năng,  lợi  thế  của  tỉnh  Điện  Biên,  những  cơ  chế  chính  sách  ưu  đãi  nhà  đầu  tư  được  hưởng  khi  đầu  tư  vào  Điện  Biên;  đồng  thời  khẳng  định  chủ  trương  nhất  quán  của  Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên luôn sẵn sàng đón nhận và cam kết tạo những  điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội và xúc tiến các hoạt động  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 7 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là những lĩnh vực được xác định là tiềm năng, lợi thế  trên tinh thần hợp tác cùng phát triển. Cụ thể là:   ‐ Về tiềm năng du lịch, dịch vụ: Tỉnh Điện Biên có Quần thể di tích chiến thắng  lịch sử Điện Biên Phủ, có nhiều danh thắng cảnh; có các vùng sinh thái tự nhiên khá lớn  như: hồ Pa Khoang, hồ thủy điện Sơn La, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Phăng,  động  Pa  Thơm,  các  điểm  suối  khoáng  nóng  Hua  Pe,  U  Va  (Điện  Biên),  bản  Sáng  (Tuần  Giáo)... là những điểm du lịch hấp dẫn; tỉnh có sân bay Điện Biên Phủ và hệ thống các  tuyến đường quốc lộ đang được đầu tư nâng cấp đồng bộ, có các cửa khẩu với Lào và  Trung Quốc, trong đó cửa khẩu Tây Trang đã được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế  là những điều kiện rất thuận lợi để khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, thương mại và  kinh tế cửa khẩu với các nước trong tiểu vùng.  Mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc: Mỗi dân tộc đều có những  nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; những  thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của  người  Thái  dựa  trên  lãnh  thổ  công,  thiết  chế  Lang  đạo  của  người  Mường,  thiết  chế  dòng họ của người H’Mông...; những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và  trong tín ngưỡng, lễ hội của mỗi dân tộc, cùng với những món ăn đặc sản mang đậm  nét của vùng Tây Bắc....đây là những tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn đối với du  khách, nhất là các du khách quốc tế.  ‐  Về  sản  xuất  nông,  lâm  nghiệp:  Với  điều  hiện  khí  hậu  ưu  đãi,  thổ  nhưỡng  phong phú cộng với quỹ đất chưa sử dụng trên 175 nghìn ha, chiếm 18 % tổng diện  tích tự nhiên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế  biến  như:  chế  biến  gạo  đặc  sản  xuất  khẩu  gắn  với  canh  tác  trên  cánh  đồng  Mường  Thanh, chế biến các sản phẩm từ gỗ gắn với phát triển rừng nguyên liệu, chê biến các  loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, cây cọc rào, trồng rừng sản xuất  và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: ngô, đậu tương, bông...  ‐ Về sản xuất công nghiệp: Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về  chủng loại như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại  màu. Có nguồn nước mặt tập trung theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và  sông Mê Kông cùng với địa hình, độ dốc dòng chảy lớn, lưu lượng dòng chảy mạnh,  thuận lợi cho xây dựng phát triển các công trình thủy điện kết hợp thủy lợi để cung  cấp nguồn điện cho lưới điện quốc gia và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; bên  cạnh những dự án được các nhà đầu tư khảo sát lập dự án để xúc tiến hợp tác đầu tư,  Tỉnh  đang  tiến  hành  khảo  sát  lập  bổ  sung  quy  hoạch  thủy  điện  để  cung  cấp  những  thông tin chính xác cho các nhà đầu tư; tiềm năng về khoáng sản, mặc dù được đánh  giá  có  nhiều  loại  khoáng  sản  song  do  công  tác  khảo  sát  mới  chỉ  dừng  ở  mức  sơ  bộ,  hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư đang tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng những  tài nguyên quý còn ẩn dấu trong lòng đất nhằm mở ra khả năng hợp tác đầu tư, liên  doanh liên kết trong khai thác, chế biến khoáng sản.  * Về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư: Điện Biên thuộc địa  bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư. Do vậy, các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh được hưởng cơ  chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ở mức cao nhất theo qui định của  Luật  đầu  tư.  Ngoài  ra,  các  nhà  đầu  tư  trong  và  ngoài  nước  đầu  tư  vào  địa  bàn  tỉnh  Điện Biên được cung ứng miễn phí trích lục bản đồ địa chính khu đất cho thuê; hướng  dẫn lập hồ sơ xin thuê đất và ký hợp đồng thuê đất; lập phương án đền bù giải phóng  8  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  mặt bằng đối với trường hợp thuê đất ngoài khu công nghiệp; hỗ trợ xây dựng hoặc  xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở sản suất kinh doanh của doanh  nghiệp; hỗ trợ vận chuyển sản phẩm từ Điện Biên Phủ đến Hà Nội đối với các dự án  trồng rừng gắn với chế biến ...   Cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Luật đầu  tư, việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng,  được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp  với Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên để nhận Giấy chứng nhận đầu tư và triển khai các  thủ tục thực hiện dự án trong thời gian nhanh nhất.  Với tiềm năng và cơ hội đầu tư còn rất lớn, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến  khích đầu tư nhất quán, điều kiện đầu tư ngày càng thuận lợi hơn cùng với sự trọng  thị của các cấp, các ngành, tỉnh Điện Biên mong muốn rằng, trong thời gian tới sẽ có  cơ hội được hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư khai thác tiềm  năng, thế mạnh của địa phương nhất là trong các lĩnh vực du lịch, thủy điện, sản suất  vât liệu xây dựng, trồng và chế biến nông lâm sản, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ  tầng khu công nghiệp, khu du lịch, chợ, trung tâm thương mại và khách sạn .... (Những  thông tin cụ thể của từng dự án được cung cấp tại địa chỉ Website của Sở Kế hoạch và  Đầu  tư  Điện  Biên  http://www.dienbiendpi.gov.vn  và  địa  chỉ  chuyên  mục  Điện  Biên  tiềm  năng  và  cơ  hội  đầu  tư  trên  báo  Điện  Biên  Phủ  điện  tử  http://www.baodienbien.info.vn).    Đất  Điện  Biên  rất  rộng,  người  Điện  Biên  thân  thiện  mến  khách  và  đặc  biệt  nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh Điện Biên chưa được đầu tư, khai thác và phát huy  có hiệu quả, đang hứa hẹn những cơ hội đầu tư lớn. Tỉnh Điện Biên mong muốn sau  Hội nghị này tỉnh Điện Biên sẽ có nhiều nhà đầu tư đến và tìm hiểu kỹ hơn, cụ thể hơn  về  những  tiềm  năng  sẵn  có  của  Điện  Biên  để  chúng  tôi  được  đón  tiếp  quý  vị  với  tư  cách là các Chủ dự án trên địa bàn tỉnh.  Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu!  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 9 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Tham luận của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tại Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ đoàn ngoại giao     Trước hết, thay mặt Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân  thành tới Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Lãnh đạo tỉnh Điện Biên, đặc biệt là đồng chí  Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ  đạo Tây Bắc đã hết sức quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc  tổ chức “Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ Đoàn Ngoại giao”  do Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và  UBND tỉnh Điện Biên tổ chức. Tôi cũng xin cảm ơn các Ngài Đại sứ, Đại biện, Trưởng  đại diện các Tổ chức Quốc tế, đại diện các Bộ, ban, ngành đã nhiệt tình hưởng ứng và  tham dự Hội nghị tại thành phố Điện Biên, nơi cách đây 60 năm đã ghi danh vào lịch  sử anh hùng của đất nước Việt Nam.  Theo chương trình Hội nghị, sau đây tôi xin trình bày tham luận của Bộ Ngoại  giao về hoạt động hợp tác quốc tế của các tỉnh vùng Tây Bắc trong những năm qua.  Do điều kiện thời gian có hạn, tôi xin tập trung phát biểu một số vấn đề chính.  Nằm ở vị chiến lược quan trọng của đất nước, vùng Tây Bắc có những nguồn  lực tự nhiên về tài nguyên khoáng sản, các tiềm năng lợi thế cho phát triển kinh tế ‐ xã  hội; đồng thời là nơi sinh sống của đông đảo đồng bào dân tộc ít người với đời sống  văn hoá, phong tục tập quán hết sức đa dạng và giàu bản sắc. Trên cơ sở những điều  kiện đặc thù đó, trong những năm qua các tỉnh vùng Tây Bắc đã đẩy mạnh khai thác  các tiềm năng, phát huy lợi thế, về cơ bản đã duy trì được tình hình kinh tế ‐ xã hội và  tăng trưởng ổn định, thực hiện được nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Đây là  thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây  Bắc nói chung, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại và hợp tác  quốc tế của các tỉnh, là sự hợp tác quý báu của các cơ quan đại diện ngoại giao nước  ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam mà nhiều vị đại biểu đã không quản đường  xá xa xôi đến với Điện Biên dự Hội nghị hôm nay.  Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập  quốc  tế,  thời  gian  qua  các  tỉnh  vùng  Tây  Bắc  đã  đẩy  mạnh  triển  khai  các  hoạt  động  hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đối ngoại trụ cột về chính trị, kinh tế, văn hóa  và  công  tác  người  Việt  Nam  ở  nước  ngoài  và  đã  đạt  được  những  kết  quả  rất  đáng  phấn khởi.   Bức tranh hợp tác quốc tế cho thấy, các tỉnh Tây Bắc đã và đang tăng cường  mở  rộng,  phát  triển  quan  hệ  với  nhiều  đối  tác  nước  ngoài  và  các  tổ  chức  quốc  tế,  trong đó nổi bật là mối quan hệ truyền thống hữu nghị, hợp tác với các nước bạn láng  giềng Lào và Trung Quốc tiếp tục duy trì, phát triển tích cực. Quan hệ đoàn kết gắn bó  với các tỉnh bạn Lào không ngừng được củng cố; trong điều kiện còn những khó khăn,  các tỉnh Tây Bắc vẫn tiếp tục nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu, hỗ trợ bạn phát triển.  Với  các  đối  tác  nước  bạn  láng  giềng  Trung  Quốc,  các  tỉnh  biên  giới  phía  Bắc  đã  đẩy  mạnh hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế uỷ ban công tác 4+1 với tỉnh Vân Nam và  10  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, tổ chức thành công các kỳ họp luân phiên  định kỳ và đưa các chương trình hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu.  Thời gian qua, các tỉnh Tây Bắc cũng đã đẩy mạnh mở rộng quan hệ với các đối  tác Nhật Bản và Hàn Quốc, tích cực trao đổi kinh nghiệm, từng bước thiết lập quan hệ  hợp tác phục vụ phát triển trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chế biến nông lâm sản,  trồng rừng… Với châu Âu, tích cực mở rộng quan hệ song phương với nhiều đối tác  tiềm năng (Đức, Thụy Sĩ) và tham gia cơ chế hợp tác phi tập trung Việt – Pháp. Một số  chương trình, dự án hợp tác cụ thể với các đối tác châu Âu đã cho kết quả khả quan,  góp phần đi sâu khai thác tốt thế mạnh của vùng.  Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, các tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện kế hoạch hành  động tăng cường công tác ngoại giao kinh tế, triển khai các chương trình xúc tiến đầu  tư, thương mại và du lịch; một số tỉnh chủ động đề xuất và tích cực phối hợp với các  Bộ, ngành TW tổ chức khảo sát kinh tế biên mậu, tổ chức thành công các hội chợ, hội  thảo quốc tế, đẩy mạnh công tác vận động và phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử  dụng các nguồn vốn nước ngoài.  Điều  đáng  nói  là,  các  nỗ  lực  hợp  tác  quốc  tế  đã  góp  phần  mang  lại  những  nguồn lực phát triển quan trọng cho các tỉnh Tây Bắc. Số liệu cho thấy nguồn vốn ODA  cho khu vực Tây Bắc đến cuối năm 2013 đạt xấp xỉ 2,6 tỷ USD; FDI đến tháng 3/2014  đạt 8,168.50 triệu USD với 461 dự án; viện trợ PCPNN tăng đều từng năm trong hơn  10 năm qua, từ chưa đầy 10 triệu USD vào năm 2003 lên 50 triệu USD năm 2013. Dẫu  các con số trên chưa thật lớn, nhưng các nguồn lực hợp tác này đã phát huy kết quả  quan trọng trong việc xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm  nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái…   Các  hoạt  động  hợp  tác  quốc  tế  cũng  đã  góp  phần  tôn  vinh  giá  trị  văn  hoá,  quảng bá hình ảnh và giúp thế giới biết đến Tây Bắc như một địa bàn sở hữu nhiều di  sản  văn  hóa  vật  thể  và  phi  vật  thể.  Những  năm  qua  đã  chứng  kiến  các  di  sản  Cao  nguyên  đá  Đồng  Văn,  Hát  xoan  Phú  Thọ,  Tín  ngưỡng  thờ  cúng  Hùng  Vương,  Ca  trù,  Quan họ, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận. Những giá trị văn hóa  này đã góp phần tô màu tươi sắc bức tranh kinh tế ‐ xã hội toàn vùng và phát huy tác  dụng  quý  báu  trong  việc  giới  thiệu  hình  ảnh,  tiềm  năng  và  sức  hấp  dẫn  của  các  địa  phương Tây Bắc tới du khách nước ngoài.    Bộ Ngoại giao đánh giá cao ý chí quyết tâm và thống nhất của lãnh đạo các cấp  địa  phương  trong  cả  nhận  thức  và  hành  động,  đã  góp  phần  quyết  định  vào  kết  quả  thắng lợi nói trên trong công tác đối ngoại của các tỉnh Tây Bắc. Chúng tôi cũng rất vui  mừng nhận thấy, các tỉnh Tây Bắc thời gian qua đã tích cực đẩy mạnh các mối liên hệ,  trao đổi tiếp xúc với Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam. Trong đó, nhiều tỉnh đã chủ động  mời và đón các đoàn Đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Hà Nội lên thăm làm việc, tìm  hiểu địa phương, qua  đó tranh thủ xúc tiến  đầu tư,  vận động các nguồn tài trợ cho  tỉnh, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề lãnh sự phát sinh trên địa bàn.  Mặc dầu vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận là những kết quả trên còn khiêm tốn  so với tiềm năng và triển vọng phát triển. Chúng ta hiểu rõ thực tế những khó khăn  khách quan của các tỉnh Tây Bắc, về điều kiện giao thông cách trở, đường xá xa xôi,  kết  cấu  hạ  tầng  thấp,  nguồn  lực  hạn  chế...  là  những  thách  thức  to  lớn;  mặt  khác,  chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại sẽ có vai trò ngày càng quan  trọng trong nỗ lực phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh kết hợp huy động nguồn  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 11 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  lực bên ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế ‐ xã hội của các địa phương. Theo đó,  chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến (mang tính chất khuyến nghị) đối với công tác đối  ngoại, hợp tác quốc tế của các tỉnh vùng Tây Bắc trong thời gian tới như sau:    Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, nâng cao nhận thức của các ngành các  cấp địa phương về chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, trên cơ sở đó làm rõ các  yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp với điều kiện  từng địa phương để phục vụ có kết quả nhất các mục tiêu phát triển. Điều này đã và  sẽ tiếp tục là nhân tố cơ bản nhất trong công tác đối ngoại của các địa phương.  Thứ  hai,  việc  tăng  cường  phối  hợp,  liên  kết  không  chỉ  quan  trọng  đối  với  các  chương trình, kế hoạch phát triển liên vùng ‐ trong đó nổi bật là ngành du lịch ‐ nhằm  phát huy, khai thác một cách tối ưu tiềm năng, thế mạnh, mà đồng thời cũng rất cần  thiết đối với các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại của các địa phương trong  vùng nhằm nâng cao hiệu quả và tính thiết thực trong triển khai thực hiện, nhất là tổ  chức  các  hoạt  động  xúc  tiến  đầu  tư,  thương  mại,  vận  động  viện  trợ  phi  chính  phủ  nước ngoài...    Thứ ba, bên cạnh duy trì chặt chẽ các mối quan hệ hợp tác đã thiết lập, cần tích  cực tiếp cận, phát triển quan hệ với các đối tác mới, đa dạng hoá hình thức hợp tác;  đồng  thời,  hết  sức  chú  trọng  phương  châm  hiệu  quả,  thực  chất  (tránh  hình  thức)  trong các quan hệ hợp tác cấp địa phương, bảo đảm bằng các chương trình, danh mục  hợp tác cụ thể, thiết thực, khả thi và đi vào chiều sâu.    Thứ tư, tích cực và chủ động thúc đẩy, mở rộng quan hệ và trao đổi, tiếp xúc  với các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức phát triển nước ngoài tại Việt Nam  nhằm  tranh  thủ  tối  đa  sự  hợp  tác,  giúp  đỡ  của  bạn  bè  quốc  tế  trong  tìm  kiếm,  vận  động nguồn lực đầu tư phát triển.  Cuối cùng, thường xuyên củng cố, kiện toàn cơ quan ngoại vụ địa phương (tổ  chức  bộ  máy,  nhân  sự,  điều  kiện  vật  chất,  kỹ  thuật)  nhằm  xây  dựng  cơ  quan  tham  mưu, chuyên trách đối ngoại của tỉnh thật sự vững mạnh; đầu tư thỏa đáng công tác  đào  tạo,  bồi  dưỡng  (kiến  thức,  nghiệp  vụ  đối  ngoại,  ngoại  ngữ)  nhằm  xây  dựng  đội  ngũ cán bộ đối ngoại ngày càng chuyên nghiệp, tinh thông, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm  vụ ngày càng nặng nề, phức tạp của thời kỳ hội nhập quốc tế.  Tôi tin rằng cuộc gặp gỡ ngày hôm nay là dịp tốt để chúng ta trao đổi và chia sẻ  ý kiến, đồng thời là cơ hội mở mang, phát triển những quan hệ mới, tăng cường kết  nối hợp tác sâu rộng vì lợi ích của tất cả các bên, góp phần thiết thực thúc đẩy các liên  kết nhằm phát triển vùng Tây Bắc nói chung và ngành du lịch Tây Bắc nói riêng. Những  liên kết và hợp tác này, như từng xẻng đất bền bỉ đào hầm công sự của chiến sỹ Điện  Biên năm xưa, sẽ xây những hành lang kết nối Tây Bắc với thế giới, giúp Tây Bắc phát  huy  tiềm  năng,  tạo  đà  cho  sự  nghiệp  phát  triển  kinh  tế  ‐  xã  hội  chuyển  mình  vững  chắc. Trong tiến trình đó, Bộ Ngoại giao đã, đang và sẽ luôn sát cánh, đồng hành nhiệt  tình cùng các tỉnh Tây Bắc trong từng bước phát triển.      Chúc Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc./.  12  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển du lịch vùng Tây Bắc Đề dẫn Hội nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch   Những  năm  qua,  Đảng  và  Nhà  nước  không  ngừng  quan  tâm  chăm  lo  và  có  nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế‐xã hội Vùng Tây Bắc.  Tuy nhiên, đến nay kinh tế Tây Bắc vẫn còn nghèo, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó  khăn;  đời  sống,  an  sinh  xã  hội  của  đại  bộ  phận  dân  cư  còn  ở  mức  thấp.  Mặc  dù  có  nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhưng du lịch Tây Bắc vẫn  chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất, vẫn kém sức cạnh tranh so với  các vùng du lịch khác trong cả nước.  Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc sẽ tập trung bàn về khai thác  tiềm năng, lợi thế và hướng phát triển du lịch vùng Tây Bắc nhằm tìm kiếm những giải  pháp phù  hợp tạo đột phá từ chính sách vĩ mô cho tới các chương  trình hành  động  đầu tư và liên kết thúc đẩy phát triển du lịch vùng Tây Bắc.   1. Tiềm năng, tài nguyên và điều kiện phát triển du lịch vùng Tây Bắc  Trước hết phải khẳng định Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng  vĩ, độc đáo về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị và sức  hấp dẫn du lịch đặc biệt. Địa hình trùng điệp, hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, có nhiều  phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình như Cao nguyên đá Đồng Văn, Mù Căng Chải, đỉnh  Phansipan, đèo Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, hồ Pa Khoang, hồ sông Đà, hồ Thác Bà, hồ Na  Hang, hồ Núi Cốc, Thác Bản Giốc, hang Pắc Pó, động Ngườm Ngao...; vườn quốc gia có  giá trị về đa dạng sinh học cao như như: Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Pù Mát... các  nguồn khoáng nóng giá trị cho sức khỏe như: Kim Bôi, Thanh Thủy, Mỹ Lâm, Uva..; các  khu  khí  hậu  ôn  hòa  tốt  cho  nghỉ  dưỡng  như  Sapa,  Mộc  Châu,  Mẫu  Sơn,  Sìn  Hồ...  Những giá trị về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng và độc đáo là lợi thế và tạo  điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh du lịch vùng Tây Bắc.    Sự đặc sắc  về văn hóa  vùng  Tây  Bắc, là nơi cội nguồn đa sắc màu  văn hóa các  dân tộc Việt Nam với bản sắc văn hóa, truyền thống, lối sống, nghệ thuật, ẩm thực,  làng nghề và niềm tự hào dân tộc. Hiện có trên 32 dân tộc anh em chung sống: Tày,  Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mun, Lào, Lự, Hà Nhì,  Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy.. với nét sinh hoạt truyền thống và lễ hội  vô cùng phong phú đặc sắc, phản ánh sinh động lịch sử dân tộc và đời sống tâm linh,  tư tưởng cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam. Tây Bắc cũng nổi tiếng với nhiều điệu  múa sạp, múa xòe, hát then, đàn tính, múa khèn... và các sản phẩm thủ công độc đáo,  dệt thổ cẩm, chợ phiên vùng cao; các lễ hội độc đáo như lễ hội Lồng Tồng, Chợ tình  Khâu Vai... Đặc biệt, Tây Bắc có hai di sản văn hóa phi vật thể của thế giới là Hát Xoan  và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Các sinh hoạt truyền thống với nền văn hóa đặc  sắc đa dân tộc cùng với các di tích lịch sử làm cho Tây Bắc vô vùng hấp dẫn du khách  tìm hiểu và thưởng ngoạn.  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 13 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  Đặc biệt hình ảnh Tây Bắc luôn gắn với những giá trị hào hùng về lịch sử dựng  nước và giữ nước. Di tích Đền Hùng, bãi đá cổ Sa Pa, Xín Mần chứng minh lịch sử dân  tộc từ thủa sơ khai dựng nước trên 4 nghìn năm đến ngày nay trở thành những giá trị  cội rễ bất diệt, linh thiêng và hào hùng của dân tộc. Âm vang Điện Biên nhắc tới chiến  công lừng lẫy năm Châu, trấn động địa cầu có thể tìm thấy ở quần thể di tích lịch sử  Điện Biên Phủ; sự hiển hách của lịch sử cách mạng gắn với các cuộc kháng chiến như  Tân Trào, ATK Định Hóa, Bắc Mê...cùng với hệ thống di tích lịch sử đã làm cho Tây Bắc  có giá trị đặc biệt hấp dẫn du lịch.   Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, sự độc đáo đa sắc màu văn  hóa và sự  hào hùng, linh thiêng của lịch sử tạo cho Tây Bắc sự giầu có, đa dạng và hấp dẫn về tài  nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tất cả tiềm năng đó cùng với vị trí thông thương  qua các cửa khẩu biên giới Việt‐Trung và Việt‐Lào trở thành lợi thế và điều kiện tốt để  có thể đầu tư phát triển du lịch.   2. Tình hình hoạt động du lịch Vùng Tây Bắc  a) Những kết quả nổi bật  Những năm qua, theo báo cáo của các tỉnh trong Vùng, hoạt động du lịch ở tất  cả các tỉnh đều có sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, với tốc độ  tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10%. Năm 2013, số lượt khách quốc tế đến  Tây Bắc đạt khoảng 1,23 triệu lượt (chiếm 16 % trong 7,57 triệu lượt khách quốc tế  đến Việt Nam), tăng gần 3 lần so với năm 2005; lượng khách nội địa đạt trên 6,5 triệu  lượt (trong tổng số 35 triệu lượt khách du lịch nội địa cả nước) và tổng thu du lịch đạt  trên 7.200 tỷ đồng (chiếm 3,6% trong 200.000 tỷ đồng tổng thu du lịch cả nước); với  trên 115.000 lao động trong đó 35.000 lao động trực tiếp du lịch.  Tuy  lượng  khách  du  lịch  tăng  qua  các  năm, nhưng  thấp  hơn  nhiều  so  với  các  vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ hay Duyên hải Nam Trung Bộ; Hiện tại có  307 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 8.831 buồng, trong đó chưa có cơ sở 5 sao;  có 3  cơ  sở  4  sao,  13  cơ  sở  3  sao,  94  cơ  sở  2  sao  và  197  cơ  sở  1  sao;  công  suất  sử  dụng  buồng trung bình đạt xấp xỉ 60%. Chỉ có 34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp  phép  (trong  tổng  số  trên  1.300  doanh  nghiệp  lữ  hành  toàn  quốc).  Những  địa  bàn  trọng  điểm  thu  hút  và  phân  phối  khách  chủ  yếu  ở  Lào  Cai,  Lạng  Sơn,  Phú  Thọ.  Sản  phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, du lịch tâm linh với thời  gian lưu lại trung bình rất ngắn (dưới 1,5 ngày); du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ  trọng không đáng kể.   Công tác quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương được quan tâm và tăng  cường.  Các  tỉnh  trong  Vùng  đã  có  quy  hoạch  tổng  thể  phát  triển  du  lịch  và  ra  nghị  quyết của Hội đồng nhân dân hoặc Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch.   Hoạt động xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là  du lịch dựa vào cộng đồng được chú trọng những năm gần đây, đang trong quá trình  hình thành và định vị các điểm đến. Từ năm 2006, ba tỉnh Lào Cai‐Yên Bái‐Phú Thọ đã  liên kết xây dựng tuyến du lịch về cội nguồn và đã tạo được tiếng vang; Chương trình  du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” triển khai từ 2009 gắn kết 6 tỉnh Cao Bằng‐ Bắc Kạn‐Lạng Sơn‐Thái Nguyên‐Tuyên Quang‐Hà Giang. Đặc biệt từ năm 2008, chương  trình liên kết hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc (Hà Giang‐Lào Cai‐Yên Bái‐Phú Thọ‐Lai Châu‐Điện  Biên‐Sơn La‐Hòa Bình) đã hình thành nhóm hợp tác và khung chương trình hành động  giai đoạn 2010‐2015 với nhiều nội dung thiết thực và hiệu quả.   14  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  b) Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân  Đến  nay  du  lịch  Tây  Bắc  vẫn  là  vùng  chũng,  chưa  phát  triển  tương  xứng  với  tiềm năng và lợi thế vốn có về tài nguyên du lịch. Do điều kiện hạ tầng còn nhiều khó  khăn, địa hình đồi núi gập nghềnh, nhiều đèo dốc hiểm trở, thường xuyên có lũ quyét,  sạt  nở  đất  làm  cho  đầu  tư  tốn  kém;  hệ  thống  đường  bộ  ở  một  số  tuyến  chính  như  quốc lộ 1, 2, 3, 4, 6, 32, 70, 279... tuy đã được nâng cấp những năm gần đây nhưng  vẫn thiếu đồng bộ; mạng lưới đường sắt ở các tuyến chủ yếu Hà Nội‐Lào Cai, Hà Nội‐ Lạng Sơn, Hà Nội‐Thái Nguyên chậm đổi mới về hạ tầng và dịch vụ, đặc biệt tuyến Hà  Nội‐Lào  Cai  đang  quá  tải;  giao  thông  đường  không  rất  hạn  chế  chỉ  có  sân  bay  Điện  Biên Phủ có mở tuyến bay thường xuyên nhưng lưu lượng khách ít. Sân bay Nà Sản  chưa khai thác phục vụ du lịch. Điều kiện giao thông đường bộ đến các cửa khẩu còn  khó khăn, chưa cải thiện nhiều. Vì vậy, việc đi lại di chuyển dòng khách du lịch giữa các  địa phương, giữa các điểm du lịch vẫn còn vất vả và mất nhiều thời gian.  Hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế  địa  phương.  Nguyên  nhân  chủ  yếu  do  sản  phẩm  du  lịch  còn  đơn  sơ,  kém  hấp  dẫn,  hàm lượng giá trị gia tăng thấp, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng chuẩn yêu cầu, chưa  có  thương  hiệu  để  cạnh  tranh  thu  hút  thị  trường  khách  cao  cấp.  Cơ  sở  vật  chất  kỹ  thuật du lịch và dịch vụ còn thiếu đồng bộ do không thu hút được đầu tư phát triển.  Hệ thống cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí còn thiếu thốn và thấp cấp, phần  lớn chưa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ.  Hoạt động lữ hành với số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ít và năng  lực hạn chế, thường bị động và phụ thuộc. Vì vậy, việc khai thác thị trường thu hút  khách vẫn trông chờ vào các hãng lữ hành gửi khách từ Hà Nội và các trung tâm du  lịch khác.  Hoạt động liên kết trong quản lý và xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch mặc  dù đã có nhiều cố gắng nhưng nguồn lực hạn chế, nghèo nàn về ý tưởng dẫn tới triển  khai chưa tới đích, chưa mang lại hiệu quả thiết thực, vẫn còn nặng hình thức vì vậy  chưa tạo ra những đột phá trong phát triển sản phẩm du lịch.   Công  tác  đào  tạo,  phát  triển  nhân  lực  du  lịch  chưa  được  đầu  tư  thích  đáng.  Trong Vùng chưa có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp du lịch thực thụ mà chủ yếu dựa vào  đào tạo tại chỗ doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo đa ngành như Đại học Thái Nguyên,  Đại  học  Tây  Bắc,  Cao  đẳng  Văn  hóa,  Nghệ  thuật  và  Du  lịch  Việt  Bắc,  Lạng  Sơn.  Lực  lượng  nhân lực du lịch do vậy thiếu chuyên  nghiệp, chưa thực sự  sẵn sàng đáp ứng  yêu cầu chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ và du lịch; nhận thức về du lịch chuyển biến  còn chậm vẫn mang nặng thói quen tư duy kinh doanh tự phát và chờ đợi vào sự hỗ  trợ của Nhà nước.  Nhìn  chung,  Tây  Bắc  được  xem  là  vùng  đất  giàu  tiềm  năng,  phong  phú  và  đa  dạng về tài nguyên du lịch nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác phát triển. Những  năm qua, du lịch các tỉnh Tây Bắc đã có bước tăng trưởng ở trình độ sơ khai ban đầu,  có đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và góp phần xóa đói,  giảm  nghèo.  Tuy  vậy,  điều  kiện  hạ  tầng  còn  nhiều  khó  khăn,  hoạt  động  du  lịch  còn  manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, thấp cấp; sản phẩm du lịch  còn đơn sơ, rời rạc, chất lượng thấp, chưa hấp dẫn, chưa có thương hiệu, chưa thu  hút được thị trường khách cao cấp lưu trú dài ngày; lực lượng nhân lực du lịch thiếu  chuyên  nghiệp  và  hiệu  quả  kinh  doanh  du  lịch  còn  khiêm  tốn.  Nút  thắt  của  vấn  đề  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 15 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  chính là ở  chỗ chưa huy động được nguồn lực và khuyến  khích sáng  tạo để đầu tư,  liên kết khai thác phát huy tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.  3. Định hướng phát triển du lịch Tây Bắc  a) Quan điểm phát triển  Chiến  lược  và  Quy  hoạch  tổng  thể  phát  triển  du  lịch  Việt  Nam  đến  năm  2020,  tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định hệ thống quan điểm  phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh:   (1) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy  phát triển kinh tế‐xã hội;   (2)  Phát  triển  theo  hướng  chuyên  nghiệp,  hiện  đại,  có  trọng  tâm,  trọng  điểm;  chú  trọng  phát  triển  theo  chiều  sâu,  đảm  bảo  chất  lượng  và  hiệu  quả,  khẳng  định  thương hiệu và khả năng cạnh tranh;   (3) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế;   (4) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị  văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng,  trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với  bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn;   (5) Phát triển du lịch dựa trên phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu  tố  tự  nhiên  và  văn  hóa  dân  tộc,  thế  mạnh  đặc  trưng  các  vùng,  miền  trong  cả  nước;  tăng cường liên kết, xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho  đầu tư phát triển du lịch.  Quan điểm phát triển du lịch đối với vùng Tây Bắc:   Cụ thể hóa 5 quan điểm phát triển chiến lược chung nêu trên phù hợp với đặc  điểm, tính chất và điều kiện đặc thù của Vùng. Trong quá trình phát triển, các chương  trình hành động cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển với bảo tồn các giá trị  văn hóa dân tộc; sản phẩm du lịch Tây Bắc phải chứa đựng sâu sắc những giá trị văn  hóa các dân tộc bản địa; phát triển du lịch xanh, có trách nhiệm, tạo việc làm và góp  phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống thiết thực cho đồng bào  các dân tộc trong Vùng.   b) Mục tiêu phát triển  Mục tiêu phát triển du lịch Tây Bắc trở thành vùng du lịch đặc trưng, là điểm đến  có thương hiệu với những giá trị trải nghiệm đặc sắc về văn hóa, lịch sử và sinh thái  cảnh  quan  hùng  vĩ;  du  lịch  Tây  Bắc  sẽ đóng  góp  quan  trọng  vào  chuyển  dịch  cơ  cấu  kinh tế và phát triển kinh tế‐xã hội của Vùng.   Đến  năm  2015  vùng  Tây  Bắc  sẽ  đón  1,5  triệu  lượt  khách  quốc  tế,  9  triệu  lượt  khách nội địa, với 1.250 cơ sở lưu trú và 26.000 buồng lưu trú, phấn đấu tổng thu du  lịch đạt 11.000 tỷ đồng;   Đến năm 2020 vùng Tây Bắc sẽ đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt  khách nội địa, với 1.900 cơ sở lưu trú và 40.000 buồng lưu trú; tổng thu du lịch đạt  22.000 tỷ đồng.  16  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  c) Những định hướng và giải pháp chủ yếu     Nhằm đạt  được mục tiêu phát triển với tầm  nhìn  dài hạn nêu trên  cần có sự  quyết  tâm  cao  của  Chính  phủ  cùng  với  chính  quyền  các  tỉnh  trong  Vùng,  huy  động  được sự tham gia các bên liên quan, các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp để  tìm bước đi thích hợp, có chính sách mở đường, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích sáng  tạo,  phát  huy  tiềm  năng,  lợi  thế,  huy  động  mọi  nguồn  lực  đầu  tư  tạo  động  lực  thúc  đẩy phát triển du lịch Tây Bắc.  (1)  Quy  hoạch  và  đầu  tư  phát  triển  12  khu  du  lịch  quốc  gia  (Cao  nguyên  đá  Đồng Văn; Thác Bản Giốc; Mẫu Sơn; Hồ Ba Bể; Tân Trào; Hồ Núi Cốc; Sa Pa; Hồ Thác  Bà;  Đền  Hùng;  Mộc  Châu;  Điện  Biên  Phủ‐Pá  Khoang;  Hồ  Hòa  Bình);  4  điểm  du  lịch  quốc  gia  (TP.Lào  Cai;  Pác  Bó;  TP.Lạng  Sơn;  Mai  Châu);  hình  thành  các  địa  bàn  trọng  điểm  du  lịch  tạo  ra  những  cực  hút  và  điểm  nhấn  tập  trung  đồng  thời  liên  kết  phát  triển các điểm du lịch trong Vùng; quản lý phát triển những điểm đến mang thương  hiệu Tây Bắc như Sa Pa, Đồng Văn, Mộc Châu, Điện Biên Phủ, Thác Bà, Ba Bể...  (2) Thu hút nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực tư nhân; đẩy mạnh  liên kết Công‐Tư, xã hội hóa để huy động nguồn lực. Về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ  thuật tập trung đầu tư vào 12 khu du lịch quốc gia và 4 điểm du lịch quốc gia và các  tuyến du lịch kết nối các khu, điểm du lịch, địa bàn trọng điểm; Đầu tư nâng cấp hệ  thống đường bộ đến các điểm du lịch; nâng cấp triệt để hạ tầng giao thông đường sắt  tuyết Hà Nội‐Lào Cai‐Côn Minh; Hà Nội‐Thái Nguyên; Hà Nội‐Lạng Sơn‐Nam Ninh, đầu  tư  cho  hệ  thống  nhà  ga,  tiện  nghi  dịch  vụ  và  năng  lực  vận  chuyển;  phát  triển  giao  thông  đường  không,  đầu  tư  xây  dựng  sân  bay  tại  Quản  Bạ,  Hà  Giang,  tại  Lai  Châu...  Nhà nước có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, ưu đãi đối với đầu tư vào địa  bàn có nhiều tiềm năng nhưng còn khó khăn; tăng cường đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo,  bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.     (3) Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Bắc, sản phẩm độc  đáo, có chất lượng và có giá trị gia tăng cao, phát triển du lịch xanh dựa trên những  giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc gắn với danh lam thắng cảnh và những giá trị môi  trường sinh thái đa dạng còn tương đối nguyên sơ. Các sản phẩm du lịch đặc sắc nổi  trội đó là: du lịch nghỉ dưỡng núi gắn với tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao (Sapa,  Mẫu Sơn, Mộc Châu, Mai Châu, Sìn Hồ, hồ Thác Bà, Núi Cốc, Ba Bể, Na Hang, hồ sông  Đà);  du  lịch  sinh  thái  và  khám  phá  cảnh  quan  độc  đáo:  nóc  nhà  Đông  Dương  Phansipan,  vườn quốc  gia Hoàng Liên, Xuân Sơn,  Pù Mát, Cao nguyên đá Đồng  Văn,  Mèo Vạc, Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao...; du lịch dựa vào cộng đồng; du lịch văn  hóa lịch sử gắn với các di tích Điện Biên Phủ, Đền Hùng, Tân Trào, ATK Định Hóa, Pắc  Pó...; du lịch về nguồn, du lịch tâm linh gắn với Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương, lễ  hội,  làng  nghề  truyền  thống,  ẩm  thực  và  chợ  phiên  vùng  cao...;  du  lịch  mua  sắm,  thương mại gắn với cửa khẩu.      Phát triển sản phẩm liên kết giữa các địa phương trong Vùng, hình thành các  tuyến du lịch độc đáo: (1) Hà Nội‐Phú Thọ‐Yên Bái‐Lào Cai; (2) Hà Nội‐Bắc Giang‐Lạng  Sơn;  (3)  Hà  Nội‐Thái  Nguyên‐Tuyên  Quang‐Hà  Giang‐Đồng  Văn;  (4)  Hà  Nội‐Thái  Nguyên‐Bắc  Cạn‐Cao  Bằng;  (5)  Hà  Nội‐Hòa  Bình‐Sơn  La‐Điện  Biên‐Lai  Châu;  (6)  Lào  Cai‐Sapa‐Điện  Biên‐Lai  Châu;  (7)  Lào  Cai‐Bắc  Hà‐  Xín  Mần‐Hà  Giang‐Đồng  Văn‐Mèo  Vạc‐Cao Bằng‐Thác Bản Giốc.  Điện Biên Phủ, 6/5/2014 17 HỘI NGHỊ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY BẮC VÀ GẶP GỠ ĐOÀN NGOẠI GIAO  (4) Xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch vùng Tây Bắc: đầu tư cho  nghiên cứu thị trường, hình thành cơ sở dữ liệu, thông tin chung về du lịch Tây Bắc;  thực  hiện  các  chương  trình  xúc  tiến  du  lịch  đối  với  điểm  đến  chung  Tây  Bắc  trong  chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Hàng năm tổ chức các sự kiện, diễn đàn phát  triển du lịch Tây Bắc gắn với thu hút thị trường khách từ Hà Nội và vùng Đồng Bằng  sông  Hồng,  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh,  Đà  Nẵng,  Cần  Thơ  và  phụ  cận.  Đồng  thời  tăng  cường đầu tư phát triển thương hiệu du lịch Tây Bắc trên cơ sở thương hiệu các sản  phẩm đặc thù Tây Bắc và các điểm đến nổi bật như Sa Pa, Mộc Châu, Điện Biên Phủ,  Đền Hùng, Mẫu Sơn, Hồ Núi Cốc, Sìn Hồ, Đồng Văn... khuyến khích hình thành chuỗi  cung ứng dịch vụ có thương hiệu trong Vùng, chẳng hạn như chuỗi khách sạn Mường  Thanh.  (5) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Tây Bắc: Nhà nước ưu tiên  và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch  vùng Tây Bắc; tập trung phát triển kỹ năng nghề du lịch đi liền với tăng cường năng  lực, chuyển giao quản lý; đầu tư nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, du lịch sinh  thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm. Về đào tạo nhân lực du lịch, Nhà nước hỗ  trợ đầu tư xây dựng các trường/trung tâm đào tạo chuyên nghiệp du lịch tại Lào Cai,  Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang; đồng thời có chính sách, biện pháp  khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đào tạo nhân lực tại chỗ và đẩy mạnh  công nhận kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam  (VTOS)  và cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch VTCB.      (6) Đẩy mạnh liên kết trong nước và quốc tế để phát triển du lịch: Liên kết giữa  các địa phương trong việc kết nối các điểm đến tạo ra những tuyến du lịch độc đáo;  Tổng cục Du lịch tiếp tục hợp tác với các bên liên quan tại khu vực Tây Bắc và đánh giá  cao sự hỗ trợ của Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với  Môi trường và Xã hội (do Liên minh châu Âu tài trợ). Dự án EU thúc đẩy việc đưa các  dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội trở thành một phần của chiến  lược du lịch quốc gia; phát huy kết quả liên kết 8 tỉnh Tây Bắc, 6 tỉnh Việt Bắc, hình  thành cơ chế liên kết đảm bảo lợi ích thiết thực tăng sức cạnh tranh cho du lịch Vùng;  Tăng cường liên kết quốc tế tạo thuận tiện du lịch qua các cửa khẩu với Trung Quốc và  Lào,  đặc  biệt  khai  thác  hành  lang  kinh  tế  Côn  Minh‐Lào  Cai‐Hà  Nội‐Hải  Phòng;  Nam  Ninh‐Lạng Sơn‐Hà Nội; Luang Phabang‐Điện Biên Phủ‐Sơn La‐Hòa Bình.  Kết luận    Để  tiếp  sức  cho  du  lịch  Tây  Bắc  có  đà  phát  triển,  đây  là  thời  điểm  thích  hợp  nhất đang mở ra những cơ hội to lớn cho những nhà đầu tư vào du lịch Tây Bắc, cơ  hội liên kết giữa các doanh nghiệp trong Vùng với các trọng điểm kinh tế cả nước và  quốc tế. Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch hầu như còn nguyên sơ chưa khai  thác đang hứa hẹn sức bật tăng trưởng đột phá cho du lịch Tây Bắc trong thời gian tới.     Hướng tới hiện thực hóa các mục tiêu phát triển du lịch vùng Tây Bắc cần có sự  quyết tâm cao độ của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng các cấp chính quyền địa  phương trong việc đổi mới, tháo gỡ những khó khăn, rào cản và mở đường về cơ chế,  chính  sách  khuyến  khích,  tạo  động  lực  thu  hút  các  nhà  đầu  tư  và  cộng  đồng  doanh  nghiệp tìm  giải pháp đột phá trong đầu tư và liên kết thúc đẩy du lịch Tây Bắc  phát  triển./.  18  Điện Biên Phủ, 6/5/2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan